Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (môn giáo dục công dân 7) thực...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (môn giáo dục công dân 7) thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta

.PDF
16
1187
50

Mô tả:

I.Tên tình huống: “TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐỂ NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH NGHIÊM TÚC LUẬT GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ” II.Mục tiêu giải quyết tình huống: Tạo điều kiện nâng cao kiến thức và tuyên truyền về luật giao thông để nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật giao thông của học sinh trong phạm vi trường học và ngoài xã hội thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh áp dụng vào đời sống một cách tốt và có hiệu quả cao. Bằng những trò chơi , những hình thức tuyên truyền khác nhau,những câu hỏi đưa đến giải đáp xoay quanh những hiểu biết về luật an toàn giao thông để truyền tải một cách đơn giản giúp ta có thể hiểu nhanh chóng và lâu dài về mức độ nguy hiểm của việc không chấp hành an toàn luật giao thông và thông qua đó muốn nhắc nhở các bạn thực hiện thật nghiêm túc về vấn đề này. III.Tồng quát về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cùng với việc phát triển đất nước ngày một phát triển với những việc làm tuân thủ quy định nhà nước thì song song tồn tại những việc làm xấu , không đảm bảo an toàn trong giới thanh niên,tiêu biểu là việc chấp hành an toàn giao thông hiện nay. Đúng vậy, tệ nạn giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là một vấn để đang được xã hội quan tâm . Trên thực tế , tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như dàn hàng ba trên đường,chở quá số người quy định , vừa lái xe vừa đùa nhau , tụ tập trước cổng trường sau khi tan học gây cản trở giao thông ,…đây là tình trạng chung của các trường hiện nay đang gặp phải và chưa có biện pháp triệt để. Đúng vậy , đa số thanh niên ngày nay đều chưa thực hiện tốt vấn đề an toàn giao thông , còn rất nhiều bạn vô ý thức, thiếu hiểu biết,…Quan sát , từ thực trạng trên , ta thấy rằng giáo dục an toàn giao thông trong trường học là một nội dung giáo dục quan trọng và rất cần thiết đối với học sinh , cán bộ, giáo viên và công nhân viên. 1. Thực trạng vi phạm pháp luật của thanh niên, học sinh, sinh viên và người tham gia giao thông: Tình hình thanh niên, sinh viên, học sinh vi phạm pháp luật về ATGT đường bộ khá phổ biến. Hội sinh viên Việt Nam đã thống kê, hiện nay có tới 80% số sinh viên và hầu như 100% học sinh phổ thông điều khiển mô tô, xe gắn máy không có giấy phép lái xe; 95% số sinh viên điều khiển phương tiện sai kỹ thuật. Ngoài ra, những đối tượng này còn vi phạm một số lỗi điển hình như: chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông … Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong những năm gần đây, số người tham gia giao thông vi phạm trật tự, an toàn giao thông gây tai nạn ở độ tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 34,4% trong tổng số các vụ vi phạm; số học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và thanh niên vi phạm và để xảy ra tai nạn còn nhiều. Tình trạng thanh niên, sinh viên học sinh người tham gia giao thông vi phạm giao thông khá phổ biến, chủ yếu là các lỗi như: chưa có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn hoặc có nhưng không phù hợp với phương tiện, chạy quá tốc độ, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông, chở quá số người quy định khi điều khiển các phương tiện giao thông… 2. Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất trật tự an toàn giao thông Do ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, trong đó thanh niên, sinh viên, học sinh chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong số các vi phạm, xảy ra tai nạn có khoảng 20% chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về luật giao thông để thực hiện, 55% biết và hiểu luật nhưng ý thức chấp hành kém; việc TTPBGDPL về ATGT chưa đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Công tác quản lý về trật tự, an toàn giao thông còn bộc lộ một số điểm hạn chế, nhiều người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm. Hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về giao thông hiện nay còn nhiều bất cập, trong khi đó các phương tiện cá nhân ngày càng tăng, việc quản lý phương tiện còn bị hạn chế. 3. Một số biện pháp phòng tránh TNGT và xây dựng văn hóa giao thông *Hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông: − Đi đúng , đúng tốc độ; đúng phần đường, làn đường; − Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi mô tô xe máy, − Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông, − Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu giao thông, có đầy đủ giấy tờ theo quy định khi điều khiển phương tiện giao thông, − Tự giác chấp hành quy định của pháp luật ATGT kể cả khi không có lực lượng tuần tra, không thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân và cho cộng đồng. *Cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường: − Tham gia giao thông một cách từ tốn, bình tĩnh, − Ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác; − Biết nói xin lỗi, khi có va quệt, cám ơn khi có người giúp đỡ. Liên môn kiến thức để phòng chống tan nạn giao thông xảy ra là một biện pháp khả quan trong công cuộc phòng chống tai nạn thương tích xảy ra . Biện pháp này giúp học sinh nhìn nhận ra mức độ nguy hiểm của việc không chấp hành luật giao thông và giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến vi phạm và có ý thức thực hiện nghiêm túc luật giao thông,…Ngòai ra học sinh có thể giao lưu với thầy cô, bạn bè để rút ra những bài học đáng nhớ. Một khi đã hiểu rõ và nắm vững cách phòng tránh được tai nạn thương tích xảy ra thì chắc chắn học sinh sẽ không vi phạm luật giao thông nữa, sẽ không còn xảy ra những va chạm, sơ suất khi điều khiển phương tiện giao thông. Đến lúc đó, tỉ lệ những người khi tham gia giao thông gặp tai nạn sẽ giảm hẳn, ít hẳn, thậm chí sẽ không còn nữa. Vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay: “Tuyên truyền về luật giao thông” để nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật giao thông của học sinh và toàn thể cộng đồng . IV. Các giải pháp giải quyết tình huống : 1. Nghiên cứu các hình thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông: a.Thành lập đội tuyên truyền măng non : - Mỗi lớp sẽ thành lập một đội tuyên truyền măng non, mỗi đội gồm 20 bạn. - Các đội tuyên truyền măng non hoạt động thường xuyên , phụ trách công tác tuyên truyền về tất cả các lĩnh vực, hoạt động. - Trong một số hoạt động lớn, trọng điểm các đội ở mỗi lớp sẽ thi với nhau. b. Theo các đội thi: - Các lớp thi với nhau ( lượng kiến thức tổng hợp ). - Học sinh trong lớp thi ( lượng kiến thức giới hạn ). - Các loại hình : + Tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hoá. + Hoặc lên thực hiện trên sân khấu . 2. Nghiên cứu các loại hình tổ chức hoạt động tuyên truyền về luật giao thông: a. Thi tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hoá . * Thuận lợi : - Đây là hình thức tuyên truyền có tính giáo dục cao, đặc biệt phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. -Đây là loại hình có nội dung phong phú, tổng hợp nhiều kiến thức và phối hợp được nhiều hình thức thể hiện : đóng kịch, thơ, hùng biện … - Loại hình này phát huy được tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết. * Khó khăn : - Thời gian tập luyện nhiều. - Phải chuẩn bị các kịch bản. - Phải chuẩn bị các đạo cụ. * Yêu cầu : - Mỗi đội phải có kịch bản, hoá trang, đạo cụ phù hợp. - Lên kế hoạch phân công chuẩn bị kịch bản, chọn diễn viên tập luyện. b. Truyền tin. - Hai đội xếp thành hàng, mỗi thành viên trong đội đứng cách nhau một khoảng . hai thành viên đầu tiên nhận tin từ ban tổ chức , đọc và nhớ nội dung sau đó nói thầm vào tai người thứ hai, cứ thế lần lượt cho đến người cuối sẽ viết tin nghe được lên bảng. - Trò chơi này luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy và tinh thần đoàn kết. * Yêu cầu : Đoạn tin truyền ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa, phù hợp với chủ đề. c. Lựa chọn : - Có thể tổ chức dưới rất nhiều hình thức : bốc thăm trả lời câu hỏi, lựa chọn câu hỏi qua biểu tượng, thi tìm biển báo, ghép tranh, mở miếng ghép … 3. Các ứng dụng cụ thể . *Một số trò chơi tuyên truyền về luật giao thông : a) Thi ảnh về giao thông: - Chủ dề: Tuyên truyền về luật giao thông. - Đối tượng tham gia : Học sinh - Yêu cầu: + Học sinh mỗi nhóm tự chụp những bức ảnh về giao thông trong đó gồm:  Những bức ảnh về vi phạm giao thông.  Những bức ảnh về chấp hành nghiêm túc luật giao thông. -Hình thức: Thi theo nhóm(đội) : 2 đội. +Mỗi nhóm sẽ tập hợp những bức ảnh đặc sắc nhất để thi,sau đó sẽ bình,thuyết minh những bức ảnh đó. b) Thi diễn tiểu phẩm: - Đối tượng : Học sinh. - Hình thức :2 đội thi. -Thời gian: 7 phút đến 10 phút. - Nội dung :Diễn tiểu phẩm tuyên truyền về luật giao thông. -Biểu diễn: +Thể hiện nội dung 10 điểm. + Điểm xuất 10 điểm. + Hoá trang , đạo cụ 5 diểm. +Thời gian 5 điểm. - Thể lệ: Nếu quá thời gian 1 phút trừ 1 điểm. c) Lựa chọn: - Hình thức thi: Thi theo đội,mỗi đội 5 bạn. - Thời gian : 5 phút. - Hình thức trả lời : Các đội lần lượt chọn biểu tượng cho mình,dẫn chương trình đọc câu hỏi của biếu tượng (biểu tượng là các biển báo giao thông). Đội nào có tin hiệu trả lời trước đội đó sẽ có quyền trả lời,nếu không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại, nếu cả 2 đội không trả lời được thì khán giả có quyền trả lời. d) Thi hát về an toàn giao thông. - Hình thức : thi theo đội. -Mỗi đội thể hiện một bài hát tuyên truyền về luật giao thông. e) Thi bình và vẽ tranh an toàn giao thông.: - Chủ đề : An toàn giao thông. - Đối tượng :Học sinh. -Hình thức thi: +Vẽ theo nhóm( lớp chia 4 nhóm). +Mỗi nhóm vẽ hai bức . Một bức có nội dung chấp hành nghiêm túc luật giao thông . Một bức với nội dung chưa thực hiện tốt luật lệ. +Ban giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm lớp. *Mô hình hội thi tuyên truyền về luật giao thông . Chủ đề: Chúng em chấp hành nghiêm túc luật giao thông. A.Mục đích: - Tuyên truyền về luật giao thông. - Giúp các bạn học sinh hiểu về tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm túc luật giao thông. - Phát huy tích cực,chủ động sang tạo của học sinh. B. Yêu cầu: - Đa dạng,phong phú,sâu sắc và ấn tượng. C.Hình thức: - Thi giữa hai đội dưới hình thức sân khấu hoá. D.Đối tượng: - Đội tuyên truyền các khối lớp. I.Nội dung: -Màn chào hỏi (3-5 phút): Nêu bật chủ đề và tên đội thi. -Hiểu biết(5 phút) : Trả lời câu hỏi. -Diễn tiểu phẩm(7-10 phút). -Thi ảnh về an toàn giao thông. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống dựa vào kiến thức liên môn: 1.Phần thi hiểu biết: a. Các câu hỏi : * Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến , người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào? A. Phải nhường đường cho xe đi bên trái. B. Phải nhường đường cho xe đi bên phải. C. Xe nào báo hiệu xin đường trước thì được đi trước. Câu 2: Luật giao thông đường bộ qui định người điều khiển,người ngồi trên các loại xe nào sau đây phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách? A, Xe ô tô,xe gắn máy. B. Xe mô tô,xe gắn máy,xe đạp máy. C. Xe gắn máy,xe đạp máy. Câu 3: Đường bộ trong khu vực đông dân cư được hiểu thế nào là đúng? A. Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố,nội thị xã và những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu: “BẮt đầu khu đông dân cư”đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” B. Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố,nội thị xa và những đoạn đường có đông người hoặc phương tiện qua lại. C. Chỉ những đoạn đường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lữ của biển báo bắt đâu khu dân cư”đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư”. Câu 4: Tại nơi có biển báo hiệu cố dịnh lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải: A.Chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu cố định. B. Chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời. C. Không chấp hành cả hai hiệu lệnh như trên. Câu 5: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ,người điều khiển phương tiện phải: A. Nhường đường cho người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Quan sát,giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật qua đường. C. Quan sát và nhường đường cho người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật qua đường. Câu 6: Người tham gia giao thông có văn hoá là người: A. Chấp hành tốt quy định của pháp luật về giao thông. B. Ý thức tôn trọng pháp luật được chuyển biến thành hành động. C. Tự giác chấp hành Luật giao thông và tôn trọng lẫn nhau *Câu hỏi trả lời trực tiếp 1. Hãy kể tên một bài hát về an toàn giao thông? Đáp án: Từ một ngã tư đường phố. 2. Đọc một câu hỏi(đoạn thơ) về an toàn giao thông? 3. Bạn hãy đặt tên cho bức tranh? Bức tranh 1 Bức tranh 2 b. Phần thuyết minh : Vận dụng kiến thức liên môn * Nội dung: Thuyết minh phần thi hiểu biết: Trong phần thi này,chúng em vận dụng kiến thức liên môn qua các môn học : giáo dục công dân, âm nhạc, môn mĩ thuật, ngữ văn,địa lí, văn minh thanh lịch để tuyên truyền về luật giao thông. Cụ thể như sau : - Câu hỏi : Bạn hãy kể tên 1 bài hát về an toàn giao thông ? ( Bạn có thể hát 1 đoạn ) Qua câu hỏi này chúng em vận dụng kiến thức về môn âm nhạc, thông qua bài hát để tuyên truyền - Câu hỏi : Đọc 1 đoạn thơ ( bài thơ ) về an toàn giao thông ? Chúng em đã vận dụng kiến thức về môn ngữ văn trong câu hỏi trên - Câu hỏi: Đặt tên cho bức tranh? Vận dụng kiến thức về môn mĩ thuật, thông qua 1 bức tranh học sinh vẽ về chủ đề an toàn giao thông để tuyên truyền về ý thức chấp hành luật giao thông . - Câu hỏi : Đường bộ trong khu vực đông dân cư được hiểu thế nào cho đúng ? Chúng em vận dụng kiến thức môn địa lí để giải thích đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố , nội thị xã … - Câu hỏi : Người tham gia giao thông có văn hoá là người như thế nào? Chúng em áp dụng kiến thức văn minh thanh lịch về ứng xử khi tham gia giao thông để tuyên truyền về : ý thức tự giác chấp hành luật giao thông và tôn trọng lẫn nhau Qua phần thi hiểu biết, chúng em không chỉ được củng cố kiến thức về các môn Ngữ văn, Âm nhạc, Địa lí, Giáo dục công dân… mà điều quan trọng chúng em còn được cung cấp rất nhiều những quy định của pháp luật về luật giao thông. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt luật giao thông 2.Phần thi tiểu phẩm a.Tiểu phẩm : LỖI TẠI AI ??? Bà bán rau : ( gánh gồng đi dưới lòng đường , vừa đi vừa rao ) - Ai mua rau không ? Ai mua rau không nào ? Rau sạch, chất lượng cao đây. - Rao mãi mà không ai mua, mình phải đổi cách rao mới được. + Nếu ai vừa nhỏ vừa gầy Ăn mớ rau sạch tức thì … béo ngay + Nếu ai sợ béo sợ phì Ăn mớ rau sạch tức thì …gầy ngay + Nếu ai sợ thấp sợ lùn Ăn mớ rau sạch …nó đùn lên cao Ai mua rau không ? Ai mua rau nào ! Bà bán rau : ( Đặt gánh rau xuống đường,giọng than thở ) - Từ sáng đến giờ , rao mãi mà không bán được mớ nào, mệt hết cả người . Sáng nay ra ngõ gặp lão Đoạch, biết ngay mà …Thôi thì đốt vía cái xem sao. - ( Lấy bao diêm châm lửa, miệng lẩm bẩm ) : Đót vía, đốt van, vía lành thì ở, vía dữ thì đi. Đốt vía xong , bà bán rau lại tiếp tục gánh rau xuống lòng đường. Bỗng có một học sinh đi xe đạp, tay cầm ô va vào. Cả hai cùng bị ngã xuống đường. Bà bán rau : Kêu toáng lên, tay cầm nón đập xuống đất - Ối trời ơi là ối trời ơi ! Người ở đâu mà đâm vào tôi thế này. Ối trời ơi là ối trời ơi ! Một nhóm học sinh : Chạy lại, đỡ bà bán rau và học sinh đó dậy. Bà bán rau : Đi về phía cậu học sinh, giọng chanh chua : - Thằng này mày đi thế nào thế, không nhìn đường à mà đâm vào tao? Học sinh nam : Bác đi đứng thế nào thế ? Đã đi dưới lòng đường lại còn gánh gánh gồng làm cản trở giao thông . Bác va vào cháu thì có . Bà bán rau : (quay sang rổ rau giọng xót xa ) - Trời ơi là trời ! Bao nhiêu công sức của tôi, mồ hôi nước mắt của tôi, nát hết cả rồi ! Rau thế này thì ai thèm mua cho tôi đây? Thế này thì chết đói ! Học sinh nam : Bác không sao thì cháu đi đây Bà bán rau : ( vội kéo tay cậu học sinh nam lại , giọng doạ dẫm ) - Mày đi đâu ? Ai cho mày đi hả ? Đâm vào tao xong mày định chạy à ? ( đi vòng quanh , tay chỉ chỏ ) , giọng chanh chua - Thằng này láo, thằng này láo thật ! Đâm vào tao không một lời xin lỗi, không ý kiến gì mà bây giờ mày định chạy à ? Mày không đền cho tao thì đừng hòng đi khỏi đây . Nghe chưa ? Học sinh nam : Bác đền cháu mới đúng thì có. Bác nhìn xem, đôi giày mới, cả chiếc quần jean mới của cháu , tất cả đều rách, đều bẩn rồi đây này . Bao nhiêu tiền của cháu đấy bác biết không ? Cháu không bắt bác đền thì thôi mà có mấy mớ rau bác lại bắt cháu đền ! Bà bán rau : Mày đừng có lấp liếm , đừng có lôi thôi dài dòng. Có đền cho tao không thì bảo nào ! Hai bên đang cãi nhau không ai chịu nhường ai thì có một học sinh nữ đi đến . Học sinh nữ : ( giọng sốt sắng ) Có chuyện gì mà ầm ĩ thế ạ ? Có chuyện gì bác và bạn lên hè phố để giải quyết, đừng cãi nhau dưới lòng đường thế này, vừa nguy hiểm vừa gây cản trở giao thông . Bà bán rau : Đáy cháu xem, cậu kia đâm vào bác, đổ hết rau của bác , nát hết cả rau rồi. Đã thế nó còn gân cổ lên cãi nữa chứ. Nó chưa nói xong bác đã cãi xong rồi . À quên. Bác chưa nói xong nó đã cãi xong rồi. Học sinh nam : Tại bác gồng gánh cồng kềnh đi dưới lòng đường đấy chứ , bây giờ bác lại đổi tại cháu là sao ? Bà bán rau : Đấy cháu xem ,nó vẫn gân cổ lên cãi kìa ! Chắc ở trường cháu đã được tìm hiểu về luật giao thông rồi, cháu phân giải xem ai đúng ai sai giúp bác với . Học sinh nữ : - Trong trường hợp này cả bác và bạn đều sai . Bác đi dưới lòng đường lại gồng gánh thế này là vi phạm khoản 1 điều 30 của luật giao thông đường bộ - Còn bạn đi xe đạp mà sử dụng ô là vi phạm khoản 1 điều 29 của luật giao thông đường bộ. Rất may là cả bác và bạn đều không sao . Bà bán rau : ( lắng nghe) thì ra là thế . Thôi thì bác xin lỗi cháu nhé, bác cũng có phần sai ( bà bán rau quay sang nói với cậu học sinh nam ) Học sinh nữ : ( quay sang nói với cậu học sinh nam ) trong trường hợp này cậu xử trí như vậy là chưa đúng , cậu cũng nên xin lỗi bác và hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân, chứ đừng đứng lòng đường mà gây cản trở giao thông, Bà bán rau : Vậy chúng ta hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông nhé . Bởi vì ( đồng thanh nói ) AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ ! ( Căng băng zôn , khẩu hiệu , tranh về an toàn giao thông ) Cuối cùng tất cả cùng đồng thanh hát bài: Từ một ngã tư đường phố b.Phần thuyết minh Phần thi diễn tiểu phẩm được tiến hành dưới hình thức sân khấu hoá . Đây là một hình thức tuyên truyền có quy mô lớn và có hiệu quả tuyên truyền cao . Qua đó , chúng em vận dụng kiến thức các môn học : Ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, văn minh thanh lịch để tuyên truyền Qua tiểu phẩm trên chúng ta có thể thấy rằng : - ở lời của bà bán rau có một số câu thơ ( thuộc kiến thức môn ngữ văn ) + Nếu ai vừa nhỏ vừa gầy Ăn mớ rau sạch tức thì … béo ngay + Nếu ai sợ béo sợ phì Ăn mớ rau sạch tức thì …gầy ngay + Nếu ai sợ thấp sợ lùn Ăn mớ rau sạch …nó đùn lên cao - Ở lời của học sinh nữ : tuyên truyền về luật giao thông vận dụng kiến thức giáo dục công dân * Trong trường hợp này cả bác và bạn đều sai . Bác đi dưới lòng đường lại gồng gánh thế này là vi phạm khoản 1 điều 30 của luật giao thông đường bộ * Còn bạn đi xe đạp mà sử dụng ô là vi phạm khoản 1 điều 29 của luật giao thông đường bộ. - Qua phần đối thoại , giao tiếp giữa hai nhân vật khi va chạm giao thông chúng em muốn vận dụng đề cập đến kiến thức văn minh thanh lịch về văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông - Phần kết tiểu phẩm tất cả hát bài : từ một ngã tư đường phố - liên môn môn âm nhạc - Căng băng zôn , khẩu hiệu và một số bức tranh về an toàn giao thông Là vận dụng môn mĩ thuật Qua phần tiểu phẩm , các “ diễn viên nhí ”có dịp được thể hiện tài năng. Các “ khán giả ” có dịp được thưởng thức tài năng của các diễn viên không chuyên. Và điều quan trọng là tất cả mọi người đều tự rút ra cho mình một bài học thấm thía mà sâu sắc : Đó chính là bài học về an toàn giao thông , cần chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho mọi người . Vận dụng kiến thức liên môn thông qua hình thức tuyên truyền đạt hiệu quả rất cao. 3. Phần thi hát về giao thông a. Bài hát Bài hát : Chúng em với an toàn giao thông Chúng em với an toàn giao thông là hạnh phúc là tình yêu cuộc sống. Chúng em với an toàn giao thông là hạnh phúc là niềm vui cho mọi nhà . Nào bạn ơi chớ quên . Đi trên đường ta không lạng lách , đi trên đường ta không dàn hàng ngang, gặp đèn đỏ ta nên đứng lại, đèn xanh bật ta đi an toàn. Nào bạn ơi chớ quên vì hạnh phúc của ban của tôi vì tương lai đất nước đẹp giàu, chấp hành tốt luật giao thông là mang đên hạnh phúc cho mọi nhà . Bài hát : An toàn giao thông Đất nước, từng ngày, từng giờ, đổi thay Đất nước, từng ngày, từng giờ, đổi thay Nhịp sống băng băng, tàu xe ngược xuôi hối hả Bạn ơi, chúng ta hãy nhớ an toàn giao thông Không vượt ẩu phóng nhanh, không kẹp ba kẹp bốn Trên đường đi khiêm tốn không lạng lách đua xe Giấy tờ xe nhớ đem, mũ an toàn nhớ đội Văn minh người Hà Nội ta gương mẫu thi hành Với tuổi trẻ chúng ta tiên phong cùng đất nước An toàn luôn nhắc bước theo cùng mỗi chuyến đi Luật đi đường nhớ ghi đúng quy trinhfquy phạm Chúng tôi và các bạn ta gương mẫu thi hành. b.Thuyết minh phần thi hát về giao thông : Liên môn kiến thức âm nhạc Để cho hoạt động tuyên truyền đến sâu rộng tới toàn thể học sinh, hình thức phong phú đa dạng và hấp dẫn chúng em vận dụng tuyên truyền qua lời ca tiếng hát. Những giai điệu lúc du dương , khi tưng bừng rộn rã làm lòng người phấn chấn, hào hứng, phơi phới niềm vui. Chính vì vậy hình thức tuyên truyền qua âm nhạc là một hình thức hấp dẫn, thú vị góp phần làm cho mọi người hiểu và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. 4.Phần thi bình và vẽ tranh về an toàn giao thông a.Tranh vẽ b.Lời bình Vấn đề được đề ra ở đây là : ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của cá nhân mỗi người có vai trò quan trọng như thế nào ? Cũng giống như bức tranh trên , ta có thể thấy rằng nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người . Anh thanh niên trong tấm hình vẽ đã ngang nhiên đi trái phần đường quy định , đi sai phần đường dành cho người đi bộ , anh ta không hề chấp hành an toàn luật giao thông , gây trở ngại cho nhiều phương tiện khác đi trên đường . Trong cuộc sống liệu có 10 người thì có đến 9 người chấp hành nghiêm túc luật giao thông nhưng chỉ cần 1 cá nhân thôi , 1 cá nhân không có ý thức , không chấp hành nghiêm túc thì có phải rằng việc chấp hành của 9 người kia là vô ích không ? Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội không có tai nạn giao thông . c. Vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh Trong phần thi này chúng em vận dụng kiến thức các môn Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Ngữ văn để tuyên truyền . Đây là một trong những hình thức tuyên truyền mang tính nghệ thuật . Thông qua đó chúng em được củng cố và vận dụng về môn mĩ thuật . Các nhà “hoạ sĩ nhí” có dịp được trổ tài . Không chỉ có vậy, học sinh chúng em còn tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông , nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông của các bạn học sinh . Bên cạnh đó, chúng em còn được thể hiện kiến thức về văn chương, được rèn về kĩ năng sử dụng ngôn từ, thể hiện kĩ năng thuyết minh, giới thiệu qua văn thuyết minh , lập luận qua văn nghị luận, bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của mình qua thể văn biểu cảm . Hơn thế nữa, trong phần bình tranh, chúng em có vận dụng kiến thức môn văn minh thanh lịch để tuyên truyền về văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông, đưa các điều luật về luật giao thông qua kiến thức môn giáo dục công dân. Nói tóm lại, bằng cách vận dụng kiến thức liên môn chúng em đã góp phần tuyên truyền ,một cách có hiệu quả về luật giao thông để mọi người thấy được tầm qua trọng của việc chấp hành nghiêm túc luật giao thông. 5.Thi ảnh về an toàn giao thông b. Lời bình : Hiện nay đa số học sinh cấp 2, cấp 3 đi học bằng xe đạp điện . Tuy nhiên , các bạn đều chưa có ý thức trong việc chấp hành an toàn luật giao thông .Trên đường đi vẫn ngang nhiên dàn hàng 2 , hàng 3 , không đội mũ bảo hiểm không cài quai, vừa đi vừa ăn , nói chuyện, vừa kéo nhau . Còn đối với các anh chị lớn tuổi hơn , tuy chưa có bằng lái xe, giấy phép đăng ký xe nhưng vẫn đi xe có gắn máy bình thường . Khi tham gia giao thông ,không hề đội mũ bảo hiểm ,…Qua đó ta có thể khẳng định rằng các bạn thiếu sự hiểu biết về luật giao thông , chưa hiểu rõ về hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra nghiêm trọng đến mức nào ,… c. Vận dụng kiến thức liên môn để thuyết minh : Để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả cao , chúng em chúng em đã liên môn kiến thức môn Mĩ thuật , Giáo dục công dân , Ngữ văn . Đây là một trong những hình thức tuyên truyền mang tính sáng tạo cao . Thông qua đó chúng em được củng cố kiến thức , nâng cao tính sáng tạo hiểu biết của mình . Và cũng qua đây chúng em muốn cho mọi người thấy rõ về tình hình giao thông hiện nay , qua đó nhằm nhắc nhở và nâng cao ý thức con người . Nhờ việc vận dụng liên môn kiến thức , chúng em có thể thể hiện bày tỏ tình cảm của mfnh qua kiến thức về văn chương , rèn luyện cách ứng xử , cư sử , tuyên truyền về văn hoá khi tham gia giao thông ,… chính vì thế nó có vai trò lớn rất bổ ích và thú vị . VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông cho học sinh THCS thông qua việc vận dụng kiến thức liên môn là hoạt đông cần thiết để nâng cao ý thức chấp hành ngiêm túc luật giao thông của học sinh . Những hoạt động này đã dược chúng em thương xuyên tổ chức tuyên truyền trước toàn trường . Qua thực tế áp dụng, chúng em nhận thấy hoạt động tuyên truyền về luật giao thông vận dụng kiến thức liên môn là hoạt động mang tính khả thi, phát huy được tính chủ đông sáng tạo của học sinh, chúng em có thể tổ chức được và đạt kết quả cao . Đối với việc giáo dục pháp luật : chúng em được tìm hiểu về luật giao thông, nắm vững được các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề giao thông . Từ đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật giao thông , đảm bảo an toàn giao thông , bảo vệ chính mình và mọi người . Thậm chí chúng em có thể tuyên tuyền để mọi người cùng chấp hành tốt luật giao thông . Hoạt động này góp phần hình thành nhân cách học sinh , làm cho xã hội ổn định , văn minh và ngày càng phát triển…. Đến nay, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh trường em có những tiến bộ rõ rệt : đa số các bạn có ý thức hơn , chấp hành nghiêm túc luật giao thông hơn , đi học không dàn hàng 2 , hàng 3 , đi xe đạp điện có đội mũ bảo hiểm , tan học nhanh chóng đi về nhà , không tụ tập làm cản trở giao thông ,…. Đối với việc học tập : Qua các hoạt động tuyên truyền , chúng em không chỉ được cung cấp những kiến thức về luật giao thông mà còn được củng cố rất nhiều kiến thức về các môn học như : Âm nhạc , Ngữ văn , Mĩ thuật , Giáo dục công dân , được rèn nếp sông văn minh thanh lịch , văn hoá . Hoạt động này là hoạt động hỗ trợ học tập , tạo hứng thú học tập . Chúng em được học tập và vui chơi dưới hình thức :“ Học mà vui , vui mà học” Tóm lại , việc vận dụng kiến thức liên môn là rất cần thiết cho mỗi bản thân học sinh chúng em . Nhờ đó chúng em có thể nâng cao tàm hiểu biết , nâng cao kĩ năng học tập , bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình nhằm đạt được kết quả cao trong học tập thông qua việc liên môn kiến thức giữa các môn : Ngữ văn , Mĩ thuật , Âm nhạc , Giáo dục công dân ,Địa lý...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan