Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (sinh học 8) việt nam sẽ không...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống (sinh học 8) việt nam sẽ không còn là quốc gia sở hữu “rừng vàng biển bạc” nếu con người tiếp tục phá hoại và không biết cách bảo tồn tài nguyên rừng.

.DOC
17
1310
59

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ÁI MỘ ¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Địa chỉ: số 17, ngách 667/2, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 01233217785 Email: [email protected] Tên tình huống: Việt Nam sẽ không còn là quốc gia sở hữu “Rừng vàng biển bạc” nếu con người tiếp tục phá hoại và không biết cách bảo tồn tài nguyên rừng. Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Sinh học Các môn học tích hợp: Ngữ Văn, Toán học, Địa lí, Hóa học, Giáo dục công dân. Họ và tên: Mai Thị Bích Ngọc Ngày sinh: 18/7/2000. Lớp 9B Tháng 12-2014 1. Tên tình huống: Việt Nam sẽ không còn là quốc gia sở hữu “Rừng vàng biển bạc” nếu con người tiếp tục phá hoại và không biết cách bảo tồn tài nguyên rừng. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: bài viết đảm bảo đầy đủ những yêu cầu về: - Khái niệm về tài nguyên rừng - Vai trò, tác động của rừng đối với mọi mặt trong đời sống xã hội - Thực trạng của rừng Việt Nam hiện nay - Nguyên nhân dẫn đến mất rừng - Giải pháp khắc phục tình trạng 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn: - Ngữ văn: giải thích thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”, sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn - Toán học: những con số thống kê “biết nói” về hiện trạng rừng ngày nay - Địa lí : vẽ bảng thống kê, biểu đồ tình hình thiệt hại rừng trong từng thời điểm - Hóa học: hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng - Sinh học: tác hại, hậu quả khôn lường của tệ nạn chặt phá rừng; các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng. - Giáo dục công dân: khái niệm, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân - Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Nghiên cứu về rừng và diện tích rừng ở Việt Nam có những vai trò, tác dụng nào đối với môi trường và nền kinh tế. - Điều tra, tìm hiểu lấy số liệu để nắm bắt rõ thực trạng đáng báo động khan hiếm rừng ở Việt Nam. - Phân tích các số liệu, dẫn chứng, tổng hợp để đưa ra biện pháp hợp lí cải thiện rừng ở nước ta hiện nay. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Liệu có gì sai khi chúng ta nói sự thật về Tổ quốc mình là “rừng vàng, biển bạc”? Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước ta, là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm, giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người và khí hậu; Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật, góp phần vào việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. Nhưng tài nguyên rừng không phải là vô tận, khi mà chúng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến khí hậu của Trái Đất, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người và các sinh vật khác.  Khái niệm và phân loại các loại rừng: Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó có cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” - Rừng sản xuất: cung cấp gõ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. - Rừng phòng hộ: là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải ngập mặn ven biển. - Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của rừng quốc gia, nguồn gen động vật, động vật rừng, nghiên cứu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Rừng sản xuất 4733,0 Rừng phòng hộ 5397,5 Rừng đặc dụng 1442,5 Tổng cộng 11573,0 Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha)  Vai trò của rừng  Đối với khí hậu Rừng có tác dụng điềều hòa khí hậu toàn cầều thông qua vi ệc giảm l ượng nhi ệt chiềếu t ừ m ặt tr ời xuôếng trái đầết, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rầết quan tr ọng trong vi ệc duy trì và điềều hòa lượng carbon trền trái đầết do vậy rừng có tác d ụng tr ực tềếp đềến s ự biềến đ ổi khí h ậu toàn cầều. Các lo ại thực vật sôếng có khả năng tch trữ lượng carbon trong khí quy ển, vì v ậy s ự tôền t ại c ủa r ừng có vai trò rầết quan trọng trong việc chôếng lại hiện t ượng nóng dầền lền c ủa trái đầết. Khí hậu thất thường càng ngày càng khắc nghiệt hơn với tình trạng biến đổi khí hậu. Theo FAO (tổ chức lương thực thềế giới) tnh đềến tháng 2/2011, c ả thềế gi ới đã mầết h ơn 13 tri ệu ha r ừng, chủ yềếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng ch ỉ còn chiềếm 31% di ện tch các chầu l ục toàn cầều với tổng diện tch chưa đầềy 4 tỷ ha. Báo cáo đánh giá lầền th ứ 4 c ủa IPCC công bôế năm 2007 cho thầếy 20% lượng chầết thải gầy hiệu ứng nhà kính c ủa thềế giới đ ược gầy ra b ởi vi ệc s ử d ụng r ừng cho mục đích khác bao gôềm cả việc sử dụng rừng cho nông nghiệp đầy cũng là nguyền nhần ch ủ yềếu làm cho trái đầết nóng dầền lền. Biểu đồ nhiệt độ trái đất từ năm 1880-2000  Đối với đất đai Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất: Đầết tôết cho rừng hưng thịnh. Ở những nơi có rừng, đầết đ ược b ảo v ệ khá tôết, h ạn chềế hi ện t ượng bào mòn, sạt lở, nhầết là ở những nơi có địa hình dôếc, l ớp đầết m ặt không b ị m ỏng gi ữ đ ược h ệ thôếng vi sinh vật và các khoáng, chầết hữu cơ có trong đầết. Đất rừng màu mỡ Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói,quá trình đất mất mùn và thoái hóa sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rữa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường lên làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Một điểm sạt lở ở miền núi Tây Trà  Đối với kinh tế Trong những năm gần đây, tình hình xuất gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nếu như trong thập niên 90, ở vị trí mờ nhạt ban đầu thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ trong ASEAN với kim ngạch xuất khẩu là 4.6 tỷ USD năm 2012. Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng le, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển. Gôỗ Lim, gôỗ Sềếu là thứ gôỗ bềền thiền niền nền đ ược dùng làm đình chùa, cung đi ện. Chùa Một Cột Một sôế loài được dùng làm hàng thủ công mĩ ngh ệ xuầết kh ẩu, quà l ưu ni ệm trong các khu d ịch v ụ du lịch: Hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu  Đối với đời sống Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật trên Trái Đất trong khoảng 2 năm. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).  Hiện trạng rừng ở Việt Nam Việt Nam là một nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc ( năm 1999). - Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2. - Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 triệu km2 ( chiếm khoảng 33% diện tích đất liền ). - Năm 1973 còn 37,37 triệu km2. - Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 29 triệu km2. Ở Việt Nam: + Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%. + Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%. + Năm 1995 còn 8 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 28% Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng 3%. Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118ha, bình quân 57.019ha/năm. rừng bị chặt phá trái phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng 25,393 ha, thiệt hại do sinh vật gây nên 828 ha. Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13,436ha/năm. Thống kê tình hình thiệt hại rừng Việt Nam (2002-2006) Diện tích rừng bị chặt phá và cháy tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước. Tổng cục thống kê cho thấy trong hai tháng đầu năm 2010 diện tích rừng bị cháy và phá lên tới1.210,8 ha, gấp 2,6 lần so với cung kỳ năm trước. Trong đó diện tích rừng bị cháy 1029,4 ha, gấp 2,7 lần, diện tích rừng bị chặt phá 181,4 ha giảm 42 %. Những tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất gồm Bình Phước 671ha (tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái), Kon Tum 54ha (tăng 7 lần), Ninh Thuận 35ha (tăng 4 lần)…  Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm và hậu quả nghiêm trọng Bên cạnh những nguyên nhân như điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở Việt Nam ngày càng khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn. - Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng. - Do tập quán canh tác lạc hậu, du cư và phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên rừng để sinh tồn. - Do chưa có biện pháp quản lý và khai thác rừng hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. - Do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản. Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc đioxin. Diện tích bị rải chất độc hóa học Địa phương Các tỉnh Trung Trung bộ Các tỉnh Nam Trung Bộ Các tỉnh Tây Nguyên Các tỉnh Đông Nam Bộ Tổng cộng Diện tích tự nhiên 960,120 Diện tích bị rải 323,866 %Sr/Stn 33,73 4,588,021 930,723 20,28 5,612,390 470,393 13,19 2,350,414 1,338,423 56,94 13,511,945 3,333,405 24,67 Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM TÀI NGUYÊN RỪNG Khai thác củi, gỗ Cháy rừng, hóa chất khai quang Khai thác đất trồng, đất nuôi thủy sản HẬU QUẢ SUY GIẢM TÀI NGUYÊN RỪNG Đất đai bị rửa trôi, xói mòn Tăng lượng CO2 trong khí quyển Dòng chảy trên mặt và ngầm thất thường Tăng diện tích đất bạc màu, đất đá ong Khí hậu trái đất nóng lên, bão, lũ, hạn, rét cực đoan Lưu lượng nước sông và nước ngầm suy kiệt SUY GIẢM TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC. PHÁ VỠ CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI. GIẢM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG  Biện pháp khắc phục Tổn thất tài nguyên động và thực vật Hệ sinh thái và sinh khôi rừng suy giảm, tuyệt chủng - Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường bị suy thoái. - Trồng cây gây rừng kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các nguồn gen quý. - Sử dụng hợp lí tài nguyền rừng là phải kềết hợp giữa khai thác có m ức đ ộ tài nguyền r ừng với bảo vệ và trôềng rừng. Thành lập các khu bảo tôền thiền nhiền, các v ườn quôếc gia… đ ể bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác. Biện pháp Hiệu quả 1.Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp Hạn chế mức độ khai thác,tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên 2.Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia... Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen 3.Trồng rừng Phục hồi hệ sinh thái,chống xói mòn 4.Phòng cháy rừng Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng 5.Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh,định cư Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng,nhất là rừng đầu nguồn 6.Phát triển dân số hợp lí,ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên 7.Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng Toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống là không thẻ bàn cãi. Mỗi chúng ta sẽ nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”. CHÚNG TA HÃY BẢO VỆ RỪNG – LÁ PHỔI XANH CỦA NHÂN LOẠI 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Ngữ Văn, Toán học, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân giúp mọi người có cái nhìn tổng thể, chính xác về tài nguyên rừng, vai trò cực kì quan trọng của rừng đối với hệ sinh thái và đời sống con người. Đồng thời cũng lên tiếng cảnh cáo mạnh mẽ những con người đang chặt phá, hủy hoại rừng một cách bừa bãi, không có kế hoạch. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ và tái tạo tài nguyên rừng bảo vệ môi trường sống cho chính chúng ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan