Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 8) tình trạng ô nhiễm nguồ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 8) tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông ngòi việt nam

.DOC
9
1315
64

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG THCS XUY XÁ Địa chỉ: Xã Xuy Xá, Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Điện thoại: 0433847429 Email:[email protected] Tên tình huống: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông ngòi Việt Nam Môn học chính: Địa lí Các môn tích hợp: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân Thông tin về học sinh: Họ tên:Đỗ Hải Vân Ngày sinh:26. 04. 2001 Lớp : 8A- Trường THCS Xuy Xá- Mỹ - Đức- Hà Nội Năm học 2014- 2015 BÀI DỰ THI Vận dụng kiến thúc liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Năm học 2014- 2015 1.TÊN TÌNH HUỐNG: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông ngòi Việt Nam 2.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: - Giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn về địa lí sông ngòi Việt Nam. - Cập nhật được những thông tin về thực trạng ô nhiễm trên sông ngòi Việt Nam. - Thấy được nguyên nhân và hậu quả vô cùng to lớn của sự ô nhiễm ấy. - Có ý thức bảo vệ sông ngòi- tài nguyên thiên nhiên, môi trường đất nước- giữ gìn cuộc sống của chính mình. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: - Nghiên cứu về sông ngòi Việt Nam, ta thấy giá trị to lớn của chúng về mặt địa lí, lịch sử, đời sống, trong tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và dân sinh. -Hiện nay sông ngòi Việt Nam bị ô nhiễm quá nặng nề. -Hiện tượng này cần có cách giải quyết, khắc phục đặc biệt là xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Nghiên cứu bài 33 chương trình Địa lí 8: “ Đặc điểm sông ngòi Việt Nam”. - Nghiên cứu bài 17 chương trình Giáo dục công dân 7: “Bảo vệ tài nguyên- môi trường”. - Các bài Ngữ văn địa phương. - Kiểu bài văn thuyết minh và nghị luận. 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Các bạn ạ! Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng có và gắn bó với một quê hương. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng quanh năm nước chảy hiền hoà. Con sông đẹp diệu kì, bình dị như bao con sông khác trên nước Việt thân yêu. Con sông ấy đã đi vào lời ca tự nhiên như nó sinh ra vậy: “Dòng sông Đáy quê em Sông trăng hay sông lụa Nong kén vàng như lúa Tròn vạnh một góc trời…” ( Lai Vu ) Đẹp là thế, nên thơ là thế- dù đi đâu xa thì những người con ven Đáy vẫn tự hào và nhớ về sông Đáy như một kỉ niệm không thể quên về quê hương. Vậy mà những năm gần đây, sông Đáy đâu còn là con sông thần tiên trong lòng người nữa. Sông Đáy ô nhiễm nặng, bờ bãi bên sông cũng theo đó mà héo tàn. Những ngày thời tiết thay đổi, nước sông đen ngòm, cá tôm chết nổi lềnh bềnh trên mặt sông, người dân cũng không còn ra sông tắm mát, bơi lội hay gánh nước tưới rau. Con sông buồn và lòng người cũng buồn. Nhìn thấy vậy lòng tôi cũng thấy dằn vặt về trách nhiệm của mình với dòng sông. Chính vì vậy mà tôi đến với bài dự thi này mong được nói với mọi người về thực trạng sông ngòi Việt Nam và cách giải quyết cho vấn đề ấy. Nghiên cứu bài 33 chương trình Địa lí 8, tôi thấy Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dày đặc, đặc biệt là ở Nam Bộ. Mạng lưới sông ngòi ấy chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, bắt nguồn từ miền núi cao rồi đổ ra biển. Có những con sông bắt nguồn từ nước khác như sông Đà, sông Cửu Long,… Sông ngòi Việt Nam có nhiều tác dụng: nó bồi đắp cho đồng ruộng một lượng phù sa màu mỡ ở những miền đất nó đi qua; đem lại nguồn lợi thuỷ sản lớn; là hệ thống giao thông đường thuỷ quan trọng; tạo nên vẻ đẹp cho quê hương đất nước- có tiềm năng khai thác du lịch cho đất nước. Nếu các bạn đã đọc chương trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 7, lớp 8, các bạn có thể thấy rằng những con sông tên tuổi của Việt Nam gắn với những chiến công, những sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc: sông Bạch Đằng với chiến thắng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền thế kỉ X; với 3 lần chống quân Nguyên Mông của nhà Trần thế kỉ XII, thế kỉ XIII; sông Hồng, sông Đáy gắn với tên tuổi Quang Trung với chiến thắng chống Thanh thế kỉ XVIII; sông Hiền Lương với sự kiện vĩ tuyến 17 ở thế kỉ XX… Mỗi con sông với vẻ đẹp và chiến tích của nó đã đi vào những trang sử vàng của dân tộc. Mỗi con sông gợi nhớ cho các thế hệ sau về chiến công của cha ông thuở trước. Sông Việt oai hùng là thế, hiên ngang là thế! Sông cuộn lên dòng máu anh hùng của người Việt, dữ dội nổi sóng đánh đuổi kẻ thù khi tổ quốc bị xâm lăng. Rồi lại hiền hoà, dịu êm khi đất nước thanh bình, cùng con người bình lặng trong những trang thơ, những câu hát, những cuộc hẹn hò với kẻ ở người đi,… Sông đi vào lịch sử dân tộc, đi vào lòng người từ muôn đời muôn kiếp… Nhà thơ Tế Hanh khi xa con sông Trà Bồng đã viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng… …Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới…” Trong bài hát “ Trở về dòng sông tuổi thơ”, tác giả viết: “Quê hương ai cũng có một dòng sông riêng mình, tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ. Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát, con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà…”. Rồi đến Huế, ta lại thưởng thức vẻ đẹp của sông Hương: “ Nước sông Hương còn vương chưa cạn, trăng núi Ngự tìm bạn chưa về…”. Mỗi con sông đi vào thơ ca đều mang vẻ đẹp rất riêng của nó. Mỗi nét riêng tư ấy làm cho nó sống trong lòng mỗi người dân quê mà không thể hoà trong niềm thương nỗi nhớ nào khác. Vậy mà, những con sông tuyệt vời trong lịch sử và thơ ca đang lên tiếng kêu than về mức độ ô nhiễm của nó. Nhìn những con sông sủi bọt đen ngòm mỗi khi thời tiết thay đổi, hẳn những người Việt Nam còn chút lương tâm sẽ cảm thấy thương xót cho chúng. Nguyên nhân của sự ô nhiễm ấy là gì? Qua sách báo, truyền hình, mạng Internet, hẳn các bạn đã phần nào biết được. Sông ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, do chất thải công nghiệp của các nhà máy, khu công nghiệp không qua xử lí thải ra. Vì quá trình xử lí chất thải công nghiệp khá tốn kém nên các “ông chủ” bất chấp, vì lợi ích của bản thân mà “ ném” ra sông tất cả những chất cặn bã có hại cho nguồn nước. Hiện tượng nhà máy bột ngọt VEDAN xả nước thải ra sông Thị Vải năm 2008 bị phát hiện là một ví dụ; nhà máy pin Văn Điển và các xưởng dệt nhuộm ở Phùng Xá- Mỹ Đức- Hà Nội cũng đã vi phạm việc xử lí chất thải… Thứ hai, do chất thải nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trên đồng ruộng dư thừa hoặc bị rửa trôi tự nhiên chảy ra mương máng rồi đổ ra sông một cách tự nhiên; những chai lọ thuốc trừ sâu bị những người dân vô ý thức quẳng xuống sông cũng tự nhiên. Thậm chí, người ta còn chôn cả kho thuốc trừ sâu xuống dòng chảy như ở Thanh Hoá tháng 11 năm 2014. Và sông trở thành bãi thải của người nông dân. Thứ ba, do chất thải dân sinh: Tất cả chất thải của những khu dân cư, những thôn xóm, những chuồng trại chăn nuôi cứ tự nhiên được bắc đường ống hoặc theo cống rãnh chảy ra sông mà không được qua xử lí. Ở quê tôi, tình trạng những chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt thải phân sống ra sông là thường xuyên. Vậy là, sông trở thành nơi chứa rác thải, chất thải, nước thải của công nghiệp, nông nghiệp, dân cư. Thật buồn khi sông ô nhiễm là do chính con người- những con người đã từng “mắc nợ”, “mang ơn’ những con sông. Hậu quả của việc những dòng sông bị ô nhiễm thì không thể kể hết, tôi chỉ xin được đưa ra một số hậu quả trước mắt như thế này: Sông ô nhiễm thì không khí ô nhiễm, những người dân sống ven sông thật khổ sở, chịu đựng mùi hôi thối từ dòng sông bốc lên mà không thể làn gì để ngăn chặn. Nhà nhà đóng cửa để ngăn mùi, không dám ra ngoài hóng mát vui chơi vì mùi của dòng sông. Sông ô nhiễm thì nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm. Người dân Việt Nam( trừ dân cư đô thị) hầu hết dùng nguồn nước từ giếng khoan lấy từ lòng đất. Những mạch nước ngầm thông với mạch nước sông làm cho nước giếng khoan ô nhiễm nặng. Dân cư một số vùng Nam Bộ vẫn có thói quen dùng nước sông để sinh hoạt thậm chí làm nước ăn nên mức độ sử dụng nước ô nhiễm cao hơn. Hậu quả thật không kể xiết khi từng ngày từng ngày con người chúng ta tự đưa vào mình những chất độc ngay từ nguồn nước mình đang sử dụng. Bệnh tật nảy sinh từ đó. Có những vùng do ô nhiễm nước, người dân mắc bệnh ung thư, thần kinh, viêm da hàng loạt. Tính mạng con người bị đe doạ- đau đớn thay! Sông ô nhiễm ảnh hưởng đến nông nghiệp. Ở quê tôi, có vụ, cả cánh đồng lúa chết do lấy nước từ dòng sông ô nhiễm; có vụ, cả cánh đồng tốt rộp không thể cho bông vì chất dinh dưỡng trong nước sông quá thừa. Nhìn bờ bãi, cây cỏ ven sông chết dần chết mòn, hẳn chúng ta thấy xót xa lắm! Sông ô nhiễm làm mất mĩ quan. Những dòng sông vốn đẹp nổi tiếng giờ đây gần như là bãi thải của con người. Dòng sông chật hẹp lại với những mớ chất thải lềnh bềnh giữa dòng nước sủi bọt đen đặc hay những núi rác chất đầy hai bên bờ sông. Con người đã lấy đi sự kiều diễm tự nhiên của những dòng sông Việt. Từ việc nghiên cứu trên, với ý thức của một học sinh, một công dân của một đất nước, tôi có những kiến nghị, giải pháp cho vấn đề như sau: Qua nghiên cứu bài 17 Giáo dục công dân lớp 7: “ Bảo vệ tài nguyên môimôi trường” , tôi hiểu rằng nước là một tài nguyên thiên nhiên, là một yếu tố cấu thành môi trường sống của chúng ta. Tài nguyên ấy không phải là vô tận. Nó sẽ cạn kiệt nếu chúng ta không biết cách gìn giữ, bảo vệ. Vậy giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước là một điều quan trọng với các trường phổ thông. Giúp các bạn học sinh thấy rõ giá trị của nước, từ đó biết bảo vệ nguồn nước mình sử dụng, bảo vệ sông ngòi không bị ô nhiễm. Mỗi bạn học sinh hãy là những tuyên truyền viên đem ý thức bảo vệ sông ngòi đến với mọi người. Nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, các tổ nhóm học sinh nên tổ chức các buổi lao động dọn dẹp, vệ sinh cho dòng sông. Hoặc phân khu vực quản lý, bảo vệ , kiểm tra những vi phạm về vệ sinh sông ngòi. Báo cho cơ quan chức năng nếu thấy hành động vi phạm . Trước những hành động đẹp, có ý thức tôn trọng môi trường đặc biệt là sông ngòi của trẻ em như vậy, lẽ nào người lớn không nghĩ gì về ý thức của mình! Có quy định cụ thể cho việc xử lí chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh. Sử dụng chế tài cho việc vi phạm. Ví dụ: các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất thải công nghiệp, các khu chăn nuôi phải xây hầm bioga, không được đổ phân gia súc, gia cầm ra sông ngòi… Việc quy định, chế tài phải được hướng dẫn, kiểm tra, xử lí thường xuyên, nghiêm ngặt. Có như vậy mới mang lại hiệu quả. Công ti vệ sinh môi trường kết hợp với các ngành xây dựng, thuỷ lợi, du lịch… cần kết hợp để cải tạo các dòng sông, khơi thông dòng chảy, kè sạt lở để lấy lại vẻ đẹp cho các con sông. Xây dựng các nhà máy nước để giải quyết nhu cầu nước dân sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người dân. 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Tôi tin rằng với việc nhận thức được giá trị của sông ngòi Việt Nam, hậu quả mà con người phải chịu khi sông ngòi ô nhiễm. mỗi con người chúng ta sẽ có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Cuộc sống của con người có tốt đẹp hay không nhờ chính ở ý thức bảo vệ môi trường của mỗi chúng ta. Các bạn, hãy cùng tôi chung tay bảo vệ sông ngòi trên quê hương mình nhé. Để chúng ta có nguồn nước mát lành cho chính mình, cho những cánh đồng tươi mát, cho “cá tôm theo thuyền về” mỗi buổi chiều xuống, cho dòng sông lại đi vào những vần thơ, những câu hát, lưu giữ đến muôn đời vẻ đẹp của chúng. Cảm ơn các bạn đã đọc, hiểu và làm theo những gì tôi nói! Xuy Xá, ngày 01 tháng 12 năm 2014 Học sinh Đỗ Hải Vân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan