Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 9) tìm lại sự trong lành...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (địa lý 9) tìm lại sự trong lành cho làng nghề truyền thống tòhe duy nhất ở việt nam

.PDF
20
1097
104

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Phú Xuyên …..--…… - Trường THCS Phượng Dực - Địa chỉ : Xã Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Nội - Điện thoại: 0433788291 - Email: [email protected] - Thông tin về học sinh (hoặc nhóm không quá 02 học sinh): 1. Họ và tên: Đinh Thị Linh Ngày sinh: 07/06/2000 Lớp: 9b 2. Họ và tên: Đặng Thị Cúc Ngày sinh: 14/02/2000 Lớp: 9b “Ô nhiễm môi trường”, “Biến đổi khí hậu” đang trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường không những làm biến đổi tự nhiên mà còn gây ra rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người. Đây không phải là thảm họa của riêng một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia nào mà là thảm họa của cả loài người. “Hãy hành động để bảo vệ môi trường và sức khỏe của mỗi chúng ta” là thông điệp mà chúng em muốn thông qua cách giải quyết tình huống này để gửi đến tất cả loài người, đặc biệt là thế hệ trẻ như chúng em. I/ Tiêu đề: Tìm lại sự trong lành cho Làng nghề truyền thống TòHe duy nhất ở Việt Nam II/ Mục tiêu giải quyết tình huống “ Xuân La”- cái tên khi nhắc tới làm người ta nhớ đến một Làng nghề truyền thống duy nhất Việt Nam- Làng nghề truyền thống Tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên , Thành phố Hà Nội. Những tác phẩm độc đáo, thân thiện với môi trường của làng nghề không những có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam mà còn được bạn bè Thế Giơí hết sức khen gợi. Nhưng một số năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, “ Xuân La” còn được biết đến với cái tên “Làng ung thư”. Ví dụ như: “Cả làng hoang mang lo sợ Thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin về tình trạng số người chết vì bệnh ung thư ở làng Xuân La đã lên tới hàng chục trường hợp. Sự việc trở lên trầm trọng khi người ta còn đặt cho Xuân La cái tên: “Làng ung thư”, gây hoang mang cho dân cư nơi đây.”(theo trang www.nguoiduatin.vn- cơ quan của Hội luật gia Việt Nam) Sở dĩ có cái tên đó là vì gần đây trong làng có nhiều trường hợp bị chết do mắc bệnh Ung thư, đặc biệt có nhiều người tuổi đời còn rất trẻ. Vì vậy chúng em giải quyết tình huống này nhằm mục tiêu: - Điều tra, tìm hiểu tình hình phát triển các căn bệnh ung thư ở địa phương. - Vận dụng kiến thức của các môn học ở nhà trường như Địa lí, Hóa học, Sinh học,…..để tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư - Vận dụng kiến thức của các môn học ở nhà trường như Địa lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân…..để tìm ra các giải pháp để hạn chế căn bệnh ung thư - Việc cùng nhau tìm hiểu và giải quyết vấn đề giúp chúng em đoàn kết, hợp tác nhóm 1 cách hiệu quả. Mà theo như cô giáo dạy môn địa lí nói, thì đó là 1 năng lực mà người Việt Nam còn yếu so với Thế Giơí. - Việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học trong nhà trường để giải quyết vấn đề thực tiễn nhằm củng cố, khắc sâu hơn kiến thức đã học, gắn lí thuyết với thực hành, sáng tạo. tạo hứng thú và ngày càng say mê môn học, say mê nghiên cứu. - Qua đây, chúng em mong muốn góp tiếng nói của mình để kêu gọi xã hội hãy cùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ sự sống cho chính mình. - Chúng em muốn kêu gọi mọi người dân thôn Xuân La có ý thức bảo vệ hình ảnh một làng nghề truyền thống Tòhe độc nhất vô nhị ở Việt Nam, với những sản phẩm độc đáo, thân thiện với môi trường trong con mắt khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế. III/ Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Tiến hành nghiên cứu tài liệu: + Ô nhiễm môi trường hiểu một cách đơn giản là: tình trạng giảm sút nghiêm trọng về chất lượng môi trường. + Hiện nay, môi trường ở khắp mọi nơi đang bị ô nhiễm trầm trọng + Nguyên nhân: Con người sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, sử dụng các hợp chất hóa học độc hại, dò rỉ năng lượng nguyên tử… + Hậu quả: Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng cho cả tự nhiên và con người: tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, gây ra nhiều tai biến thiên nhiên, làm thủng tầng Ôzôn, gây mưa axit, tạo ra đám mây phóng xạ, đặc biệt gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng con người như: Ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh hô hấp, đục thủy tinh thể… + Thực phẩm không an toàn là thực phẩm bị ôi, thiu hoặc trong thành phần còn tồn dư chất độc hại cho sức khỏe vượt mức cho phép như chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản… + Ở nước ta có rất nhiều địa phương cũng được gọi là “ LÀNG UNG THƯ” điều đó chứng tỏ môi trường không chỉ bị ô nhiễm ở các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… mà đã tìm về các vùng nông thôn xưa kia rất trong lành. + Các thông tin trên các trang báo điện tử, các trang web như: Vietnamnet.vn; nguoiduatin.vn; Việt báo Việt Nam…… - Tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực tế: + Số lượng người chết do bệnh Ung thư ( chú ý tìm hiểu quá trình tiến triển bệnh, đặc biệt là ở những người ít tuổi) + Các nguyên nhân gây bệnh Ung thư + Lấy ý kiến của người dân, khách du lịch. - Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu và vận dụng kiến thức của môn sinh học để tìm ra nguyên nhân của tình huống đó là do: ô nhiễm môi trường và thực phẩm bị nhiễm độc, không an toàn. - Vận dụng kiến thức môn địa lí, hóa học, sinh học tìm nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn. - Tìm và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn và nâng cao ý thức của cộng đồng. - Đưa ra một số ý kiến, đề xuất với chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan. IV/ Giải pháp giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này, chúng em đã tiến hành đi khảo sát thực tế, lấy số liệu, lấy tư liệu và các hình ảnh có liên quan. Dựa vào các kết quả đã khảo sát được, chúng em vận dụng kiến thức của môn sinh học để tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh Ung thư là do ô nhiễm môi trường và sử dụng thức ăn nhiễm độc, nhiễm bẩn. Vận dụng kiến thức của môn Địa lí, hóa học để tìm ra nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường và thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm bẩn. Vận dụng kiến thức của môn Địa lí, hóa học, sinh học để tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường, sản xuất thực phẩm sạch, an toàn và bảo quản thực phẩm đúng cách. Vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn, Địa lí, hóa học, sinh học, Giáo dục công dân… để tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường, tôn trọng tự nhiên, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng, đồng thời gìn giữ hình ảnh đẹp của Làng nghề truyền thống Tò he duy nhất ở Việt Nam. V/ Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Một con người khỏe mạnh sẽ có hàng trăm điều ước, nhưng người không có sức khỏe thì chỉ có một điều ước duy nhất đó là “có sức khỏe”. Như vậy có nghĩa là có sức khỏe là có tất cả. Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế đã phát triển, đời sống con người đã được cải thiện, nâng cao hơn trước rất nhiều, thì vấn đề đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày không còn là vấn đề quan trọng nữa. Như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt. Nhưng trong thực tế lại không như vậy. Cuộc sống càng hiện đại thì lại càng xuất hiện nhiều bệnh hiểm nghèo, khó chữa. Trong những năm gần đây, trên Thế Giơí nói chung, ở nước ta nói riêng, xuất hiện ngày càng nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, điển hình như bệnh Ung thư. Số người mắc bệnh ngày càng tăng, và tỉ lệ tử vong rất lớn. Vì hiện nay Y học vẫn chưa tìm ra được vắc xin phòng bệnh và loại thuốc chữ trị có hiệu quả cao. Qua tìm hiểu tài liệu và các kênh thong tin đại chúng chúng em biết được rằng : ở nước ta có rất nhiều người bị mắc bệnh Ung thư, và tỉ lệ này ngày càng tăng. Đặc biệt hơn nữa là có sự xuất hiện các “ làng Ung thư”, và thật ngạc nhiên khi các làng ung thư này lại có thể xuất hiện ở các vùng nông thôn vốn rất trong lành trước kia. Ở địa phương em đang sinh sống gần đây cũng được nhiều bài báo nhắc đến với tiêu đề “ làng ung thư”. Điều này cũng thật dễ hiểu, vì theo điều tra thực tế của chúng em thì trong những năm gần đây trong làng xuất hiện ngày càng nhiều người bị mắc bệnh ung thư. Đặc biệt năm 2013 thôn Xuân La có 23 người chết trong đó có 9 người chết do mắc bệnh ung thư ở tuổi đời dưới 50. Số người đang mắc bệnh theo số liệu điều tra lên tới hàng chục người. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng em đi tìm câu trả lời trong môn sinh học. Trong bộ môn Sinh học, đặc là sinh học lớp 8, chúng em được học về Giải phẫu sinh lí người. Chúng em biết rằng: con người có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt. Một con người khỏe mạnh là con người có thể miễn dịch được các loại vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể. Nhưng con người cũng không phải là một cỗ máy hoàn hảo. Mà cơ thể con người cũng luôn bị các loại vi rút, vi khuẩn có hại tấn công. Khi chúng có ít và yếu, thì cơ thể con người có thể chống lại được. Nhưng khi chúng quá nhiều, quá mạnh thì cơ thể con người không thể chống lại được và mắc bệnh. Hay là do các tác nhân vật lí( ví dụ như tia cực tím), các tác nhân hóa học( ví dụ như chất có trong nước sơn tượng, các thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lại nhiều quá mức cho phép trong cơ thể) làm cho sự hoạt động bình thường của các AND bị thay đổi.Và hình thành các khối u ác tính, rồi di căn, trở thành ung thư. Vậy những nguyên nhân nào làm cho các tác nhân gây bệnh ung thư phát triển mạnh ở quê em như vậy? Chúng em lại tiếp tục tìm thấy câu trả lời trong bộ môn địa lí, hóa học, sinh học như sau: Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, nguy hiểm hơn là làm cho Tầng Ôzôn bị thủng rất to bằng với diện tích của Châu Mĩ. Tầng Ôzôn được ví như chiếc áo giáp bảo vệ Trái Đất, nó ngăn cản không cho các tia bức xạ mặt trời có hại cho sự sống( ví dụ như tia cực tím..) xuống bề mặt đất. Nhưng nay nó bị thủng, thì từ lỗ thủng đó, các tia bức xạ có hại cho sức khỏe con người sẽ bức xạ trực tiếp xuống cơ thể con người, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Môi trường bị ô nhiễm làm cho các chất độc nhiễm vào cơ thể con người càng nhiều như khói thuốc lá, asen,…Các chất độc hại có trong nước, đất, không khí rồi ngấm vào các loại thực phẩm của con người, khi con người ăn phải cũng sẽ bị nhiễm các chất độc hại đó. Môi trường bị ô nhiễm, sẽ làm cho các loại vi rút, vi khuẩn…phát triển mạnh mẽ. Chúng tấn công vào cơ thể con người, phá hủy hoặc gây đột biến, rối loạn các tế bào, gây bệnh ung thư. Ngày nay, khoa học phát triển.Trong trồng trọt đã tạo ra các chất kích thích sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản. Nhưng do lợi nhuận, nhiều người đã lạm dụng và sử dụng không đúng hướng dẫn. Nên trong các loại thực phẩm còn dư nhiều chất có hại cho sức khỏe. Các chất này tích tụ lâu ngày sẽ gây bệnh cho cơ thể. Ngày nay, khi thực phẩm đã dư thừa, thì việc bảo quản thực phẩm không đúng cách, làm thực phẩm bị ôi, thiu, nhiễm khuẩn, khi ăn sẽ mang mầm bệnh. Môi trường ô nhiễm sẽ làm cho các vật trung gian truyền bệnh phát triển, phát tán mầm bệnh như ruồi, chuột…. Vậy những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm thực phẩm mất an toàn là gi? Ô nhiễm môi trường là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất là do chất thải, nước thải, khí thải trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, phân hóa học, rác thải, khí thải… Dân số đông cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất đã làm tăng lượng rác thải, khí thải: theo điều tra: ở thôn có 855 hộ gia đình với 4000 nhân khẩu, mỗi hộ xả trung bình 2 kg rác thải trong ngày, như vậy mỗi ngày cả thôn xả thải 1710 kg rác. Nước thải trung bình xả khoảng 50 – 100 lít/ hộ. Như vậy mỗi ngày cả thôn xả tổng cộng khoảng trên 42750 lít nước thải. Lượng khí thải rất lớn do xe cộ và các xưởng sản xuất thải ra. Đó là chưa tính đến khối lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật khổng lồ thải ra đồng ruộng, ngấm xuống mạch nước ngầm. Thứ hai là do các chất thải, nước thải, khí thải trong sản xuất công nghiệp như: dầu thải, axít, linh kiện điện tử, các chất thải hóa học khác. Do kinh tế phát triển khá nhanh, đời sống nhân dân nâng cao, số xưởng sản xuất bàn ghế, tượng, sửa chữa ô tô, xe máy tăng( theo điều tra thì trong thôn có 3 xưởng sản xuất tượng quy mô lớn, 2 xưởng sản xuất bàn ghế quy mô lớn, các xưởng sửa chữa thì ngày càng nhiều…). Trong đó đặc biệt nguy hiểm là chất thải của các xưởng sản xuất tượng đá. (Hàng ngày, hàng giờ những căn bệnh ung thư quái ác vẫn đang âm ỉ ngấm sâu vào cơ thể những người dân thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội bởi khí, bụi, hóa chất độc hại thải ra từ các cơ sở sản xuất tượng đá ở đây.) - Thực tế cho thấy: Rác thải có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở khu vực đầu làng, cuối làng và khu chợ đầy mùi hôi thối, rất nhiều ruồi muỗi, đó là mầm mống gây bệnh nguy hiểm. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm: nước ở ao, hồ, sông có màu đen, mùi hôi thối; nước ngầm có nhiều mùi lạ, vẩn đục. Không khí bị bụi bẩn khắp nơi: mùi sơn, mùi xăng, mùi khét, … Ở nhiều nơi cây trồng không phát triển được, chứng tỏ đất cũng bị ô nhiễm:  Theo nhận định của các chuyên gia, cơ quan y tế và người dân thì đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư đang bùng phát mạnh trong thôn những năm gần đây. Và đây cũng chính là một phần nguyên nhân làm cho thực phẩm cũng bị nhiễm độc. Vì những loại cây trồng, vật nuôi cũng sẽ hấp thụ những chất độc từ không khí, đất, nước bị ô nhiễm ở đây. Rồi cũng vì môi trường bị ô nhiễm, nên các vật trung gian truyền bệnh lại truyền vào các nguồn thực phẩm đi vào cơ thể con người. Và làm cho thực phẩm nhanh bị ôi thui, ăn vào gây bệnh. Còn một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là do lợi nhuận mà một số người đã dùng các chất kích thích tăng trưởng, các chất bảo quản thực phẩm, rau quả, các thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng, không đúng chỉ định. Vì vậy các dư lượng chất hóa học đó sẽ vào cơ thể người, tích tụ lâu ngày và gây bệnh. Từ những phân tích nguyên nhân ở trên, vận dụng kiến thức của các bộ môn địa lí, sinh học, hóa học…. chúng em xin đưa ra một số biện pháp giải quyết tình trạng trên như sau: - Phải tiến hành xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường: + Rác thải: * Vứt rác đúng nơi quy định * Phân loại rác: Rác vô cơ thì chọn lọc để tái sử dụng, còn lại phải tiêu hủy đúng quy trình Rác hữu cơ thì tận dụng ủ làm phân xanh + Nước thải: Phải sử dụng một số biện pháp làm sạch nước như: Sử dụng cacbon để hấp thụ các chất độc trong nước. Cụ thể là sử dụng than củi, chấu điện,…để lọc nước trước khi thải ra môi trường. + Khí thải: Phải được tiến hành xử lí đúng quy trình - Sử dụng các năng lượng sạch để hạn chế khí thải như: Dùng xăng sinh học, bình đựng nước Thái Dương Năng, dung bếp chấu thông minh, xây bể làm khí bioga, … - Sử dụng các chất tẩy rửa tự nhiên thay thế sản phẩm tẩy rửa hóa học: + Rửa bát, chén, xoong, nồi, … bằng nước vo gạo, cám gạo sẽ tốt hơn cho sức khỏe và tránh ô nhiễm môi trường. + Gội đầu bằng bồ kết, lá xả, hương nhu, nước tro trong, vỏ bưởi, rau mùi già … không hại da đầu, không ô nhiễm môi trường - Trồng nhiều cây xanh để làm sạch không khí - Rơm rạ không đem đốt mà tận dụng để nuôi trâu bò, làm nấm rơm, ủ làm phân xanh. - Không diệt chuột bằng thuốc mà bắt bằng bẫy. - Hạn chế dùng phân hóa học trong nông nghiệp mà nên tăng cường dùng phân xanh. - Không dùng thuốc để diệt ốc biêu vàng mà thực hiện chiến dịch “Tận diệt ốc biêu vàng” bằng phương pháp thủ công. - Sản xuất và sử dụng những thực phẩm sạch, an toàn như: trồng rau không phun thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc sâu, nuôi gà vịt bằng thức ăn tự nhiên… - Phải ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn đã bị hỏng…. - Thường xuyên dọn vệ sinh nơi sinh sống, đường làng, ngõ xóm, sắp xếp đồ đạc ngăn lắp, gọn gàng - Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe đến mọi người trong thôn. - Đặc biệt: các cơ qua có trách nhiệm phải dẹp bỏ các cơ sở làm tượng, bàn ghế không có hệ thống xử lí chất thải, khó thải độc hại. * Quy trình ủ rác hữu cơ làm phân xanh- thân thiện môi trường 1. Kiểm tra độ ẩm - Nếu bóp thấy nước rỉ ra ngoài kẻ tay là thừa nước, cần bổ sung thêm lá cỏ khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm. - Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. - Nếu bóp thấy rác không dính chặt (bời rời) thì không đủ nước, cần bổ sung thêm nước. 2. Đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ - Sau 10 ngày đảo phân trộn đều rác trong thùng một lần (chú ý đảo từ trong ra ngoài và đảo từ ngoài vào trong để các vật liệu được trộn đều). Tại mỗi lần đảo nếu thấy phân bị khô ta cần phải bổ sung thêm nước bằng cách tưới để độ ẩm luôn đạt 60%; - Sau 2-3 tháng, rác sẽ phân hủy - Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu. - Nếu nhiệt độ không tăng lên thì đống phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu ẩm, thiếu vi sinh vật hoặc do nén lên các vật liệu quá chặt. 3. Lấy phân ra ngoài - Sau 2-3 tháng thì lớp phân bên dưới đáy thùng sẽ phân hủy trước. Ta lấy phân ra từ 2 cửa bên dưới. Phân tơi xốp, hạt mịn, không có mùi hôi thối, ngã màu nâu đen lấy ra ở cửa bên dưới bón cho rau màu. - Nếu phân lấy ra bị ướt, chưa mịn thì chưa đạt yêu cầu. Ta bỏ phân này ủ trở lại vào thùng và trộn chung với rơm rạ, lá cây khô hoặc tro bếp để giảm độ ẩm (nếu phân còn ướt). * Một số vấn đề cần lưu ý: - Phân khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1- 2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng. - Thời điểm ủ phân tốt nhất trong năm là khi có sẵn nhiều loại vật liệu từ phân xanh, rơm, rạ,… *Các đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lí: - Các cơ quan pháp luật, quản lí môi trường bảo vệ môi trường xem xét và dẹp các xưởng sản xuất tượng. - Ở địa phương, các cơ quan giáo dục, y tế cần tiến hành tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho mọi người dân - Các cơ quan chức năng cần cung cấp các trang thiết bị cho công tác vệ sinh môi trường. - Thành lập câu lạc bộ vì môi trường xanh, sạch, đẹp. - Phát động chiến dịch: Xây dựng nông thôn mới sạch đẹp, làng xóm không rác thải, … VI/ Ý nghĩa của giải quyết tình huống - Qua quá trình nghiên cứu giải quyết tình huống chúng em đã nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường. - Với việc vận dụng kiến thức liên môn (Địa lí, sinh học, hóa học, GDCD) chúng em đã nhận biết, hiểu và phân tích được vấn đề ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó đối với người dân quê em, đặc biệt là bệnh ung thư. - Giúp chúng em biết rằng: Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là của tất cả mọi người. - Điều vô cùng quan trọng là chúng em đã góp sức mình vào việc gìn giữ một hình ảnh đẹp của Làng nghề truyền thống Tò he duy nhất Việt Nam trong mắt của khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế. - Qua đề tài này,chúng em đã biết vận dụng lí thuyết đã học trên lớp vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tế. Chúng em sẽ ngaỳ càng hăng say học tập, trau dồi kiến thức môn học hơn. Đặc biệt chúng em đã biết hợp tác cùng nhau làm việc, để đạt kết quả cao. - Chúng em xin cảm ơn các cơ quan quản lí đã cung cấp số liệu điều tra, cảm ơn các thầy cô giáo đã cung cấp kiến thức giúp chúng em hoàn thành nghiên cứu này. - Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn cô giáo Phạm Thị Phượng đã trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện nghiên cứu này. Phượng Dực, ngày 10-10-2014 Nhóm nghiên cứu 1.Đinh Thị Linh lớp 9b 2. Đặng Thị Cúc lớp 9b PHỤ LỤC Phiếu điều tra Họ và tên…………………………………………………………………………… Năm sinh…………………………………………………………………………… Địa chỉ thường trú………………………………………………………………….. Nghề nghiệp………………………………………………………………………… Nơi sinh sống: - Có gần xưởng sản xuất, xưởng sửa chữa nào không? Có  không  - Có nhiều rác thải không? Có  không  - Nước có màu đen, mùi hôi thối không? Có  không  - Nước ngầm chất lượng có tốt không? Có  không  - Theo ông/bà tại sao gần đây thôn mình lại có nhiều người chết vì mắc bệnh ung thư?.............................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………. Ông/bà có kiến nghị gì với cơ quan quản lí về vấn đề trên? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Phượng Dực, ngày 1-10-2014 Xác nhận của BGH Người lập phiếu Nhóm nghiên cứu 1.Đinh Thị Linh lớp 9b 2. Đặng Thị Cúc lớp 9b
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan