Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vân đề (hóa học thcs) biến đổi khí hậu nh...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vân đề (hóa học thcs) biến đổi khí hậu những nỗ lực và thách thức

.DOC
9
1284
63

Mô tả:

Tên tình huống Biến đổi khí hậu những nỗ lực và thách thức Mục tiêu giải quyết tình huống: II. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống: 1) Phương pháp tham khảo ý kiến của người óc chuyên môn. 2) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn. 3) Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - V. Thành lập nhóm nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu thực tế Đưa ra những giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu Thuyết minh tiến trình giải quyết các tình huống: Hiện nay, biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng bỏng nhất. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển. Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho con người và các sinh vật trên hành tinh này. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chính là đang bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, cho các thế hệ mai sau, cho những trẻ em đang thiếu thốn về mọt mặt trên toàn thế giới, tiếng gào thét mà không có ai thèm quan tâm tới. Những động vật ở xung quanh chúng ta đang chết dần vì trên hành tinh này chẳng còn nơi nao để cho chúng sinh sống. Chúng ta phải hành động ngay nếu không muốn đến một ngày sẽ phải đi dưới ánh nắng mặt trời vì những lỗ thủng từ tầng ô – zôn. Chúng ta phải hành động ngay để cứu lấy hành tinh này, cứu lấy chính chúng ta. 1. Tiến hành nghiên cứu về mặt lí thuyết: 1.1 Khí hậu: Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. 1.2 Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. 1.3 Hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thiệt, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không phải qua quá trình đối lưu. 2. Tiến hành các nghiên cứu nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống: 2.1. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu: - Sự gia tăng hoạt động sản xuất và sinh hoạt tạo ra các chất thải khí nhà kính, bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. - Các hoạt động khai thác quá mức cách bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái bãi biển, ven bờ và đất liền khác. - CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ không khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. Là hóa chất công nghiệp thường được dùng để nhuộm và chống thấm nước cho các tấm thảm , đồ gia dụng và vải vóc. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. SF6 là chất khí không màu, không mùi và không cháy. - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. Sự thay đổi nồng độ CO 2 trong khí quyển qua các thập kỉ gần đây. - Mực nước biển tăng cao do băng ở 2 cực của Trái đất tan dần, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các vùng châu thổ và các đảo nhỏ trên biển. - Sự thay đổi chiều dày của các sông băng trên thế giới. - Sự thay đổi các thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường. - Theo báo cáo gần đây của các nhà khí tượng Mỹ ghi nhận nồng độ CO 2 trong bầu khí quyển đã gia tăng tới mức kỉ lục mới. - Nồng độ CO2 cao nhất đo được khoảng 400ppm. Các nhà khí tượng lo ngại đây chính là một nhân tố có thể gây ra những thay đổi bất ngờ của khí hậu. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sồng của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển. 2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu tới môi trường và kinh tế - xã hội - Mưa axit: Nguyên nhân của hiện tượng này chính là sự gia tăng hàm lượng (hay nồng độ) của các ô-xít SO 2, NO2 do các hoạt động của con người gây ra. Hai hệ quá chính của quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch đã gây ra một loạt các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và con người: a) Nhiệt độ tăng Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàn cầu trong thế kỉ 20 trung bình tăng 0,55oC, nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng 2 đến 5oC trong thế kỉ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường. Châu Mỹ: Hầu hết các bang ở Mỹ đang trải qua mùa hè với nhiệt độ trung bình cao hơn 37oC so với những mùa khác trong năm. Riêng ở một số bang phía tây, nhiệt độ tăng thêm đến 9oc. Tại California, nhiệt độ ở Thung lũng chết lên đến 56,5oC và nhiều thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 40oC. Nam Mỹ: Nhiệt độ ở Uruquay, Argentina, Chile, Brazil cao hơn trung bình 7oC. Châu Âu: Nhiệt độ cao hơn bình thường 7-9oC cũng xảy ra tại nhiều nước. Châu Á: Pakistan, Bangladesh và miền Nam Ấn Độ cũng trải qua những ngày nhiệt độ cao hơn bình thường 3oC trong khi miền trung của Trung Quốc nhiệt độ tăng thêm đến 5oC b) Cháy rừng Khí hậu ấm lên làm cho quá trình băng tan ở 2 cực của Trái đất diễn ra nhanh hơn, tuyết tan nhanh hơn, không khí trở nên nóng và khô hanh hơn là nguyên nhân chính dẫn tới các cùng rừng bị đe dọa hỏa hoạn trên diện rộng. Yếu tố chính vẫn là con người (đốt rừng, phá rừng làm rẫy, khai hoang lấy đất canh tác,…) Đất rừng ở Bắc bán cầu có chứa tới 1/3 lượng cacbon tích trữ trong Trái đất Cháy rừng  cháy than bùn  CO2  Nhiệt độ tăng  Tăng nguy cơ cháy rừng. Ở Canada, nơi hiện nay mỗi năm trung bình có 2,56 triệu héc-ta rừng bị thiêu rụi so với mức 1 triệu héc-ta của những năm đầu thập niên 1970. Ở Nga: Có những năm diện tích rừng bị cháy ở Siberie lên tới 11 triệu héc-ta Ngoài ra các quốc gia Đông Nam Á như Phillipines, Malaysia, Indonesia cũng thường xuyên xảy ra cháy rừng, Cháy rừng ở bang Texas, Mỹ c) Bão lụt Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khi áp thấp khơi sâu Bão có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào khu vực phát sinh: Bão hình thành trên Đại Tây Dương: Hurricanes Bão hình thành trên Thái Bình Dương: Typhoons Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: Cyclones Ở Bắc Mỹ: Bão tường xuất hiện ở Mỹ kèm theo hiện tượng vòi rồng. Cơn bão Katrina (29/8/2005): là một trong những thảm họa tồi tệ nhất từng xảy ra với nước Mỹ. Gần 1000 người chết đuối trong giờ đầu tiên nước lụt dâng lên. Hàng triệu người đã mất đi nhà cửa cùng cơ nghiệp của họ. Số người chết lên đến 1800 người. Tại Việt Nam: A. Ảnh hưởng tới Khí tượng – Thủy văn - Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng trung bình hàng năm từ 0,5-0,7oC - Lượng mưa: Giảm ở các vùng phía Bắc và tăng ở các vùng phía Nam. Diễn biến cực đoan, tăng về mùa mưa và giảm mạnh về mùa khô. Không khí lạnh: + Số đợt không khí lạnh xuất hiện giảm mạnh trong vòng 2 thập kỉ gần đây + Các đợt lạnh kéo dài và rét đậm hơn Bão: + Tần suất hiện các cơn lốc xoáy tăng + Bão cũng có cường độ mạnh cũng tăng + Xu hướng bão dịch chuyển ngày càng nhiều về phía Nam Mực nước biển + Tốc độ dâng cao trung bình là 3mm/năm + Trong vòng 50 năm qua, mực nước biển đo được ở nước ta là khoảng 20cm B. Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên: - Hệ sinh thái rừng ngập mặn: có xu thế thu hẹp do nước biển dâng thu - - hẹp dần diện tích. Danh giới của rừng nguyên sinh: cũng như thứ sinh có sự chuyển dịch + Rừng cây họ dầu có xu thế phát triển lên phía Bắc. + Rừng rụng lá với các loại cây chịu hạn phát triển mạnh + Sự gia tăng nguy cơ tuyệt chủng với một số loài động, thực vật. Hệ sinh thái biển: + Các rặng san hô có nguy cơ bị phá hủy nhanh + Hệ sinh thái thảm có biển dễ bị phá hủy cấu trúc sinh thái, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng C. Ảnh hưởng đến nền kinh tế: + Nước biển dâng dẫn tới thu hẹp đất canh tác. +Đất canh tác, nuôi trồng thủy sản bị nhiễm mặn + Nhiệt độ tăng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, tăng nguy cơ dịch bệnh. D. Tác động tới năng lượng: Nhiệt độ tăng, mức tiêu thụ năng lượng của một số ngành sẽ tăng theo: + Sử dụng thiết bị làm mát, hệ thống lạnh. + Bơm nước tưới tiêu + Đối với nhà máy nhiệt điện: Tăng 1oC, công suất phát điện sẽ giảm 0,5% E. Ảnh hưởng tới xã hội: - Các biến đổi dị thường của thời tiết: làm tăng các loại bệnh tật - Dễ dàng bùng phát các loại bệnh. - Khả năng xuất hiện các dịch bệnh mới. 2.3 Các giải pháp thích ứng và hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu - Phát triển các dự án khai thác các nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng VI. - gió, thủy điện, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, …. Khai thác và tận dụng các nguồn năng lượng khác như khí biogas từ - chất thải, các nguồn năng lượng cacbon thấp,… Phát triển xã hội trên nguyên tắc phát triển bền vững. Thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và - phương tiện thân thiện với môi trường. Không sử dụng túi nilong. Tích cực tuyên truyền về mối nguy hại của biển đổi khí hậu. Giáo dục học sinh không chỉ trên sách vở mà còn đi đôi với thực hành. Cùng nhau trồng thật nhiều cây xanh để có một bầu không khí trong - lành. Học tập các phương pháp hay, sáng tạo của các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhât, …. - Trồng rừng ở ven biển để hạn chế nước biển dâng. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Hậu quả tồi tệ của biến đổi khí hậu gây ra là rất lớn. Nguyên nhân không hẳn là do thiên nhiên mà là do chính con người chúng ta. Bạn không thể bay lên trời để vá lại những lổ thủng ở tầng ô-zôn. Không thể dùng phép thuật để hóa những sa mạc cằn cỗi thành khu rừng xanh tươi. Không thể mang những con cá vào những dòng sông cạn trơ đáy mà để chúng sống. Chỉ một mình bạn cũng không thể đứng giữa một biển người và hô lớn rằng: “Nào! Hãy cùng tôi bảo vệ môi trường”. Chính phủ cũng không thể thay đổi sự thực này trong một thời gian ngắn ngủi mà nó cần sự đồng lòng của mọi người dân trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người: nghèo đói, dịch bệnh, chết chóc,… xảy ra trên toàn thế giới. Các giải pháp được thực hiện sẽ tất có ý nghĩa trong việc mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp mà lại rất thân thiện với môi trường.Hãy đem những kiến thức đã học trong sách vở vào trong cuộc sống để giải quyết các hiện tượng tự nhiên hay vận dụng trong cuộc sống. Như vậy sẽ làm cho chúng ta hiểu biết và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan