Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề lớp 9, tình huống bảo vệ nguồn nướ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề lớp 9, tình huống bảo vệ nguồn nước

.PDF
33
1333
77

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN MAI ------o0o------ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Tình huống: Bảo vệ nguồn nước HỌ VÀ TÊN : Quách Ngọc Mai SINH NGÀY : 04/04/2000 DÂN TỘC : Kinh Năm học: 2014 – 2015 Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------o0o------ PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” 1. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàng Mai 3. Trường THCS Tân Mai 4. Địa chỉ: 147 Phố Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội 5. Điện thoại: 04 36643414 Email: [email protected] 6. Thông tin học sinh Họ và tên: Quách Ngọc Mai Ngày sinh: 04/04/2000 Điện thoại: 01278813116 Email: [email protected] Lớp: 9A 1 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN I. Tên tình huống: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG II.Tình huống cần giải quyết: Câu chuyện mở đầu: Câu chuyện về trường học của những giọt nước Từ trong lõi Trái Đất, cách mặt đất hàng chục triệu km, có một trường học dành cho những học sinh mang tên giọt nước. Những học sinh này có nguồn từ khắp các con sông trên bề mặt Trái Đất, là đại diện cho các quốc gia để đến học tập trường học của những giọt nước. Sau khóa học ấy các giọt nước ấy sẽ có nhiệm vụ truyền đạt lại mọi kiến thức cho các giọt nước ở quê nhà: về cách tạo dòng chảy, cách kết nối với nhau, cách hoà tan các chất,… Đây là một trường học có khoảng hơn 200 học sinh; khác với trường học của bọn dung nham hiếu chiến thì trường học của những giọt nước là trường có truyền thống vô cùng lâu đời và có tiêu chuẩn giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây trường học đang đứng trước nguy cơ buộc ngừng hoạt động bởi nó đã không đạt được những hiệu quả cần thiết. Trường học Trái Đất xưa rất bình đẳng và thân thiện nhưng giờ lại chia làm ba phe phái, có thể nói là ba đẳng cấp khác nhau của cấc học sinh trong trường học: Phe những giọt nước tinh khiết, phe những giọt nước bị ô nhiễm và phe những giọt nước ô nhiễm đã qua xử lí. Trước hết, phải kể đến những giọt nước tinh khiết. Những học sinh này được coi là giống thuần chủng trong thế giới các 2 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn giọt nước. Chính vì vậy, tuy cả trường học chỉ có từ hai đến ba giọt nước tinh khiết nhưng những giọt nước được ví như là vua và nữ hoàng ở trường này luôn được ở một dãy riêng đằng sau khu hiệu bộ. Vì bản thân nước tinh khiết rất mỏng manh nên khi ở trong một môi trường đa dạng như ở trường học của những giọt nước thì chúng lại càng có nguy cơ ô nhiễm cao. Tuy vậy, thật xứng đáng với danh hiệu vua và nữ hoàng, những giọt nước luôn đứng đầu nhà trường không chỉ bởi truyền thống học tập tốt mà những giọt nước này lúc nào cũng đề cao bảo vệ về vấn đề ô nhiễm tới chính bản thân mình. Tiếp đến là phe phái của những giọt nước bị ô nhiễm. Ở đây chúng được chia thành hai loại: Loại 1 (được coi là những học sinh cá biệt) và loại 2 (được gọi là học sinh cấp hai). Những học sinh cá biệt gồm khoảng 45 giọt nước được ví như lũ mafia trong xã hội của những giọt nước. Chúng luôn có những tư tưởng không lành mạnh: muốn phá hỏng cấu trúc của các giọt nước tinh khiết cũng như muốn làm nhiễm bẩn lại những giọt nước đã qua xử lí,… (nghe đâu chúng còn nhiều lần trốn ra khỏi trường học và lúc về thì mang theo những thứ quái dị). Những giọt nước ô nhiễm loại một bản tính hống hách kiêu căng nên ở trường không bao giờ cố gắng học tập và vì vậy luôn xếp bét lớp. Trái lại những giọt nước ô nhiễm loại 2 thì lại rất biết thân biết phận, chăm chỉ học tập và rất ngoan ngoãn. Những bạn học sinh chơi với những bạn giot nước đã qua xử lí với mong muốn rằng “một ngày mình sẽ được như thế!”. Với hi vọng sẽ được xử lí, và sạch, những học sinh cấp hai luôn phấn đấu và có những hành động đúng đắn, đôi khi còn khuyên nhủ các giọt nước cá biệt nhưng vì không có tiếng nói nên các bạn giọt nước loại 2 không đạt được hiệu quả lắm. Rồi mâu thuẫn giữa những giọt nước tinh khiết và những giọt nước bị ô nhiễm đạt đến đỉnh điểm khi sự việc sau xảy ra. Những giọt nước cá biệt đã một lần nữa mang những thứ trái phép ở trường và lần này đã phá hỏng cả một dãy nhà của những giọt nước tinh khiết. Không biết là có chủ ý hay không, trong cuộc họp của trường học những giọt nước, phe thuần chủng kia đã có ý xúc 3 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn phạm phe nước ô nhiễm và lấy cớ là do họ không chịu nhận sai. Điều này đã khiến cho những giọt nước dành được nhiều thiện cảm tử mọi người khi chơi với cả những giọt nước tinh khiết cao sang và những giọt nước ô nhiễm loại 2 là các bạn nước ô nhiễm đã qua xử lí rất khó xử. 85 giọt nước thân thiện tuy luôn là những lực lượng tình nguyện viên nhiệt tình cho mỗi chiến dịch bảo vệ nước của nhà trường nhưng giờ đây cũng đành bó tay trước cuộc xung đột căng thẳng này. Đứng trước việc phải đưa ra những quyết định khó khăn, hiệu trưởng nhà trường có những mong muốn tới học trò của mình. Thứ nhất, ông muốn làm sao để có những buổi tuyên truyền vừa hợp tình, vừa hợp lí và có những tác động tích cực tới những học sinh cá biệt để chúng có thể nhận ra vai trò, nhiệm vụ của mình là quan trọng như nào đối với từng đất nước, từng vùng miền. Để từ đó, những giọt nước ô nhiễm loại 1 có thể có những bước tiến mới, tích cực như những giọt nước ô nhiễm loại 2. Thứ hai, ông đang nghiên cứu sao cho có thể xử lí, phòng tránh việc ô nhiễm ở các bạn giọt nước một cách nhanh chóng, chất lượng và bên vững. Đây là vấn đề quan trọng, khó khăn nên sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm ra giải pháp hữu hiệu. Thứ ba, hiệu trưởng muốn xây dựng trường học của mình thật thân thiện. Ông mong các giọt nước tinh khiết chấp nhận chơi, hòa đồng với các bạn giọt nước trong trường để tất cả những giọt nước này, đại diện cho mỗi quốc gia có thể đoàn kết, tham gia các hoạt động tập thể; có thể giúp đỡ nhau hết sức bằng cách truyền đạt mọi kiến thức hiểu biết của mình cho nhau. Có thế thấy, đây chính là một câu chuyện mở , là vấn đề có thể nói là rất gay go trong trường học của những giọt nước và rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: Nguyên nhân từ đâu mà các giọt nước lại có những hành động, suy nghĩ cực đoan như thế? Phải chăng con người chúng ta cũng góp phần vào câu chuyện tưởng chừng như không liên quan này?... 4 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Tình huống: Bằng những kiến thức các môn học để thuyết trình, hùng biện cho mọi người nhất là các bạn học sinh thấy được vai trò của nguồn nước và tác hại của việc môi trường nước bị ô nhiễm. Đây là vấn đề đáng lo ngại của toàn cầu bởi nguồn nước tác động trực tiếp tới cuộc sống của mỗi con người về cả thể chất lẫn tinh thần. III. Mục tiêu giải quyết tình huống: Giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước bằng cách tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn nước đối với mỗi cá nhân, tập thể, đất nước. Từ đó, kêu gọi mọi người có những hành động thiết thực đối với môi trường nước: - Đối với cá nhân: Không được xả rác bừa bãi, không dùng mìn để đánh bắt cá, ngăn chặn những hành vi phá hoại môi trường nước,… - Đối với gia đình: Không xả rác thải sinh hoạt ra các sông, hồ; hạn chế sử dụng bao bì ni-lông; không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học,… - Đối với nhà nước: Nhà nước phải có những biện pháp, chính sách để bảo vệ nguồn nước - nguồn tài nguyên quốc gia. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Tìm hiểu về vai trò to lớn của nguồn nước với mỗi con người, quốc gia đồng thời tìm hiểu về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước tới con người, cộng đồng, xã hội: Không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người, làm suy giảm tuổi thọ trung bình của thế giới, sinh hoạt tinh thần văn hóa của con người không được đáp ứng đầy đủ mà ô nhiễm môi trường nước còn ảnh hưởng tới hệ sinh thái, là tác động to lớn tới Trái Đất sau này. Dưới hình thức thuyết trình, hùng 5 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn biện để mọi người thấy rõ tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước và có ý thức về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường nước. 1. Kiến thức: a. Môn Sinh học: - Lấy trong chương trình Sinh học 8 dùng khi thuyết minh thành phần nước trong cấu tạo cơ thể con người và vai trò của chúng trong việc điều hòa cơ thể. Trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 – 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô. - Chương trình Sinh học 7 được sử dụng khi thuyết minh về các vi khuẩn gây ô nhiêm nguồn nước và tác hại của chúng với sức khỏe con người. Khuẩn Salmonella trong môi trường nước bị ô nhiễm gây ra rất nhiều căn bệnh đường ruột và tiêu hóa như thương hàn, tiêu chảy... - Kiến thức Sinh học được sử dụng trong phần thuyết minh về những biện pháp khoa học để bảo vệ nguồn nước (Tham khảo internet và bách khoa toàn thư Wikipedia). Sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng b. Môn Địa lí: - Lấy kiến thức từ chương trình lớp 9 và Atlat để thuyết minh về sự ảnh hưởng của vị trí, địa lí của các dòng sông tới việc phát triển kinh tế quốc dân. Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửa Long giúp cho việc canh tác lúa nước. c. Môn Toán học: Chương toán thống kê lớp 7 được dùng để thu thập và tổng hợp những thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước gây ra. Nền kinh tế Việt 6 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. d. Môn Giáo dục công dân: - Có vai trò to lớn trong việc giáo dục nâng cao trách nhiệm của mọi người tới việc bảo vệ môi trường nước. - Tích hợp giáo dục môi trường. e. Môn Ngữ văn: Chương trình Ngữ văn 8 được sử dụng (cụ thể là cách làm bài văn thuyết minh) để giúp sắp xếp bố cục bài văn thuyết minh chặt chẽ, hớp lí, lô-gic. 2. Kĩ năng: - Chọn lọc và sắp xếp thông tin một cách khoa học, hợp lí, dễ đi sâu vào người đọc. - Khái quát kiến thức, tổng hợp kiến thức trong các môn học. - Sử dụng từ ngữ phong phú, giàu hình ảnh, văn viết lưu loát. V.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giả quyết tình huống: Tham khảo trên các sách nghiên cứu khoa học, sách giáo khoa, Atlat, báo, tạp chí, báo cáo số liệu, bảng thống kê, nguồn internet, các tin thời sự được cập nhật hàng ngày tính đến thời điểm được báo cáo. VI. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Ô nhiễm nguồn nước là đề tài không mới nhưng lúc nào cũng nóng hổi, gây ra nhiều tranh cãi bởi nó đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của con người chúng ta trên Trái Đất. 7 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn 1. Tổn thất do việc ô nhiễm nước ở Việt Nam gây ra : Trong những năm qua ở Việt Nam, tuy Đảng và Nhà nước cùng với các cấp các ngành thực hiện những chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng thực trạng ô nhiễm môi trường nước là vấn đề thực sự rất đáng lo ngại. Có những con số khó tin về tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Theo các thống kê, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính trong 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, ta ước tính được có 80% trường hợp mắc bệnh lỵ và tiêu chảy đều do nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ trong vòng 4 năm gần đây đã có 6 triệu ca liên quan đến ô nhiễm nước. Đó đều là những con số rất đáng báo động đòi hỏi tất cả cộng đồng hãy nâng cao ý thức của bản thân, tầm quan trọng của nước để cùng nhau chung tay bảo vệ nguồn nước - bảo vệ cuộc sống của chính mỗi chúng ta. 2. Vai trò to lớn của nước với cuộc sống: Nước có vai trò rất quan trọng bởi vậy mà nó được nằm trong bốn nhân tố giúp gắn kết những thành phần khác trong thế giới với nhau. Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp. 8 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn a. Nước quan trọng đối với con người: Cụ thể với sức khỏe con người thì trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 – 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô, là thành phần của máu để giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng, khí O2, các hoocmon, các chất men theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ quan để duy trì sự sống, họat động chức năng và phát triển; đồng thời thu nhận khí CO2 đến thải ở phổi và các chất độc để chuyển hóa ở gan, và thải ra ở mật và nước tiểu. Nước còn giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, làm cho da dẻ tươi sáng, mát mẻ. Ở người uống đủ nước khoảng 2 – 3 lít nước/ngày tùy theo mùa và thể trạng. Nước cần dùng trong sinh họat để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần… Có thể thấy rõ nước là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mỗi cá nhân. 9 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn b. Vai trò của nước không thể thiếu trong việc phát các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở nước ta: Nước tham gia vào phát triển kinh tế quốc dân. Thật vậy trong nông nghiệp, cùng với ánh sáng, độ ẩm, không khí, đất thì nước cũng chính là điều kiện tự nhiên để phát triển cây trồng; vậy nên ông bà ta mới có câu “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Cũng bởi có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long nên Việt Nam ta mới là nước nông nghiệp và đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu lúa gạo (2013). Cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Hồng Nguồn nước dồi dào ở nước ta đã giúp cho ngành thủy sản của nước ta phát triển mạnh mẽ. Theo VASEP, hiện nay ngành thủy sản Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về nuôi trồng và đứng thứ 4 trên toàn cầu về xuất khẩu. 10 năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam không ngừng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn đi đầu trong 10 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang 165 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặc biệt Úc cũng là một thị trường lớn của nước ta. Chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với các ngành công nghiệp như công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm hay sản xuất hàng tiêu dùng thì nguồn nước lại càng có vai trò quan trọng khó có thể kể hết. Lấy ví dụ trong ngành công nghiệp năng lượng, ta thấy thủy điện là một trong những thế mạnh của nước ta. Thủy điện tập chung ở các vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ với một số nhà máy tiêu biểu đã đi vào hoạt động như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Trị An… Trong ngành du lịch, đường bờ biển dài tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ và biển Đông đã tạo cho ta lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế với những bãi biển đẹp. 11 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Bãi Dài nằm phía Tây Bắc đảo Phú Quốc 3. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước: Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao và cải thiện thì những khái niệm mới cũng xuất hiện theo: Ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. a. Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người: Đối với sức khỏe con người, tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. - Làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh: tả, lỵ, thương hàn, giun sán… do khả năng truyền bệnh cho người qua thức ăn, nước uống ở nguồn nước bị ô nhiễm. 12 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn - Các bệnh ngoài da như: viêm da, ghẻ lở, bệnh Leptospira, mụn nhọt, nấm kẽ chân, kẽ tay... ở người là do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, sử dụng nước bẩn trong sinh hoạt hàng ngày. - Ung thư là căn bệnh nan y trong đó ung thư da là căn bệnh thường gặp nếu con người dùng nước có quá nhiều chất Asen tức thạch tín. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Nước ta đã từng xảy ra tình trạng dân cư quanh các khu công nghiệp phải chống chọi với căn bệnh ung thư máu do nguồn nước sử dụng nhiễm quá nhiều chất độc hại. - Các bệnh ngộ độc, viêm gan đến từ các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng... - Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp. - Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu. Các bệnh viện vốn đã đông nay càng trở nên quá tải vì số lượng các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến việc ô nhiễm nguồn nước. Hình ảnh bệnh viện quá tải, đông đúc 13 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Khuẩn Salmonella trong môi trường nước bị ô nhiễm gây ra rất nhiều căn bệnh đường ruột và tiêu hóa như thương hàn, tiêu chảy... b. Ô nhiễm nguồn nước trong các hộ gia đình: Ô nhiễm nguồn nước từ các sông, ngòi quanh các khu dân cư đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nước sinh hoạt của mỗi hộ gia đình (Tiêu biểu là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). 14 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Nguyên nhân là do phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m³ mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m³ và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m³ mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra các gia đình phải chịu cảnh sử dụng nước ô nhiễm mặc không chỉ phải chịu được mùi hôi thối mà còn phải chịu cảnh ruồi muỗi khắp nơi kể cả trong bữa ăn. Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới việc giặt giũ của các hộ gia đình bởi áo trắng giặt vài lần là đổi màu, phải vứt đi. Hình ảnh: Người dân phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. 15 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Một trong những nhánh nước đen ngòm đổ vào Sông Tô Lịch và hình ảnh sông Tô Lịch đoạn qua cầu T11( cầu Sắt), tình trạng ô nhiễm của con sông này ngày càng nghiêm trọng. 16 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn c. Ô nhiễm nguồn nước trong nông nghiệp: Nguyên nhân là do ở ngành nông nghiệp, trong quá trình sản xuất, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo, sử dụng những loại thuốc trừ sâu đã bị cấm. Người nông dân trong quá trình bó phân không hề trang bị bảo hộ, họ không có kho cất giữ thuốc và vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng . Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là nông dân phải bỏ đất canh tác. Một ví dụ rõ rệt của tình trạng này là: Trong khi người nông dân Tây Tựu (Từ Liêm) "khát" đất trồng hoa, hàng trăm hộ dân phải rời làng sang các xã thuộc huyện Hoài Đức và Đan Phượng thuê đất sản xuất thì ngay chính tại làng hoa lại đang diễn ra nghịch cảnh hàng chục héc ta đất phải bỏ hoang, không thể canh tác do nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Thực trạng này diễn ra nhiều năm nhưng chưa được giải quyết, gây bức xức trong nhân dân. Hơn nữa cũng do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật, sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản làm các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc. 17 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo thực vật sau khi sử dụng bị vứt la liệt ở ngoài đồng. d. Ngành công nghiệp và nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm: Ngoài tình trạng các nhà máy, xí nghiêp xả rác, nước thải bừa bãi làm ô nhiễm các sông hồ thì ngành công nghiệp giấy cũng đang gây nguy hại cho môi trường nước. Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Ngành thủy điện tuy rất cần thiết với con người nhưng cũng gây ô nhiễm nặng nề tới nguồn nước nhất là vào mùa mưa. Đây cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. 18 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình hống thức tiễn Một trong số các nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước là do cá sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. 19 Quách Ngọc Mai - Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan