Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam...

Tài liệu Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam

.DOC
14
1796
86

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ: YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẦU Khí hậu Việt Nam luôn là một trong những phần kiến thức khó nhưng thực sự hay và hấp dẫn trong chương trình Địa lí Việt Nam. Để khai thác được kĩ càng nội dung này, ngoài việc nêu những đặc điểm chung của khí hậu, còn phải phân tích kĩ những yếu tố của khí hậu. Yếu tố nhiệt độ mang tính phân bố không đều và hết sức phức tạp do chịu tác động phân hoá của cả quy luật địa đới và phi địa đới. Khi khai thác nhân tố này, trước hết phải nắm vững phần kiến thức cơ bản hay chính là đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta. Sau đó, phân tích nó dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua các dạng bài từ Atlat Địa lí Việt Nam trang khí hậu. Giáo viên nên đặt ra nhiều kiểu câu hỏi: phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh,…để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Kết hợp giữa lí thuyết và vận dụng để khai thác nhuần nhuyễn Atlat chính là yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Phần chuyên đề của chúng tôi dưới đây có những nội dung chính như sau: - Đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt. - Các dạng câu hỏi bài tập về chế độ nhiệt thông qua khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG I. Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta 1. Tính chất nhiệt đới Tính chất nhiệt đới thể hiện qua yếu tố bức xạ và nền nhiệt cao: Do độ cao Mặt trời trên mặt phẳng chân trời ở nước ta luôn luôn lớn (độ cao Mặt trời thấp nhất lúc giữa trưa ở Đồng Văn là 43 012’, ở 100B là 56046’) và mỗi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên: + Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta rất lớn, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới và á xích đạo đạt 120-140 kcal/cm2. + Cân bằng bức xạ luôn dương đều đạt 75 kcal/cm2/năm. +Nhiệt độ TB hàng năm ở mọi nới trên cả nước cũng vượt chỉ tiêu 220C -250C. +Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8000-90000C. 2.Sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt Bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại 1 số địa điểm (0C) Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Biên độ trung bình tháng I trung bình tháng VII trung bình năm nhiệt Lạng Sơn 21050’B 13,3 27 21,2 13,7 Hà Nội 21001’B 16,4 28,9 23,5 12,5 Huế 16024’B 19,7 29,4 25,1 9,7 Quy Nhơn 13046’B 23 29,7 26,8 6,7 25,8 27,1 27,1 1,3 TP.Hồ Chí Minh 10049’B Chế độ nhiệt nước ta phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian a. Phân hóa theo thời gian -Nhiệt độ trung bình tháng 1 đều thấp hơn tháng 7, đặc biệt các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã nhiệt độ hạ thấp dưới 200C -Nhiệt độ trung bình tháng 7 cả nước đều cao trên 250C. b. Phân hóa theo không gian *Phân hóa Bắc – Nam -Chế độ nhiệt: Ở miền Nam chế độ nhiệt có dạng xích đạo, trong năm có 2 lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, tháng 8 và 2 lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6, tháng 12; còn ở miền Bắc, chế độ nhiệt có dạng chí tuyến, trong năm có 1 lần nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 6, 7 và 1 lần nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 12 hoặc tháng 1. - Nhiệt độ trung bình năm có sự tăng dần theo vĩ độ từ Bắc vào Nam (TB 0,35 0C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,040C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến): nhiệt độ trung bình của TP Hồ Chí Minh cao hơn Lạng Sơn 5,90C -Nhiệt độ trung bình tháng 1 có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam: các địa điểm từ Đà Nẵng trở ra đều có nhiệt độ dưới 20 0C, chênh lệch nhiệt độ giữa TP.Hồ Chí Minh và Lạng Sơn rất lớn - Biên độ nhiệt tăng từ Nam ra Bắc - Sự phân hóa này thể hiện qua 2 miền khí hậu phía Bắc và phía Nam: + Miền khí hậu phía Bắc: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn khí hậu nhệt đới, biên độ nhiệt trung bình năm > 90C, lượng bức xạ tổng cộng < 140 kcal/cm2, số giờ nắng < 2000 giờ, có mùa đông lạnh. +Miền khí hậu phía Nam: Tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn khí hậu á xích đạo và nhiệt đới. Nền nhiệt cao, nóng quanh năm, biên độ nhiệt trung năm < 9 0C, lượng bức xạ tổng cộng >140 kcal/cm2, số giờ nắng > 2000 giờ *Phân hóa độ cao - Bên cạnh sự phân hóa theo vĩ độ, do tác động của qui luật đai cao nên ở nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Ở các vùng núi cao tổng nhiệt độ giảm và chỉ đạt tiêu chuẩn của khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung bình năm(0C) Sơn La 676m 21,0 Tam Đảo 897m 18,0 Sa Pa 1570m 15,2 Plây Cu 800m 21,8 Đà Lạt 1513m 18,3 - Phân hóa thành 3 đai cao với sự khác nhau về nhiệt độ: + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: Độ cao < 600-700m ở miền Bắc, < 1000m ở miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm > 250C, nền nhiệt tương đối ổn định. + Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: Độ cao 1000m- 2600m. khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 250C. +Đai ôn đới núi cao: Độ cao > 2600m. Nhiệt độ thấp < 150C, mùa đông < 50C 3.Tính thất thường của chế độ nhiệt Tính thất thường trong chế độ nhiệt thể hiện: + Sự mở đầu và kết thúc không bình thường của mùa nóng và mùa lạnh ở miền Bắc nước ta. Năm rét sớm, năm rét muộn, năm có mùa rét kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. + Sự xuất hiện các cực trị nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất tuyệt đối) cũng như thời hạn kéo dài của những ngày rét lạnh và khô nóng. + Nhiệt độ có xu hướng tăng lên khá rõ rệt trong những năm gần đây. Trong 50 năm (1958-2007) nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng lên 0,50C-0,70C II. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta 1. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Tính chất nhiệt đới được quyết định bởi vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của BCB, khiến cho Mặt Trời luôn luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời qua thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam (ở cao nguyên Đồng Văn chỉ trong vài ngày, còn bán đảo Cà Mau khoảng cách này là gần 5 tháng) làm cho chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ rệt giữa 2 miền Bắc và Nam Cũng do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí dẫn tới sự giảm góc nhập xạ theo chiều Bắc – Nam, dẫn tới sự phân hóa theo vĩ độ của chế độ nhiệt. 2. Hoàn lưu gió mùa Sự hoạt động luân phiên của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam khiến cho khí hậu nước ta có nét khác với những nơi có khí hậu nhiệt đới không chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nó tạo nên sự phân hóa theo mùa của khí hậu, trong đó có chế độ nhiệt. Hoạt động của gió mùa là nguyên nhân gây nên sự phức tạp của chế độ nhiệt nước ta: - Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta, càng xuống phía Nam suy yếu và kết thúc bởi bức chắn địa hình dãy Bạch Mã, làm cho nhiệt độ và biên độ nhiệt có sự phân hóa Bắc – Nam. - Sự hoạt động của gió mùa làm tăng thêm tính chất thất thường của chế độ nhiệt. Gió mùa Đông Bắc hoạt động về mùa đông mang lại thời tiết lạnh giá và khiến cho miền Bắc có mùa đông lạnh. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh làm cho nền nhiệt hạ xuống rất thấp, ở miền núi phía Bắc, nhiệt độ có thể xuống 0 0C. Hoạt động của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ có khi làm cho nhiệt độ tăng 400C. 3. Địa hình Địa hình kết hợp với hoàn lưu gió mùa là nguyên nhân gây nên sự phân hóa của chế độ nhiệt. + Hướng núi ảnh hưởng gián tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: .Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến cho các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. .Hướng Tây Bắc- Đông Nam: Hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu vực Tây Bắc nên mùa đông ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn khu vực Đông Bắc. Hướng TB-ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với gió mùa Tây Nam khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao từ 38trên 400C. => Tạo sự phân hoá theo chiều Tây- Đông của chế độ nhiệt. Hướng Tây-Đông của các dãy núi: Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nhiệt độ của phía Nam cao hơn phía Bắc=> tạo sự phân hoá Bắc-Nam của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Theo qui luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước. III. Các dạng câu hỏi, bài tập về yếu tố nhiệt. Bài 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, phân tích đặc điểm chế độ nhiệt nước ta. Khí hậu nước ta có nền nhiệt độ cao: t0 TB trên toàn quốc hàng năm đều lớn hơn 200C, trừ các khu vực núi cao. - Nhiệt độ giảm dần theo vĩ độ từ Nam ra Bắc (TB 0,35 0C/10 vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như Ấn Độ chỉ 0,04 0C, Lào 0,20C/10 vĩ tuyến). - Vào mùa đông, sự khác biệt về chế độ nhiệt độ giữa hai miền rõ rệt, Hà Nội lạnh hơn TPHCM đến 9,40C. - Còn mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ: nhiệt độ tb tháng nóng nhất ở Hà Nội là 28,9 0C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) và ở tp HCM là 28,90C (tháng 4). - Biên độ nhiệt: nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn. Vì thế, biên độ nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn ở trong Nam rất nhiều. - Bên cạnh sự phân hóa của chế độ nhiệt theo vĩ độ còn có sự phân hóa theo độ cao: nơi nào có độ cao lớn hơn sẽ có nhiệt độ trung bình thấp hơn. Độ cao Nhiệt độ trung bình năm(0C) Sơn La 676m 21,0 Tam Đảo 897m 18,0 Sa Pa 1570m 15,2 Plây Cu 800m 21,8 Đà Lạt 1513m 18,3 Địa điểm - Sự phân hóa của chế độ nhiệt thể hiện qua hai khu vực khí hậu(miền kh, vùng khí hậu) + Ở phía Nam, tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới + Ở phía Bắc, tổng nhiệt độ đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới Ngoài ra, do tác động của quy luật đai cao nên ở các vùng núi, tổng nhiệt độ lại giảm và chỉ còn đạt tiêu chuẩn của khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới. Bài 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích sự phân hoá nhiệt của khí hậu Việt Nam? * Khái quát: chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian * Sự phân hoá theo thời gian: Thể hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu. - Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều bộ phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc lạnh. - Do chuyển động biểu kiến của Mặt trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm. * Sự phân hoá theo không gian: - Phân hoá theo chiều Bắc-Nam: thể hiện qua bản đồ nền nhiệt trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu + Càng vào nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần + Càng vào Nam tác động của gió mùa mùa đông càng giảm. - Phân hoá theo hướng sườn (theo chiều Đông- Tây): Thể hiện chủ yếu qua nhiệt độ tháng nóng nhất, lạnh nhất thông qua sự so sánh nhiệt độ của các trạm khí hậu theo cặp: Lạng Sơn với Điện Biên + Khu vực đón gió mùa Đông Bắc nhiệt độ hạ thấp còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn (Lạng Sơn đón gió mùa Đông bắc sớm nhất, cường độ mạnh nhất, thời gian tác động kéo dài hơn so với Điện Biên). + Đối với gió mùa Tây Nam, khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt cao hơn (do hiệu ứng phơn) so với khu vực đón gió.(Điện Biên chịu tác động của gió mùa Tây Nam biến tính thành gió phơn Tây Nam khô nóng, Lạng Sơn không chịu tác động của gió phơn). - Phân hoá theo độ cao: thể hiện qua nền nhiệt trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu (Hà Nội- SaPa, Nha Trang- Đà Lạt) => Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C Bài 3: Phân tích đặc điểm nhiệt độ thông qua trạm khí hậu: Trạm SaPa *Đặc điểm nhiệt độ trạm khí hậu Sapa: - Nhiệt độ trung bình năm của Sapa khoảng 15 0C thấp hơn so với trung bình của nước ta - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng 7, đạt khoảng 180C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng 1, chỉ đạt khoảng 70C - Biên độ nhiệt trung bình năm của Sapa là khoảng 11 0C, cao hơn so với mức trung bình cả nước. * Giải thích: - Do SaPa chịu ảnh hưởng mạnh của các đợt gió mùa mùa đông lạnh. - Nhiệt độ SaPa chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình theo quy luật cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm trung bình khoảng 0,6 0C. Sapa nằm ở vị trí có vĩ độ cao hơn so với các trạm khí hậu khác. - Thời kì Mặt trời chuyển động biểu kiến ở gần chí tuyến Bắc vào tháng 7, Sapa nằm gần chí tuyến hơn nên nhận được lượng nhiệt lớn. - Thời kì có nhiệt độ thấp nhất là khoảng thời gian Mặt trời chuyển động biểu kiến về nửa cầu Nam, nên lượng nhiệt nhận được giảm dần so với thời gian trước. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do trong khoảng thời gian này Sapa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc với cường độ mạnh. - Biên độ nhiệt cao hơn so với trung bình cả nước do Sapa chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông nên nhiệt độ giảm rõ rệt trong thời kì mùa đông. Ngoài ra Sapa cũng nằm gần chí tuyến nên độ chênh góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm lớn hơn so với nhiều địa điểm khác ở phía Nam. Bài 4: So sánh đặc điểm nhiệt độ giữa các trạm khí hậu: Hà Nội và Đà Nẵng * Khái quát vị trí, vĩ độ và độ cao địa hình của hai trạm: - Hà Nội thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ở vĩ độ khoảng 21 0B, độ cao dưới 50m - Đà Nẵng thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở vĩ độ khoảng 16 0B, độ cao dưới 50m * Giống nhau: - Cả hai trạm đều có nhiệt độ trung bình năm cao, khoảng trên 230C - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của cả hai trạm đều cao và rơi vào tháng 7, nhiệt độ tháng thấp nhất của hai trạm đều rơi vào tháng 1. - Nguyên nhân: Do nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, trong năm có hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh. Thời gian Mặt trời chuyển động biểu kiến lên nửa cầu Bắc, hai địa điểm có nhiệt độ tối cao; khi Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống nửa cầu Nam, 2 địa điểm có nhiệt độ tối thấp. * Khác nhau: - Nhìn chung nền nhiệt của Đã Nẵng cao hơn so với Hà Nội. - Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội từ 20-240C, Đà Nẵng trên 240C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 170C, Đà Nẵng là 210C. - Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 20 0C còn Đà Nẵng không có tháng nào nhiệt độ thấp dưới 200C. - Biên độ nhiệt trong năm của Hà Nội cao hơn so với Đà Nẵng (Hà Nội khoảng 120C, Đà Nẵng là 70C). - Nguyên nhân: + Do Hà Nội nằm ở vĩ tuyến cao hơn, gần chí tuyến Bắc, trong khu vực Đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa mùa đông, còn Đà Nẵng nằm ở vĩ độ thấp hơn, gần xích đao nên chịu ảnh hưởng yếu hơn của gió mùa mùa đông. + Do ảnh hưởng của địa hình tạo nên các bức chắn theo chiều T-Đ (đèo Ngang, dãy Bạch Mã) cản trở hoạt động của gió mùa mùa đông xuống phía Nam. + Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn do càng vào Nam độ chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm cũng như ảnh hưởng của gió mùa mùa đông càng giảm. Bài 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nước ta. - Nhiệt độ chịu tác động của nhiều nhân tố: địa hình, hoàn lưu gió, tác động của biển, tác động của vị trí địa lí – hình dạng lãnh thổ - Vị trí địa lí – hình dạng lãnh thổ + VN nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, 1 năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh=> lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương, số giờ nắng cao từ 1400-2000h/năm, nhiệt độ trung bình năm trên 200C. + Những địa điểm có sự khác biệt về vĩ độ sẽ khác nhau về góc nhập xạ, khác nhau về khoảng cách giữa hai lần MTLTĐ sẽ chi phối tới lượng nhiệt nhận được trong năm. (Phía Bắc vĩ tuyến 160B nằm ở vĩ độ cao hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn, khoảng cách giữa hai lên MTLTĐ không rõ rệt=> biến trình nhiệt có 1 cực đại, nhiệt độ trung bình trên 20 0C. Phía Nam vĩ tuyến 160B, gần xích đạo hơn, góc nhập xạ lớn, khoảng cách giữa hai lần MTLTĐ xa nhau=> biến trình nhiệt có hai cực đại, nhiệt độ trung bình năm trên 250C). + Vị trí giáp biển: điều hoà chế độ nhiệt, vùng ven biển có biên độ nhiệt nhỏ hơn vùng đồi núi phía Tây. - Tác động của hoàn lưu gió: + Những nơi chịu sự tác động của gió mùa mùa đông có nền nhiệt trung bình thấp hơn, nhiệt độ thấp nhất trên toàn quốc và ngược lại (nhiệt độ nhỏ hơn 180C). + Những nơi chịu tác động của gió mùa Tây Nam, đặc biệt là gió phơn thì có nền nhiệt cao hơn, nhiệt độ tối cao so với toàn quốc (Nhiệt độ cao trên 250C). + Vào thời gian gió mùa suy yếu, sự hoạt động gió tín phong nửa cầu Bắc khiến cho nhiệt độ luôn trên 200C. + Khu vực chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt lớn. - Tác động của địa hình: + Hướng núi ảnh hưởng gián tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến cho các địa phương ở phía Bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp. Hướng Tây Bắc- Đông Nam: Hướng TB-ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa ĐB đến khu vực Tây Bắc nên mùa đông ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn khu vực Đông Bắc (trạm Lạng Sơn có 6 tháng nhiệt độ dưới 20 0C, nhiệt độ thấp nhất là 13 0C; Điện Biên có 4 tháng nhiệt độ dưới 200C, nhiệt độ tháng nhỏ nhất vẫn đạt 170C). Hướng TB-ĐN của dãy Trường Sơn vuông góc với gió mùa Tây Nam khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao từ 38trên 400C. => Tạo sự phân hoá theo chiều Tây- Đông của chế độ nhiệt. Hướng Tây-Đông của các dãy núi: Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nhiệt độ của phía Nam cao hơn phía Bắc=> tạo sự phân hoá Bắc-Nam của chế độ nhiệt. + Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi nhiệt độ: Theo qui luật đai cao, cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. Vì vậy những vùng núi cao ở nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước. . Các địa phương vùng Trung du miền núi phía Bắc có đường đẳng nhiệt năm là 150C và 200C do phần lớn có độ cao trên 250m. . Các địa phương thuộc vùng ĐBSH có đường đẳng nhiệt năm là 23 0C do có địa hình thấp dưới 50m. . Đà Lạt (độ cao 1000-1500m) có nhiệt độ trung bình năm dưới 200C. . Nha Trang (độ cao 0-50m) có nhiệt độ trung bình năm là 260C. ð Phân hoá theo độ cao của chế độ nhiệt. Bài 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định trên bản đồ vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích? - Những khu vực có nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 18 0C chủ yếu ở những vùng núi cao: + Vùng núi Hoàng Liên Sơn và 1 phần vùng núi cao ở biên giới Việt-Trung, Việt Lào. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa Đông Bắc. + Vùng núi Kon Tum và cao nguyên Lâm Viên. Do độ cao địa hình. - Những vùng có nhiệt độ cao trên 24 0C phân bố dọc phần phía Nam của Duyên hải miền Trung, Trung Tây Nguyên và Nam Bộ. Nguyên nhân: do vị trí nằm ở phía Nam, gần xích đạo hơn gần chí tuyến và gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm của nhóm GV Địa Lí chúng tôi trong việc soạn và giảng về yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam. Phần bài tập chủ yếu căn cứ vào việc khai thác Atlat trên cơ sở nền tảng kiến thức đã cung cấp cho học sinh, do vậy chúng tôi không đề cập tới dạng bài phân tích bảng số liệu về nhiệt độ. Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác từng yếu tố chi tiết theo chương trình kiến thức chuyên sâu đòi hỏi phải có nguồn kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm. Bởi vậy, phần chia sẻ của chúng tôi trên đây chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và các anh chị đồng nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan