Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong thi học sinh giỏi quốc gia...

Tài liệu Yếu tố nhiệt của khí hậu việt nam trong thi học sinh giỏi quốc gia

.DOC
22
1557
59

Mô tả:

A. MỞ ĐẦẦU 1. Lý do chọn đề tài Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam là một nội dung khó và quan trọng trong thi học sinh giỏi quốc gia. Nội dung này đòi hỏi học sinh không những nắm vững kiến thức tự nhiên Việt Nam mà còn phải tìm ra quy luật diễn biến của nó, cũng như mối quan hệ với các thành phần tự nhiên khác. Được sự phân công của tổ bộ môn chuẩn bị cho chuyên đề báo cáo tại hội thảo khoa học các trường THPT Chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ tại Thái Bình năm 2013. Đề tài “Yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia” đã được hình thành. 2. Mục đích của đề tài - Hệ thống hóa kiến thức chuyên sâu liên quan đến yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam theo trình tự đặc điểm và quy luật diễn biến. - Xây dựng và tổng hợp các dạng câu hỏi và bài tập nhằm vận dụng các kiến thức và kĩ năng địa lý trong nội dung chuyên đề. 1 B. NỘI DUNG Chương 1: NỀN NHIỆT ĐẶC TRƯNG CHO TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, trong đó yếu tố nhiệt là một minh chứng thể hiện rõ nét nhất đặc trưng này của khí hậu. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? 1.1. Sự phong phú về nguồn nhiệt là do vị trí địa lý và bức xạ Mặt Trời quyết định 1.1.1. Vị trí địa lý - Hệ tọa độ địa lý phần đất liền:  Điểm cực Bắc - 23º23’B (Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang)  Điểm cực Nam - 8º34’B (Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau)  Điểm cực Tây - 102º09’Đ (Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên)  Điểm cực Đông - 109º24’Đ (Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa) Như vậy, lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc hơn xích đạo. - Vị trí tiếp giáp với biển Đông (đường bờ biển dài 3260 km), một vùng biển nhiệt đới. Đã góp phần làm gia tăng độ ẩm của các khối khí qua biển thổi vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, và nóng bức trong mùa hè. 1.1.2. Bức xạ Mặt Trời - Do nằm trong vòng đai nội chí tuyến, cho nên trong một năm tại mỗi địa điểm có tới 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (là hiện tượng tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt đất vào lúc giữa trưa). Lần thứ nhất từ giữa tháng IV đến trước hạ chí (22/6) và lần thứ hai từ sau hạ chí đến cuối tháng VIII. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam. Bảng 1.1: Khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh tại một số vĩ độ (Đv: ngày) Vĩ tuyến Lần thứ nhất Lần thứ hai Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh 23023’B 17 - VI 27 - VI 10 22000’B 2 - VI 12 - VII 40 2 20000’B 22 - V 23 - VII 62 18000’B 14 - V 31 - VII 78 16000’B 6-V 8 - VIII 94 14000’B 30 - IV 14 - VIII 106 12000’B 24 - IV 20 - VIII 118 10000’B 19 - IV 25 - VIII 128 8034’B 15 - IV 29 - VIII 136 (Nguồn: Tài nguyên khí hậu Việt Nam, trang 46) - Độ cao Mặt Trời lớn: trong chu kì ngày biến trình độ cao Mặt Trời có dạng một đỉnh (cao nhất vào lúc giữa trưa) và trong chu kì năm độ cao Mặt Trời co dạng hai đỉnh đối xứng qua hạn chí (22/6) và khoảng cách xa dần từ Bắc vào Nam. Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa ngày 15 các tháng trên các vĩ độ (Đv: độ.phút) Vĩ độ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 23023’B 45.30 53.57 64.37 75.18 84.47 89.57 88.18 80.44 70.05 58.47 48.38 43.26 22000’B 46.52 55.19 65.59 76.40 86.09 88.41 89.40 82.06 71.27 60.09 49.58 44.48 20000’B 48.52 57.19 67.59 78.40 88.09 86.41 88.20 84.06 73.27 62.09 51.58 46.48 18000’B 50.52 59.19 69.59 80.40 88.51 84.41 86.20 86.06 75.27 64.09 53.58 48.48 16000’B 52.52 61.19 71.59 82.40 87.51 82.41 84.20 88.06 77.27 66.09 55.58 50.48 14000’B 54.52 63.19 73.59 84.40 85.51 80.41 82.20 89.54 79.27 68.09 57.58 52.48 12000’B 56.52 65.19 75.59 86.40 83.51 80.41 80.20 87.54 81.27 70.09 59.58 54.48 10000’B 58.52 67.19 77.59 88.40 81.51 76.41 78.20 85.54 83.27 72.09 61.58 56.48 8034’B 60.22 68.49 79.29 89.50 80.21 75.11 76.50 84.24 84.57 73.39 63.28 58.18 (Nguồn: Tài nguyên khí hậu Việt Nam, trang 47) - Thời gian chiếu sáng lớn, trung bình hàng năm đạt 4300 - 4500 giờ và khá đồng đều trên các vĩ độ. Trong các tháng mùa đông, thời gian chiếu sáng giảm dần từ Nam ra Bắc. Còn trong các tháng mùa hè, thời gian chiếu sáng giảm dần từ Bắc vào Nam. Bảng 1.3: Thời gian chiếu sáng vào ngày 15 hàng tháng trên các vĩ độ (Đv: giờ.phút) Vĩ độ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 23023’B 45.30 53.57 64.37 75.18 84.47 89.57 88.18 80.44 70.05 58.47 48.38 43.26 22000’B 46.52 55.19 65.59 76.40 86.09 88.41 89.40 82.06 71.27 60.09 49.58 44.48 3 20000’B 48.52 57.19 67.59 78.40 88.09 86.41 88.20 84.06 73.27 62.09 51.58 46.48 18000’B 50.52 59.19 69.59 80.40 88.51 84.41 86.20 86.06 75.27 64.09 53.58 48.48 16000’B 52.52 61.19 71.59 82.40 87.51 82.41 84.20 88.06 77.27 66.09 55.58 50.48 14000’B 54.52 63.19 73.59 84.40 85.51 80.41 82.20 89.54 79.27 68.09 57.58 52.48 12000’B 56.52 65.19 75.59 86.40 83.51 80.41 80.20 87.54 81.27 70.09 59.58 54.48 10000’B 58.52 67.19 77.59 88.40 81.51 76.41 78.20 85.54 83.27 72.09 61.58 56.48 8034’B 60.22 68.49 79.29 89.50 80.21 75.11 76.50 84.24 84.57 73.39 63.28 58.18 (Nguồn: Tài nguyên khí hậu Việt Nam, trang 48) - Độ cao Mặt Trời và độ dài ban ngày ít biến đổi trong năm, vì vậy khắp nơi trên lãnh thổ nước ta lượng bức xạ Mặt Trời đầu lớn. Tổng xạ năm trong khoảng 100 - 170 Kcal/cm2 và cân bằng bức xạ luôn dương, trung bình năm khoảng 40 - 120 Kcal/cm2, tương đối thấp ở phía Bắc và tương đối cao ở phía Nam. Ở hầu hết các địa điểm phía bắc vĩ tuyến 180B đều dưới 70 Kcal/cm2 (nơi thấp nhất trên các đỉnh cao của dãy Hoàng Liên Sơn dưới 50 Kcal/cm 2). Ở phía nam vĩ tuyến 180B tất cả đều trên 70 Kcal/cm2 (nơi cao nhất có thể đạt trên 120 Kcal/cm2). Bảng 1.4: Cân bằng bức xạ trung bình năm tại các địa điểm (Đv: Kcal/cm2) Địa điểm Cân bằng bức xạ Địa điểm Cân bằng bức xạ Lai Châu 68.3 Đà Nẵng 98.8 Hà Nội 71.1 Tp.Hồ Chí Minh 90.4 Vinh 65.9 Cần Thơ 77.6 (Nguồn: Giáo trình tài nguyên khí hậu, trang 95) 1.2. Biểu hiện của tính chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm cao vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Trên bản đồ nhiệt độ trung bình năm đường đẳng nhiệt 240C bao phủ hầu hết toàn bộ lãnh thổ nước ta. Trung tâm lạnh với nhiệt độ trung bình năm dưới 140C là các sườn cao trên 1500m của dãy Hoàng Liên Sơn và một số dãy núi sát biên giới Việt - Trung. Trung tâm nóng với nhiệt độ trung bình trên 260C là dải Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 4 Bảng 1.5: Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm (Đv: 0C) Địa điểm Lai Châu Sơn La Tuyên Quang Hà Nội Bãi Cháy Nam Định Vinh Huế Đà Nẵng Qui Nhơn Pleiku Đà Lạt Nha Trang Vũng Tàu Cà Mau 2006 23.3 21.8 24.0 24.7 23.9 24.4 25.1 25.4 26.3 27.4 22.3 18.3 27.2 28.0 27.6 2007 23.2 21.5 24.0 24.6 23.8 24.2 24.9 25.0 26.2 27.0 22.2 18.1 26.7 27.8 27.5 2008 2009 2010 2011 23.0 23.8 24.0 23.6 20.7 21.9 22.1 20.6 23.2 24.2 24.2 22.8 23.7 24.9 24.9 23.3 23.1 24.0 24.0 22.6 23.3 24.4 24.6 22.9 24.1 25.0 25.3 23.3 24.2 25.0 25.4 23.8 25.5 26.3 26.3 25.2 26.8 27.2 27.4 26.9 21.8 22.0 22.0 21.6 18.0 18.2 18.2 18.1 26.6 27.0 27.4 26.7 27.7 27.7 27.7 27.5 27.2 27.5 27.5 27.5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2011) - Tổng nhiệt độ năm cao, dao động từ 3000 - 10000 0C (kể cả vùng núi cao), trong đó tổng nhiệt độ mùa đông khoảng 1400 - 4400 0C (từ tháng XI - tháng IV năm sau), tổng nhiệt độ mùa hè khoảng 1600 - 56000C (từ tháng V - đến tháng X). Tổng nhiệt độ giảm khoảng 80 - 900C trên 100m độ cao. - Tổng số giờ nắng cao, trung bình hàng năm đạt 1400 - 3000 giờ. Phù hợp với sự thay đổi của bắc xạ Mặt Trời, lượng nắng giảm dần từ Nam ra Bắc. Nơi nhiều nắng nhất là Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (2400 - 3000 giờ/năm), tiếp đến là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (2400 - 2600 giờ/năm). Nơi ít nắng nhất là sườn Đông của dãy Hoàng Liên Sơn (1400 - 1600 giờ/năm), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (1600 - 1800 giờ/năm). Bảng 1.6: Số giờ nắng trung bình năm tại các địa điểm (Đv: giờ) Địa điểm 2006 2007 2008 5 2009 2010 2011 Lai Châu 1884.0 1600.0 1645.0 2049.9 1913.8 1664.1 Sơn La 2063.0 2083.0 1831.0 2208.1 2163.2 1782.8 Tuyên Quang 1421.0 1472.0 1358.0 1578.0 1578.0 1389.6 Hà Nội 1363.0 1462.0 1234.0 1413.0 1256.0 1063.6 Bãi Cháy 1457.0 1409.0 1338.0 1602.2 1285.6 1430.8 Nam Định 1418.0 1396.0 1215.0 1454.3 1305.0 1164.6 Vinh 1558.0 1564.0 1314.0 1523.8 1484.0 1188.2 Huế 1899.0 1659.0 1546.0 1860.2 1973.8 1497.5 Đà Nẵng 2193.0 2002.0 1860.0 2112.8 1434.0 1781.6 Qui Nhơn 2401.0 2411.0 2289.0 2426.0 2528.6 2178.7 Pleiku 2455.0 2248.0 2349.0 2329.6 2323.6 2214.9 Đà Lạt 2213.0 1950.0 1920.0 2029.1 2029.1 1912.8 Nha Trang 2712.0 2502.0 2407.0 2493.1 2527.3 2374.3 Vũng Tàu 2613.0 2349.0 2509.0 2575.9 2575.9 2435.3 Cà Mau 2175.0 1965.0 1939.0 1914.3 1914.3 1892.9 (Nguồn:Niên giám thống kê Việt Nam, 2011) 1.3. Sự phân bố nhiệt độ không khí 1.3.1. Nguyên nhân - Lành thổ nước ta hẹp ngang và trải dài theo chiều Bắc - Nam trên 15 vĩ độ. - Càng vào Nam thì càng gần xích đạo nên có góc nhập xạ càng lớn. - Sự tương tác của gió mùa và hướng núi, nhất là gió mùa đông bắc đã tạo nên sự phân hóa phức tạp nền nhiệt nước ta. - Địa hình 3/4 là đồi núi, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ, núi cao trên 2000m chỉ chiếm có 1%. 1.3.2. Biểu hiện 1.3.2.1. Sự biến đổi theo thời gian của nhiệt độ Biến đổi tuần hoàn ngày của nhiệt độ là hệ quả trực tiếp trong tuần hoàn ngày cuả các đặc trưng bức xạ Mặt Trời. Nhiệt độ thấp nhất vào sáng sớm hoặc gần sáng, tăng dần và đạt tới cực đại vào giữa trưa, sau trưa và sau đó giảm dần cho tới tối. Về mặt bức xạ nhiệt khí hậu Việt Nam được coi là khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên do kéo dài trên khoảng 15 vĩ độ nên có sự phân hóa đáng kể về nhiệt độ trong nền nhiệt của khí hậu Việt Nam. 6 - Ở miền Bắc dạng biến trình năm của nhiệt độ có dạng chí tuyến với một cực đại và một cực tiểu, có sự phân hóa rõ rệt về mùa: mùa nóng và mùa lạnh. - Ở miền Nam bức xạ và nhiệt độ khá đồng đều và ít biến đổi theo các tháng trong năm. Dạng phân bố của nhiệt độ trong năm ở phần cực nam gần giống dạng xích đạo. Theo điều kiện nhiệt khí hậu nước ta phân hóa thành 2 mùa là mùa nóng và mùa lạnh: Mùa nóng là thời kì có nhiệt độ trung bình ngày vượt qua một cách ổn định giới hạn 250C. Mùa lạnh là thời kì nhiệt độ trung bình ngày hạ thấp một cách ổn định dưới 200C Độ dài các mùa nóng, lạnh ở nước ta ngoài phụ thuộc vào hoạt động của gió mùa mà còn phụ thuộc vào độ cao địa hình của từng vùng. Bảng 1.7: Độ dài mùa lạnh ở các độ cao (Đv: ngày) Độ cao (m) Khu Đông Bắc 200 600 1000 1500 2000 140 175 235 320 365 Vùng núi phía Tây Bắc và Trung Bắc Bộ 120 100 158 150 230 225 310 300 365 365 (Nguồn: Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, trang 88) Ở các vùng thấp mùa lạnh ngắn dần khi đi về phía Nam và phía Tây, vượt qua đèo Hải Vân thì hầu như không còn mùa lạnh rõ rệt. Mùa lạnh kéo dài 4 - 5 tháng ở Bắc Bộ, 1 - 3 tháng ở Bắc Trung Bộ, miền Nam không có mùa lạnh. Còn mùa nóng biến đổi một cách rõ rệt theo quy luật vĩ tuyến: Nam Bộ mùa nóng kéo dài suốt 12 tháng, ở Nam Trung Bộ chỉ còn 8 - 9 tháng, ở Huế là 7 tháng và ở Bắc Bộ mùa nóng chỉ còn 5 tháng. 1.3.2.2. Phân bố theo không gian của nhiệt độ * Phân hóa theo chiều Bắc - Nam Đối với khí hậu nhiệt đới, biên độ năm của nhiệt độ phải dưới 6 0C. Ở nước ta, chỉ các vùng dưới vĩ tuyến 130B mới đạt tiêu chuẩn này. Như vậy, khí hậu nước ta tuy là nằm trong đới nhiệt đới, song sự tác động của hoàn lưu gió mùa đã tạo ra sự khác biệt sâu sắc về nguồn nhiệt, đặc biệt phần phía Bắc của lãnh thổ. 7 Hoạt động của gió mùa đông bắc cùng với các yếu tố phi địa đới đã tạo nên quy luật phân hóa này. Gió mùa đông bắc tác động mạnh đến phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam và hoàn toàn suy yếu ở các vĩ độ Trung Trung Bộ. Vì vậy, vào mùa đông lãnh thổ phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí cực đới biến tính nên có một mùa đông lạnh, ẩm. Ở Trung Bộ mùa đông ấm và có mưa lớn, còn ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ mùa đông chính là mùa khô, mùa nắng. - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam: Bảng 1.8: Nhiệt độ trung bình năm tại các vĩ độ chính (Đv: 0C) Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm 21051’B Lạng Sơn 21,60C 21002’B Hà Nội 23,40C 18040’B Vinh 23,90C 16044’B Quảng Trị 24,90C 16026’B Huế 25,10C 15008’B Quảng Ngãi 25,90C 13046’B Quy Nhơn 26,40C 10049’B TP.Hồ Chí Minh 26,90C (Nguồn: Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, trang 83) - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giảm dần từ Nam ra Bắc, nhiệt độ trung bình giảm 10C trên 1 vĩ độ. Bảng 1.9: Nhiệt độ trung bình tháng I tại các vĩ độ chính (Đv: 0C) Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ trung bình 21002’B Hà Nội 16,50C 18040’B Vinh 17,70C 16044’B Quảng Trị 19,20C 16026’B Huế 19,70C 15008’B Quảng Ngãi 21,90C 13046’B Quy Nhơn 22,60C 10049’B TP.Hồ Chí Minh 25,80C (Nguồn: Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, trang 83) 8 - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đều cao trên phạm vi cả nước (trên 270C), trong đó cao nhất là miền Trung (trên 29 0C) do chịu tác động của hiệu ứng phơn (gió Tây khô nóng). Bảng 1.10: Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất tại các vĩ độ chính (Đv: 0C) Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng VII 21002’B Hà Nội 28,90C 16026’B Huế 29,40C 10049’B TP.Hồ Chí Minh 28,90C (Nguồn: Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, trang 83) - Xét về biên độ, thì nơi nào chịu tác động của gió mùa đông bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn. Cho nên biên độ nhiệt ngoài Bắc cao hơn trong Nam và ven biển cũng cao hơn ở Tây Bắc. Nam Bộ: 3 – 40C Nam Trung Bộ: 4 – 80C Bắc Trung Bộ: 9 – 130C Bắc Bộ: 10 – 140C Bảng 1.11: Biên độ nhiệt trung bình năm tại các vĩ độ chính (Đv: 0C) Vĩ độ 21002’B 18040’B 16044’B 16026’B 10049’B Địa điểm Biên độ nhiệt trung bình năm Hà Nội 12,30C Thanh Hóa 11,80C Vinh 11,80C Huế 9,70C TP.Hồ Chí Minh 3,10C (Nguồn: Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, trang 83) * Nhiệt độ phân hóa theo chiều đông - tây - Ở mức độ nhất định, biển sưởi ấm cho vùng ven biển trong mùa đông. Song, biển lại là cửa ngõ của các dòng không khí lạnh vào nước ta. Kết quả là, cùng ở phía đông Hoàng Liên Sơn nhiều nơi nằm sâu trong nội địa ấm hơn vùng ven biển. Cũng vì vậy, trên cùng một độ cao phía tây Hoàng Liên Sơn ấm hơn Đông Bắc và Tây Nguyên ấm hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. 1.3.2.3 Nhiệt độ phân hóa theo độ cao 9 Độ cao địa hình làm giảm cán cân bức xạ, mật độ không khí và làm tăng tốc độ gió. Về mùa đông giảm 0,60C/100m, về mùa hè giảm 0,50C/100m. Mùa lạnh vĩnh cửu (nhiệt độ trung bình năm <200C) duy trì ở độ cao trên 1500m. Bảng 1.12: Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm Độ cao (m) Nhiệt độ trung bình năm (0C) Sơn La 602 21,20C Tam Đảo 900 18,20C Sa Pa 1570 15,60C Plây Cu 772 22,40C Địa điểm 1500 19,10C (Nguồn: Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam, trang 85) Đà Lạt Bảng 1.13: Các vành đai tổng nhiệt Vành đai 80000C Vùng Độ cao Vành đai 75000C Vùng (m) Độ cao Vành đai 70000C Vành đai 60000C Vùng Vùng (m) Độ cao (m) Độ cao (m) Tây Bắc 350-450 Tây Bắc 600-700 Tây Bắc 700-1000 Tây Bắc 1400-1500 Đông Bắc 100-350 Đông Bắc 350-600 Đông Bắc 600-750 Đông Bắc 1300-1400 Bắc T Bộ 300-550 Bắc T Bộ 550-750 Bắc T Bộ 750-950 Bắc T Bộ 1400-1500 Nam T Bộ 550-800 Nam T Bộ 750-950 Nam T Bộ 950-1100 Nam T Bộ 1500-1700 (Nguồn: Tài nguyên khí hậu Việt Nam, trang 101) 1.4. Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt Khí hậu nội chí tuyến thường đơn điệu, nhưng vì khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa từ xa đi đến theo từng đợt một, đã làm cho chế độ nhiệt của khí hậu nước ta trở nên thất thường. Tính chất thất thường của chế độ nhiệt thể hiện ở sự dao động của nhiệt độ tháng, sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc các mùa nóng lạnh. Nguyên nhân của sự thất thường này là do sự hoạt động của gió mùa đông bắc. Nhiệt độ tháng I của một năm nào đó có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 3 – 50C. Tính chất thất thường trong nhịp điệu sớm muộn của mùa lạnh (nhiệt độ dưới 200C) có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí thời vụ trong trồng trọt. Sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc của mùa có thể từ 12 đến 29 ngày ở khu vực Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ Bảng 1.14: Sự thấất thường của mùa lạnh tại Hà Nội và Lạng Sơn 10 Địa điểm Lạng Sơn Mùa lạnh đến sớm nhất/số ngày đến Năm 1928/18 ngày Hà Nội Năm 1948/18 ngày sớm Mùa lạnh đến muộn nhất/số ngày đến Năm 1963/14 ngày Năm 1957/17 ngày chậm Mùa lạnh kết thúc sớm nhất/số ngày Năm 1960/19 ngày Năm 1946/29 ngày kết thúc sớm Mùa lạnh kết thúc muộn nhất/số ngày Năm 1929/12 ngày Năm 1927/15 ngày kết thúc muộn (Nguồn: Giáo trình địa ký tự nhiên Việt Nam, trang 80) 1.5. Ý nghĩa của nguồn nhiệt đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.5.1. Đối với tự nhiên 1.5.1.1. Thuận lợi - Nhiệt độ là tác nhân ngoại lực quan trọng trong quá trình phong hóa. Nước ta với nguồn nhiệt dồi dào, cùng với nguồn ẩm, lượng mưa phong phú,… đã thúc đẩy quá trình phong hóa và quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ. Hình thành các dạng địa hình đặc trưng như: mương xói, khe rãnh, hang động và tài nguyên đất đa dạng. - Nguồn nhiệt dồi dào trong điều kiện lượng nước phong phú, do đó quá trình bốc hơi mạnh mẽ, thúc đẩy ngưng kết, gây mưa. Làm cho nước ta có lượng mưa lớn 1500 – 2000mm, hình thành nhiều dòng chảy (2360 con sông dài trên 10 km). - Nhiệt độ là yếu tố sinh thái rất quan trọng đối với đời sống thực vật, đặc biệt là quá trình quang hợp, hô hấp, sinh trưởng,… Ví dụ nhiệt độ tăng 10 0C thì quá trình quang hợp tăng 2 lần, nếu tăng nhiệt độ lên 40 – 50 0C thì quá trình trên ngừng hẳn, dẫn đến cây chết. Nước ta có nguồn nhiệt dồi dào, cùng với các yếu tố khác làm cho hệ sinh thái nhiệt đới phong phú và đa dạng, rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh là đới rừng nguyên sinh đặc trưng. 1.5.1.2. Khó khăn - Nhiệt độ là một trong những nhân tố hình thành các thiên tai ảnh hưởng tới nước ta như: tố lốc, mưa đá, bão, hạn hán, gió Tây khô nóng,… 1.5.2. Đối với kinh tế - xã hội 1.5.2.1. Thuận lợi - Đối với sản xuất nông nghiệp: Hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới, cho khả năng tăng vụ cao. Những cây nhiệt đới điển hình, ưa nhiệt độ cao quanh năm, 11 giàu ánh sáng như: cà phê, cao su, hồ tiêu, xoài, dừa,… cho năng suất, sản lượng cao tạo điều kiện hình thành nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Nền nhiệt cao cho khả năng sản xuất nhiều vụ trong năm. Trong nền nông nghiệp cây lúa là cây trồng nhiệt đới hàng đầu, chiếm 90% diện tích canh tác. Cây lúa có thời gian sinh trưởng 70 – 200 ngày, với nhiệt độ thích nghi 13 – 40 0C, đòi hỏi tổng tích nhiệt khoảng 2500 – 45000C. Nước ta có tổng nhiệt độ năm khoảng 7500 – 100000C, do đó có thể trồng được 2 – 3 vụ lúa/năm. Nguồn nhiệt phân hóa đa dạng, tạo điều kiện cho đa dạng sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới, còn xuất hiện các sản phẩm á nhiệt đới và ôn đới như: mận, đào, lê, su hào, cải bắp, súp lơ,… - Đối với các ngành kinh tế khác như công nghiệp, giao thông vận tải,… yếu tố nhiệt tạo điều kiện cho hoạt động quanh năm. - Nhiệt độ nóng, lạnh tạo khả năng thích nghi đa dạng cho người Việt. Đồng thời tạo ra tập tục, thói quen sinh hoạt đặc trưng cho mỗi vùng miền trên lãnh thổ nước ta. 1.5.2.2. Khó khăn - Thiên tai như hạn hán, gió tây khô nóng, rét đậm, rét hại,…gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống, đặc biệt làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên bấp bênh. Chương 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1 : Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? 2. Trình bày biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Hướng dẫn: 1. Giải thích: 12 Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới là do nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khu vực có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, có góc nhập xạ lớn nên nhận được nguồn nhiệt dồi dào. 2. Trình bày: - Nhiệt độ trung bình năm cao vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 260C (trừ vùng núi). - Tổng nhiệt độ năm cao, từ 3000 – 10.0000C (kể cả vùng núi cao). - Tổng số giờ nắng cao, trung bình hàng năm đạt 1400 – 3000 giờ. Câu 2 : Phân tích tác động của gió mùa đến sự thay đổi chế độ nhiệt của nước ta. Hướng dẫn: 1. Gió mùa mùa đông: - Về mùa đông toàn bộ phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ vĩ tuyến 16 0B trở ra Bắc) chịu tác động của gió mùa đông bắc có tính chất lạnh khô vào đầu mùa và lạnh ẩm vào cuối mùa. Dưới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đã hình thành ở miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh (có 2 – 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18 0C), trong đó khu vực Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta, khu vực Tây Bắc và Băc Trung Bộ thi có mùa đông lạnh vừa. - Trong khi đó thì miền Nam (từ vĩ tuyến 16 0B trở vào Nam) không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mà chịu tác động của gió tín phong đông bắc nên ở đây hình thành một mùa khô sâu sắc, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C. 2. Gió mùa mùa hạ: Về mùa hè toàn bộ lãnh thổ nước ta chịu tác động của gió mùa tây nam nóng ẩm, tạo nên nền nhiệt độ cao trên phạm vi cả nước. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng VII) ở tất cả các địa điểm trừ vùng núi cao đều có nhiệt độ trên 27 0C, đặc biệt miền Trung có nhiệt độ cao nhất trên 290C là do ảnh hưởng của gió Tây nóng. Câu 3 : Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của nước ta. Hướng dẫn: 13 Nước ta với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, do đó địa hình là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của chế độ nhiệt của nước ta. 1. Địa hình tương tác với gió mùa tạo ra sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc -Nam, Đông – Tây: - Các dãy núi chạy đâm ngang ra biển theo hương Tây – Đông như Hoàng Sơn, Bạch Mã trở thành những bức bình phong chắn gió, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía nam. Phía bắc dãy Bạch Mã trở ra Bắc có một mùa đông lạnh, nhiệt độ mùa đông dưới 200C. Phía Nam dãy Bạch Mã trở vào Nam nóng quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C. - Các cánh cung Đông Bắc giống như một chiếc phễu hút gió mùa đông bắc xâm nhập sâu xuống Bắc Bộ. Dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến khu vực Tây Bắc, làm cho mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn khu vực Đông Bắc. Dãy Trường Sơn và các dãy núi sát biên giới Việt - Lào chắn gió mùa Tây Nam gây ra hiệu ứng phơn, làm cho nhiệt độ ở miền Trung vào mùa hè cao nhất cả nước (trên 290C) và tạo ra 2 mùa mưa và khô đối lập nhau giữu Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao địa hình: - Theo quy luật cứ lên cao 100m thì nhiêt độ giảm đi 0,6 0C. Chính vì thế ở vùng núi, đặc biệt là núi cao Hoàng Liên Sơn đã hình thành 3 đai cao với nền nhiệt thay đổi rõ rệt: + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: nền nhiệt cao, mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 250C. + Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: nhiệt độ giảm, không có tháng nào trên 250C. + Đai ôn đới gió mùa trên núi: quanh năm nhiệt độ dưới 15 0C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 50C. Câu 4 : Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam hãy: 1. Phân tích chế độ nhiệt 3 trạm khí hậu Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. 2. Nhận xét và giải thích đặc điểm chế độ nhiệt của 3 trạm khí hậu. Hướng dẫn: 14 1. Phân tích: Đặc điểm Nhiệt độ trung bình năm (0C) Tháng cực đại, cực tiểu Biên độ nhiệt (0C) Biến trình nhiệt 2. Nhận xét và giải thích: Hà Nội 23,5 VII, I 12,5 1 cực đại Đà Nẵng 25,9 VII, I 8,0 1 cực đại Tp.Hồ Chí Minh 27,0 IV, I 3,1 2 cực đại - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (đẫn chứng). GT: Do càng vào Nam càng gần xích đạo nên có góc nhập xạ, lượng nhiệt nhận được lớn. Đồng thời càng vào Nam thì hoạt động của gió mùa đông bắc càng suy yếu. - Tháng cực đại ở Hà Nội và Đà Nẵng là tháng VII, còn Tp. Hồ Chí Minh là tháng IV. Tháng cực tiểu ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh đều là tháng I. GT: Trùng với chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời. Riêng Tp.Hồ Chí Minh cực đại vào tháng IV là thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh vào tháng đỉnh điểm của mùa khô nên nhiệt độ cao. - Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). GT: Do càng vào Nam thì càng gần xích đạo, chênh lệch thời gian chiếu sáng, góc nhập xạ nhỏ nên nhiệt độ cao quanh năm. Đồng thời càng vào Nam thì gió mùa đông bắc càng suy yếu. - Hà Nội và Đà Nẵng biến trình nhiệt có 1 cự đại là do gần chí tuyến hơn nên khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. Tp.Hồ Chí Minh có 2 cực đại do gần xích đạo, khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau. Câu 5: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ nhiệt của 2 trạm khí hậu Hà Nội và Nha Trang sau đó rút ra kết luận. Hướng dẫn: 1. Khái quát vị trí, vĩ độ, độ cao địa hình của 2 trạm: - Trạm Hà Nội thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ở vĩ độ 21 0B, độ cao dưới 50m. - Trạm Nha Trang thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ở vĩ độ khoảng 12017’B, độ cao dưới 50m và nằm sát biển. 2. So sánh: a. Giống nhau: 15 - Đều có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 23 0C do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cos 2 lần Mặt Trời lên thien đỉnh trong năm. - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở cả hai nơi đều cao và vào tháng VII, nhiệt độ trung bình thấp nhất đều rơi vào tháng I do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt trời. b. Khác nhau: - Nằm ở 2 miền khí hậu khác nhau + Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều. + Nha Trang thuộc miền khí hậu phía Nam có khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo nóng quanh năm. - Chế độ nhiệt: + Nền nhiệt độ ở Nha Trang cao hơn ở Hà Nội: nhiệt độ trung bình ở Hà Nội khoảng 230C, còn ở Nha Trang khoảng 260C + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở Hà Nội là 16,5 0C, còn ở Nha Trang là 240C. + Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18 0C, trong khi đó Nha Trang không có tháng nào nhiệt độ dưới 240C - Giải thích: + Do Hà Nội nằm gần chí tuyến bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Còn Nha Trang gần xích đạo hơn ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc do bức chắn là dãy Bạch Mã. + Biên độ nhiệt trong năm của Hà Nội cao hơn Nha Trang do càng vào Nam góc nhập xạ càng lớn, chênh lệch thời gian chiếu sáng, cũng như ảnh hưởng của gió mùa đông bắc giảm dần. Câu 6 : Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam hãy trình bày nhiệt độ trung bình tháng VII của nước ta. Giải thích tại sao miền Trung có nhiệt độ mùa hè cao nhất cả nước. Hướng dẫn: 1. Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng VII) trên phạm vi cả nước đều ở mức cao, chủ yếu trên 240C (trừ vùng núi cao). 16 - Nhiệt độ tháng VII có sự phân hóa: + Những nơi có nhiệt độ cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, nhiệt độ ở đây đạt trên 280C. + Khu vực có nhiệt độ trung bình từ 24 – 28 0C chủ yếu ở Nam Bộ, vùng núi thấp và trung bình Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Tây Nguyên. + Khu vực có nhiệt độ thấp nhất trong tháng VII là khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, khối núi Kon Tum và Cực Nam Trung Bộ, nhiệt độ ở đây quanh năm mát mẻ chỉ dưới 200C. 2. Giải thích: Ven biển miền Trung mùa hè có nhiệt độ cao nhất cả nước là do đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng làm cho khu vực này có nhiệt độ cao, ít mưa. Câu 7 : Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam hãy phân tích sự thay đổi chế độ nhiệt theo vĩ độ. Hướng dẫn: - Nhiệt độ trung bình năm càng vào phía nam (về phía vĩ độ thấp) càng tăng (dẫn chứng), do góc nhập xạ tăng và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ yếu). - Nhiệt độ trung bình tháng VII tương đối đồng nhất trong cả nước ; riêng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). - Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hẳn ở phía bắc và tăng từ bắc vào nam (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). - Biên độ nhiệt trung bình năm càng vào phía nam càng giảm (nêu dẫn chứng và nguyên nhân). Câu 8 : Cho bảng số liệu Nhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm (Đv: 0 C) Địa điểm Vĩ độ Lạng Sơn 21 0 51 ’ B Nhiệt độ trung bình năm 21,2 17 Nhiệt độ trung bình tháng I 13,3 Nhiệt độ trung bình tháng VII 27,0 Biên độ nhiệt trung bình năm 13,7 Lai Châu 22 0 31 ’ B Sa Pa 22 0 33 ’ B Hà Nội 21 0 02 ’ B Vinh 18 0 40 ’ B Huế 16 0 26 ’ B Đà Nẵng 16 0 02 ’ B Tp.Hồ Chí Minh 10 0 49 ’ B Cà Mau 9 0 10 ’ B Căn cứ vào bảng số liệu nhiệt của nước ta. 23,0 15,2 23,5 23,9 25,1 25,7 27,1 26,7 hãy nhận xét 17,2 26,2 9,0 8,5 19,8 11,3 16,4 28,9 12,5 17,6 29,6 12,0 20,0 29,4 9,4 21,3 29,2 7,9 25,8 28,9 3,1 25,1 27,9 2,8 và giải thích đặc điểm chế độ Hướng dẫn: 1. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Tất cả các địa điểm đều có nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C (trừ vùng núi cao Sa Pa ở độ cao trên 1500m, nhiệt độ chỉ còn 15,20C). GT: Do nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được phong phú. 2. Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo không gian và thời gian rõ rệt: * Theo thời gian: - Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn tháng VII, đặc biệt các địa điểm nằm ở phía bắc Đà Nẵng nhiệt độ đều dưới 200C. - Nhiệt độ trung bình tháng VII trên cả nước đều cao trên 25 0C (trừ vùng núi cao Sa Pa). GT: Do nướ ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa, mùa đông nhiều địa điểm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh. Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm. * Theo không gian: - Phân hóa theo chiều Bắc – Nam: + Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng). + Nhiệt độ trung bình tháng I giảm mạnh từ Nam ra Bắc (dẫn chứng). + Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng). GT: Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam (trên 15 vĩ độ). Càng vào Nam thì góc nhập xạ càng tăng, hoạt động của gió mùa đông bắc càng suy yếu, kết hợp tác dụng chắn của các dãy núi hướng Đông – Tây như Hoành Sơn, Bạch Mã. - Phân hóa Đông – Tây: 18 Thể hiện qua sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa Lạng Sơn và Lai Châu (dẫn chứng). GT: Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu đông bắc, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc lạnh. Còn Lai Châu thuộc vùng khí hậu tây bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc do tác dụng chắn của dãy Hoàng Liên Sơn. * Phân hóa theo độ cao: Thể hiện qua chế độ nhiệt của Lạng Sơn và Sa Pa, hai địa điểm cùng nằm trong vùng khí hậu đông bắc nhưng do khác biệt về độ cao nên nhiệt độ ở Sa Pa thấp hon Lạng Sơn. GT: Theo quy luật đai cao, lên cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,60C. Câu 9 : Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh (Đv: 0 C) Tháng Hà Nội I II II IV V VI VII 16, 17, 20, 23, 27, 28, 28, 4 0 2 7 3 8 9 TP.HCM 25, 26, 27, 28, 28, 27, 27, 8 7 9 9 3 5 1 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ và giải thích vì sao có sự khác biệt đó. VIII 28, 2 27, 1 nhiệt IX X XI XII 27, 24, 21, 18, 2 6 4 2 26, 26, 26, 25, 8 7 4 7 của hai địa điểm trên Hướng dẫn: 1. Sự khác biệt trong chế độ nhiệt: - Hà Nội có nền nhiệt thấp hơn Tp.Hồ Chí Minh (dẫn chứng). - Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C (dẫn chứng). - Hà Nội có 4 tháng nhiệt độ cao hơn Tp.Hồ Chí Minh (dẫn chứng). - Tp.Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào dưới 25,70C. - Biên độ nhiệt của Hà Nội cao hơn Tp.Hồ Chí Minh (dẫn chứng). 2. Giải thích: - Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ mùa đông xuống thấp. Trong khi đó Tp.Hồ Chí Minh không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh nên nhiệt độ cao quanh năm. 19 Năm 23,5 27,1 - Từ tháng 5 đến tháng 10 trên toàn bộ lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nóng ẩm nên nền nhiệt cao trên cả nước. - Hà Nội nằm gần chí tuyến Bắc, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh nên biên độ nhiệt cao. Còn Tp.Hồ Chí Minh nằm gần xích đạo có nhiệt cao và ổn định quanh năm nên biên độ nhiệt nhỏ. - Hà Nội có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, cộng với ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên nhiệt độ các tháng mùa hè cao hơn Tp.Hồ Chí Minh. Câu 10: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và biên độ nhiệt của Hà Nội, Huế và Tp.Hồ Chí Minh (Đv: 0C) Địa Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Biên độ Nhiệt độ Nhiệt độ Biên độ đ T thá thán n t t n iể B ng g h ố ố h m n lạn nóng i i i i ă h nhất ệ t c ệ m nhấ t h a t t T ấ o t B p t u n t u y ă u y ệ m y ệ t ệ t đ t đ ố đ ố i ố i i Hà Nội 23,5 21001’B Huế 25,1 16024’B TP.HCM 10047’B 27,1 16,4 28,9 (tháng I) (tháng VII) 19,7 29,4 (tháng I) (tháng VII) 25,7 28,9 (tháng XII) (tháng IV) 20 12,5 2,7 42,8 40,1 9,7 8,8 41,3 32,5 3,2 13,8 40,0 26,2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan