Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả dùng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ch...

Tài liệu ảnh hưởng của đô thị hóa đến hiệu quả dùng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn..

.PDF
111
379
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––– LƢƠNG PHƢƠNG NAM ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––– LƢƠNG PHƢƠNG NAM ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 -10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Quang Quý THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bắc Kạn, ngày 11 tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Lương Phương Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”. Tôi xin trân trọng bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo và đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa, những người đã tận tình dạy bảo giúp đỡ và định hướng cho tôi trong qúa trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo huyện, các phòng, ban ngành UBND huyện Chợ Mới, lãnh đạo các xã cùng với nhân dân huyện Chợ Mới đã cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đến thầy giáo PGS.TS. Đỗ Quang Quý, người đã định hướng chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình học tập và nghiên cứu. Bắc Kạn, ngày 11 tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Lương Phương Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 5 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 19 1.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ....................................... 34 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 34 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 36 Chƣơng 2: THƢ̣C TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHỢ MỚI .................. 39 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới................................................................................................... 39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 39 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp huyện Chợ Mới ...................... 57 2.2. Thực trạng quá trình ĐTH và ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Mới ............................. 60 2.2.1. Thực trạng quá trình ĐTH tại huyện Chợ Mới.................................. 60 2.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Mới ................................................ 69 2.2.3. Đánh giá chung ảnh hưởng của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp nói chung và tới hiệu quả sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Chợ Mới ................................................................................. 78 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HUYỆN CHỢ MỚI ............. 82 3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Chợ Mới đến năm 2020 ....... 82 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Chợ Mới .............. 87 3.2.1. Giải pháp chung ................................................................................. 87 3.2.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................. 89 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 92 1. Kết luận ....................................................................................................... 92 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa CN-XD Công nghiệp - Xây dựng DL, TM, KS Du lịch, thương mại, khách sạn ĐTH Đô thị hóa GDTX Giáo dục thường xuyên GTSX Giá trị sản xuất KCN Khu công nghiệp KH & ĐT Kế hoạch và đầu tư NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QH&TKNN Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật TBKT Tiến bộ kỹ thuật TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thị xã Hồ Chí Minh TTCN Tiểu thủ công nghiệp VHTT Văn hóa thể thao VLXD Vật liệu xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số tiêu chí phân loại đô thị ........................................................ 6 Bảng 2.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp cá thể trên địa bàn .................... 45 Bảng 2.2. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm thủy sản ............................ 48 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm thủy sản .......................................................................... 50 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi .................................................... 51 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu nông nghiệp huyện Chợ Mới ................................. 52 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản ....................................................... 54 Bảng 2.7. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu lao động................................. 62 Bảng 2.8. Thực trạng lao động huyện Chợ Mới ............................................. 62 Bảng 2.9. Biến động quy mô dân số, lao động của huyện .............................. 63 Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất huyện Chợ Mới ....................................... 64 Bảng 2.11. Diễn biến diện tích năng suất sản lượng một số cây trồng, vật nuôi ............................................................................................ 65 Bảng 2.12. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................... 68 Bảng 2.13. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ............................................ 69 Bảng 2.14. Nguồn lực của hộ điều tra............................................................. 70 Bảng 2.15. Diện tích một số cây trồng chính của các hộ điều tra................... 72 Bảng 2.16. Mức đầu tư và hiệu quả kinh tế tính trên 1 sào của một số cây trồng chính ................................................................................ 73 Bảng 2.17. Kết quả mô hình với các biến ảnh hưởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm .................... 74 Bảng 2.18. Kết quả mô hình với các biến ảnh hưởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với thu nhập của hộ .......................... 76 Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 ................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang tiến hành đô thị hóa (ĐTH) trên một quy mô rất rộng lớn, và với một tốc độ khá nhanh, đến 2010 đã có 755 đô thị. Năm 2000, tỷ lệ dân cư đô thị toàn quốc là 22,3% thì năm 2010 là 34%. Tính đến cuối tháng 9/2010, Việt Nam đã có 254 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó 171 khu đã đi vào hoạt động và có mặt tại 57 tỉnh, thành trong cả nước với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân. ĐTH là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Đây là trung tâm công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; văn hoá; y tế; giáo dục; thể dục, thể thao. Từ ngày 2/7/2009, phân loại đô thị tiến hành theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 7/5/2009. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hóa (CNH), ĐTH phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết tập trung vào vấn đề về bảo vệ môi trường nói chung cho các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến số lượng đất chỉ mang tính thống kê, ảnh hưởng đến chất lượng đất hầu như chưa có, ảnh hưởng đến môi trường đất mới chỉ mang tính điểm ở xung quanh một số khu công nghiệp cũ, làng nghề và một số vùng nông nghiệp thâm canh cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vốn đầu tư lớn, khó áp dụng trên diện rộng, đặc biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi. Những nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình CNH-ĐTH nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn còn khá ít và thiếu tính liên ngành. Việt Nam có qui mô đất canh tác/người vào loại thấp nhất thế giới. Nước ta có 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,4 triệu ha được đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh. Từ 1/7/2004 đến năm 2009 (số liệu thống kê của Tổng cục Quản lý đất đai) đã thu hồi gần 750.000 ha đất (hơn 80% là đất nông nghiệp), để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Bình quân hàng năm hơn 10.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, trên 50% là diện tích đất canh tác trồng lúa, sản lượng lương thực giảm dần. Chính phủ đã có Nghị quyết 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình CNHĐTH, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất nông nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần xây dựng vùng kinh tế phát triển bền vững. Năm 2010, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã được công nhận là đô thị loại III. Các huyện, thị xã thuộc tỉnh quá trình ĐTH cũng diễn ra nhanh chóng, thể hiện sự phát triển ngày càng cao về kinh tế - xã hội của địa phương. Quá trình đó đã tạo điều kiện thay đổi cơ cấu ngành kinh tế và hỗ trợ thúc đẩy các ngành hoạt động có hiệu quả hơn, trong đó có ngành nông nghiệp. Đặc biệt là khu vực vùng ven đô thị, khu giáp ranh với trung tâm huyện. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, các mô hình, với công nghệ khoa học tiên tiến được áp dụng vào sản xuất ngày một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 mở rộng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, ĐTH cùng với CNH đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, có những tác động tới phương thức sản xuất mà người nông dân áp dụng, và nhiều tác động tích cực, tiêu cực khác. Để bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, tạo sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nhanh, ổn định và bền vững, đặc biệt là sự phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Chợ Mới, góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện của tỉnh Bắc Kạn, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ĐTH; hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp; - Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTH trên địa bàn huyện Chợ Mới; - Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. - Tìm ra một số giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Thực trạng và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Mới. - Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Chợ Mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Mới. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu năm 2008 - 2010; số liệu điều tra thực tế năm 2011. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị. Luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng ĐTH ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình ĐTH tại huyện Chợ Mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở khoa học ảnh hƣởng của đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1. Cơ sở lý luận về đô thị hóa 1.1.1.1. Lý luận chung về đô thị và ĐTH a, Đô thị - Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị, nhưng theo phương diện chung nhất thì đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Hà Ngọc Trạc 1995, từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, NXB Hà Nội). - Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009, của Chính phủ, đô thị có chức năng: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định [10]. - Cũng theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP, đô thị phải đảm bảo theo các tiêu chí sau: + Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. + Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị. Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. + Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. - Đô thị được phân ra làm 5 loại theo bảng dưới đây: Bảng 1.1. Một số tiêu chí phân loại đô thị Lao động Hạ tầng Mật độ dân số phi nông cơ sở (ngƣời/km2) nghiệp (%) Từ 5 triệu trở Từ 90% Cơ bản đồng Quốc gia lên trở lên bộ, hoàn chỉnh Từ 500 nghìn Từ 10.000 trở Nhiều mặt đầu trở lên; Từ > 1 lên; Từ > Quốc Từ 85% tư XD đồng triệu người nếu 12.000 nếu đô gia/liên tỉnh trở lên bộ và cơ bản đô thị trực thuộc thị trực thuộc hoàn chỉnh TW) TW) Từ 300 nghìn Từ 8.000 trở Liên Nhiều mặt đầu trở lên; Từ > lên; Từ > tỉnh/Quốc Từ 80% tư XD đồng 800 nghìn người 10.000 nếu đô gia (1 số trở lên bộ và cơ bản nếu đô thị trực thị trực thuộc lĩnh vực) hoàn chỉnh thuộc TW) TW) Tỉnh/liên Từng mặt Từ 150 nghìn Từ 75% Từ 6.000 tỉnh (1 số đồng bộ và trở lên trở lên trở lên lĩnh vực) hoàn chỉnh Từng mặt Tỉnh/liên Từ 50 nghìn Từ 70% Từ 4.000 đồng bộ và huyện trở lên trở lên trở lên hoàn chỉnh Đã hoặc đang Huyện/liên Từ 4.000 Từ 65% được XD chưa Từ 2.000 xã trở lên trở lên đồng bộ và trở lên hoàn chỉnh Loại Chức năng đô thị trung tâm Đặc biệt 1 2 3 4 5 Dân số (ngƣời) (Nguồn: Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009-Chính phủ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 + Đô thị loại đặc biệt là thị xã trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. + Đô thị loại I, loại II là thị xã trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. + Đô thị loại III là thị xã hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. + Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. + Đô thị thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. b, Đô thị hóa ĐTH là hiện tượng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội... ĐTH phát triển trên cơ sở phát triển công nghiệp hoá, của cách mạng khoa học kỹ thuật, của dịch vụ, của nông nghiệp và của sự tiến bộ xã hội, trong đó công nghiệp hoá và khoa học - kỹ thuật là những cơ sở tiên quyết. Chính vì thế sự phát triển của ĐTH diễn ra cũng khác nhau về thời gian, tốc độ và quy mô giữa các nước trên thế giới, giữa các vùng lãnh thổ trong phạm vi một quốc gia[4]. - Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hướng: + ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ket-noi.com chia se mien phi 8 nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thị xã toàn cầu như Tokyo, Seoul,... Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các khu vực vẫn chỉ là nông thôn thì sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái. + ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn[5]. 1.1.1.2. Lý luận đất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp a, Đất nông nghiệp * Theo luật đất đai 2003, đất đai được phân thành các nhóm đất: - Đất phi nông nghiệp - Đất nông nghiệp - Đất chưa sử dụng Trong đó, đất nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau: + Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa; đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. + Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 + Đất nuôi trồng thuỷ sản. + Đất làm muối. + Đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. * Đặc điểm của đất nông nghiệp - Đất đai được coi là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản cho sản xuất nông nghiệp, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là tư liệu lao động bởi vì nếu được sử dụng hợp lý thì không những không bị hao mòn như các tư liệu sản xuất khác mà còn được tái tạo, độ phì nhiêu của đất được tăng lên và đất ngày càng màu mỡ. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai là nơi con người thực hiện các tác động vào cây trồng để tạo ra sản phẩm. Sự tác động của con người vào môi trường đất đai bằng các biện pháp tiên tiến sẽ làm cho đất đai ngày càng phong phú, màu mỡ. - Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn, thuộc nhóm tài nguyên khan hiếm bởi vì vỏ trái đất có giới hạn, ¾ diện tích vỏ trái đất là nước, còn ¼ diện tích còn lại là diện tích đất liền và núi đá. Ngoài ra đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia có sự giới hạn về đất sản xuất do trình độ canh tác, thời tiết, khí hậu, địa hình quy định, nhiều nơi do diện tích bị giới hạn nên việc mở rộng quy mô là rất khó khăn. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp chúng ta phải sử dụng đất đai một cách đầy đủ và hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền. Điều này gắn liền với điều kiện tự nhiên của từng vùng: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, quá trình hình thành đất khác nhau, do đó bố trí sản xuất nông nghiệp hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao cho các vùng. - Đất nông nghiệp nếu được sử dụng hợp lý thì độ phì nhiêu không ngừng tăng lên, các loại tư liệu khác trong quá trình sản xuất thường bị hao mòn và giảm dần giá trị theo thời gian, còn đất đai không những không bị hao mòn mà còn tăng dần giá trị của sản phẩm nếu chúng ta biết sử dụng và khai thác hợp lý. Đặc điểm này của đất đai xuất phát từ đất đai có độ phì nhiêu tự nhiên cao. b, Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp - Hiệu quả là kết quả được so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu vào. Kết quả thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí càng cao, thể hiện hiệu quả càng lớn và ngược lại. - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là năng suất đất đai, năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. Giá trị kinh tế - xã hội mang lại trên một đơn vị diện tích; hệ số sử dụng đất đai, đó là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, và đạt hiệu quả cao là năng suất cây trồng, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; hệ số sử dụng đất phải ngày càng nâng cao. - Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, tức là phải nâng cao độ phì nhiêu của đất, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, con người có trình độ và rất nhiều yếu tố khác để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. - Sử dụng đất nông nghiệp phải nắm bắt được phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của địa phương, điều kiện tự nhiên, lợi thế của khu vực và từng địa phương. Nắm được đặc điểm của ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 sản xuất nông nghiệp, từ đó có quyết định phát triển nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương đúng đắn và đạt hiệu quả cao[5]. c, Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Vai trò của sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển cuả xã hội loài người. Cuộc cách mạng công nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ, mạc dù vậy, nông nghiệp vẫn là một trong hai ngành sản xuất vật chất rất quan trọng, bởi những đóng góp sau đây: + Nông nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. + Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. + Nông nghiệp cung cấp hàng hoá xuất khẩu. + Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành kinh tế khác. + Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác. + Nông nghiệp còn có vai tác dụng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng. - Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc biệt, khác với công nghiệp và ngành kinh tế khác ở lĩnh vực sản xuất, đầu tư và lưu thông hàng hoá. Việc xem xét và phân tích các đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết để phát triển đúng đắn nền nông nghiệp. Ngành sản xuất nông nghiệp có các đặc điểm sau: + Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật + Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 + Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ rệt. + Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao. + Nông nghiệp Việt Nam phát triển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. + Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, á nhiệt đới ẩm, có pha trộn khí hậu ôn đới [11]. 1.1.1.3. Tác động của ĐTH đến hiệu qửa sử dụng đất nông nghiệp a, Tác động của ĐTH nói chung Quá trình ĐTH là quá trình phát triển tất yếu, bên cạnh những mặt tích cực là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề khác cần quan tâm: sự gia tăng mật độ dân số và phương tiện giao thông, đất đai bị suy giảm về số lượng và chất lượng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn, các chất thải ngày càng gia tăng về chủng loại lẫn số lượng, ô nhiễm môi trường từ đó cũng gia tăng nếu không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý tốt các chất thải. - Mặt tích cực: Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan