Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Bài 16 chương trình Sơ cấp LLCT mới...

Tài liệu Bài 16 chương trình Sơ cấp LLCT mới

.DOC
19
10975
179

Mô tả:

Bài 16: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Bài 16 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Tình hình thế giới và Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX a. Tình hình thế giới - Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển mạnh sang chủ nghĩa đế quốc. Pt: Bên trong thì tăng cường bóc lột ND lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức ND các DT thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của CNĐQ làm cho đời sống NNLĐ các nước trở nên cùng cực. Các DT thuộc địa >< CNTD ngày càng gay gắt, PT đấu tranh GPDT diễn ra mạnh mẽ … Vd: Các cuộc bải công nổ ra ở pháp (khởi nghĩa lyon 1831-1834 phản đối chủ không tăng lương); phong trào Hiến chương ở Anh 1832- đòi lại quyền lợi chính trị, Phong trào ở Đức 1884 ở silesie công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm…. Đánh dấu thời kỳ độc lập của công nhân Và Chủ nghĩa tư bản chuyển sang chu kỳ khủng hoảng, không chỉ mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc thực dân >< với các dân tộc thuộc địa, mà bản thân CNTB cũng mâu thuẫn với nhau về tranh giành quyền lợi về thuộc địa, lợi nhuận, thị trường…dẫn đế cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất từ năm 1914 -1918. Dẫn dắt: Cuộc chiến tranh thế giới diễn ra ác liệt dẫn đến các khâu liên kết của chúng bị yếu đi và cách mạng tháng 10 nga đánh đánh vào khâu yếu kém đó giành tháng lợi.  Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại giành được thắng lợi. ð Thắng lợi của CM Tháng Mười, biến CN Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra thời đại mới cho nhân loại “thời đại CM chống ĐQ, thời đại GPDT”. Cuộc CM này không những cổ vũ mạnh mẽ PTĐT của GCCN, NDLĐ các nước mà còn là tấm gương sáng trong việc GP các DT bị áp bức… Pt: Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919)… Về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Và “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. - Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Pt: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn 1 Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới, mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”. b. Hoàn cảnh trong nước * Vài nét về xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược. - Nhà nước phong kiến với chế độ quân chủ tập quyền, vua nắm mọi quyền hành. - Việt Nam là một quốc gia độc lập nhưng đang trong giai đoạn suy yếu, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách PK bảo thủ lạc hậu, làm cho đất nước ngày càng kiệt quệ. - Sáng ngày 1/9/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. - Triều đình nhà Nguyễn bất lực, khủng hoảng, bù nhìn, từng bước thỏa hiệp và đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp bằng các Hiệp ước:  1862: Hiệp ước Nhâm Tuất nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Pt: Triều đình nhà nguyễn thời kỳ Minh mạng thời kỳ còn độc lập chia Nay kỳ thành 6 tỉnh: 3 tình Miền đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.  1874: Điều ước Giáp Tuất. Pt: Thực dân pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền tây Nam kỳ, hiệp ước giấp tuất nhà Nguyễn công nhận Nam kỳ là thuộc địa của thực dân pháp.  1883: Hòa ước Quí Mùi. Pt: Hiệp ước Hắc mang được ký vào ngày 25 tháng 8 năm 1883, Với hòa ước này triều đình nhà nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của pháp.  1884: Hiệp ước Giáp thân, đánh dấu sự đầu hàng của nhà Nguyễn. Pt: Hiệp ước pananốt đây là hiệp ước cuối cùng của nhà nguyễn thừa nhận quyền cai trị của pháp, hòa nước này có điểm khác hiệp ước quí mùi là chi nước ta ra làm 3 kỳ (Nam kỳ - Trung Kỳ - Bắc kỳ. Dẫn dắt: Sau khi cơ bản đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sau hai cuộc khai thác, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị nước ta, thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực: * Xã hội Việt Nam dưới chính sách cai trị của thức dân Pháp - Về chính trị: + Chính sách “trực trị”, nắm mọi quyền hành. Gt: thực dân pháp áp đặc thiết lập ở Việt Nam một chế độ chuyên chế điển hình, thực dân Pháp nắm mọi quyền hành, tước bỏ quyền lực của triều đình nhà Nguyên cả về đối nội và đối ngoại (Vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn, là công cụ, tay sai đắc lực cho việc thực hiện chính sách cai trị của chúng) + Thực hiện chính sách “chia để trị”. Gt: Chia Nước ta ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng (ở Nam Kỳ: Thống đốc – Trung Kỳ: Khâm Sứ-Bắc Kỳ: thống sứ) + Thành lập Liên bang Đông Dương nhằm xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. 2 Pt: gồm Ba kỳ với nước Lào, Campuchia. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc – Trung – Nam giữa tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí giữa các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông dương. + Đàn áp đẫm máu các phong trào yêu nước. Gt: Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. - Về Kinh tế: + Du nhập phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa, duy trì phương thức bóc lột phong kiến. Gt: Thực dân pháp tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền...để bắt nhân dân ta vào đó làm việc (Phương thức bóc lột TBCN người chủ -công nhân). Dẫn đến quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm dân cư mới. Đồng thời Thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền và bóc lột địa tô (duy trì bóc lột Phong kiến). + Thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm về kinh tế. Gt: Thực dân Pháp độc quyền kinh tế nắm kiểm soát về xuất nhập khẩu mua hàng hoá của ta với giá rẻ mạt, trong khi đó hàng hoá dư thừa của Pháp được nhập vào Việt Nam. Hàng hoá Pháp thống trị thị trường Việt Nam vì được miễn thuế. Tất cả các lợi nhuận đều lọt vào tay các công ty như Đông ấn, Den nis Frers… chúng đánh thuế cao để không chế hàng hoá của các nước khác muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam + Tận lực khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức, ban hành nhiều thứ thuế vô lý, vô nhân đạo. Gt: Chúng tăng cường khai thác tài nguyên: mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm, mở vàng….ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng..xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng để phục vụ chính sách khai thác thuộc địa. Chúng đánh thuế cáo các mặt hành nhu yếu phẩm, bắt người dân nộp nhiều thứ thuế vô lý, vô nhân đạo ngay cả người sống cũng phải đóng thuế…. Vd: Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã xây dựng hình ảnh nhân vật chính là chị Dậu, làm tất cả bán đi hết những gì có thể….nói lên hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ngoài ra chúng còn độc quyền buôn bán về rượu, thuốc phiện, muối, hàng xa xỉ phẩm… Tất cả các hoạt động đó nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa đem về cho chính quốc. Vậy hậu quả của chúng gây ra là hết sức nguy hiểm đối với dân tộc Việt Nam. - Về văn hoá – xã hội: + Thi hành triệt để chính sách kìm hãm nô dịch về văn hóa, gây tâm lí tự ti, vong bản, thi hành chính sách ngu dân dễ bề cai trị: Gt: Hệ thống giáo dục không được chú ý. Các trường không được mở, giáo dục nhằm làm cho người học lạc hướng, xa rời truyền thống dân tộc. Hơn 90% người dân bị mù chữ điều đó đã nói lên bản chất của chế độ Thực dân. 3 + Khuyến khích văn hóa độc hại, phá hoại bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. + Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hóa tiến bộ của thế giới du nhập vào Việt Nam. + Dùng rượu cồn, thuốc phiện…đầu độc các tầng lớp nhân dân, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan… Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... bằng thuốc phiện, bằng rượu... chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”. Tóm lại, dưới chính sách cai trị của thực dân pháp nhân dân ta vô cùng điêu đứng, cùng cực, không lối thoát. Yêu cầu xã hội Việt Nam lúc này là đấu tranh giành độc lập dân tộc gắn với đấu tranh giành lại quyền dân sinh, dân chủ. - Tình hình giai cấp và mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Những chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam nó chuyên chế về Chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, kìm hãm nô dịch về văn hoá là những chính sách dã man, tàn bạo và phản động. Dưới tác động của chính sách cai trị, khai thác xã hội Việt Nam diễn ra sự phân hoá sâu sắc. + Về giai cấp: phân hoá theo hai chiều hướng: Thứ nhất, Sự phân hóa của các giai cấp cũ như địa chủ và nông dân. Thứ hai, Sự ra đời của những giai cấp, tầng lớp mới như công nhân và tư sản. Bên cạnh là tầng lớp tiểu tư sản trí thức. Với sự phân hoá trên nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nữa phong kiến. Gt: giải thích sơ đồ + Giai cấp địa chủ Việt Nam: Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau (một số trở thành lãnh tụ của phong trào quần chúng chống lại Pháp và triều đình PK). + Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng 90% dân số), chỉ sở hữu 10% diện tích ruộng đất, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. 4 + Giai cấp công nhân Việt Nam: là sản phẩm của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Giai cấp công nhân ra đời phát triển nhanh chóng qua hai cuộc khai thác thuộc địa 10 vạn người (1914) tăng lên 22 vạn (1929). Giai cấp công nhân chiếm khoảng 1% số dân, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh. Giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những đặc điểm chung của công nhân quốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: Đa số giai cấp công nhân VN xuất thân từ giai cấp nông dân, (là nạn nhân của chích sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam), vì vậy, giai cấp công nhân có quan hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân VN chịu 3 tầng áp bức: đế quốc, phong kiến,, tư sản bản sứ, nên họ vừa đại diện quyền lợi cho toàn thể dân tộc vừa đại diện quyền lợi của giai cấp khác. Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản VN, nên giai cấp Công nhân VN có ưu thế hơn so với giai cấp tư sản trong quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng ở VN. Giai cấp công nhân VN ra đời ở một nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, vì vậy họ sớm tham gia vào phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc, sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tóm lại: Với tất cả những đặc điểm trên, mặc dù mới ra đời nhưng giai cấp công nhân VN nhanh chóng trưởng thành về số lượng và chất lượng, nhanh chóng vươn lên từ một giai cấp tự phát trở thành giai cấp tự giác và bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng VN. + Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản VN bị tư sản người Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản VN không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công. + Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và những người làm nghề tự do…Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống tiểu tư sản VN bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản VN có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạngcao. Đồng thời: “Họ tỏ ra thức thời, nhạy cảm với thời cuộc. Được phong trào rầm rộ của công nhân, nông dân thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành thị”. + Về mâu thuẫn: Chính vì tính chất xã hội nước ta là xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến nên trong xã hội VN lúc bấy giờ nảy sinh trong lòng XH hai mâu thuẩn cơ bản, ngày càng gây gắt. Thứ nhất, mâu thuẫn giữa toàn dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Thứ hai, mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến 5 GV: Như đã phân tích ở tình hình giai cấp Việt Nam, thì cho thấy đặc điểm chung bao trùm nhất trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là: Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều mang thân phận người dân mất nước, và ở mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bước, bóc lột. Cho nên họ có cùng chung kẻ thù đó là thực dân Pháp. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra lúc này hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân: Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. GV: Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược là chủ yếu và nhiệm vụ chống đế quốc, giải póng dân tộc la nhiệm vụ hàng đầu. Vì vậy, Nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược và nhiệm vụ chống phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đồi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra cần được giải. 2. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX a. Các phong trào theo khuynh hướng phong kiến - Phong trào Cần Vương (1885 -1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, diễn ra sôi nổi, nhất là ở Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ tiêu biểu là các cuộc KN: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881 – 1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883 – 1892) và Hương Khê (1885 – 1895) của Phan Đình Phùng (1885-1895)….. Pt: Sau khi Tự Đức qua đời triểu lúc này có hai phe: phe chủ chiến > Trong bản hồi ký cuối đời ông viết “ Than ôi! Cuộc đời của tôi là một trăm thất bại mà không một thành công”. Nói thêm: Cụ Phan Bội Châu và cụ Tôn Trung Sơn (trung quốc) hai cụ có cùng tư tưởng tìm đường giải phóng dân tộc mình, cùng chung hoàn cảnh đất nước bị mất nước, cùng chung chí hướng đánh đuổi thực dân pháp. Vậy chúng ta cùng nhau hợp tác đánh đuổi thực dân pháp, lực lượng yêu nước cùng nhau đập tan thực dân pháp. Nhưng khi đến bàn kế hoạch cụ Phan Bội Châu đề xuất cụ Sơn về nước tập hợp lực lượng cùng với lực lượng cụ Phan Bội Châu giải phóng dân tộc Việt Nam trước sau đó cho cụ Sơn mượn khu căn cứ địa Việt Bắc làm căn cứ để giải phóng Trung Nguyên. Cụ Tôn Trung Sơn đề xuất giải phóng Trung Hoa trước. Ban đầu có cùng bay giờ hai cái cùng giờ đây đã bắt đồng sơn đi đường sơn, châu đi đường châu. 7 Cụ Phan Bội Châu Sang Nhật tìm đường cứu nước, Thực dân pháp dùng đôi mắt cú dọa của mình nhìn tận đến Nhật thấy được cụ Phan Bội Châu sang tìm đường cứu nước nhằm đánh phá chúng ở Đông Dương. Do vậy thực dân pháp hợp tác với Nhật, cho hàng hóa của nhật vào Đông dương, đổi lại Nhật phải bắt cụ Phan Bội Châu và từ đó cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. - Phan Châu Trinh chủ trương cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng TBCN trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc TDP trao trả độc lập cho VN…và cũng bị đàn áp. Pt: Ông chủ trương: “ Khai dân dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh” => Khai dân trí: là bỏ lối học cũ của Nho giáo, dạy chữ quốc ngữ và những kiến thức khoa học, bài trừ hủ tục. => Chấn dân trí: thức tĩnh ý thức tự giải thoát khỏi nọc độc chuyên chế. => Hậu dân sinh: phát triển xản suất nông nghiệp, thương nghiệp và sản xuất hàng nội. Vận động cải cách văn hóa, xã hội, động viên lòng yêu nước của nhân dân; đả kích vua quan nhà Nguyễn thối nát, đề xướng dân chủ tư sản; thực hiện dân trí, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh và cầu viện nước ngoài. Hoạt động của Phan Chu Trinh đã góp phần tích cực thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân VN. Tuy nhiên về phương pháp là sai lầm, mang tính cải lương, nói theo Bác là: “chẳng khác nào đến xin giặc rủ lòng thương”. Nên phong trào dẫn đến thất bại. Pt: Các đồng chí biết trên đời này không ai cho không ai cái gì cả, đặc biệt là chủ nghĩa Tư bản họ vì quyền lợi và lợi nhuận của họ là trên hết, đằng này cụ Phan Châu Trinh lại dựa vào chúng để giải phóng dân tộc mình, do vậy phong trào bị thất bại là tất yếu. Ngoài ra: - Phòng trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên; Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn.(1923-1939 Pt: Bùi Quang chiêu quê ở mỏ cày- Bến tre trong gia đình nhà nho, khi lớn lớn ông học nước ngoài và là người Việt đầu tiên đỗ bằng kỹ sy canh nông của pháp. Thành phần tham gia chủ yếu là giai cấp tư sản dân tộc, đại địa chủ, tri thức tiểu tư sản, một số là binh lính phục vụ trong hàng ngũ quân đội thực dân Pháp. Đảng này hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ. Chủ trương của Lập hiến Đảng là đấu tranh ôn hòa, thỏa hiệp với thực dân Pháp vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20 nhằm dành quyền lợi về kinh tế cho người Việt, chủ trương dành độc lập dân tộc thông qua việc duy tân, thu nhập và phát triển văn hóa mới theo phương Tây. Ưu tiên của Đảng là thỏa hiệp với chính quyền thuộc địa để đạt được tiến bộ xã hội và bình đẳng với người Pháp rồi tiến đến tự trị. không mấy chú tâm vào việc vận động quần chúng lao động mà chỉ trông vào giới trung lưu người Việt. Về sau Nội bộ bên trong Đảng lập hiến mâu thuẫn, Bùi Quang Chiêu bị ám sát chết, Đảng lập hiến suy yếu dần và giải tán. 8 - Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản, thành thị và tư sản lớp dưới; phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái…. Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến, hoặc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản. Các phong trào đấu tranh diễn ra với các phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau; dựa vào Pháp để thực hiện cái cách, hoặc dựa vào ngoại viện để đánh Pháp… nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại. Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và chính sự phát triển của phong trào yêu nước đã tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh. Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thành công. c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ngày 19-5-1980, tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Pt: Lớn lên trong cảnh nước mất, đồng bào bị đọa đài đau khổ, người thanh niên giàu lòng yêu nước đó đã sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ. Vượt qua tầm nhìn hạn chế của những sĩ phu yêu nước đương thời, - Ngày 5-6-1911, Người quyết chí ra nước ngòai tìm đường cứu nước. Pt: tại bến cảng Nhà Rồng, Bác lấy tên Ba lên đường sang pháp làm nghề phụ bếp trên con tàu La tu Sơ Tơ rê vin. 9 - Trên con đường bôn ba khắp năm châu, bốn biến, vừa lao động, vừa quan sát nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ) và tham gia hoạt đọng trong Đảng xã hội Pháp. Pt: Bác làm nhiều nghề như: + ở Anh: làm nghề cào tuyết trên hè phố, trường học, làm thợ đốt lò cho các quý tộc, và làm phụ bếp ở khác sạn Các tơn. + Ở Pháp: Nghề vẽ thuê trên quạt giấy, chụp đèn, vẽ giả đồ cổ Trung Hoa… + Ở Nga: Làm thợ nhiếp ảnh… Tóm lại, Dù cuộc sống nghèo khổ nhưng anh hăng sai hoạt động tìm hiểu bản chất cuộc mạng tư sản điển hình ở Pháp (1789), ở Mỹ (1776), ở các nước thuộc địa ở Angiery, Tuynidi, Công Gô, Tây Ban Nha, Bộ đào Nha, ở Đức… Người nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản, thực chất tự do, bình đẳng, bác ái chỉ đem lại cho một số ít người của giai cấp tư sản, còn phần đông người lao động không có tự do, bình đẳng. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng… * Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc tạm chia thành 2 giai đoạn chính. - Giai đoạn 1: Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920). + Năm 1917 CM tháng mười nga thành công. Pt: Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga vì cách mạng tháng 10 nga đem lại tự do, bình đẳng, bác ái cho phần đông người lao động Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. + Năm 1919. Nguyễn Tất Thành tham gia vào Đảng Xã hội Pháp. Pt: vì Anh nhận thấy đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng của Đại cách mạng Pháp: “tự do, bình đẳng, bác ái”. + 6- 1919 Nguyễn Tất Thành đã gửi tới Hội nghị các nước đế quốc thắng trận họp tại VersaillesBản yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Pt: Bản yêu sách được gửi đi nhằm mục đích yêu cầu Hội nghị xem xét các nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta, đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh của nhân dân An Nam nói riêng và nhân dân thuộc địa nói chung. Bản yêu sách không được Hội nghị quan tâm như mong muốn, Anh đã rút ra kết luận hết sức quan trọng: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(3) 10 + Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất: luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Pt: Bản luận cương được đăng trên báo “L’Humanite” (Nhân đạo), số ra ngày 16 và 17 – 7 -1920. Đây là bước ngoặc lớn trong tư tưởng của Người. Qua tác phẩm người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm nghon cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.. “Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây hạnh phúc đây rồi Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên) Bài thơ nói lên tâm trạng của Người khi đến với Chủ Nghĩa Mác – Lênin, xác định được sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. + Tháng 12-1920: tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản (3-1919) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. GV: Sự kiện này đánh dấu một bước ngoạt lớn trong hoạt động của Bác từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đâu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn “Muốn cứu nước phải giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. + Giai đoạn thứ 2: Lộ trình từ năm 1921-1927. Giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam. +Năm 1921 đến 6-1923 NAQ hoạt động ở Pháp, lập ra Hội các dân tộc và thuộc địa. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước. GV: Trở thành chiến sĩ Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tê, tích cực vận động phong trào cách mạng thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam thông qua các báo như: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân…Đặt biệt là viết tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân pháp (xuất bản 1925). Tác phẩm không chỉ lên án chế độ thực dân pháp, mà còn vạch trần bản chất bốc lột, xâm lược, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, ví như con đĩa 2 vòi. + Tháng 6-1923: Nguyễn Ái Quốc Sang Liên xô. 11 GV: Người đến quê hương của Lênin để học tập kinh nghiệm cách mạng để trở về giải phóng cho đồng bào mình. Đến liên xô Bác càng thấy rõ hơn con đường cứu nước, con đường cách mạng vô sản. Bác nói: ''Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: Trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”. + Năm 1924 Người dự ĐH Quốc tế Nông dân, dự ĐH V QTCS ở Matxcơva. Pt: Với tư cách là đại biểu của Bộ thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp, Bác đọc tham luận: (''Trong nhiều nước thuộc địa, nhân dân đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay họ vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và hướng dẫn họ đi tới cách mạng và giải phóng''). Bác kêu gọi: Các đồng chí! Vì chúng ta là học trò của Lênin cho nên cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực của chúng ta trong vấn đề thuộc địa cũng như trong các vấn đề khác để thực hiện trên thực tế những lời giáo huấn của Lênin''. Mátxcơva cuối tháng giêng năm 1924 lạnh giá, nghe tin Lênin mất, Bác Hồ trong bộ quần áo mỏng manh đi viếng Lênin. Rồi cũng ngay đêm ấy, trở về phòng riêng, Bác viết những dòng về Lênin: ''Khi còn sống, Người là người cha, là thầy học, là đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội''. Dẫn dắt: Trên quê hương Lênin, Bác đã đi thăm nhiều nơi, dành thời gian để tìm hiểu xã hội Xôviết lúc bấy giờ và kinh nghiệm xây dựng Đảng. Sau đó, Bác trở về Tổ quốc để cứu nước, giải phóng đồng bào. +Cuối năm 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu…. Pt: Với tư cách là đại diện của quốc tế cộng sản, tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây Người lập ra nhóm Cộng sản đoàn (Có Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Vân Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ). + Tháng 6-1925, người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Pt: với Chương trình và Điều lệ của Hội nêu rõ mục đích là: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Sau khi cách mạng thành công. Hội chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân; tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa; thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị Mác-Lênin cho cán bộ Hội. Từ năm 1925-1927 mở được 10 lớp, hơn 200 cán bộ 12 được huấn luyện, đào tạo trở về nước xây dựng và phát triển phong trào. Một số đồng chí được lựa chọn đi học tại Đại học phương Đông của Quốc tế cộng sản ở Liên Xô như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập…Một số đi học quân sự ở trường Hoang Phố (Trung Quốc). Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại trường Đại học Phương Đông và trường Lục quân Hoàng Phố nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. + Năm 1927 NAQ cho xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Pt: Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh. - Nội dung tác phẩm Đường cách mệnh: - Đường cách mệnh chỉ rõ: tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải việc một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công- nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. - Về vai trò của Đảng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng muốn thắng lợi thì phải có một đảng lãnh đạo. Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. - Về vấn đề đoàn kết quốc tế, Người nói: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”. - Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách 13 mạng, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân… Như vậy: Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cấp những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. - Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức bóc lột của tư sản thực dân cũng diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công + Trước năm 1925, Nhìn chung, phong trào công nhân những năm 1919 1925 đã có bước phát triển mới so với trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hình thức bãi công đã trở nên phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn, nhưng chủ yếu đấu tranh tự Phát. + Sau 1925, Trong những năm 1926 - 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929. Từ năm 1928 đến năm 1929, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trong toàn quốc, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định ngày 30/4/1925, đòi chủ tư bản phải tăng lương, phải bỏ đánh đập, giảm đuổi thợ… Cũng vào thời gian này, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, dân cày cũng đã tỉnh dậy, chống đế quốc và địa chủ rất kịch liệt. Năm 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi ( Rạch Giá) đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công… Phong trào nô ng dân và công nhân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến. + Giải thích sơ đồ trình chiếu - Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Pt: Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cuối tháng 3- 1929, tại 5D Hàm Long- Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư Chi bộ. Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập đảng Cộng sản. Trong bối cảnh đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời. 14 - Đông Dương Cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929, tại 312 Khâm Thiên- Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng Cộng sản Đông dương tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ tư bản chủ nghĩa; diệt trừ chế độ phong kiến; giải phóng công nông; thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, tức là hội cộng sản. - An Nam Cộng sản Đảng: Trước sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng về điều kiện kết nạp đảng viên, Điều lệ của Đảng viết “Ai tin theo chương trình của Quốc tế Cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng được”. - Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: Việc ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn( 9/1929), nêu rõ : “Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn lấy chủ nghĩa Cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa nạn bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”. Ý nghĩa: - Sự ra đời ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Hạn chế: các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Pt: Mặc dù giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, nhưng ba tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam. 3. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Dẫn Dắt: Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Điều này phản ánh quá trình tự ý thức của những người cộng sản Việt Nam về nhu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất. 15 Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương một bức thư, gồm 13 điểm, phân tích những mâu thuẫn của xứ Đông Dương, cao trào cách mạng trên thế giới, nhất là cao trào đang phát triển ở các nước thuộc địa gần Đông Dương, thư chỉ rõ: “Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương… Nhưng việc chia rẽ của các phần tử và các nhóm công sản trong thời gian vừa qua, lại còn nguy hiểm hơn và càng không thể dung thứ được. … Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là một tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”. Hoàn cảnh trong nước (Trình chiếu) - Cuối năm 1929, sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước do tác động của chủ nghĩa Mác-lênin đòi hỏi phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. - Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau đã ảnh hưởng không tốt đến phong trào. - Yêu cầu bức thiết là phải có một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân. Trước yêu cầu đó, Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị đại biểu của 3 tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương cảng, Trung Quốc) Pt: - Từ tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu sang Liên Xô và tiếp tục hoạt động trong QTCS. - Cuối năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu sang Xiêm. Tại đây, người ra sức tuyên truyền giác ngộ và xây dựng các tổ chức cơ sở Hội thanh niên trong kiều bào VN. - Đầu tháng 1/1930, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, được sự ưy nhiệm của QTCS, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất ở VN. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (18/2/1930). Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày 6-1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam (10/9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. 16 Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế Cộng sản (Nguyễn Ái Quốc); 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh); 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn, với nội dung: 1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương; 2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; 4. Định kế hoạnh thực hiện việc thống nhất trong nước; 5. Cử một Ban Trung Ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương”. Hội nghị nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày 24-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động cách mạng Việt Nam - sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc. * Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. 17 Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ Quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8giờ. Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp. Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Pt: Sự ra đời của ĐCSVN tạo nên sự thống nhất giữa các giai cấp côngnông- trí thức, về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, những người nghèo khổ có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt sang nghèo… 18 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. - Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”. - Giải quyết được tình trạng khủng khoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới của đất nước Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146