Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn lịch sử 9 bài 14 việt nam sau chiến tranh thế giới thứ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn lịch sử 9 bài 14 việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

.DOC
23
14182
181

Mô tả:

THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàng Mai - Hà Nôi. - Trường THCS Vĩnh Hưng - Địa chỉ: Ngõ 126 Phố Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội. - Điện thoại: 046446232. Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên + Họ và tên: Nguyễn Thị Dung. + Ngày sinh : 18/07/1983 + Điện thoại: 0976797469 Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Tin học. 2. Mục tiêu dạy học: a, Mục tiêu chung: Kiến thức vốn không đơn lẻ mà luôn luôn có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Người xưa đã từng khẳng định “văn- sử-triết bất phân”. Vì vậy bản thân trong các môn học đã có sự tích hợp với nhau. Khi kiến thức các môn học được tích hợp sử dụng trong một bài thì hiệu quả đạt được là rất lớn. Bản thân bộ môn Lịch sử vốn đã chứa đựng sự khô khan, nhưng nếu giáo viên biết tích hợp với các môn học khác vào bài giảng thì chắc chắn học sinh sẽ hứng thú rất nhiều. Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là: b, Mục tiêu cụ thể * Về kiến thức - Môn Lịch sử: Giúp các em: + Nắm được đặc điểm tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất với đặc điểm nổi bật là chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. + Nắm được các chính sách khai thác về kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục của thực dân Pháp tại Việt Nam. + Các chính sách trên đã dẫn đến một tất yếu về sự biến đổi của xã hội có sự phân hóa sâu sắc. Xã hội nước ta trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến. - Môn Ngữ văn: Giúp các em biết được: 1 + Những tác phẩm văn học, những câu ca dao tái hiện lại thực trạng đất nước trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. + Đặc điểm nền văn học hiện thực phê phán với những đại diện tiêu biểu như: Tắt đèn của Ngô tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…. Và những câu ca dao than thân, ca dao châm biếm… - Môn Địa lý: + Học sinh nắm bắt được vai trò quan trọng của hai sản phẩm than và cao su thời kì sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Học sinh củng cố thêm về kĩ năng đọc lược đồ thông qua các loại khoáng sản, các loại cây, các nghành công nghiệp được phát triển ở một số tỉnh thành, địa phương. + Học sinh củng cố thêm về kĩ năng vẽ biểu đồ với sự khai thác tài nguyên, dẫn chứng là than ở Việt Nam trong những năm từ 1903 – 1913 đã tăng lên gần 200.000 tấn than ở Việt Nam. + Học sinh biết được sự ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. - Môn Giáo dục công dân + Thái độ biết bảo vệ môi trường sống. + Biết khai thác, sử dụng tài nguyên, tài sản một cách có hiệu quả. + Học sinh biết thương yêu những con người thuộc các tầng lớp, gai cấp cực khổ tiêu biểu như những người nông dân, công nhân vất vả, khổ cực mà vẫn nghèo khổ. + Biết lên án, loại bỏ hành vi người bóc lột người. - Môn Âm nhạc: Bài hát “Tự hào giai cấp công nhân Việt Nam” sáng tác: Trần Cao Vân - Môn Tin học: + Xây dựng các slide hình ảnh theo nội dung bài học (Kênh hình) + Băng hình về đời sống của các giai cấp, tầng lớp Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. đặc biệt là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. * Về kĩ năng - Giúp các em rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế. - Cảm nhận được nỗi bất hạnh của con người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến, sẵn lòng giúp đỡ người có hoàn cảnh bất hạnh và trình bày bằng đoạn văn hoặc bài văn phát biểu cảm nghĩ ngắn gọn. - Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực nhất. * Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cuộc sống. - Khơi gợi lòng đồng cảm với những số phận bất hạnh. 3. Đối tượng dạy học của dự án: * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh 2 - Học sinh khối 9 - Số lượng học sinh: 156 - Khối lớp: 9 4. Ý nghĩa của bài học: Nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học. Thông qua đó làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các môn để áp dụng vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn đời sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay. Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có sự tích hợp kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Kiến thức liên quan. - Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học. - Lược đồ Việt Nam: dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí , nguồn lợi của Pháp ở một số nơi trên đất nước ta. - Phiếu bài tập, bảng nhóm 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của dự án này được mô tả thong qua giáo án bài: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”. Một số câu hỏi trong sách giáo khoa được thay đổi lại đôi chút để phù hợp với tiến trình nhận thức và học tập của học sinh. Vì vậy hệ thống câu hỏi được điều chỉnh lại và ghi rõ trong giáo án, phiếu học tập của học sinh và bài giảng điện tử của giáo viên. Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NAY Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930 Tiết 16 Bài 14. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: 3 Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản sau: - Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm, nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. - Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp phục vụ cho công cuộc khai thác. - Tình hình phân hóa XHVN sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và trình độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp. 2. Về tư tưởng: Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến. 3. Về kỹ năng: - Bước đầu làm quen với phương pháp tư duy, phân tích, suy luận và tổng hợp. - Rèn kĩ năng quan sát lược đồ, hình ảnh, tập phân tích, đánh giá và nhận xét hình ảnh, sự kiện lịch sử. - Rèn kĩ năng liên hệ thực tế. B. Chuẩn bị - Máy chiếu - Tranh ảnh: + Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai. (Hình 27 sách giáo khoa trang 56) + Tranh ảnh về đời sống các giai cấp, tầng lớp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. + Bảng biểu về cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: GV hệ thống lại lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn lớn và hỏi học sinh ở một vài sự kiện tiêu biểu để chuyển tiếp sang lịch sử Việt Nam lớp 9 3. Bài mới: * GV giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp rút khỏi chiến tranh với tư thế oai hùng của kẻ thắng trận, song nền kinh tế Pháp cũng bị thiệt hại nặng nề, để bù đắp những thiệt hại đó, thực dân Pháp đã tăng cường khai thác các thuộc địa trong đó có Đông Dương và Việt Nam. Để nắm và hiểu được nguyên nhân, nội dung và những tác động của cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lí giải những vấn đề trên. * Bài mới Hoạt động của GV Hoạt Nội dung cần đạt động của 4 HS Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu I. Chương trình khai thác chương trình khai thác thuộc địa lần thứ thuộc địa lần thứ hai. hai. HS đọc GV gọi HS đọc Trả lời ?Em hãy cho biết tình hình nước Pháp ngay 1. Mục đích sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - Thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề sau chiến tranhð Đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc đại lần thứ hai tại Việt Nam ? Như vậy thực dân Pháp tiến hành khai Trả lời - Mục đích: Bù đắp thiệt hại thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam với mục đích gì ? GV tích hợp với môn GDCD để giáo dục tinh thần hòa bình không gây chiến tranh. Dù thắng hay thua nhưng tất cả các nước tham gia chiến tranh đều chịu tổn thất nặng nề về HS phát biểu cảm nghĩ mọi mặt. Trả lời ? Theo em có nên để chiến tranh xảy ra với nhau không ? Vì sao ? ?Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh chương trình khai thác Việt Nam ngay sau Trả lời 2. Nội dung chiến tranh? -Việt Nam là vùng đất đông dân, tài nguyên phong phú, trình độ dân trí thấp. ?Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa trong những lĩnh vực nào về kinh tế? -Tất cả các ngành: + Nông nghiệp. + Công nghiệp. + Thương nghiệp. + Ngân hàng. + Giao thông vận tải, thuế… ? Trong nông nghiệp thực dân Pháp đã làm Trả lời - Nông nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn Quan sát điền cao su. gì để bóc lột nhân dân ta? GV trình chiếu hình ảnh khai thác cao su 5 Thảo luận nhóm đôi Nghe, cảm nhận GV tích hợp với môn Ngữ văn Câu hỏi thảo luận nhóm đôi: ? Sưu tầm những câu ca dao, những tác phẩm văn học phản ánh số phận người dân Việt Nam trong những năm thực dân Pháp đẩy mạnh tăng cường khai thác cao su ? GV mở rộng: Ở lớp 8 các em đã được học về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Vì nhà quá nghèo không đủ tiền cưới vợ nên con trai lão Hạc đã bỏ đi vào làm cho đồn điền Trả lời cao su với hi vọng có tiền trở về để cưới vợ nhưng lại bặt vô âm tín. Vì lợi nhuận mà số HS nghe - Công nghiệp: Chú trọng khai thác mỏ (đặc biệt là than) → phận những người công nhân chăm sóc cao số vốn tăng, nhiều công ti mới su thật bất hạnh như ca dao đã từng viết: - Cao su xanh tốt lạ thường Mỗi cây bón một xác người công nhân. Nếu ai đó may mắn hơn thì cũng: - Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo. GV: Ngoài ra Pháp còn phát triển cà phê, cao ra đời. su, lúa gạo… ? Trong công nghiệp Pháp dùng chính sách nào? GV: Pháp tăng cường khai thác thiếc, chì, Trả lời kẽm, vonphơram, than, vàng nhưng đặc biệt là than. Liên hệ đến giáo dục bảo vệ môi trường. GV trình chiếu hình ảnh công ty khai thác than thời Pháp 6 ? Nhìn vào bức tranh trên, em có nhận xét gì về tác động của việc khai thác than đến môi trường ? PBCN - Không quy hoạch làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Trả lời Tích hợp với môn Địa lý: GV trình chiếu biểu đồ về Tổng sản lượng khai thác than từ năm 1903 - 1913 từ 285.915 tấn lên 415.000 tấn và đạt 500.000 tấn năm 1913. Trả lời Trả lời +Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. Trả lời - Thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường Việt Nam và đánh thuế nặng vào hàng hóa Tổng sản lượng khai thác than (đơn vị: tấn) ?Em có nhận xét và suy nghĩ gì qua những con số trên? - Vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên ? Tại sao Pháp lại chú ý đầu tư khai thác nhập vào nước ta Trả lời cao su và than? - Đó là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Vì vậy thực dân Pháp đã tăng cường vốn, diện tích và cho ra đời nhiều Trả lời 7 công ti cao su, công ty khai thác than…SGK trang 55-56 ?Ngoài khai thác, pháp còn đầu tư lĩnh vực nào trong công nghiệp? GV trình chiếu trên lược đồ ?Về thương nghiệp, chúng sử dụng thủ đoạn nào? Trả lời ?Nguồn lợi không thể thiếu của thực dân Pháp là gì? -Thuế là nguồn lợi nhuận vô tận của thực - Giao thông vận tải: Xây dân Pháp. GV trình chiếu hình ảnh thẻ thuế thân và trụ dựng thêm đường sắt. sở cơ quan thuế Sài Gòn. ?Em hãy giải thích thuật ngữ thuế thân ? GV chốt: Thuế thân (thuế đinh): thế đánh vào đầu người dưới chế độ phong kiến thực Trả lời dân. Theo quy định, mỗi người đàn ông từ 18 tuổi đến 60 tuổi được chia ruộng khẩu Xác định phần và hàng năm phải nộp một số tiền cho nhà nước với mức khá nặng. Tích hợp với môn Ngữ văn: ?Tác phẩm nào nói rõ nỗi khổ của nhân dân - Ngân hàng: Nắm độc quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. -HS xác định về thứ thuế thân vô lí này? GV trình chiếu hình ảnh về cảnh chị Dậu và tác giả Ngô Tất Tố. GV bình luận. Thảo ?Trong giao thông vận tải, thực dân Pháp đã luận làm gì? GV trình chiếu hình ảnh về đường sắt thời Pháp và bình luận. 8 ?Trong lĩnh vực ngân hàng, Pháp đã làm gì? ?Quan sát hình 27 SGK /57, xác định các nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong Trả lời cuộc khai thác lần thứ hai trên lược đồ? Trả lời => Quy mô rộng lớn, nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc vào nền kinh tế của thực dân Pháp. II.Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. - Về chính trị:Thực hiện chính sách “Chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp... - Về văn hóa, giáo dục: Hình 27. Nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và yêu cầu Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học. HS thào luận nhóm đôi (thời gian 2 phút). - Hãy cho biết những địa điểm và những nguồn lợi mà tư bản Pháp tiến hành khai thác Trả lời lần thứ hai. - Nhận xét về nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. - Tác động của cuộc khai thác lần thứ hai đối Thảo với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. Sau khi HS trao đổi, trả lời, GV phân tích, luận 9 chốt lại theo nôi dung đã tìm hiểu. Trả lời => Củng cố bộ máy cai trị, Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu các phục vụ cho cuộc khai thác chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. ? Thực dân Pháp đã thi hành chính sách cai thuộc địa của chúng. III.Xã hội Việt Nam phân trị nào về chính trị ? hóa Trả lời ?Về văn hóa, giáo dục Pháp thi hành những chính sách gì? GV trình chiếu hình ảnh và bình luận, giải thích, minh họa. Hình ảnh phụ nữ đánh xệp, tứ sắc …trong sòng bạc. ?Pháp tiến hành những thủ đoạn đó nhằm mục đích gì? Hoạt động 3: GV hướng dẫn tìm hiểu về sự phân hóa của xã hội Việt Nam GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào ? Trước khi HS trả lời, GV có thể gợi ý: - Những giai cấp nào là giai cấp cũ vốn có của xã hội ? - Địa chủ >< Nông dân Gv: Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác - Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho thực dân Pháp→ áp bức bóc lột nhân dân. Bộ phận nhỏ yêu nước. - Giai cấp tư sản:Tư sản mại 10 thuộc địa lần thứ hai ở Việt nam còn xuất bản: làm tay sai cho Pháp, tư hiện thêm những giai cấp tầng lớp mới đó là sản dân tộc ít nhiều có tinh giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản và giai thần dân tộc. cấp công nhân. - Các giai cấp được phân hóa như thế nào ? Nêu thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp ? GV chia lớp làm 2 nhóm (thời gian: 3 phút) - Nhóm 1: Tìm hiểu về giai cấp cũ vốn có Trả lời (Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân). - Nhóm 2: Tìm hiểu về giai cấp và tầng lớp mới. (Giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp công nhân) HS dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình để trình bày kết quả thảo luận. GV cho HS nhận xét, bổ sung cho nhau và cuối cùng GV kết luận qua các câu hỏi, các đoạn tư liệu, hình ảnh minh họa GV giảng: Giai cấp địa chủ phong kiến trong phong trào Cần Vương hăng hái nhưng sau - Tầng lớp tiểu tư sản thành đó đã dần đầu hang và làm tay sai cho thực thị: có tinh thần hăng hái cách dân Pháp. Gv tổ chức cho HS diễn lại đoạn trích Tức mạng. nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố trong 3 phút. GV giải thích 2 thuật ngữ -Tư sản mại bản: một bộ phận trong giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc làm đại lí cho công ty tư bản độc quyền hoặc tham gia bỏ vốn vào công ty của đế quốc. Họ có quyền lợi gắn chặt với đế quốc. - Tư sản dân tộc: một bộ phận trong giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, bị đế quốc chèn ép về kinh tế, hạn chế về chính trị. - Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo và hăng hái của cách mạng. Trong một chừng mực nhất định, họ có tinh thần cách mạng nhưng không triệt để. 11 Gv trình chiếu hình ảnh Bạch Thái Bưởi (1874-1932) – Doanh nhân PBCN người Việt nổi tiếng. Một trong bốn người giàu nhất Việt Nam vào đầu những năm đầu của thế kỷ XX. GV tích hợp với môn Triết học (Giáo dục Lắng nghe công dân) để lí giải cho tầng lớp tiểu tư sản thành thị: ? Theo em giai cấp khác với tầng lớp ở điểm nào ? - Giai cấp đại diện cho một QHSX, một PTSX. Họ có đủ điều kiện để vươn lên nắm lấy TLSX và áp đặt QHSX của mình lên toàn xã hội, tức là họ có ảnh hưởng lớn về kinh tế đối với xã hội, họ tự mình có thể tạo ra QHSX mới, PTSX mới. - Còn tầng lớp tuy họ cũng có khả năng nắm - Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo lấy TLSX nhất định nhưng không đủ khả cách mạng. năng đại diện cho một PTSX mới, một QHSX mới như giai cấp mà họ chỉ góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. GV cung cấp tư liệu lịch sử về giai cấp nông dân: “ ...Trong một miếng đất rộng rào kín bốn bề, có 3.000, 4.000 người mặc quần áo nâu PBCN rách rưới: họ chen chúc chật ních đến nỗi nhìn chung chỉ thấy một đống gì rung rinh,có 12 những cánh tay giơ lên gầy như que sậy, khúc khuỷu, khô queo. Trong mỗi người bệnh gì cũng có: mặt phù ra hay không còn Trả lời chút thịt, răng rụng, mắt mờ hay lem nhem, mình đầy ghẻ chốc. Đàn ông chăng? Đàn bà chăng? Hai mươi tuổi? Hay sáu mươi tuổi? Không phân biệt được! Không còn phân biệt được trai, gái,già trẻ nữa, chỉ thấy một cái tình cảnh khốn khổ tột bậc mà hàng nghìn miệng đen kêu lên như những tiếng kêu của súc vật”. Gv trình chiếu và bình hình ảnh người nông dân thời Pháp thuộc: => Thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. Sau đó GV đặt câu hỏi ? Qua đoạn sử liệu trên, em có nhận xét gì về tình cảnh người nông dân Việt Nam? - Cực khổ và đáng thương. GV bật video clip “Tự hào giai cấp công nhân Việt Nam” sáng tác: Trần Cao Vân. GV trình chiếu tư liệu và hình ảnh về tình cảnh của người công nhân. “Ở các tầng mỏ lúc nhúc công nhân. Những sinh vật mặc quần áo tả tơi.Họ cuốc than hai 13 cánh tay gầy còm. Đằng sau những xe goòng nhỏ, những đứa trẻ chừng 10 tuổi còng lưng đẩy, thân hình bé tí, khô cằn, mặt đầy mệt nhọc như đã kiệt quệ,thân hình than bám đen mò....Những bọn người rách rưới, cánh tay khẳng khiu gầy gộc làm việc dưới ánh mặt trời mà lương rất thấp. Có cả đàn bà và đi sau các chiếc xe goòng là các em nhỏ mới độ 10 tuổi mà mặt mày bơ phờ dưới lớp bụi than nên trong già đến 40… Chúng chạy đi chạy lại liên tục để mỗi ngày kiếm được khoảng 10 đến 15 xu”. ( Trích Tư liệu Lịch sử 9) ? Em có nhận xét gì về đời sống của những người công nhân qua những tư liệu và hình ảnh trên ? - Cực khổ, hiểm nguy, nghèo đói, đáng thương. GV chốt ? Với sự phân hóa trên, xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào? -Mâu thuẫn +Mâu thuẫn giữa nhân dân VN với thực dân Pháp ( mâu thuẫn các dân tộc). +Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến (mâu thuẫn giai cấp). GV:- Hai mâu thuẫn này vừa là nguồn gốc 14 vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nứơc chống Pháp và phong kiến ở nứơc ta. - Do đó, cách mạng VN có hai nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến , nhưng nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu là đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai phản động để giành độc lập , tự do. ? Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta là gì? - Giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu HS làm các bài tập củng cố và làm việc theo nhóm dùng máy chiếu phi vật thể. Câu hỏi củng cố: Câu 1. Sau chiến tranh, Pháp tăng cường khai thác thuộc địa ở đâu ? Câu 2. Pháp dùng các chính sách nào để cai trị về chính trị và văn hoá -giáo dục? Câu 3. Nối cột A với nội dung ở cột B để có câu trả lời đúng về thái độ chính trị xã hội của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Cột A Cột B 1. Công nhân a. Hăng hái và đông đảo tham gia cách mạng 2. Nông dân b. Có tư tưởng tiến bộ, hăng hái tham gia cách mạng 3. Tư sản c. Một bộ phận cấu kết với Pháp, đàn áp phong trào nhân dân. Đáp án: 4. Tiểu tư sản d. Có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp. 1. Vơ vét ở chính quốc và thuộc địa. Cụ thể ở Đông Dương; trong đó có Việt Nam. 2. Đó là chính sách “nô dịch về văn hoá” và “chia để trị”. 3. 1 - e, 2 - a, 3 - d, 4 - b, 5 – c 5. Địa chủ - GV sơ kết bài học bằng sơ đồe. Kiên quyết đấu tranh và là lực lượng lãnh đạo phong kiến Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất Các chính sách về kinh tế Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục 15 Xã hội Việt Nam phân hóa Giai Giai Giai Tầng lớp Giai cấp cấp cấp cấp tư tiểu tư công địa nông sản sản nhân chủ dân 5. Dặn dò phong -kiến Nắm đựơc nội dung cơ bản của chương trình khai thác lần của thực dân Pháp tại Việt Các Nam; sự phân hoá sâu sắc cả xã hội. - Chuẩn bị bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925) 7 . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập * Cách kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thong qua phiếu học tập. - Học sinh tự đánh giá lẫn nhau. - Đánh giá học sinh qua các hoạt động nhóm, trò chơi, diễn kịch. * Đánh giá: - Về kiến thức: Đánh giá ở ba cấp đô: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và mức độ cao. - Về kĩ năng: Đánh giá kĩ năng quan sát hình ảnh, nhận xét, phân tích, so sánh, suy nghi và liên hệ thực tế. - Về thái độ: Đánh giá thái độ, ý thức tham gia học tập; tình cảm đối với môn học và các môn học khác có liên quan cũng như tình cảm hình thành được cho học sinh sau giờ học. 8. Các sản phẩm của học sinh: - Kết quả hoạt động nhóm. - Kết quả học tập trong phiếu học tập của học sinh: 16 + Các kết luận rút ra. + Các câu trả lời. Trên đây là bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các quý thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để bài dạy của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Hưng, ngày 1 tháng 12 năm 2014 Giáo viên bộ môn Nguyễn Thị Dung 17 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146