Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi văn hóa ở làng người kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế dun...

Tài liệu Biến đổi văn hóa ở làng người kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế dung quất

.PDF
230
706
52

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ HOÀI BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở LÀNG NGƯỜI KINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ HOÀI BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở LÀNG NGƯỜI KINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN VĂN HÀ 2. PGS.TS. BÙI VĂN ĐẠO HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là do tôi viết và chưa công bố. Các số liệu trong luận án là trung thực khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình Hà Nội, ngày tháng Nghiên cứu sinh Đinh Như Hoài năm 2016 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành bản luận án Tiến sĩ với đề tài “Biến đổi văn hoá ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn, TS.Trần Văn Hà, PGS. TS. Bùi Văn Đạo. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến hai thầy. Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên bộ môn Nhân học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi về chuyên môn, trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đồng nghiệp Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ; các anh, chị, em, bạn bè, cùng với gia đình tôi - những người đã tận tình động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi tới lãnh đạo Sở Văn hoá tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ Ban Nhân dân huyện Bình Sơn, Uỷ ban Nhân dân các xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất,… cùng cộng đồng người Kinh ven biển Bình Sơn nơi tác giả đến nghiên cứu điền dã, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin và tư liệu dân tộc học với lòng biết ơn sâu sắc. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 Nghiên cứu sinh Tác giả luận án DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KDC Khu dân cư LSĐB Lịch sử Đảng bộ Nxb Nhà xuất bản NCS Nghiên cứu sinh PL Phụ lục TĐC Tái định cư UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1. Hộ gia đình chia theo hoạt động nghề nghiệp sau khi TĐC 51 Bảng 2.2. Thu nhập bình quân năm của hộ gia đình sau TĐC 52 Bảng 2.3. Tự đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình sau TĐC 52 Bảng 2.4. Nguyên nhân lao động trong gia đình không có việc làm 54 Bảng 2.5. Mong muốn nghề nghiệp đối với con cái của các hộ dân TĐC 74 Bảng 3.1. So sánh diện tích các loại đất của hộ trước và sau TĐC 85 Bảng 3.2. Thống kê loại nhà ở khi TĐC 86 Bảng 4.1. So sánh điều kiện sống tại khu TĐC và nơi ở cũ 115 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang trước TĐC 45 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang khi TĐC 45 Biểu đồ 4.1: Đánh giá kinh tế của hộ gia đình so với trước TĐC 126 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… Chương 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU ………………………………… 1.1. Tổng quan nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư dưới tác động của các dự án phát triển ……………………………………… 1.2. Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………… 1.3. Điểm nghiên cứu …………………………………………………… Tiểu kết chương 1 ..……………………………………………………… Chương 2 - BIẾN ĐỔI SINH KẾ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI ………….. 2.1. Biến đổi hoạt động sinh kế ………………………………………… 2.2. Biến đổi văn hóa xã hội ……………….……………………………. Tiểu kết chương 2 ………………………………………………………. Chương 3 - BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA TINH THẦN …………………………………………………………….. 3.1 Biến đổi văn hóa vật chất …………………………………………. 3.2. Biến đổi văn hóa tinh thần ………………………………………… Tiểu kết chương 3 ………………………………………………………. Chương 4 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ………………………………………………. 4.1. Những tác động tích cực của tái định cư đến văn hóa làng người Kinh ở khu kinh tế Dung Quất ………………………………………. 4.2. Những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững văn hóa ở cộng đồng tái định cư và nguyên nhân …………………………………………….. 4.3. Một số khuyến nghị ………………………………………………… Tiểu kết chương 4 ……………………………………………………….. KẾT LUẬN ……………………………………………………………… DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… PHỤ LỤC LUẬN ÁN……………………………………………………………... 1 8 8 19 33 41 43 43 56 82 83 83 96 110 112 112 123 139 143 146 150 151 163 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đổi mới (1986) đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Chính phủ đã triển khai xây dựng các KKT trọng điểm Nhơn Hội, Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô, v.v… trong đó có KKT Dung Quất. KKT Dung Quất nằm trọn trong địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, được mở rộng và phát triển từ nền tảng KCN Dung Quất cũ, có diện tích 10.300 ha. Đây là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp lọc dầu - hóa dầu - hóa chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, công nghiệp hàng tiêu dùng, gắn với phát triển và khai thác cảng biển. KKT Dung Quất được đầu tư 2,5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện, dự án phải di dân, TĐC không tự nguyện 11.000 hộ dân người Kinh ven biển lập các đơn vị hành chính mới. Tổng diện tích đất phải thu hồi, hỗ trợ và đền bù trên địa bàn là 3.000 ha. Theo kế hoạch TĐC, các hộ dân đến nơi ở mới phải được xây dựng kết cấu hạ tầng đầy đủ, hiện đại và qui hoạch dân cư theo kiểu đô thị. Sau khi ổn định nhà ở, nguồn nước và đời sống, sẽ có chương trình phát triển sản xuất, thị trường; tạo việc làm, đảm bảo công ăn, việc làm cho cư dân nhất là thuộc độ tuổi lao động hiện tại và tương lai bị di dời, TĐC. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, ở nhiều khu TĐC, kết cấu hạ tầng cơ sở thiết yếu như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp thoát nước, thu gom rác thải, v.v… còn chưa đồng bộ hoặc chưa hoàn thành đúng tiến độ; việc ổn định đời sống và sinh kế của người dân ở các khu TĐC đang gặp nhiều khó khăn. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội hậu TĐC chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều mục tiêu dự án TĐC chưa được thực hiện đầy đủ đã gây nên những bức xúc và chưa tạo được sự an tâm đối với người dân TĐC và người dân sở tại bị ảnh hưởng. Thêm nữa, về không gian văn hoá, do TĐC được qui hoạch theo kiểu đô thị nên đã phá vỡ cấu trúc văn hóa cộng đồng làng như bố trí làng, nhà ở, quan hệ xã hội và đặc biệt là hoạt động sinh kế so với nơi ở cũ của các cộng đồng 1 làng thuần ngư, thuần nông hay bán nông bán ngư dựa trên sự cộng sinh, cộng cảm và cộng mệnh từ nhiều thế hệ. Trong một thập niên trở lại đây, đã có một số nghiên cứu đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực về tình hình đời sống của người dân TĐC dưới tác động của KKT Dung Quất. Tuy vậy, những nghiên cứu trên mới tập trung vào các vấn đề như: tác động kinh tế, lao động và việc làm, đền bù giải toả, ổn định trật tự xã hội. Vấn đề nghiên cứu về văn hóa hay biến đổi văn hoá chỉ có 1 công trình thực hiện từ những năm 90 khi bắt đầu thực hiện TĐC và có 1 chuyên đề trong đề tài thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi liên quan tới văn hoá. Các nghiên cứu chuyên sâu theo hướng tiếp cận dân tộc học/ nhân học về biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC ở KKT Dung Quất hiện nay chưa được chú ý. Thực tế cho thấy, cùng với những tác động tích cực do cơ sở vật chất hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng, KKT Dung Quất cũng đang nảy sinh những vấn đề. Ngoài những vấn như đền bù TĐC, đền bù đGất sản xuất, lao động và việc làm, ổn định sinh kế, sự xuất hiện tệ nạn xã hội, đã và đang tồn tại vấn đề biến đổi văn hóa của cộng đồng làng TĐC trong phát triển bền vững. Nghiên cứu thực trạng, những biến đổi văn hoá ở cộng đồng làng người Kinh trong các khu TĐC kinh tế Dung Quất có ý nghĩa sâu sắc cả về khoa học và thực tiễn. Vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn khi tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục công tác đền bù giải toả mở rộng qui mô KKT Dung Quất gấp 3 lần diện tích đã có vào năm 2020. ( xem PL 1 bản đồ 1). Trên cơ sở luận giải trên, NCS lựa chọn vấn đề “Biến đổi văn hoá ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất” làm đề tài luận án tiến sỹ Nhân học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Đề tài luận án này có bốn mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu văn hóa làng người Kinh KKT Dung Quất trước TĐC (năm 1995). 2 Thứ hai, làm sáng tỏ quá trình và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC từ khi TĐC đến thời điểm nghiên cứu (năm 2012-2015). Thứ ba, phân tích, đánh giá tác động của TĐC đến biến đổi văn hóa làng TĐC KKT Dung Quất. Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển văn hóa làng nói riêng theo hướng bền vững cho các khu TĐC của người Kinh ở KKT Dung Quất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu biến đổi văn hóa làng người Kinh ở địa bàn TĐC dưới tác động của KKT Dung Quất. Khái niệm văn hóa làng trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm bốn thành tố là sinh kế, văn hóa xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng văn hóa làng của người Kinh TĐC trước thời điểm TĐC (năm 1995) và những biến đổi của văn hóa làng người Kinh tại các điểm nghiên cứu dưới tác động của KKT Dung Quất trong thời gian từ khi TĐC (1995) đến năm 2015. Về không gian, luận án chọn 3 khu TĐC thuộc địa bàn huyện Bình Sơn, gồm khu TĐC An Quang, thôn Thạnh Thiện, xã Bình Thanh Tây; khu TĐC Giếng Hố, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị và khu TĐC Vĩnh Trà (còn gọi khu TĐC Tây Trà Bồng), thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh. Đây là 3 cộng đồng người Kinh có thời điểm di dân, chính sách đền bù giải toả và mức độ giao lưu tiếp biến văn hoá khác nhau; đồng thời, khả năng “thích ứng” văn hoá khi TĐC không giống nhau. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận Trước hết, luận án được hoàn thành dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong biến đổi văn hoá khi TĐC. Khi tiếp cận vấn đề, tiến hành nghiên cứu tác giả không xem xét biến đổi văn hoá là một thành tố tồn tại độc lập, mà đặt trong bối cảnh của trước và sau khi TĐC, dưới sự tác động của các yếu tố văn hoá và quan hệ xã hội. Luận 3 án cũng nghiên cứu sự biến đổi của văn hoá giữa nhiều điểm nghiên cứu trước và sau khi TĐC, để thấy rõ sự biến đổi văn hoá trong mối quan hệ xã hội ở cộng đồng. Luận án được trình bày và biện giải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt biến đổi văn hoá trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể, gắn với quá trình hình thành, phát triển của văn hoá để thấy rõ và giải thích được sự biến đổi văn hoá ở làng người Kinh TĐC dưới tác động của dự án phát triển - KKT Dung Quất. Luận án dựa trên tư tưởng của Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, chính sách TĐC, chính sách phát triển văn hoá trong bối cảnh phát triển nông thôn mới hiện nay ở ven biển Nam Trung Bộ. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Luận án có phân tích, tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ đề nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phương pháp chính yếu nhằm thu thập nguồn tài liệu cơ bản giải quyết các vấn đề khoa học mà mục tiêu luận án đặt ra. Phương pháp này gồm các công cụ sau: - Quan sát của nhà nghiên cứu để có được những nhận biết chung ban đầu về tổng thể cảnh quan làng TĐC và biến đổi văn hóa làng TĐC như địa hình, tài nguyên thiên nhiên, bờ biển, nhà cửa, các thiết chế tín ngưỡng... - Chụp lại những hình ảnh liên quan đến văn hóa và biến đổi văn hóa làng trong sự đối sánh trước và sau TĐC; - Phỏng vấn sâu thông tín viên. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để phỏng vấn gồm các nhóm tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế,… bao gồm cả lãnh đạo địa phương, người cao tuổi, những chủ hộ am hiểu văn hóa. Trong đó, kết hợp phỏng vấn đương đại và hồi cố để 4 một mặt dựng lại bức tranh văn hoá làng trước TĐC và biến đổi văn hóa làng hiện nay tại điểm TĐC. Cụ thể trong 5 năm từ năm 2012đến năm 2016, tác giả luận án đã phỏng vấn sâu 30 người dân, 10 cán bộ làm công tác quản lý địa phương (thôn, xã, huyện, tỉnh) và 5 cán bộ Ban quản lý KKT Dung Quất. - Thảo luận nhóm, được áp dụng để tổ chức các buổi thảo luận nhóm khác nhau như thảo luận nhóm với cán bộ thôn làng, cán bộ xã, thảo luận nhóm hỗn hợp với cán bộ, người dân khu TĐC về các chủ đề và vấn đề liên quan đến văn hóa làng và biến đổi văn hóa làng. Tổng số có 8 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện, trong đó, 3 cuộc thảo luận với đại diện cán bộ và người dân ở 3 điểm TĐC, 1 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ UBND 4 xã liên quan là Bình Thạnh, Bình Trị, Bình Thanh Tây, Bình Đông vào cuối năm 2012, 1 cuộc thảo luận với nhóm nam ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà, 1 cuộc thảo luận với nhóm nữ ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà, 1 cuộc thảo luận nhóm hỗn hợp với người dân ở hai khu TĐC Giếng Hố, An Quang vào năm 2014 và 1 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ thôn, xóm thuộc 3 điểm nghiên cứu vào tháng 5 năm 2015 . 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi hộ gia đình để thu thập các thông tin định lượng liên quan đến các khía cạnh biến đổi văn hóa và những vấn đề đề đặt ra của biến đổi văn hóa làng người Kinh ở khu TĐC Dung Quất. Mẫu lựa chọn được tiến hành dựa trên các biến độc lập về độ tuổi, giới, học vấn và nghề nghiệp tại 3 khu TĐC hội tụ loại hình di dân, nghề nghiệp và thời điểm di dân là ba xã Bình trị, Bình Thạnh và Bình Thanh Tây ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cơ số mẫu được chọn theo nguyên tắc chọn đại diện cho các loại hình di dân, TĐC khác nhau đảm bảo được yêu cầu phân tích thống kê cơ bản và phản ánh được tính đa dạng giữa các làng và phản ánh được bức tranh chung về TĐC KKT Dung Quất. Bảng hỏi điều tra gồm những câu hỏi đóng và mở được thiết kế riêng cho luận án. Nghiên cứu sinh đã triển khai điều tra tại 170 hộ gia đình, chia thành hai đợt. Đợt 1, điều tra vào tháng 10 năm 2012 và đợt 2 điều tra vào tháng 5 năm 2015. 5 Tổng số mẫu điều tra gồm 40/60 hộ TĐC ở khu TĐC An Quang; 40/56 hộ ở khu TĐC Giếng Hố; và 90/300 hộ TĐC ở khu TĐC Vĩnh Trà mà cụ thể là 90/205 hộ điểm xuất cư từ làng Sơn Trà. Đợt 2 thẩm định và bổ sung thông tin còn thiếu của một số câu hỏi trong đợt 1. Người được hỏi là đại diện của hộ, cân bằng tỷ lệ nam, nữ và trong nhóm tuổi từ 18- 65 tuổi, hoặc đảm bảo sự minh mẫn của người trả lời để đáp ứng độ xác thực của thông tin thu thập. Các số liệu thu được qua các phiếu hỏi hộ gia đình được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và tổng hợp số liệu. Việc kiểm định mối tương quan thống kê các số liệu này theo kỹ thuật xử lý định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách đối với các cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại đã được tiến hành. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này mục đích lấy ý kiến của các cá nhân lãnh đạo, phụ trách các ban, ngành, cơ quan chuyên môn TĐC, các nhà khoa học ở trung ương và địa phương có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu về TĐC và biến đổi văn hóa do TĐC. Trên cơ sở đó, so sánh với những tư liệu và những phát hiện mới có được tại người dân và cộng đồng. Do các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nên các đánh giá của họ cũng rất quan trọng, góp phần làm căn cứ cho các kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp của đề tài luận án. 4.2.5. Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại Sử dụng phương pháp so sánh, luận án tìm hiểu sự khác nhau trong các yếu tố về văn hóa ở thời điểm ở cộng đồng làng gốc trước TĐC và những thay đổi sau thời gian TĐC. So sánh bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại. So sánh đồng đại để tìm ra tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố đương đại, so sánh lịch đại nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt của cùng yếu tố văn hóa trong quá khứ với hiện nay. Bên cạnh đó, sự so sánh không chỉ về thời gian mà cả thay đổi về không gian cư trú của cộng đồng làng do tác động của qui hoạch dân cư, không gian sinh hoạt văn hóa xã hội sau TĐC. Trong khuôn khổ của những dữ liệu cho phép, có thể so sánh với các khảo sát, điều tra của các đồng nghiệp ở địa bàn 3 điểm nghiên cứu và rộng hơn ở KKT Dung Quất hay vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Từ cách tiếp cận dân tộc học/ nhân học, thông qua khảo sát tại ba điểm nghiên cứu chính, luận án góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về văn hóa làng người Kinh (làng Việt) và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC dưới tác động của dự án phát triển, cụ thể là KKT Dung Quất tại miền Trung. Từ đó, góp thêm những tư liệu và kiến giải, mong muốn hoàn thiện, bổ sung thêm cho những nghiên cứu đã có về biến đổi văn hóa nói chung, văn hóa làng người Kinh TĐC nói riêng dưới tác động của các dự án phát triển từ sau đổi mới (1986) đến nay nhất là sự hình thành các KKT trọng điểm miền Trung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp những cứ liệu thực tế về công tác TĐC tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Một mặt, luận án chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của quá trình TĐC đối với người Kinh tại các khu TĐC; mặt khác, từ đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC, đưa ra những dự báo và kiến nghị giải pháp. Nghiên cứu văn hóa và biến đổi văn hóa của các loại hình làng người Kinh TĐC ven biển có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần đề xuất những kiến nghị, giải pháp như là cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu quan điều chỉnh, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng đối với các dự án trọng điểm miền Trung trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hướng tới góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa 8 năm 1998 của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9, khóa 11 năm 2014 của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương chính văn như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và điểm nghiên cứu Chương 2. Biến đổi sinh kế và văn hóa xã hội Chương 3. Biến đổi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Chương 4. Một số vấn đề đặt ra, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư dưới tác động của các dự án phát triển 1.1.1. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư ở nước ngoài những năm cuối Thế kỷ XX đầu Thế kỷ XXI TĐC đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới do tác động của các dự án phát triển như thủy điện, thủy lợi, KCN, KKT, đô thị hóa,…Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học, TĐC trong các dự án phát triển trên thế giới mới được tập trung nghiên cứ từ thập niên cuối Thế kỷ XX, đầu Thế kỷ XXI, khi hàng loạt các nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc thực hiện nhiều dự án phát triển quy mô lớn. Liên quan đến luận án, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu được công bố chủ yếu đề cập đến vấn đề TĐC nói chung, trong đó có một số nội dung liên quan đến biến đổi văn hóa. Cũng có nghĩa cho đến nay, chưa có nhiều công trình chuyên sâu, cụ thể về biến đổi văn hóa nói chung và biến đổi văn hóa ở cộng đồng TĐC nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã có nhiều đóng góp khoa học về mặt học thuật và lý thuyết về TĐC, nhất là TĐC không tự nguyện (involuntary resettlement). Trước tiên, các công trình đề cập đến lịch sử của quá trình TĐC, đánh giá trên quan điểm phát triển về quá trình TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện nói riêng, cũng như đánh giá sự tiến bộ về nhận thức và chính sách TĐC trên thế giới. Đồng thời, đi sâu phân tích khái niệm TĐC, TĐC không tự nguyện và các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề TĐC. Trên cơ sở đó, các học giả đã phân tích, luận giải những hệ quả, tác động tích cực, tiêu cực đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân TĐC và nhóm xã hội hay cộng đồng bị ảnh hưởng. Từ đó, các nhà khoa học đề xuất các quan điểm, nguyên tắc cần tuân thủ khi giải quyết vấn đề TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện đối với các dự án phát triển nói riêng. Đại diện 8 cho xu hướng nghiên cứu này là một số tác giả như Michael M. Cernea với các công trình “The economics of involuntary resettlement: questions and challenges” (Nền kinh tế của TĐC không tự nguyện: câu hỏi và thách thức), xuất bản năm 1999; “Involuntary Resettlement and Development” (TĐC không tự nguyện và Phát triển); “Involuntary Resettlement and Development Projects: Policy Guidelines in World Bank - Financed Projects” (TĐC không tự nguyện và các dự án phát triển: Hướng dẫn chính sách của các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ); “Anthropological Approaches to Involuntary resettlement: Policy, Practice and Theory” (Phương pháp tiếp cận nhân học đối với TĐC không tự nguyện: Chính sách, thực tiễn và lý thuyết); “Socio - Economic and Cutural Approaches to Involuntary Population Resettlement” (Phương pháp tiếp cận kinh tế - xã hội và văn hóa đối với TĐC không tự nguyện); Michael M. Cernea và Guggenhim với các công trình “Anthropological approaches on resettlement - Policy, Practice and Theory” (Các phương pháp tiếp cận Nhân học về TĐC - Chính sách, Thực tiễn và Lý thuyết); “Risks and reconstruction: experiences of resettlers and refugees” (Rủi ro và tái thiết: kinh nghiệm của người dân TĐC và người tị nạn), (2000) [137]; Christopher Mc Dowell với công trình “Resettlement, risk of poverty and sustainable livelihood issues” (TĐC, nguy cơ nghèo hóa và các vấn đề sinh kế bền vững); R. Carlos Escudero (1998) với công trình “Involuntary Resettlement in Bank- Assisted Projects: An Introduction to Legal Issues” (TĐC không tự nguyện trong các dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ: Giới thiệu về các vấn đề pháp lý); E. Colson (1999) với công trình “Forced migration and the anthropologist” (Di dân bắt buộc và các nhà nhân học); D. Chatty và M. Colchester (2002) với công trình “Displacement, Forced Resettlement and Sustainable Development” (Di dời, TĐC bắt buộc và Phát triển bền vững) [118-126]. Thứ hai, xuất hiện các nghiên cứu liên ngành trong quá trình thực hiện các dự án phát triển về TĐC. Từ góc độ tiếp cận này, nhiều vấn đề TĐC được các nghiên cứu nhận diện đa chiều thông qua thực tiễn, đi sâu đánh giá hiệu quả và những bài học kinh nghiệm về các chính sách TĐC đã áp dụng trong quá trình thực hiện các 9 dự án phát triển. Quan điểm là luôn đặt chính sách TĐC trong mối quan hệ với các tiêu chí phát triển bền vững. Phần lớn các công trình nghiên cứu này đều được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB tại các nước trong những năm cuối Thế kỷ XX, đầu Thế kỷ XXI. Điển hình là các nghiên cứu do WB tài trợ như: “Resettlement and development: The Bankwide review of projects” (TĐC và phát triển: Việc xem xét các dự án của ngân hàng Thế giới); “Operations Policy Issues in the Treatment of Involuntary Resettlement” (Các vấn đề thực thi chính chính sách trong việc giải quyết TĐC không tự nguyện); “Involuntary Resettlement” (TĐC không tự nguyện); “Resettlement and Development” (TĐC và Phát triển); “Involuntary Resettlement: Guidelines for Lawyers” (TĐC không tự nguyện: Hướng dẫn cho các luật sư, [117, 118, 119]. Bên cạnh đó một số nghiên cứu do ADB tài trợ như: “Involuntary Resettlement Policy Review” (Đánh giá chính sách TĐC không tự nguyện); “Handbook on Resettlement: A Guide to Good Practice” (Sổ tay về TĐC: Hướng dẫn để thực hiện hợp lý); “Involuntary Resettlement, Operational Manual” (TĐC không tự nguyện, Sổ tay hoạt động) [117, 118, 122]. Cũng cần đề cập một số công trình do cá nhân nghiên cứu như: “Involuntary Resettlement in Development Projects” (TĐC không tự nguyện trong các dự án phát triển) của William Partridge (1989); “Methodological Issues in the Economic Analysis for Involuntary Resettlement Operations” (Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích kinh tế cho các hoạt động TĐC không tự nguyện) của David W. Pearce (1999); “Hunting for Sustainability in tropical forests” (Săn bắn đảm bảo sự bền vững của rừng nhiệt đới) của Robinson, J.G & Bennett, E.L (2000). Thứ ba là xuất hiện các công trình nghiên cứu mang tính chuyên biệt về từng khía cạnh khác nhau của TĐC trong các dự án phát triển. Các nghiên cứu này đề cập tới các vấn đề chuyên sâu như: môi trường sinh thái; nhà ở và đất sản xuất; lao động, việc làm và thất nghiệp, đói nghèo, y tế và sức khỏe, giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện nói riêng không những làm thay đổi các điều kiện sống về vật chất (như chỗ ở, nhà cửa, môi 10 trường…) mà còn làm thay đổi các điều kiện văn hóa, lối sống… của người TĐC. Sự thay đổi này, nếu như không được tính toán để phục hồi một cách đầy đủ, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các cộng đồng xã hội nói chung và đến ngay dự án nói riêng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo rằng chính sách TĐC trong các dự án phát triển cần phải tính toán một cách đầy đủ các tác động này đối với người TĐC. Một số công trình tiêu biểu như: “Gender and Resettlement: An Overview of Impact and Planning Issues in World Bank Assisted Projects” (Giới và TĐC: Tổng quan về tác động và các vấn đề Kế hoạch trong các Dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ) của World Bank (1993); “The Environmental Health Impacts of Resettlement: A wealth of systemic problems, A dearth of comprehensive responses” (Tác động về y tế của việc TĐC: Dư thừa những tồn tại về hệ thống, thiếu vắng các hành động hợp lý) của Steven K. Ault (1994); “Displacement and the Rights of Women” (Di cư và quyền của phụ nữ) của Patricia Feeney (1995); “Effects of Forced Displacement on the Mental Health of Older People in North India” (Tác động của di dời cưỡng bức đối với Sức khỏe tinh thần của người già ở Bắc Ấn Độ) của Satish Kedia, John van Willigen (2001). Tóm lại, trong những năm gần đây, vấn đề TĐC đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều tổ chức trên thế giới. Các nghiên cứu về TĐC, nhiều về số lượng, đa dạng phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Các học giả không chỉ xây dựng được nền tảng lý luận cơ bản để tiếp cận về vấn đề TĐC nói chung, TĐC trong các dự án phát triển nói riêng mà còn đề cập một cách chuyên sâu những khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu khoa học tham khảo hữu ích cho luận án của NCS, nhất là về mặt lý thuyết, các phương pháp tiếp cận, cách thức giải quyết vấn đề đặt ra. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về biến đổi văn hóa ở các cộng đồng người Kinh do tác động của tái định cư tại các dự án phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việc triển khai xây dựng và đi vào hoạt động của hàng trăm dự án phát triển đô thị hóa, KCN, KKT ở vùng người Kinh từ khi đất nước bước vào đổi mới đến 11 nay đòi hỏi có những nghiên cứu khoa học đánh giá, tổng kết để phục vụ quy hoạch và xây dựng chính sách. Từ thực tế đó, đã có các nghiên cứu trực tiếp đánh giá tác động của các dự án đô thị hóa, KCN và KKT đến văn hóa và biến đổi văn hóa cộng đồng của người Kinh chịu ảnh hưởng của TĐC. Trong đó có các nghiên cứu, tài liệu tiêu biểu như sau: Sách “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực trạng và giải pháp” của Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002) đã phân tích những tác động nhiều chiều của đô thị hóa đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của nông dân các làng quê thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội trong những thập niên đổi mới và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và hóa giải các tác động không mong muốn. Sách “Tác động của đô thị hóa, Công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa, xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường (2009) bàn về thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa và những biến đổi của kinh tế, xã hội, văn hóa ở Vĩnh Phúc dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa, chỉ ra những tác động tích cực và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển bền vững những năm tới. Sách “Đô thị hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Hà Huy Thành (2002), một mặt điểm qua thực trạng đô thị hóa trong quá trình đổi mới, mặt khác đưa ra và phân tích một số vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho thực hiện đô thị hóa ở nước ta. Nghiên cứu “Ảnh hưởng kinh tế - xã hội của việc nâng cấp đường quốc lộ 5 đến các cộng đồng dân cư quanh vùng” thực hiện trong giai đoạn 2000-2001 do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ đã phân tích, đánh giá tác động của dự án đến đời sống của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng; hay nghiên cứu “Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của người TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Võ Hưng (2003) đã phân tích những điều kiện sống trong mối tương quan với quyết định lựa chọn nơi TĐC. 12 Ngoài ra có các nghiên cứu liên quan đến môi trường, sinh kế ở các địa bàn khác như Lê Văn Thành (2008), nghiên cứu vấn đề tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau TĐC:vấn đề và giải pháp”. Đề tài này đã đánh giá sự biến đổi các đặc điểm kinh tế-xã hội các hộ gia đình trước và sau khi TĐC, phát hiện những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ nhằm mục đích khôi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sau TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh [94]; Nghiên cứu “Đời sống xã hội của người dân thuộc diện TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” của Phan Huy Xu (2005) đã nêu lên một số cơ sở lý luận và thực trạng đời sống xã hội của người dân TĐC có phân theo các nhóm dân theo và không theo chương trình, một số giải pháp, khuyến nghị chung. Sách “Những biến đổi xã hội và văn hóa ở những làng quê chuyển từ xã thành phường tại Hà Nội” của Trần Thị Hồng Yến (2013 đưa ra bức tranh thực trạng xã hội và văn hóa của người Việt ven đô Hà Nội như là kết quả của quá trình biến đổi dưới tác động của đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên đổi mới [116]. Sách “Những biến đổi giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” do Ngô Văn Giá chủ biên (2007) là một tổng kết thực trạng biến đổi văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt ven đô Hà Nội dưới tác động của đổi mới nói chung, của đô thị hóa nói riêng [36]. Luận án tiến sỹ nhân học Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp tại phường Định Công và xã Minh Khai, Hà Nội) của Nguyễn Đình Tuấn (2013) là một chuyên khảo về biến đổi văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt tại điểm nghiên cứu dưới tác động của đô thị hóa vùng ven đô thành phố Hà Nội trong những thập niên đổi mới [95]. Ngoài các công trình nêu trên, còn nhiều công trình khác bàn về TĐC và biến đổi văn hóa do TĐC, trong đó đáng chú ý: Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2008) “Đời sống sinh kế và thu nhập của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa”; Vũ Hào Quy (2008) “Tác động của đô thị hóa đến cố kết cộng đồng ở nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”; Nguyễn Văn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất