Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố h...

Tài liệu Các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

.PDF
164
427
91
  • 2
    Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố
    Hồ Chí Minh xảy ra 30344 vụ án m phạm sở hữu. Cụ thể, năm 2011 xảy ra 6057
    vụ, năm 2012 xảy ra 6098 vụ, năm 2013 xảy ra 6138 vụ, m 2014 xảy ra 6301 vụ,
    năm 2015 xảy ra 5750 vụ. Như vậy, số vụ án m phạm sở hữu qua các năm tăng
    giảm không theo quy luật chủ yếu tăng lên, chỉ biệt trong năm 2015 số vụ
    án xâm phạm sở hữu giảm đáng kể so với năm 2014 (giảm 551 vụ). Trong đó, cướp
    tài sản xảy ra 1883 vụ (chiếm tlệ 6,04%), bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra
    22 vụ (chiếm t lệ 0,072%), cưỡng đoạt tài sản xảy ra 188 vụ (chiếm tỷ lệ 0,62%),
    cướp giật tài sản xảy ra 7901 vụ (chiếm tlệ 26,04%), công nhiên chiếm đoạt tài
    sản xảy ra 122 vụ (chiếm tỷ lệ 0,4%), trộm cắp tài sản xảy ra 18891 vụ (chiếm t l
    62,26%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 1004 vụ (chiếm tỷ lệ 3,31%), lạm dụng
    tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra 246 vụ (chiếm tỷ lệ 0,81%), chiếm giữ trái phép
    tài sản xảy ra 17 vụ (chiếm tỷ lệ 0,056%), sdụng trái phép tài sản xảy ra 16 vụ
    (chiếm tỷ lệ 0,053%), hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản xảy ra 95 vụ (chiếm
    tỷ lệ 0,31%), thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
    xảy ra 03 vụ ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xảy ra 06 vụ. thể
    nhận thấy, trong tổng số các vụ án xâm phạm sở hữu, các vụ án trộm cắp xảy ra
    nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 62,26%), tiếp đến là các vụ án cướp i sản, cướp giật tài sản
    (chiếm t lệ 32,08%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
    sản (chiếm tỷ lệ 4,12%). Thực tế này phần nào đã phản ánh tính chất manh động, thủ
    đoạn tinh vi, xảo quyệt của người phạm tội cả những yếu tố thuộc về người bị hại
    như sự nhẹ dạ cả tin, sự lơi lỏng, hở trong quá trình quản lý, chiếm giữ và sử dụng
    tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi đngười phạm tội thực hiện hành vi phạm tội xâm
    phạm quyền sở hữu tài sản. Mặc trong thời gian qua, đã rất nhiều hoạt động
    phòng ngừa, đấu tranh được triển khai trong thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
    nhưng tội phạm xâm phạm sở hữu vẫn đang hiện hữu là mối lo ngại lớn của toàn
    hội, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra
    một mục tiêu chiến lược trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.
    Muốn thực hiện được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cần thiết phải
    thường xuyên đẩy mạnh tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các
    quan bảo vệ pháp luật trong việc tchức các hoạt động phòng ngừa, đồng thời phải
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất