Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững (ng...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững (nghiên cứu trường hợp tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng)

.PDF
108
430
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DƢƠNG HOA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH CHO GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG (Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN DƢƠNG HOA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH CHO GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG (Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) Chuyên ngành: Phát triển bền vững Mã số : Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢƠNG THỊ THU HẰNG HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Kết quả của đề tài: "Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng)" được tác giả nghiêm túc thực hiện. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, sự nghiêm túc khoa học. Đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố. Học viên Nguyễn Dƣơng Hoa LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp là một bước quan trọng, để em có cơ hội được thực hành, áp dụng các kiến thức đã được học tại trường vào nghiên cứu trong thực tế. Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Lương Thị Thu Hằng đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại Học viện khoa học xã hội Việt Nam. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, anh chị em bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ và động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian thực hiện luận văn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học có hạn nên kết quả đề tài vẫn còn nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2016 Học viên Nguyễn Dƣơng Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH CHO GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ............................................................................. 17 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 17 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.......................................................................... 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG .......................................................... 32 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 32 2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ...................... 36 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH CHO GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG .............................. 60 3.1. Bối cảnh chung về tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng .................................................. 60 3.2. Quan điểm định hướng của tỉnh về tăng cường tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng....... 63 3.3. Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng ................................ 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nhóm tuổi của người trả lời tại điểm nghiên cứu ....................................38 Bảng 2. 2: Thành phần dân tộc người trả lời tại điểm nghiên cứu............................38 Bảng 2. 3: Tương quan giữa nhóm tuổi và trình độ học vấn tại điểm nghiên cứu ...41 Bảng 2. 4: Tổng số người trong hộ tại điểm nghiên cứu ..........................................42 Bảng 2. 5: Số người tạo ra thu nhập ..........................................................................43 Bảng 2. 6: Số người tạo ra thu nhập trung bình/hộ gia đình tại điểm nghiên cứu ....44 Bảng 2. 7: Các nguồn thu chính của hộ gia đình được khảo sát ...............................45 Bảng 2. 8: Tình trạng kinh tế hộ gia đình năm 2015 của các hộ được khảo sát .......46 Bảng 2. 9:Tình hình vay vốn tài chính của hộ gia đình được khảo sát .....................48 Bảng 2. 10: Các nguồn vay chính của hộ dân được khảo sát....................................50 Bảng 2. 11: Các nguồn tiếp cận thông tin về vốn tài chính của hộ được khảo sát ...51 Bảng 2. 12: Mục đích sử dụng nguồn vốn vay của hộ được khảo sát ......................54 Bảng 2. 13: Các nguồn trả khoản vay tài chính của hộ được khảo sát .....................56 Bảng 3. 1: Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính của hộ được khảo sát ................................................................................................................................ 61 Bảng 3. 2: Thang đo các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo ................................................................................................................62 Biều đồ 2. 1: Giới tính người trả lời tại điểm nghiên cứu xã Quang Thành .............37 Biều đồ 2. 2: Trình độ học vấn của người trả lời tại điểm nghiên cứu .....................39 Biều đồ 2. 3: Tình trạng kinh tế hộ gia đình .............................................................47 Biều đồ 2. 4: Nguyên nhân chưa vay vốn của các hộ được khảo sát ........................49 Biều đồ 2. 5: Các nguồn thông tin tiếp cận vốn của hộ được khảo sát .....................52 Biều đồ 2. 6: Tỷ lệ hộ phải thế chấp khi vay vốn .....................................................53 Biều đồ 2. 7: Mức độ hoàn trả các khoản vay của hộ được khảo sát ........................55 Biểu đồ 3. 1: Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của hộ được khảo sát ...................................................................................................................... 62 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1990 cho đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trên lĩnh vực kinh tế. Công cuộc giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ từ những năm 1993 đã đem đến kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ nghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 37% năm 1998, 18,1% năm 2004, 15,5% năm 2006 và 14,87% năm 2007. Trong vòng 15 năm Việt Nam đã giảm 3/4 số người nghèo [4]; thu nhập bình quân đầu người đạt 830 USD năm 2007. Theo kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 trên 63 tỉnh thành ở Việt Nam: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng miền trong đó miền núi Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao nhất là 28,552% tiếp đó là vùng miền núi Đông Bắc 17,39% (Một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như Điện Biên 38,25%; Lai Châu 31,82%; Hà Giang 30,13%; Cao Bằng 28,22%; Yên Bái 29,23%... ). Khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Đông Nam bộ tỷ lệ này là 1,27%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 9,6% xuống còn 7,6%; riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2012 đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30%. Số liệu của Tổng cục thống kê năm 2012 cho thấy Cao Bằng là một tỉnh nằm trong nhóm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước với tỷ lệ hộ nghèo là 28,22%; Trong đó có 5/61 huyện nghèo nhất cả nước nằm trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 5 huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng gồm: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông và Hạ Lang). Ngoài ra tỉnh còn có huyện Thạch An nhận được hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả thống kê 1 cuối năm 2010 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), toàn tỉnh có 44.233 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,06% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh; 7.854 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 6,76%. Qua 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến hết năm 2013, toàn tỉnh còn 29.122 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,20 %. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm nhanh, cụ thể: Huyện Bảo Lâm giảm từ 61,42% xuống còn 45,40%; Bảo Lạc giảm từ 63,41% xuống còn 42,97%, Hạ Lang giảm từ 44,90% xuống còn 30,43%, Hà Quảng giảm từ 38,69% xuống còn 28,75%, Thông Nông giảm từ 60,89% xuống còn 46,37% (dẫn lại Thanh Thúy, 2015). Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương trong toàn quốc, đến năm 1998, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt. Đây là lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sách được đưa vào lập kế hoạch thường kỳ và được thực hiện như một phần quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Từ năm 1998 đến nay, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1998 - 2000, 2001 2005 và 2006 - 2010 với những thành công nhất định. Tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13% năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng. Từ 2006 đến nay với việc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 2010, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ… sau khi thực hiện đã đạt được các kết quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc ghi nhận và đánh giá cao; nâng cao đáng kế đời sống nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. 2 Tuy đã được những thành tựa nhất định nếu trên, song công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính thiếu bền vững của công tác giảm nghèo. Nguy cơ tái nghèo rất cao, nhiều hộ gia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họ nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần gặp rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… Thì ngay lập tức có hàng vạn hộ “rơi” vào nhóm hộ nghèo. Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền vững trong công tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của các Chương trình giảm nghèo trong thời gian tới. trong giai đoạn 2015 - 2020 khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bền vững trong xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, và công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Cần có những phân tích, đánh giá để tìm nguyên nhân của những thành công, thất bại trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo để từ đó nâng cao tính bền vững của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả hơn, ngày 19/5/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 201H1-2020 (nghị quyết 80). Nghị quyết 80 là một chương trình khung cho giảm nghèo, trong đó xác định rõ các đối tượng, địa bàn ưu tiên đầu tư, các chính sách và dự án. Chương trình khung đã tập trung hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, đặc biệt, ưu tiên cho các huyện, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó dân tộc miền núi. Bên cạnh Nghị quyết 80, ngày 31/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1200/QĐ-TTg phê duyệt khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80. Quyết định này quy định trách nhiệm và lịch trình cho các Bộ, 3 ngành, địa phương liên quan thực hiện, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80. Với ưu tiên tập trung cho các khu vực nghèo, ngày 8/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 (CTMTQG-GNBV). Quyết định này quy định các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến cuối năm 2015, các dự án và giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu đó. CTMTQG-GNBV 2012-2015 là một trong số những giải pháp thực hiện Nghị quyết 80 và chương trình giảm nghèo duy nhất trong giai đoạn 2012-2015. Quốc hội và Chính phủ đã xác định và cân đối các nguồn lực đầu tư vào Chương trình trong cả giai đoạn, trong đó ngân sách trung ương chiếm 74,55%, và phần còn lại từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác. Một trong những vấn đề quan trọng của công cuộc giảm nghèo cần đề cập đến là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, tốc độ giảm nghèo giữa các địa phương trên cả nước và địa bàn tỉnh Cao Bằng không đồng đều. Số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo cao (năm 2014, số hộ nghèo phát sinh có 1.369 hộ); chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt, ở những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Hiện cả tỉnh Cao Bằng vẫn còn 24.397 hộ nghèo [4]; Nguyên nhân một phần nằm ở khả năng tiếp cận nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn tài chính của người dân, đặc biệt là hộ nghèo. Từ các phân tích trên, đề tài đã chọn xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là địa bàn nghiên cứu của đề tài. Xã Quang Thành là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên Bình, cách trung tâm huyện 18 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã Quang Thành là 5911,16ha với 375 hộ dân và 1750 nhân khẩu cùng sinh sống. Đề tài đã tập 4 trung nghiên cứu vấn đề tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân, nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận được; những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài chính.. tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. Từ lý do đã nêu trên, Học viên đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng)" nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho nhóm nghèo hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong điều kiện có thể về nguồn tài liệu và thời gian thực hiện, tài này sẽ chỉ phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Dựa trên những kết quả nghiên cứu kiến nghị giải pháp chính sách giúp nhóm nghèo tiếp cận tốt hơn với những nguồn vốn tài chính tại địa phương cho giảm nghèo bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tiếp cận vốn tài chính giảm nghèo bền vững: Đến hiện nay, đã có các nghiên cứu đề cập đến nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo tuy nhiên mới chỉ dừng ở nghiên cứu tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong bối cảnh phát triển bền vững của Vệt Nam hiện nay,iảm nghèo không chỉ là việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình từ việc tiếp cận các nguồn vốn tài chính mà vấn đề tăng thu nhập còn được xem xét qua việc sử dụng các nguồn vốn tài chính giúp người dân tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội khác như giáo dục, y tế, văn hóa…. Các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo cũng là một trong những chủ đề được quan tâm, nghiên cứu. Trong báo cáo "Tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn" do nhóm nghiên cứu của Hà Hoàng Hợp cùng các cộng sự của trung trung tâm Phát triển và Hội nhập thực hiện, nội dung của báo cáo đã đề 5 cập đến vấn đề: Tín dụng nông thôn và dịch vụ tài chính vi mô; bên cạnh đó còn đưa ra các tồn tại về mặt chính sách của tín dụng và tài chính vi mô ở nông thôn. Đặc biệt, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị cụ thể đối với hoạt động của nguồn vốn tín dụng tài chính vi mô. Kết quả nghiên cứu của báo cáo đã khẳng định rằng vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với hoạt động giảm nghèo của Việt Nam là vô cùng quan trọng. Báo cáo này cũng đã đề cập đến vấn đề các tổ chức tài chính vi mô tạo điều kiện cho nhóm nghèo vay vốn, phát triển kinh tế đặc biệt chính nhờ các tổ chức tài chính vi mô đã giúp nhóm người nghèo, phụ nữ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn. Trong đó hai tổ chức tài chính vi mô có vai trò chi phối nguồn tài chính hiện nay là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ngân hàng Chính sách xã hội.Từ khi thành lập đến nay thì hoạt động của hai tổ chức này đã đem lại những thành công, giúp hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy có đem lại những hiệu quả quan trọng nhưng các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô cần có những thay đổi về mặt hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý. Các yếu tố quan trọng tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của nhóm nghèo chịu tác động của các yếu tố: Giới tính, trình độ học vấn, số người trong gia đình và đặc biệt là khả năng tiếp cận với các nguồn thông thông tin về vốn vay (Hà Hoàng Hợp và các cộng sự, 2008). Năm 2007, trong báo cáo "Xây dựng chiến lược tổng thể để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô của người nghèo" dưới nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Công ty Mekong Economic và Quỹ hỗ trợ phát triển (DFC) thực hiện đã có các phân tích khá chi tiết về vấn đề này. Cụ thể, báo cáo đã mô tả được hệ thống của các tổ chức tài chính vi mô, cách thức hoạt động cũng như vai trò của nó đối với khả năng tiếp cận nguồn vốn với giảm nghèo của nhóm người có thu nhập thấp, nhóm nghèo. Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu…) và các yếu tố con người 6 (trình độ học vấn, giới tính, chủ hộ) là những yếu tố có vai trò quyết định đối với việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho việc giảm nghèo bền vững. Mặt khác, báo cáo này cũng chỉ ra rằng hiện nay các hoạt động của tài chính vi mô tại Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, việc tiếp cận với các nguồn vốn tài chình đối với nhóm nghèo và nhó có thu nhập thấp còn khó khăn – đây cũng được đánh giá là một yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo (WB, 2007). Từ các kết quả nghiên cứu đã có được phân tích ở trên, liên hệ tới trường hợp tỉnh Cao Bằng, đối với người nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì đâu là yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay sẽ được nghiên cứu và làm rõ trong đề tài này. Kết quả của báo cáo nghiên cứu: "Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh" do nhà xuất bản Thống kê 2011 của nhóm tác giả: Nguyễn Kim Anh và cộng sự, đã chỉ ra rằng vai trò của nguồn vốn tài chính đã góp phần tăng cường phát triển kinh tế của hộ gia đình trong đó 89,75% đánh giá rằng thu nhập của họ tăng lên sau khi vay vốn, các hoạt động đầu tư cho sản xuất của các hộ gia đình tăng cao, đầu tư cho hoạt động sản xuất được kịp thời, giúp người dân nắm được các cơ hội, dẫn đến thu nhập tăng đời sống kinh tế của các hộ gia đình được nâng cao, giúp các hộ gia đình thoát nghèo và ổn định đời sống kinh tế [1, tr.21]. Báo cáo của nhóm này cũng phân tích một số yếu tố tác động đến việc người dân tiếp cận nguồn vốn tài chính vi mô cho giảm nghèo. Theo đó, ngoài yếu tố xuất phát từ bản thân người dân thì yếu tố tác động còn liên quan đến chính bản thân hệ thống tài chính vi mô với các đặc điểm: nhỏ lẻ, manh mún, thông tin cung cấp cho người dân chưa nhiều… chính là các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay cho giảm nghèo bền vững [1, tr.21]. Một trong những tài liệu quan trọng đề cập và phân tích tới các tổ chức 7 tài chính vi mô ở Việt Nam khác là cuốn sách chuyên khảo do Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm đồng chủ biên "Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" (2013). Cuốn sách bao gồm các nội dung chính liên quan đến việc mô tả lịch sử hình thành và phát triển liên quan đến tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô là một dạng doanh nghiệp xã hội đặc biệt với mục tiêu hoạt động là cung cấp dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ (dẫn lại Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm, 2013). Sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và những khuyến nghị chính sách cụ thể nhằm tiếp tục phát triển hệ thống các tổ chức tài chính vi mô và các hiệu quả lợi ích mà tài chính vi mô đem lại, đặc biệt là đối với nhóm nghèo. Ngoài ra, các dự án tài chính nông thôn của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra những kết quả quan trọng đánh giá vai trò quan trọng của yếu tố vốn đối với phát triển kinh tế hộ gia đình. Dự án được triển khai từ những năm 2001 – 2002 khi tỷ lệ dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn và thiếu các cơ sở, nguồn lực để phát triển kinh tế. Đến nay dự án tài chính nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng. Không chỉ giúp cải thiện năng lực tài chình của các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ mà dự án còn góp phần tạo điều kiện tăng cường năng lực của các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn bằng nhiều hình thức như cho vay vốn phát triển kinh tế, đầu tư cho chăn nuôi, thành lập các quỹ tài chính tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn (WB, 2002). Một nghiên cứu khác của Vương Quốc Huy và Lê Dong Hậu về Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã cho thấy rằng nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với các nông hộ. Sự khác biệt về việc tiếp cận nguồn vốn 8 tài chính cho giảm nghèo cũng đi cùng với sự khác biệt về các đầu tư cho giáo dục (Vương Quốc Huy và Lê Dong Hậu, 2012). Nguồn vốn tín dụng không những giúp cho đầu tư về giáo dục của các nông hộ cao hơn mà nó còn tăng khả năng nhận thức của mọi người, khả năng sử dụng nguồn vốn để giảm nghèo, thoát nghèo bền vững. "Mỗi một biến có sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của nông hộ khác nhau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn vốn tín dụng chính là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nông hộ. Và đây được coi là một trong những yếu tố căn bản tiền đề cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Mục đích sử dụng nguồn vốn vay chủ yếu là đầu tư vào chăn nuôi và đầu tư cho giáo dục, trong đó nguồn vốn vay được đầu tư cho chăn nuôi chiếm 87,89% [8]. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn thu được việc sử dụng nguồn vốn tài chính tiếp cận được của người dân sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình chủ yếu là các hộ nghèo. Đặc trưng về độ tuổi và giới tính thu được trong khảo sát cũng chứng minh được rằng vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày một nâng cao hơn (58,3%) chủ hộ gia đình vay vốn là nữ giới điều này cho thấy vai trò của người phụ nữ ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Phụ nữ không chỉ làm việc nội trợ, các công việc gia đình mà còn giữ vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến việc quyết định vay vốn tín dụng của các hộ gia đình là do muốn cải thiện đời sống gia đình, tăng thu nhập, giúp các hộ gia đình thoát nghèo và phát triển kinh tế tốt hơn [8]. Năm 2014, tác giả Vương Quốc Duy trường Đại học Cần Thơ có trình bày kết quả nghiên cứu về: "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo quận Ô Môn - Cần Thơ". Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tốt tác động đến xác suất tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ các nhân tố đó gồm: Các nhân tố về 9 thuộc tính của nông hộ (Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, số người trong gia đình, tỷ lệ phụ thuộc của mỗi hộ, tổng diện tích đất, tài sản…) đều có tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các hộ chăn nuôi heo quận Ô Môn – Cần Thơ [8]. Nghiên cứu về "Nhóm hộ nghèo ở nông thôn miền núi phía Bắc với việc tiếp cận tín dụng ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang" 2002. Đề tài đã mô tả được thực trạng của các hộ nghèo ở nông thôn thuộc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó nghiên cứu còn đưa ra được những kết luận quan trọng đặc biệt là việc tìm ra các nguyên nhân tác động đến hành vi tiếp cận và sử dụng vốn vay ngân hàng. Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận được nguồn vốn tài chính là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tác động đến việc đầu tư cho sản xuất, giáo dục… từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và giúp tăng cường khả năng giảm nghèo của các hộ gia đình vay vốn. Theo kết quả nghiên cứu thu được thì các yếu tố tác động đến việc tiếp cận vay vốn của ngân hàng được xác định bao gồm các yếu tố liên quan đến hộ nghèo bao gồm: các đặc điểm về giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn). Ngoài ra, yếu tố tác động đến việc tiếp cận còn xuất phát từ phía ngân hàng (thủ tục vay vốn, lãi suất vay). Tuyên Quang và Cao Bằng có những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, con người tương đối giống nhau. Vậy các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo của Cao Bằng có giống với Tuyên Quang? Do vậy, cần có những nghiên cứu tại các địa bàn cụ thể để xác định những yếu tố cụ thể tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững . Nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, giảm nghèo bền vững và nghiên cứu về tiếp cận nguồn vốn tài chính để giảm nghèo bền vững được đề cập đến nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu liên 10 quan đến các vùng/miền, địa phương với các đặc trưng về địa lý, văn hóa, kinh tế và xã hội tộc người khác nhau. Do vậy, đề tài này được thực hiện sẽ góp phần nghiên cứu tìm ra những đặc điểm của vùng miền giúp các vùng và địa phương lập kế hoạch hoặc đề xuất giải pháp cụ thể góp phần tăng hiệu quả cho công tác giảm nghèo bền vững. Các giải pháp cho giảm nghèo bền vững sẽ giúp các hộ gia đình cận nghèo và mới thoát nghèo hạn chế tái nghèo và tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, nước sạch… Đề tài cũng góp phần quan trọng khi xem xét khái niệm nghèo đa chiều hiện nay, khi – nghèo về thu nhập chỉ là một nội dung của nghèo đa chiều đang được áp dụng cho chuẩn nghèo mới tại các địa phương trong cả nước.. Một số nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu nước ngoài về tiếp cận nguồn vốn tài chính cho phát triển kinh tế chủ yếu được đề cập đến trong nghiên cứu liên quan quan đến "sinh kế". Trong đó, các ý tưởng liên quan đến vấn đề này được Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai (dẫn lại, báo cáo tóm tắt Phân tích các nguồn vốn sinh kế, Ipsard, Tr.3, 2009). Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia Châu Phi, các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005), Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo. Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên 11 cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997), Hege Gulli (1998), Beatriz Amendáris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng định rằng tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng (dẫn lại Phan Thị Nữ, 2010, tr.10). Tác giả Asselin (2009) cho rằng điều kiện sống của một cá nhân hay hộ gia đình có thể được biểu thị bởi mười chiều như thu nhập, giáo dục, sức khỏe, lương thực/dinh dưỡng, vệ sinh/nước sạch, lao động/việc làm, nhà ở, tiếp cận đến các tài sản sản xuất, tiếp cận đến thị trường và tham gia cộng đồng xã hội. Ki, Faye và Faye (trích lại Asselin, 2009) phát hiện giáo dục, sức khỏe, nước sạch, dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, năng lượng, thông tin, tài sản đồ dùng lâu bền, tài sản sinh hoạt và các tài sản khác là những chỉ báo phù hợp cho đo lường nghèo đa chiều ở Senegal trong giai đoạn 2000- 2001. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác liên quan đến việc xác định các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho giảm nghèo của các hộ gia đình khác. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi xin nêu một vài nghiên cứu liên quan như đã trình bày ở trên.Các nghiên cứu mới chủ yếu dừng lại ở việc phân tích các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà chưa đề cập đến toàn bộ nguồn vốn tài chính. Nguồn vốn tài chính ở đây không chỉ bao gồm nguồn vốn mà các hộ gia đình có thể vay được từ các ngân hàng (vốn tín dụng) chính thức hoặc phi chính thức mà nó còn bao gồm cả nguồn vốn của ngay chính của các hộ gia đình. Việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn đó nhằm mục đích gì, được sử dụng như thế nào cho hiệu quả, và đâu là yếu tố tác động đến việc người dân tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững. Trong đề tàiluận văn này chúng tôi sẽ nghiên cứu và phân tích rõ các yếu tố tác động đến việc tiếp cận 12 vốn tài chính của người nghèo tại tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tại Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực tiếp cận nguồn vốn tài chính của hộ nghèo và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Mục tiêu cụ thể: Làm rõ một số vấn đề lý luận về tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững của huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của các hộ nghèo huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn tài chính cho giảm nghèo bền vững cho huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến tiếp cận nguồn vốn tài chính của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nội dung nghiên cứu: Tập trung xem xét và phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của nhóm nghèo tại Tỉnh Cao Bằng. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: Đề tài sẽ áp dụng cách tiếp cận liên ngành các ngành khoa học xã hội để nghiên cứu và phân tích những yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính của người dân cho giảm nghèo bền vững. 13 Ngoài ra đề tài còn sử dụng cách tiếp cận vùng: Việc lựa chọn vùng núi; vùng đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn được xem xét từ các yếu tố về địa hình, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa tộc người. Đề tài lựa chọn nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm phân tích các yếu tố liên quan đến địa hình, điều kiện canh tác đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, trong mối liên hệ với tiếp cân nguồn lực cho giảm nghèo bền vững. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài kết hợp với các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực tiễn), nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu so sánh và nghiên cứu phân tích tổng hợp để phân tích các nội dung được nghiên cứu trong đề tài. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát xã hội học. Xây dựng bộ công cụ gồm bảng hỏi định lượng và bảng hỏi định tính cán bộ, người dân tại địa bàn nghiên cứu phỏng vấn các hộ trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Mẫu phỏng vấn được lựa chọn trên cơ sở danh sách hộ nghèo do địa phương cung cấp. Kết quả thông tin định lượng thu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS.20. Phân tích tài liệu thứ cấp: Đề tài luận văn đã được phép kế thừa và sử dụng nguồn dữ liệu từ kết quả nghiên cứu về phá triển bền vững tỉnh Cao Bằng, là một nghiên cứu có sự tham của người dân (PRA) tại Cao Bằng, do Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thực hiện năm 2014. Ngoài ra, đề tài phân tích một số tài liệu về khung sinh kế bền vững, các văn kiện, chương trình, báo cáo đánh giá chương trình chia sẻ, báo cáo đánh giá của các tổ chức/nhà khoa học về xóa đói giảm nghèo bền vững. Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài mô tả bức tranh tổng quát về thực trạng nghèo đói, các nguồn vốn tài chính mà người nghèo có thể tiếp cận được. Ngoài ra, sử dụng phương pháp thống kê mô tả còn giúp đề tài mô tả rõ hơn các yếu tố tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn tài chính để phát triển kinh tế của các hộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong đó, bao gồm việc sử 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan