Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm...

Tài liệu Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm

.PDF
163
1259
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Ánh CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Ánh CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các đơn vị và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Lê Thu Yến, người đã hết lòng chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin gởi lời tri ân chân thành đến cô. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ Văn của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè, người thân cùng các đồng nghiệp đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Chân thành biết ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2013 Tác giả Phạm Ngọc Ánh 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................5 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................9 6. Những đóng góp của luận văn .......................................................................................9 7. Kết cấu luận văn ...........................................................................................................10 CHƯƠNG 1: MẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG .................................................. 11 1.1. Truyện thơ Nôm .........................................................................................................11 1.1.1. Sự ra đời và phát triển ...........................................................................................11 1.1.2. Vấn đề phân loại ....................................................................................................12 1.1.3. Nội dung ................................................................................................................13 1.1.4. Hình thức ...............................................................................................................14 1.2. Khái niệm cảm hứng..................................................................................................15 1.3. Khái niệm tình yêu.....................................................................................................18 1.4. Chủ đề tình yêu trong văn học..................................................................................20 CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG...................................................... 25 2.1. Ca ngợi tình yêu tự do ...............................................................................................25 2.1.1. Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên ................................................................................25 2.1.2. Chủ động trong tình yêu ........................................................................................32 2.1.3. Yêu nhau theo tiếng nói trái tim ............................................................................42 2.2. Đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc .....................................................................46 2.2.1. Những biến cố xảy ra ............................................................................................46 2.2.2. Hi sinh vì tình yêu .................................................................................................54 2.2.3. Vượt qua gian khó .................................................................................................61 2.3. Khát vọng tình yêu.....................................................................................................68 2.3.1. Khát vọng tình yêu đẹp .........................................................................................68 2.3.2. Khát vọng hạnh phúc ái ân ....................................................................................72 2 CHƯƠNG 3: CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................................... 80 3.1. Nhân vật ......................................................................................................................80 3.2. Ngôn ngữ .....................................................................................................................86 3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................................86 3.2.2. Từ tự xưng .............................................................................................................97 3.2.3. Từ ngữ mang chức năng biểu cảm ......................................................................108 3.2.4. Điển cố ................................................................................................................116 3.2.5. Thành ngữ, tục ngữ .............................................................................................128 3.3. Giọng điệu .................................................................................................................135 3.3.1. Giọng cảm thông .................................................................................................135 3.3.2. Giọng mỉa mai .....................................................................................................140 3.3.3. Giọng tự vấn ........................................................................................................145 3.4.4. Giọng triết luận, bàn bạc .....................................................................................153 PHẦN TỔNG KẾT ................................................................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 159 3 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Tình yêu tự nó ẩn chứa một sức mạnh vô hình và mạnh mẽ. Đề tài tình yêu là muôn thuở, tồn tại song hành cùng thời gian. Chẳng thiếu những tác phẩm điêu khắc, những bài ca, tranh vẽ… ca ngợi vẻ đẹp bất tận của nó. Tùy từng thời kỳ mà nó được khoác lên mình bộ cánh khác nhau: Khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, khi thướt tha và quyền quý, khi lại dân dã bộc trực, lúc lại quẫy đạp ngang tàng… Tình yêu cũng là một đề tài vĩnh cửu trong văn học. Hễ có thơ có văn là phải có tình yêu, nếu không muốn nói là chính nhờ có tình yêu mà con người mới dạt dào cảm hứng để sáng tác nên những vần thơ óng ả cũng như những câu văn trau chuốt. Sự đẹp đẽ và linh thiêng của tình yêu vốn đã được cha ông chúng ta nhận ra và ca ngợi từ lâu. Từ khi còn nhỏ, con người đã biết yêu. Xuất phát đầu tiên là tình mẫu tử, phụ tử, tình anh em ... và rộng hơn là tình yêu tổ quốc. Trong vô vàn những cung bậc tình cảm ấy, tình yêu lứa đôi là một nốt nhạc vang lên du dương khiến xao xuyến lòng người hơn bao giờ hết. Tình yêu trong thơ văn hướng ta đến những khát khao, ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta vượt qua những khó khăn, trắc trở lứa đôi, đôi khi còn khiến ta thêm giữ vững tình cảm trong lòng. Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn từ văn học dân gian truyền miệng đến nền văn học viết từ xưa đến nay. Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những câu ca dao chuyển tải bao lời hò hẹn, nhớ nhung của cha ông ta thuở trước, hay gần ta hơn như những nhà thơ thời nay: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn... Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đạị. Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương của cha ông từ ngàn xưa để lại: các sáng tác về tình yêu trong văn học trung đại. Văn học phản ánh cuộc sống con người vì thế địa hạt tình yêu trở thành mảnh đất màu mỡ cho văn học, trong đó văn học trung đại đóng góp khối lượng lớn những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng. Từ những tác giả khuyết danh 4 đến các tác giả hữu danh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm,….đều để lại cho hậu thế những tuyệt tác về tình yêu. Truyện thơ Nôm là một trong những thể loại phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trung đại. Qua truyện thơ Nôm, chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong tục, truyền thống văn hóa…của dân tộc mình. Những truyện thơ Nôm về tình yêu thể hiện rất rõ đời sống tình cảm, quan niệm và cách ứng xử của cha ông trong tình yêu.Chúng ta có quyền tự hào về những tác phẩm bất hủ về tình yêu như Truyện Kiều, Phạm Tải-Ngọc Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Sơ kính tân trang, …Rất nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài và nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của bạn đọc quốc tế. Chúng ta ngày càng có nhiều hơn các công trình khoa học nghiên cứu truyện thơ Nôm giá trị ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại này viết về tình yêu đôi lứa một cách tập trung thì hầu như chưa có chuyên luận nào. Vì tất cả những lí do trên, tôi chọn“Cảm hứng tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Nôm” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tôi mong muốn tìm hiểu vẻ đẹp của những câu chuyện tình trong các truyện thơ Nôm và nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các sáng tác ấy, góp phần đánh giá toàn diện hơn giá trị các truyện thơ Nôm viết về tình yêu giai đoạn văn học trung đại. Đồng thời, tôi mong rằng có thể rút ra ở đó những bài học hay và đẹp về văn hóa ứng xử của đôi lứa. 2. Lịch sử vấn đề Trước hết là công trình biên soạn các truyện kể về tình yêu có thể kể đến như cuốn Việt Nam phong tình cổ lục của tác giả Vũ Ngọc Khánh. Tác giả đã sưu tầm và giới thiệu cho chúng ta một kho tàng phong phú về chuyện tình yêu của con người Việt Nam, những con người thật, những danh tướng, nhà chí sĩ, nhà thơ, những người nổi tiếng trong lịch sử và cả những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn chương. Sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn và ảnh hưởng của tập sách này đã khơi gợi ở tôi mong muốn tìm hiểu đề tài. Tính đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đề tài “Cảm hứng tình yêu lứa đôi trong các truyện thơ Nôm” hoặc có 5 nội dung tương tự.Tuy nhiên, chúng tôi cũng tham khảo được nhiều ý kiến từ các nghiên cứu về các tác phẩm thơ Nôm hoặc đề tài của thể loại truyện thơ Nôm ít nhiều nhắc đến vấn đề tình yêu.Chúng ta có thể điểm qua một số công trình như: • Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến mối tình Kim Kiều và khẳng định nàng Kiều đã vượt qua khuôn khổ lễ giáo phong kiến để tìm đến tình yêu tự do. • Nguyễn Thị Ngọc Lan (1996),Vấn đề giới tính trong văn học cổ Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII- thế kỉ XIX, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đã khẳng định vấn đề giới tính trong đó có đề cập tới tình yêu nam nữ như một biểu hiện trạng thái tâm lí tự nhiên của con người với vẻ đẹp nhân bản. • Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục. Khi viết về truyện thơ Nôm, tác giả đã khái quát hình ảnh con người trong truyện thơ Nôm đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ: “những con người chủ động trong tình yêu, rất tích cực đấu tranh bảo vệ hạnh phúc” • Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong tài liệu trên có trích dẫn bài viết “Xung đột nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ của Hoa Tiên”, trong đó tác giả bài viết đã chỉ ra tư tưởng của tác phẩm Hoa Tiên là ca ngợi tình yêu tự do, đồng thời là tư tưởng giải phóng tình cảm, thể hiện tinh thần hòa hợp giữa tình yêu của cá nhân tự do với nghĩa vụ. • Bùi Duy Tân (2001), Khảo luận một số thể loại tác giả - tác phẩm văn học trung đại tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này đề cập ba tác phẩm viết về tình yêu gồm Truyện Song Tinh, Chinh phụ ngâm và Truyền kì tân phả. Đồng thời, tác giả khẳng định các tác phẩm trên hoặc ca ngợi tình yêu tự do, hoặc ca ngợi sức mạnh tình yêu,sự chung thủy, gắn bó, chống 6 lại các thế lực cường quyền, hoặc than thở cho hạnh phúc lứa đôi khi bị chiến tranh làm cho trắc trở. • Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Mô típ tài tử giai nhân từ truyện Hoa Tiên đến Mai Đình Mộng kí”, Văn học trung đại Việt Nam - Quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Bài viết khẳng định hình ảnh tài tử giai nhân trong các sáng tác thường xây dựng theo mô hình lí tưởng về sự cuốn hút bởi vẻ bề ngoài cũng như tài năng theo quan niệm “gái tham tài, trai tham sắc”. Thêm vào đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, say mê, đam mê trong tình yêu. Ba yếu tố này tạo nên những mối tình đẹp trong truyện Hoa Tiên và Mai Đình Mộng kí. • Triệu Thùy Dương (2010), Văn hóa ứng xử người việt trong truyện thơ Nôm, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này đã trình bày văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm, trong đó một phần nhỏ đề cập đến tình yêu đôi lứa trong các truyện thơ Nôm. • Hoàng Hữu Yên (2011), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. Viết về truyện thơ, Hoàng Hữu Yên nhận địnhca ngợi tình yêu tự do, nêu lên khát vọng cuộc sống lứa đôi ngoài khuôn khổ lễ giáo chính thống là đề tài phổ biến và rất hấp dẫn của nhiều truyện thơ. Hoa tiên, Bích Châu kì ngộ, Sơ kính tân trang, Phan Trần xứng đáng là những bản tình ca réo rắt và diễm lệ, trong trắng, chân thành và tha thiết. • Kiều Thu Hoạch (2011), Truyện Nôm lịch sử hình thành và bản chất thể loại, Nxb Văn hóa Thông tin. Khi viết về chức năng tư tưởng và thẩm mĩ của truyện Nôm, Kiều Thu Hoạch viết rằng truyện Nôm thường chỉ thiên về lựa chọn loại đề tài tình yêu lứa đôi cùng với chủ đề đấu tranh bảo vệ tình yêu chung thủy, bảo vệ gia đình, các tác giả không thể không quan tâm tới vấn đề hôn nhân tự do như là một chủ đề cơ bản. 7 • Lê Thu Yến (2011), Văn hóa ứng xử người Việt thể hiện qua tình yêu Kim Kiều,www.hcmup.edu.vn. Công trình này nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt thể hiện qua tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều- hai nhân vật chính trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trên đây tôi đã ghi lại một số công trình có liên quan ít nhiều đến đề tài “Cảm hứng tình yêu đôi lứa trong truyện thơ Nôm”. Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có bất cứ công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề tình yêu trong văn học trung đại một cách có hệ thống. Vì thế, trong khuôn khổ tài liệu mà tôi có được, tôi vô cùng trân trọng những ý kiến, đề xuất khoa học của những người đi trước. Những tài liệu quý giá trên sẽ là những định hướng cho tôi trong việc tìm hiểu vẻ đẹp tình yêu trong các tác phẩm mà tôi tiếp nhận được. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình trong việc tìm hiểu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các truyện thơ Nôm. Mặt khác, qua những tác phẩm văn học ấy, người viết cố gắng tìm hiểu những giá trị văn hóa dân tộc mình bởi lẽ hơn ở đâu hết văn học chính là kết tinh của tư tưởng tình cảm, của văn hóa dân tộc. Từ đó, người viết mong mỏi chia sẻ và nhận được sự đồng tình, đặc biệt của các bạn trẻ về tình yêu đẹp cũng như lối sống đẹp trong tình yêu cha ông ta truyền dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại được sử dụng trong quá trình sưu tầm tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong so sánh đối chiếu các tác phẩm cùng vấn đề giữa các giai đoạn văn học khác nhau cũng như trong các sáng tác của các tác giả với nhau. - Phương pháp lịch sử: Trong quan niệm tình yêu cha ông ta, có những giá trị sống đẹp trường tồn trong từng tác phẩm vượt qua không gian và thời gian, vì lẽ đó phương pháp lịch sử là không thể thiếu trong quá trình triển khai đề tài. 8 - Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu Tình yêu vốn là câu chuyện muôn thuở. Sáng tác về tình yêu cũng vì thế vô cùng đồ sộ và phong phú. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin tìm hiểu cảm hứng tình yêu trong các sáng tác truyện thơ Nôm văn học trung đại. Thuộc giai đoạn văn học này, ta cũng thấy sự nở rộ của các thể loại văn học một cách đa dạng từ thơ, văn đến các truyện thơ cùng viết về tình yêu. Riêng với đề tài tình yêu thì truyện thơ Nôm là đề tài có thế mạnh hơn cả ở giai đoạn văn học này.Vì lẽ đó, trong quá trình khảo sát, người viết sẽ hướng đến các truyện thơ về tình yêu, bao gồm cả truyện thơ khuyết danh và các sáng tác của các tác giả như sau:Truyện Phan Trần (khuyết danh), Phạm Công - Cúc Hoa (khuyết danh, Phạm Tải - Ngọc Hoa (khuyết danh) , Tống Trân - Cúc Hoa (khuyết danh), Thoại Khanh – Châu Tuấn (khuyết danh), Thạch Sanh tân truyện (khuyết danh), Nhị độ mai (khuyết danh), Châu sơ kim kính lục (khuyết danh), Vân Trung Nguyệt kính tân truyện (khuyết danh), Trương Viên truyện (khuyết danh), Lâm Tuyền kỳ ngộ (khuyết danh), Hồng hoan lương sử (khuyết danh), Phương Hoa (khuyết danh), Hoàng Trừu (khuyết danh), Hoàng Tú tân truyện (khuyết danh), Mã Phụng – Xuân Hương (khuyết danh), Lý Công (khuyết danh), Bạch Viên tân truyện (khuyết danh), (Bích Câu kỳ ngộ (Vũ Quốc Trân), Truyện Tây Sương (Lý Văn Phức), Truyện Ngọc Kiều Lê (Lý Văn Phức), Song Tinh bất dạ (Nguyễn Hữu Hào), Truyện Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Phù dung tân truyện (Trúc Lâm Cư Sĩ), Từ Thức tân truyện (Lê Khắc Nguyên), Nữ tú tài (Đinh Gia Thuyết), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). 6. Những đóng góp của luận văn Trong luận văn, người viết sẽ chỉ ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các sáng tác truyện thơ Nôm giai đoạn văn học trung đại. Luận văn dùng các sáng tác văn học dân gian như nguồn tư liệu quý giá và là kho kinh nghiệm đúc kết bao đời của cha ông để soi chiếu vào các sáng tác tình yêu 9 truyện thơ Nôm, từ đó cố gắng chỉ ra và hệ thống những nét đẹp trường tồn vốn đã trở thành chuẩn mực cho lối sống và quan niệm sống của người Việt Nam ta. Luận văn cũng mong muốn trở thành chiếc cầu nối bạn đọc ngày nay với những sáng tác mang giá trị văn hóa của cha ông ta ngày xưa để cảm nhận cái hay, cái đẹp, để bảo tồn và phát huy giá trị sống đẹp, đặc biệt là trong địa hạt tình yêu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung Trong chương này, chúng tôi chủ yếu trình bày khái quát về nội dung các khái niệm tình yêu, tình yêu đôi lứa cũng như sự ra đời và phát triển, vấn đề phân loại bên cạnh nội dung, hình thức của truyện thơ Nôm của người Việt, các khái niệm về cảm hứng cũng như nguồn gốc vấn đề tình yêu trong văn học trung đại. Chương 2: Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Nôm nhìn từ phương diện nội dung Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu giá trị nội dung của các truyện thơ Nôm về mặt nội dung: ca ngợi tình yêu tự do, đấu tranh bảo vệ tình yêu và hạnh phúc cùng những khát vọng trong tình yêu. Trong tương quan so sánh những giá trị đó trong mạch nguồn truyền thống văn hóa dân tộc mà chủ yếu thông qua văn học dân gian, chúng ta sẽ thấy được sức sống của truyền thống văn hóa Việt trong từng sáng tác cũng như trong tâm lý tiếp nhận của người đọc. Chương 3: Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Nôm nhìn từ phương diện nghệ thuật Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tình yêu đôi lứa trong các truyện thơ Nôm, trong đó tập trung vào các phương diện như: ngôn ngữ, nhân vật và giọng điệu. 10 CHƯƠNG 1: MẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Truyện thơ Nôm 1.1.1. Sự ra đời và phát triển Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học phong kiến Việt Nam. Giá trị của truyện thơ Nôm đã khẳng định qua thời gian tồn tại của nó và lòng yêu thích của quần chúng nhiều thế hệ. Bộ phận văn học này được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen thuộc nhất với quần chúng. Một sốviết theo thể thơ Ðường luật. Theo Đặng Thanh Lê “Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy (…)truyện Nôm là sản phẩm văn học vào thời kì phong kiến suy tàn, mang ý nghĩa phản ánh một thời kì bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp dưới chế độ phong kiến” [22, tr.57]. Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng bộc lộ những mâu thuẫn trầm trọng. Trong đó nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: thứ nhất là mâu thuẫn giữa nội bộ giai cấp phong kiến thống trị và thứ hai là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân lao động. Nội chiến phong kiến giữa nhà Trịnh với nhà Nguyễn, nhà Trịnh với nhà Mạc kéo dài. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp diễn ra. Xã hội liên tiếp biến động kéo theo đó là sự lung lay nền tảng đạo đức của chế độ phong kiến, làm nảy sinh những tư tưởng nhân văn của thời đại, đồng thời cũng là tư tương nhân văn trong các truyện thơ Nôm. Về lực lượng sáng tác, ngoài các tác giả bình dân khuyết danh, tham gia vào lực lượng sáng tác các truyện thơ Nôm giai đoạn này còn có những nho sĩ có nhãn quan tiến bộ và cuộc sống gần gũi nhân dân lao động. Về nguồn gốc ra đời, nguồn gốc đầu tiên của các truyện thơ Nôm có lẽ là những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong được thêm thắt về mặt nội dung, nghệ thuật và đến một lúc nào đó được ghi lại thành sách, chính thức trở thành một truyện Nôm. Ví dụ như Trương Chi, Tấm Cám… Nguồn gốc ra đời thứ hai của các truyện thơ Nôm là các nhà chùa. Một số nhà sư có học đã diễn Nôm một số sự tích trong kinh Phật nhằm truyền bá đạo Phật, tiêu biểu như Quan âm tống tử bản hạnh (dạng 11 cổ của Quan âm Thị Kính sau này), Nam Hải Quan âm bản hạnh (dạng cổ của truyện Bà Chúa Ba)… Về hình thức lưu truyền, truyện Nôm ra đời và tồn tại đầu tiên dưới hình thức truyện thơ Nôm truyền khẩu. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện thơ Nôm truyền khẩu phát triển mạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình văn học này để sáng tác hoặc ghi chép lại những truyện thơ Nôm đã có từ trước. Từ đó xuất hiện truyện Nôm viết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào nhưng chắc chắn trước thế kỉ XVIII, truyện Nôm lục bát đã xuất hiện và đã có những thành tựu nhất định với đỉnh cao chói lọi là Truyện Kiều (Nguyễn Du). Tóm lại, truyện thơ Nôm là bộ phận văn học ra đời và phát triển từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Thời kì phát triển cực thịnh của nó là từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Cho đến đầu thế kỉ XX, việc sáng tác truyện thơ Nôm dần dần chấm dứt vì các thể loại văn xuôi mới ra đời đã đủ sức thay thế nó. 1.1.2. Vấn đề phân loại Hiện nay, người ta tiến hành phân loại các truyện thơ Nôm theo ba cách sau: * Phân loại dựa vào nguồn gốc đề tài: có 3 loại - Truyện thơ Nôm lấy đề tài từ các truyện cổ dân gian như: Trương Chi, Tấm Cám, Thạch Sanh… - Truyện thơ Nôm có nguồn gốc đề tài từ văn học Trung Quốc như: Truyện Hoa Tiên, Nhị Độ Mai, truyện Phan Trần… - Truyện lấy đề tài từ những sự tích ở Việt Nam như: Bích Câu kì ngộ, Tống Trân Cúc Hoa… * Phân loại dựa vào tác giả: Theo Nguyễn Thị Chiến [3, tr.11] trước những năm 1960 đã xuất hiện quan điểm chia truyện Nôm thành hai loại: truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh. -Truyện Nôm hữu danh: là những truyện còn tên tác giả như truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự), truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào), Truyện Kiều (Nguyễn 12 Du)… Tuy nhiên loại này còn lại không nhiều nhưng hầu hết truyện Nôm hữu danh đều là truyện Nôm bác học. - Truyện Nôm khuyết danh: là những truyện không còn tên tác giả:Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn… Hầu hết các truyện Nôm khuyết danh đều là truyện Nôm bình dân. * Phân loại dựa vào nội dung và hình thức: có 2 loại -Truyện Nôm bình dân: Do các nho sĩ bình dân sáng tác nên có nội dung mang đậm tính dân dã của người dân lao động và nghệ thuật mộc mạc, giản dị. Ví dụ: Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn… -Truyện Nôm bác học: Do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác nên có nội dung phức tạp, tình tiết, tâm lí nhân vật và nghệ thuật điêu luyện hơn so với truyện Nôm bình dân. Ví dụ: Truyện Song Tinh, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyện Kiều… Sự khác nhau giữa hai loại truyện này là ở trình độ tác giả, chủ đề tác phẩm, thao tác nghệ thuật, loại hình nhân vật. Trong luận văn này, người viết sử dụng cách phân loại dựa vào đặc điểm nội dung và hình thức vì cách phân loại này có cơ sở phân loại khoa học hơn cả. 1.1.3. Nội dung Một trong những nội dung chính của truyện thơ Nôm giai đoạn thế kỉ XVIII XIX là tình yêu nam nữ. Trong các truyện Nôm bình dân, các tác giả đã xây dựng những mối tình chung thủy, sắt son của những con người ở những hoàn cảnh trái nhau. Hầu hết các mối tình đều nảy sinh từ một bên là các cô công chúa, hoặc tiểu thư con nhà quyền quý giàu sang, với một bên là các chàng trai tuy có tài, nhưng đều đang trong hoàn cảnh khó khăn. Đây đều là các mối tình vượt ra khỏi khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Nội dung thứ hai là vấn đề tình vợ chồng, hay rộng hơn là vấn đề gia đình trong thời kì tan rã của chế độ phong kiến. Đó là cuộc đấu tranh để bảo vệ tình nghĩa vợ 13 chồng, bảo vệ gia đình, chống lại những nguy cơ làm nó tan vỡ. Ngoài ra, truyện Nôm bình dân còn đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Với chủ đề đề cao con người và cuộc sống hiện thực, truyện Nôm cũng đã tố cáo bộ mặt thối nát của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến từ quan lại, tầng lớp quý tộc đến bọn nhà giàu phú hộ.Quan lại, sai nha vòi tiền, cảnh mua thịt bán người, cảnh sống khốn khổ của nhân dân…được thể hiện rõ trong các truyện Nôm, góp phần tái hiện chân thực và sống động bức tranh hiện thực cuộc sống. 1.1.4. Hình thức Phần lớn những truyện Nôm tiêu biểu đều có một kết cấu cơ bản giống nhau:Câu chuyện diễn biến theo trật tự thời gian, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Người kể luôn luôn đứng ở ngôi thứ ba và bao giờ cũng ghi nhớ câu chuyện mình đang kể là thuộc về thời quá khứ. Cốt truyện của truyện Nôm có hai đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất, những tình tiết, những sự kiện trong truyện không có ý nghĩa khách quan chân thực của nó mà chỉ có tác dụng soi sáng hay tô đậm cho tính cách nhân vật. Ví dụ như trong truyện Lý Công, nàng công chúa bị chặt chân tay, xẻo mắt mũi nhưng vẫn sống hay như nhân vật Phạm Công trong truyện Phạm Công - Cúc Hoa xuống tận địa phủ để tìm vợ…Thứ hai, kết thúc của truyện Nôm có hậu giống truyện cổ tích. Tóm lại, cấu trúc của truyện Nôm, cả bình dân lẫn bác học, đều có chung mô hình: gặp gỡ - tai biến -đoàn tụ với kết thúc bao giờ cũng có hậu. Có thể nói cấu trúc theo lối kết thúc có hậu của truyện Nôm là quy luật có tính tất yếu và là đặc trưng mang tính loại biệt của thể loại truyện Nôm. Về mặt ngôn ngữ, truyện Nôm bác học hầu hết đều là sản phẩm của các nhà thơ có trình độ học vấn cao do đó ngôn ngữ tác phẩm bao giờ cũng gọt giũa, sử dụng nhiều điển cố,thành ngữ Hán, ngôn ngữ ước lệ tượng trưng…. Ngay khi nói đến những chuyện tế nhị, cũng phải sử dụng ngôn ngữ ước lệ để tránh sự dung tục, ví dụ như đoạn nói về Kiều thất thân với Mã Giám Sinh: Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về 14 Một cơn mưa gió nặng nề Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương… (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Nói đến duyên tình, các tác giả hay dùng: tơ hồng, xích thằng, trăng già, nguyệt lão xe tơ, phượng loan, sắt cầm… Để chỉ sự xa cách, tác giả dùngNgưu lang - Chức nữ, cầu Ngân… Tuy nhiên, ngôn ngữ của truyện Nôm bác học cũng sử dụng các từ ngữ đời thường, bởi truyện Nôm vốn là một thể loại sinh thành và phát triển từ nguồn văn hóa dân gian. Thể Loan khi tiễn Vân Tiên lên kinh ứng thí cũng mượn ca dao nhắn nhủ chàng: Xin đừng tham đó bỏ đăng Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) Truyện Nôm bình dân sử dụng ngôn ngữ giàu chất sống, mộc mạc, nôm na, có nhiều khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ. Nhìn chung việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ và ca dao là khá nhiều,không chỉ trong truyện Nôm bình dân mà còn ở cả truyện Nôm bác học. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao giúp cho tiếng nói của nhân vật thông minh, sắc sảo hơn, hữu tình hơn. Với một số lượng truyện lớn, có nội dung khá tiến bộ và hình thức nghệ thuật thấm đẫm tính dân tộc, truyện Nôm đã biểu hiện một cách độc đáo và sâu sắc truyền thống nhân đạo và tâm tình mộc mạc của con người Việt Nam, tiếng nói tình cảm cất lên sau những lũy tre làng và vang vọng mãi đến bây giờ. 1.2. Khái niệm cảm hứng Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn, thấy ngoại cảnh mà có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của mình.Có thể hiểu, thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc, của tình cảm. Thi tiên nổi tiếng đời Đường- Lí Bạch- từng ngâm nga: “Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc” (Khi cảm hứng say sưa, hạ ngọn bút làm rung chuyển năm núi lớn)(Giang thượng ngâm). 15 Nguyễn Quýnh đề cao “cái hứng” trong thơ: “Người như sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió, gió thổi từ sông biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh ở ngoài miệng, viết ra ở bút nghiên, giấy mực. Gió không bám vào chỗ nào nhất định, hứng cũng biến động, không ở yên, mỗi cái tuy ở Đông, Tây, Nam, Bắc mà buột ra rất nhanh. Người làm thơ không thể không có gió vậy”. Không chỉ thế, Nguyễn Quýnh khẳng định: “Người làm thơ không thể không có hứng, cũng như tạo hóa không thể không có gió vậy…Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ”[15, tr 104]. Vậy, không thể có thơ nếu không xúc động, hoặc nếu hồn không rung động cho lời buông theo. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực nhà thơ phải hướng con người tới cái đẹp bằng sự lên tiếng, bằng sự thăng hoa cảm xúc của chính mình. Vì vậy, cảm hứng trong tác phẩm phải được nhà thơ biểu hiện qua mạch tư tưởng – cảm xúc chủ đạo, qua sự lí giải các vấn đề đặt ra, qua giọng điệu…Khi đi sâu vào bản chất của cảm hứng trong tác phẩm văn học, Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương trong Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, nêu khái niệm cảm hứng: “Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó”[25, tr 208]. Lẽ tất nhiên, tư tưởng đó phải là tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, cao đẹp. Tác phẩm văn học không chỉ là chiếc gương soi của cuộc sống mà còn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên ngoài việc tái hiện đời sống, văn học còn thể hiện tư tưởng, quan niệm và sự lí giải của nhà văn đối với hiện thực được mô tả. Sự lí giải ấy không thể mang tính chất lí tính khô khan mà phải gắn liền với tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương cũng nhấn mạnh: “Cảm hứng chủ đạo thấm nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao gồm không gian, thời gian, tính cách nhân vật, vào xung đột và cốt truyện, vào ngôn từ và giọng điệu của một bài thơ, một truyện ngắn, một thiên tùy bút hay một cuốn tiểu thuyết”[35, tr 209]. Như thế, cảm hứng là cái tạo nên nền tảng của giọng điệu trong 16 tác phẩm của nhà văn, nó chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật, xác lập góc nhìn của tác giả đối với hiện thực được phản ánh. Và ứng với mỗi nguồn cảm hứng ấy là một phương pháp sáng tác, một loại hình tác phẩm, một giọng điệu riêng… Như vậy, từ những quan niệm của các nhà mỹ học, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ như nhiệt tâm, say mê. Cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật không phải là một thứ tình cảm giả tạo hay hời hợt mà phải là một thứ tình cảm sâu sắc mãnh liệt. Đó phải là một nỗi đau xé lòng, một tình yêu tha thiết, một sự căm ghét tận xương tủy kiểu “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” (Nguyễn Đình Chiểu)… Cảm hứng trong tác phẩm phải là thứ tình cảm nghiêng về phía lẽ phải, gắn liền với những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, cao đẹp. Nói cách khác, đó là niềm say mê khẳng định chân lý, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường. Trong sáng tác nghệ thuật, cảm hứng được biểu hiện nhiều biến thể, nảy sinh từ ý thức con người về tư tưởng và cảm xúc, nhất là những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có nhiều biến thể cảm hứng. Nhưng vẫn có một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm, nó chi phối toàn bộ tác phẩm, từ hình tượng, hoàn cảnh, tình huống đến cả giọng điệu, lời văn… Điều này tùy thuộc vào nội dung tư tưởng, tình cảm của nhà văn, tùy thuộc vào cá tính sáng tạo nghệ thuật của mỗi người cầm bút. Nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, thực tại của đời sống mà nhà văn đang sống trong đó. Như vậy, cảm hứng là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường…Cảm hứng sẽ là nền tảng tạo nên giọng điệu tác phẩm và chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật. Cảm hứng có nguồn gốc từ trong tư tưởng của 17 tác giả đối với thế giới khách quan, được thể hiện qua tài năng, tính cách của mỗi tác giả. 1.3. Khái niệm tình yêu Tình yêu, trạng thái cảm xúc mạnh mẽ và đẹp đẽ nhất của con người lại cũng là một trong những điều khó định nghĩa và nắm bắt nhất thế gian…Nhà thơ Xuân Diệu từng viết “làm sao cắt nghĩa được tình yêu ?”. Thi sĩ Xuân Quỳnh cũng từng bộc bạch : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Khi nào ta yêu nhau Em cũng không biết nữa. (Sóng, Xuân Quỳnh) Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình,... Ai trong chúng ta cũng có tình yêu, từ một đứa trẻ lớn lên biết yêu cha mẹ, anh chị em cho tới những tình cảm thiêng liêng như yêu quê hương đất nước, từ những tình yêu trai gái thơ mộng cho tới những cảm xúc mãnh liệt trước thiên nhiên hay đồng loại…. Vậy, tình yêu đôi lứa là gì ? Nhà thơ Xuân Diệu đã từng định nghĩa về tình yêu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”. Tình yêu đối với ông có một chút gì đó đượm buồn và hi sinh. Ông cũng từng nói rằng : Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan