Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chích sách tiêu thụ nông sản việt nam trong quá trình thực hiện các cam kết với ...

Tài liệu Chích sách tiêu thụ nông sản việt nam trong quá trình thực hiện các cam kết với tổ chức thương mại thế giới

.PDF
234
844
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- VŨ VĂN HÙNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- VŨ VĂN HÙNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Phạm Văn Dũng 2. TS. Vũ Thị Dậu Hà Nội - 2013 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 15 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 15 1.1.1. Nông sản và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 15 1.1.2. Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 27 1.2 Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 58 1.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 58 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 78 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 79 2.1. Cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản và những cơ hội, thách thức đối với tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 79 2.1.1. Quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về thị trường nông sản 79 2.1.2. Cơ hội đối với tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 81 2.2. Thực trạng tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập 89 4 Tổ chức thương mại thế giới 2.2.1. Tổng quan tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 89 2.2.2. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam trước và sau gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 95 2.3. Thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 103 2.3.1. Chính sách giá cả, sản lượng nông sản 103 2.3.2. Chính sách bảo quản, chế biến nông sản 108 2.3.3. Chính sách xúc tiến thương mại nông sản 117 2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản 122 2.4. Đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới 129 2.4.1. Đánh giá thông qua các tiêu chí của chính sách tiêu thụ nông sản 129 2.4.2. Đánh giá năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 138 2.4.3. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế của chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 147 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 148 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam 148 3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2012 – 2020 148 3.1.2. Những xu hướng mới của thị trường nông sản 150 3.1.3. Xu hướng vận động của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 154 3.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 162 3.2.1. Chính sách tiêu thụ nông sản phải vừa tuân thủ các cam kết với WTO, vừa bảo vệ được lợi ích của đất nước 162 3.2.2. Xây dựng chính sách tiêu thụ nông sản phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu của thị trường 164 5 3.2.3. Đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động tiêu thụ nông sản 165 3.2.4. Tăng cường năng lực tham gia của nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu trong điều kiện hội nhập WTO 166 3.2.5. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh chính sách phải đồng bộ, hài hòa với các chính sách và các mục tiêu kinh tế xã hội khác 167 3.3. Giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 168 3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu của chính sách tiêu thụ nông sản 168 3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách bộ phận của chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO 172 3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách tiêu thụ nông sản 188 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 200 KẾT LUẬN 201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean AoA Agreement on Agriculture Hiệp định Nông nghiệp ASEAN Association of South-East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức nông lương Liên hợp quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAP Good Agricultural Practices Quy thông lệ sản xuất nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IPC World Pepper Community Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPSARD Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn MARD Ministry of Agriculture and Bộ Nông nghiệp và phát triển nông Rural Development thôn MFN Most Favoured Nation Thuế suất tối huệ quốc MNC Multinational companies Công ty đa quốc gia OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế R&D Research and development Nghiên cứu và triển khai SPS Sanitary and Phyto-Sanitary Kiểm dịch động thực vật TNC Transnational companies Công ty xuyên quốc gia TRQ Tariff quotas Hạn ngạch thuế quan TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật trong thương mại VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VFA Vietnam Food Association Hiệp hội lương thực Việt Nam VICOFA Vietnam Coffee and Cocoa Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam 7 Association VINACAS Vietnam Cashew Association Hiệp hội điều Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt Viết tắt Nghĩa tiếng Việt AGROINFO Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Bảng 2.1 : Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trước gia nhậpWTO (2002 - 2006) Bảng 2.2 91 : Lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trước gia nhậpWTO (2002 - 2006) Bảng 2.4 90 : Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sau gia nhậpWTO (2007 – 2012) Bảng 2.3 57 92 Lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sau gia nhậpWTO (2007 - 2012) 93 Bảng 2.5 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 98 Bảng 2.6 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2011 99 Bảng 2.7 : Thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam năm 2010 100 Bảng 2.8 : Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam năm 2011 101 Bảng 2.9 : Thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam năm 2010 102 Bảng 2.10 : Thị trường xuất khẩu điều chính của Việt Nam năm 2011 9 102 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 : Chuỗi giá trị gia tăng 19 Hình 1.2 : Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 24 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tiêu thụ là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội, nó là mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng. Ở các nước đang phát triển, do trình độ phát triển của kinh tế thị trường còn thấp, quan hệ hàng hóa – tiền tệ chưa thật sự phát triển nên việc tiêu thụ hàng hóa trong đó có nông sản còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của người sản xuất, của người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, sự phát triển của ngành này có vai trò quyết định trong việc ổn định một khu vực rộng lớn của nền kinh tế, đảm bảo hài hòa mối quan hệ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản nhằm đáp ứng tốt nhất lợi ích của các chủ thể là vấn đề mang tính cấp thiết. Việt Nam là một nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn với hơn 10 triệu hộ nông dân, 30 triệu người trong trong độ tuổi lao động đang sống ở nông thôn. Khoảng 1/4 tổng GDP và khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu từ nông nghiệp. Những năm gần đây, khu vực nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều của cải, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu... Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, sự phát triển của khu vực này còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, gần 90% hộ nghèo của cả nước nằm ở khu vực này, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị còn lớn, đô thị hóa khiến sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, hội nhập kinh tế quốc tế khiến nông dân là những người dễ bị tổn thương nhất; mối quan hệ nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa được đảm bảo chặt chẽ và bền vững; vấn đề đầu ra cho nông sản…Trong tất cả những vấn đề trên, tiêu thụ nông sản cho nông dân là vấn đề nổi cộm và có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Nhiều nông sản Việt Nam hiện nay chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường nông sản thế giới nhưng lượng giá trị thu về còn khiêm tốn hay nói cách khác, phần giá trị gia tăng của nông sản trong chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, tiêu thụ nông sản đang có nhiều bất cập: Giá cả không ổn định, chi phí lưu thông quá cao, phần giá trị mà người nông dân được hưởng trong giá trị nông sản rất thấp, người nông dân luôn phải đối mặt với tình trạng: mất mùa lo đói, được mùa lo rớt giá; thêm vào đó, hoạt động đầu cơ của tư thương và một số doanh nghiệp thương mại làm cho quá trình tiêu thụ nông sản thêm lòng vòng, rối ren và dễ mất cân đối đã ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của người nông dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là chính sách tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với việc đưa nền nông 11 nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mà trước hết là thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. Chính sách tiêu thụ nông sản là một chính sách lớn, bao trùm gồm các chính sách bộ phận: Chính sách giá cả, sản lượng nông sản; chính sách bảo quản, chế biến nông sản; chính sách xúc tiến thương mại nông sản, chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa được phối hợp một cách đồng bộ. Việc khắc phục những hạn chế trong các chính sách về tiêu thụ nông sản từ đó hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản hợp lý, hiệu quả có ý nghĩa trên nhiều phương diện, không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho người nông dân, doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội; mà còn có ý nghĩa lâu dài, góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân, xóa đói - giảm nghèo bền vững, giải quyết tốt mối quan hệ nông thôn - thành thị…Điều đó cho thấy, chính sách tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân; trong ổn định kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi phí nhân công thấp. Tuy nhiên, những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay. Sau 6 năm gia nhập WTO, nông sản Việt Nam đã có vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới với vị trí số 1 (xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều), vị trí số 2 (xuất khẩu gạo, cà phê), cùng với nó là những cam kết được thực hiện nghiêm túc, đúng với quy định của WTO. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt chính sách khiến cho bài toán về việc đẩy mạnh tiêu thụ về lượng nhưng chưa đi kèm với những lợi ích thiết thực mang về cho đất nước, cho nông dân vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Nguyên nhân của tình trạng này là điều hành vĩ mô chưa thật sự linh hoạt trong bối cảnh thị trường nông sản thế giới đang có nhiều xu hướng phát triển mới như: sự gia tăng của các nhà bán lẻ trong việc đảm nhận khâu tiêu thụ thậm chí cả khâu sản xuất và mang thương hiệu của họ, xu hướng hợp nhất nhiều công đoạn trong việc tạo ra giá trị nông sản, xu hướng gia tăng vai trò của các nước đang phát triển trong việc cung cấp nông sản cũng như tiêu thụ do khu vực này chiếm tỷ lệ dân số lớn trên toàn cầu,…Những xu hướng mới của thị trường nông sản thế giới cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức lớn đối với nông sản Việt Nam, điều đó cũng đồng nghĩa nó tạo ra áp lực trong việc ban hành và thực hiện các chính sách trong điều kiện, bối cảnh mới nhằm phát huy hết tiềm năng, hạn chế tối đa những yếu kém để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự điều tiết của Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề trên là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với Việt Nam hiện nay. Việt Nam đã chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới từ 1/2007 và đang tích cực thực hiện các cam kết theo lộ trình hội nhập, trong đó có các cam kết về tiêu thụ nông sản. Sự tham gia của các công ty nước ngoài trong việc 12 thu mua hàng hóa (trong đó có nông sản) trên thị trường Việt Nam đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Mặc dù có một số quy định bắt buộc khi kinh doanh tại nước sở tại (theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2010), người nông dân Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn trong hoạt động tiêu thụ nông sản nhưng điều này cũng báo hiệu một cuộc cạnh tranh gay gắt và những biến động không nhỏ trên thị trường nông sản Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh của nông dân và các doanh nghiệp, rất cần chính sách hợp lý từ phía Nhà nước nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới đã thật sự phù hợp chưa? Cần phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thiện và phát huy vai trò của chính sách tiêu thụ nông sản để tăng vị thế của nông dân, gia tăng giá trị mà người nông dân nhận được trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu? Việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và cấp thiết về thực tiễn. Chính vì vậy, “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” được Nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam được nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, đề tài cấp bộ, bài đăng báo, tạp chí, bài viết hội thảo các cấp... cho thấy có nhiều công trình đề cập đến chính sách tiêu thụ nông sản theo các vấn đề sau: 2.1. Về chính sách giá cả, sản lượng nông sản - Sách chuyên khảo của Phan Huy Đường (2006), Tiêu thụ nông sản Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học – Xã hội. Công trình khoa học của tác giả Phạm Văn Khôi (2007), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Đại học kinh tế quốc dân. Công trình của Nguyễn Tiến Dũng (2010), Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đề tài NCKH cấp trường (Đại học kinh tế ĐHQGHN). Các bài viết này đã phân tích cập nhật tình hình thị trường nông sản thế giới và trong nước, những biến động về giá nông sản và cơ hội của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị trong việc tận dụng cơ hội về điều kiện thị trường thuận lợi để xuất khẩu những mặt hàng nông sản có lợi thế của Việt Nam. Vì vậy, mới chỉ dừng lại ở khâu lưu thông, giá trị đem lại 13 phải đảm bảo hài hòa cho các chủ thể cả sản xuất và tiêu thụ. Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội của GS.TS Hoàng Ngọc Hòa (2008), - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội. Công trình nghiên cứu này là sản phẩm của tập thể nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, trong đó đề cập và phân tích về tác động chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đến tiêu thụ nông sản nhưng chỉ được giới hạn nghiên cứu trong 3 sản phẩm là chè, cà phê và điều. Thêm nữa, công trình này chỉ đề cập đến tác động từ bên ngoài đến nông sản Việt Nam chứ chưa bàn về chiều hướng ngược lại khi mà sản lượng nông sản Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đối với sản lượng cà phê thế giới và từ đó vị thế của nông sản Việt Nam đối với thị trường thế giới là như thế nào. Chẳng hạn như cà phê Việt Nam bị mất mùa hay được mùa nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường thế giới? - Bài viết của tác giả Đinh Phi Hổ (2010), Mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, Tạp chí Phát triển kinh tế số 234 có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, trong đó yếu tố sản lượng là rất quan trọng, bởi người nông dân vẫn luôn đối mặt với tình trạng mất mùa lo đói, được mùa lo rớt giá. Thu nhập của người nông dân gắn chặt với bài toán mất mùa, được mùa. Vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu là chính sách của nhà nước phải được triển khai thực hiện như thế nào để đảm bảo nông dân không thiệt thòi khi được mùa, giá giảm. - Bài viết của tác giả Nguyễn Trần Trọng (2011), Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập giai đoạn 2011 – 2020, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 395 và bài viết của tác giả Chu Tiến Quang (2011), Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO – Những thay đổi về chính sách, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 61+62, đã làm rõ những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực nông nghiệp đã phát huy được những lợi thế có sẵn của mình đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời với nó là những thách thức cũng không nhỏ như: kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực nông nghiệp còn yếu; khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giá các loại đầu vào của sản xuất tăng mạnh trong khi giá nông sản tăng không tương xứng, theo đó đã tác động tiêu cực đến người sản xuất. Các bài viết trên đã điểm lại những tác động chính đến sản xuất và tiêu thụ nông sản từ đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách nông nghiệp phù hợp với các cam kết. 14 - Vấn đề giá nông sản, sản lượng nông sản ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài có sự biến động phức tạp do nhiều yếu tố ảnh hưởng đã khiến cho chính sách của Nhà nước và phản ứng của các chủ thể (sản xuất, tiêu thụ, chế biến,..) dễ rơi vào tình trạng bị động đã và đang diễn ra nhiều hơn. Điều này đã được bàn tới ở các bài viết của Trần Đức Viên (2011), Giải pháp chính sách phát triển vùng lúa chuyên canh để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2; Hoàng Văn Hoan (2011), Những vấn đề đặt ra đối với nông dân Việt Nam và khuyến nghị chính sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 392. Tóm lại, vấn đề sản lượng nông sản có mối quan hệ mật thiết với giá cả nông sản, vì vậy các công trình trên đã chỉ rõ mối quan hệ này và sự cần thiết can thiệp của Nhà nước trong quá trình ra chính sách. Tuy nhiên, trong điều kiện thực hiện các cam kết với tổ chức thương mại thế giới, giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, chính sách sản lượng phải đảm bảo sự cập nhật, dự đoán sát với tình hình biến động và quyết đoán ra các chính sách hợp lý. Chẳng hạn năm 2008, khi giá nông sản thế giới tăng cao, Việt Nam lại quá chú trọng vấn đề an ninh lương thực (khi mà trữ lượng gạo còn nhiều) mà hạn chế xuất khẩu gạo làm cho nông dân bị thiệt thòi, không tận dụng được thời điểm tốt về giá. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện mới – điều kiện thực hiện các cam kết với WTO. 2.2. Về chính sách bảo quản, chế biến nông sản - Cuốn sách: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam (2006), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội của Mai Thị Thanh Xuân và Ngô Đăng Thành đã trình bày một cách hệ thống phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào nghiên cứu một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đồng thời các tác giả cũng cung cấp một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực về phát triển công nghiệp chế biến từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản nhằm gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, vấn đề giá trị gia tăng mà người nông dân nhận được trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị này chưa được tác giả làm rõ và cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác, nghiên cứu của tác giả được hoàn thành vào năm 2006 – thời điểm VN chuẩn bị gia nhập WTO, đến nay sau 5 năm gia nhập WTO, vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông sản cần được tiếp tục nghiên cứu ở bối cảnh và điều kiện mới. - Viện Nghiên cứu Thương mại (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam trong điều kiện hiện nay; Lưu Đức Khải (2009), Năng lực tham gia của hộ nông dân đối với sản xuất nông sản hàng hoá: Cách tiếp cận từ chuỗi giá trị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Hai công trình nghiên cứu này đã làm rõ thực trạng giá trị nông sản của Việt Nam trong chuỗi giá trị 15 toàn cầu và người nông dân nhận được là rất ít so với vị thế của người cung ứng nông sản. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là chúng ta chỉ tập trung xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp, muốn giải quyết được vấn đề này theo các tác giả là phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, vấn đề phát triển công nghiệp chế biến cần được xác định không phải là khâu độc lập mà phải tính đến cả một hệ thống từ khâu sản xuất, vận chuyển, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm,.. mới đem lại giá trị nông sản cao. - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011), Phân tích hệ quả can thiệp chính sách với các tác nhân trong chuỗi xuất khẩu gạo và tôm tại Việt Nam. Động cơ nghiên cứu là phân tích các chính sách liên quan đã thực sự tạo ra động lực cho phát triển hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hay chưa? Thông qua việc tạo ra lợi ích hoặt gỡ bỏ những can thiệp mang tính cản trở cho các tác nhân trong chuỗi gạo và tôm hoạt động hiệu quả hơn; chỉ rõ nguyên nhân của khoảng cách phát triển giữa miền Nam và Bắc trong hai ngành này; đề tài nghiên cứu cũng xác định các tác nhân trong chuỗi gạo và tôm, tổng quan các chính sách có ảnh hưởng chủ yếu đến hai ngành này, phân tích lợi ích hoặc biến dạng thị trường tạo ra bởi mỗi chính sách với các tác nhân trong chuỗi, làm rõ kiểm chứng tác động của chính sách thông qua thu thập thông tin thực tế, các chính sách mà công trình đề cập đến bao gồm chính sách nền chung, chính sách tác động trực tiếp, chính sách tác động gián tiếp. Đề tài đã chỉ rõ hệ quả của các chính sách tác động đến chuỗi gạo và tôm. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu là chính sách tác động trực tiếp đến khâu chế biến nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. Như vậy, vấn đề bảo quản và chế biến đặc biệt quan trọng đối với nông sản, bảo quản và chế biến tốt có thể gia tăng đáng kể giá trị của nông sản. Các giáo trình, sách tham khảo và các bài viết trên chỉ đề cập đến việc làm thế nào để phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam. Vấn đề còn bỏ ngỏ của các công trình này đó là: Lợi thế của nông sản Việt Nam đang nằm ở khâu nào trong quá trình tái sản xuất xã hội, từ sản xuất cho đến tiêu thụ. Nông sản Việt Nam đến nay mới chỉ có lợi thế trong việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu thô (khâu ít giá trị gia tăng nhất) trong khi khâu R&D, chế biến, thương mại lại rất hạn chế và từ đó, giá trị thu về là rất hạn chế so với tổng giá trị nông sản khi nó đến tay người tiêu dùng. 2.3. Về chính sách xúc tiến thương mại nông sản Hàng loạt các bài viết của các tác giả như: Phạm Vũ Luận (2005), Những giải pháp phát triển thị trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Đề tài Lao động - xã hội; Dự án của Ngân hàng thế giới (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh, 16 Nxb Thống kê; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010), Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO. Vấn đề đầu ra cho nông sản là vấn đề quan trọng để người nông dân có thể hiện thực hóa lợi ích của mình và thu về lượng giá trị nông sản trong chuỗi giá trị. Chính vì thế vấn đề xúc tiến thương mại trong và ngoài nước có vị trí quan trọng trong việc quảng bá, thúc đẩy và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy những năm qua Việt Nam rất chú trọng công tác xúc tiến thương mại nông sản nhưng thể hiện ở hàng loạt các hội chợ, triển lãm, chương trình đưa hàng về nông thôn, chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, khuyến mại,…Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập đến việc làm thế nào để quảng bá thương hiệu nông sản Việt, bán được nhiều, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đặc biệt là chính sách của Nhà nước chỉ được quan tâm đúng mức khi mà thị trường nông sản gặp khó khăn. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu đó là chính sách này phải đảm bảo lợi ích hợp lý của mọi chủ thể tham gia vào các công đoạn (nông dân, tư thương, người chế biến, người bán buôn và bán lẻ…). Một số công trình tuy không nghiên cứu trực tiếp chính sách tiêu thụ nông sản nhưng đã đưa ra những gợi ý quý giá cho việc nghiên cứu chính sách này. Cuốn sách “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp: những vấn đề đang đặt ra” NXB Tri thức (2008), bao gồm các bài viết của nhiều tác giả. Cuốn sách đã đề cập đến nhiều chiều cạnh của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những vấn đề đang tồn tại, bức xúc cần phải giải quyết. Trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau”, NXB Chính trị quốc gia (2008) của tác giả Đặng Kim Sơn, những khó khăn của nông dân trong việc tiêu thụ nông sản đã được điều tra nghiên cứu rất công phu. Điều đó cho thấy, chính sách tiêu thụ nông sản của nhà nước nhằm hỗ trợ nông dân là rất cần thiết. Do phạm vi nghiên cứu của cuốn sách rất rộng nên tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về chính sách này. Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, NXB Khoa học xã hội (2010), do Nguyễn Danh Sơn chủ biên đã đề cập đến động lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn là lợi ích của các chủ thể kinh tế. Trong cuốn sách, các tác giả cho rằng, trong chính sách nông nghiệp, nông thôn, lợi ích của nông dân phải là trung tâm. Tuy nhiên, do phạm vi và đối tượng nghiên cứu, cuốn sách không có điều kiện để bàn kỹ chính sách tiêu thụ nông sản cần phải như thế nào để đảm bảo lợi ích của chủ thể quan trọng đó. 2.4. Về chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản - Doanh nghiệp Việt Nam trên tiến trình hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO (2006), Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Tập thể tác giả của cuốn sách 17 đã đưa ra bức tranh phát triển kinh tế trước khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, để thấy được những thành tựu to lớn của phát triển kinh tế - xã hội với những chỉ tiêu: tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài, thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt là xuất nhập khẩu, trong đó thế mạnh của Việt Nam là xuất khẩu nông sản – đã góp phần to lớn vào đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới. Cuốn sách cũng đã khuyến nghị những việc cần làm để đảm bảo thực hiện các cam kết với WTO một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vấn đề kết hợp giữa các chủ thể để tối đa hóa lợi ích khi tham gia vào thị trường toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa Nhà nước, Doanh nghiệp, Nông dân, Nhà khoa học không được cuốn sách đề cập một cách rõ nét. Vấn đề này cần tiếp tục làm rõ. - Hoàng Thọ Xuân (2010), Phát triển mạnh hệ thống phân phối nòng cốt của thị trường nội địa, Tạp chí cộng sản số 803, tháng 9. Bài viết đã phân tích rất kỹ về tình trạng doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh về nông sản đã quá coi trọng thị trường nước ngoài, bỏ quên thị trường trong nước đầy tiềm năng đặc biệt là thị trường nông thôn – điều này là không hợp lý xét cả về mặt lý luận và thực tiễn khi mà trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, thị trường đã không bị giới hạn về không gian và thời gian, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cho nên, thị trường nội địa được phát triển mạnh và cân đối sẽ là tiền đề quan trọng để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Để làm được điều đó, phải có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa doanh nghiệp và nông dân, giữa nghiên cứu và nuôi trồng và chế biến nông sản để phát huy lợi thế sân nhà của mình trước khi tính đến việc vươn ra thị trường quốc tế. Đây là vấn đề mà bài viết chưa bàn tời và nó cần được làm rõ hơn nữa. Vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản đã được các công trình trên nghiên cứu và đề cập đến những khía cạnh sau: Chính sách này bắt nguồn từ Quyết định 80/QĐ-TTg nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ thông qua hợp đồng nông sản. Tuy nhiên, qua thực hiện vẫn cho thấy một thực trạng đó là: Tỷ lệ bán qua hợp đồng thấp (khoảng 30% sản lượng), tình trạng vi phạm hợp đồng diễn ra phổ biến, hợp đồng đã bị biến dạng thành hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến và đại diện của nông dân, hợp đồng chỉ hướng đến các hộ có quy mô lớn nên các hộ nhỏ dễ dàng bị bỏ rơi trong quá trình tham gia vào chuỗi giá trị của ngành hàng nông sản và rơi vào thế bất lợi. Tuy nhiên, những công trình trên chưa làm rõ được nguyên nhân của những thực trạng trên, đó là lợi ích của các chủ thể - đây là yếu tố quyết định mối liên kết chặt chẽ (chỉ được đảm bảo khi các bên tham gia đạt được lợi ích tối đa cho minh), khi lợi ích không được đảm bảo thì việc phá bỏ hợp đồng là điều khó tránh khỏi, đặc biệt không nên quá nhấn mạnh lợi ích của chủ thể nào mà phải hài hòa về lợi ích mới đảm bảo một liên kết bền vững. Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. 18 Kết luận: Các công trình nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây: Thứ nhất, chỉ rõ giá cả nông sản Việt Nam thấp, thiếu ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Các giải pháp vĩ mô của Nhà nước cũng như những nỗ lực cần thiết của người nông dân có ý nghĩa hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, các công trình cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết của thị trường trong nước và thị trường ngoài nước về giá cả, từ đó có thể chọn được thời điểm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản cho tối ưu hóa lợi ích. Thứ hai, giá cả nông sản có liên quan mật thiết với vấn đề sản lượng, mùa vụ, quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển công nghệ sinh học để lai tạo các giống năng suất cao, chất lượng tốt, kháng trừ sâu bệnh. Vấn đề thu mua và cất trữ nông sản, vừa đảm bảo về tính tự chủ, vừa đảm bảo có lợi về kinh tế khi mà giá thấp thì thu mua dự trữ và bán ra khi giá cao cũng đã được phân tích kỹ, theo đó là các giải pháp của Nhà nước về vấn đề này cũng được các nghiên cứu chỉ rõ. Thứ ba, vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (đặc biệt là mối liên hệ giữa Nhà nông, Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà khoa học) đã được đề cập và phân tích, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp đã được các bài viết, các đề tài phản ánh rõ nét về thực trạng mối quan hệ này. Nhiều giải pháp về phía nhà nước, về phía các chủ thể trong chuỗi liên kết trên cũng được các tác giả đưa ra và phản ánh đúng thực trạng của vấn đề. Thứ tư, cần phải phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị cho nông sản trong chuỗi giá trị toàn cầu, khắc phục tình trạng nông sản Việt Nam chỉ tham gia vào khâu mang lại ít giá trị nhất đó là sản xuất, trong khi khâu chế biến, thương mại có giá trị gia tăng cao lại “nhường” cho quốc gia khác. Thứ năm, vấn đề xúc tiến thương mại nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam thời gian qua cũng đã được chú trọng từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô; từ trung ương đến địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra và bước đầu có những biện pháp cụ thể để chiếm lĩnh thị trường trong nước khi mà các cam kết với WTO đang dần hết biên độ cho phép theo lộ trình mở cửa (cả trong lĩnh vực nông sản). Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về chính sách tiêu thụ nông sản, một số vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ hoặc cần được tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh, điều kiện mới, đó là: Thứ nhất, chính sách tiêu thụ nông sản phải góp phần gia tăng giá trị nông sản và thu nhập của người nông dân trong chuỗi giá trị toàn cầu khi thực hiện các cam 19 kết với Tổ chức thương mại thế giới; từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, gia tăng vị thế của nông dân. Thứ hai, phân tích chính sách tiêu thụ nông sản dưới góc độ kinh tế chính trị, tức là phân tích mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tái sản xuất nông sản, từ sản xuất đến phân phối, lưu thông. Chính sách đó phải coi lợi ích của nông dân là trung tâm nhưng phải hài hòa với lợi ích của các chủ thể khác như nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước. Đặc biệt, chính sách của Nhà nước về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (Thể hiện chủ yếu ở QĐ 80/2002/QĐTTg năm 2002) vấn còn nhiều bất cập và cần bổ sung sửa đổi QĐ này cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh mới. Thứ ba, vấn đề bảo quản, chế biến nông sản cần được tập trung phát triển nhưng phải đặc biệt lưu ý đến đặc thù của từng loại sản phẩm. Chính sách bảo quản giúp cho nông dân và doanh nghiệp tránh được tổn thất lớn trong quá trình sản xuất và chế biến cũng như có tác động tích cực đến chất lượng và giá thành. Phát triển công nghiệp chế biến giúp cho phần giá trị gia tăng mà các chủ thể kinh tế Việt Nam nhận được sẽ tăng lên; mặt khác, nó còn làm cho cơ cấu các mặt hàng nông sản đa dạng hơn, xâm nhập được những thị trường lớn, tăng khả năng cạnh tranh. Thứ tư, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm quan trọng đặc biệt bởi chúng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam vừa phải thực hiện các cam kết về thị trường nông sản với tổ chức này, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước. Bởi vậy, kinh nghiệm của các nước đi trước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiêu thụ nông sản nhằm thực hiện các mục tiêu trên cần phải được học hỏi một cách nghiêm túc và phù hợp về điều kiện kinh tế - xã hội. Thứ năm, thị trường nông sản thế giới hiện nay có nhiều xu hướng phát triển mới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, khó khăn cho nông sản Việt Nam. Vì vậy, chính sách tiêu thụ nông sản phải phù hợp với điều kiện mới – điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO được 6 năm. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu trong bối cảnh và điều kiện mới. Thứ sáu, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? cần phải được hoàn thiện như thế nào để vừa thực hiện được các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới, vừa phải bảo vệ được lợi ích của nông dân, của đất nước. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Từ việc phân tích thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản ở Việt Nam hiện nay, đánh giá mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của tình hình, luận án đưa ra các giải 20 pháp hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản nhằm gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà trung tâm là lợi ích của người nông dân trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. - Từ việc nghiên cứu chính sách tiêu thụ nông sản của một số nước, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. - Phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản và chính sách tiêu thụ nông sản sau 6 năm gia nhập WTO; đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam thời gian qua, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. - Đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện, phát huy vai trò của chính sách tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án. Chính sách được nghiên cứu dưới góc độ là sản phẩm chủ quan của nhà nước, phản ánh năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan của Nhà nước; đồng thời chính sách còn được nghiên cứu dưới góc độ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, thể hiện quan điểm, mục tiêu và giải pháp của nhà nước trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản. * Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị. Bằng các tác động kinh tế, chính trị, xã hội phù hợp với các cam kết với WTO, chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam phải góp phần gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; từ đó đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước, mà trung tâm là lợi ích của nhà nông. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những ưu, nhược điểm và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách. * Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ nông sản: Chính sách giá cả, sản lượng nông sản; chính 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan