Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh thanh hóa

.PDF
90
2217
85

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỐNG THỊ YẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2016 0 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TỐNG THỊ YẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm HÀ NỘI, 2016 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Tống Thị Yến I MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .......................................................................................... 7 1.1 Các khái niệm sử dụng trong đề tài .............................................................7 1.2 Các loại hình du lịch ..................................................................................11 1.3 Chính sách phát triển du lịch bền vững .....................................................13 1.4 Các nguyên tắc trong chính sách phát triển du lịch bền vững ...................15 1.5 Tác động của chính sách phát triển du lịch bền vững ...............................17 1.6 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên thế giới, trong nước và bài học kinh nghiệm cho du lịch Thanh Hóa ..............................................18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THANH HÓA...................................... 24 2.1. Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa ...................................................................24 2.2. Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch bền vững ở Thanh Hóa ..........28 2.3. Tình hình thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở Thanh Hóa53 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THANH HÓA ..................................................................... 63 3.1. Quan điểm chính sách phát triển du lịch bền vững ...................................63 3.2. Mục tiêu chính sách phát triển du lịch bền vững .......................................64 3.3. Những giải pháp và thể chế chính sách phát triển du lịch bền vững .........66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 II DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP :Tổng sản phẩm trên địa bàn MICE : Dịch vụ công vụ PTBV : Phát triển bền vững BTTN : Bảo tồn thiên nhiên PPP : Hợp tác công – tư UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới. UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc VQG : Vườn quốc gia WTO : Tổ chức thương mại thế giới III DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế Thanh Hóa giai đoạn 2010 -2015 .......... 25 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015 .............. 26 Bảng 2.3 Khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 ................. 54 Bảng 2.4 Tỷ trọng GRDP du lịch giai đoạn 2010-2015 của Thanh Hóa .. 55 Bảng 2.5 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2010-2015 ......................... 56 Bảng 2.6 Số cơ sở lưu trú trên địa bàn Thanh Hóa từ 2006-2015 ............ 57 Bảng 2.7 Lao động du lịch giai đoạn 2006-2015 ...................................... 60 IV MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng hội nhập, hợp tác, toàn cầu hóa, sự phát triển của kinh tế - xã hội khiến cho nhu cầu du lịch ngày càng cao và trở thành hoạt động quan trọng trong đời sống của con người. Việt Nam trong tiến trình hội nhập cùng phát triển đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn, được ưa chuộng nhất Châu Á. Du lịch được khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc. Nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng du lịch độc đáo và nhân văn tạo nên sự hấp dẫn và nét riêng của du lịch Việt Nam với du khách trong và ngoài nước, dần trở thành điểm đến quen thuộc của du khách quốc tế. Song đến nay ngành du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó. Thanh Hóa là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Thanh Hóa nằm ở phía nam vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận lợi để phát triển ngành du lịch tỉnh như : du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - nhân văn,… đặc biệt với các ưu thế nổi trội cho phát triển các loại hình du lịch biển, văn hóa và sinh thái. Vị thế của Thanh Hóa đã được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và du lịch nói riêng. Việc tìm ra những chính sách nhằm phát triển bền vững du lịch biển, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc phát triển du lịch trong tỉnh và các điểm du lịch tương tự trong nước. Thanh Hóa đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực để tạo ra một điểm nhấn du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch, tập trung đầu tư, hoàn thiện, phát triển các khu du lịch trọng điểm: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, suối cá Cẩm Lương, biển Hải Hòa, biển Hải Tiến, Nam Sầm Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn,... Mặt khác, tỉnh đã có những thay đổi trong cách tổ chức hoạt động du lịch thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh Thanh 1 Hóa, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa – xã hội tỉnh với các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng và phát triển du lịch Thanh Hóa trong những năm qua còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh có sẵn. Không những thế, hiện nay sự vươn lên của các địa danh du lịch mới ở các địa phương trong cả nước đang đặt ra thách thức cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi địa điểm du lịch này phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút khách du lịch. Xuất phát từ thực tiễn nói trên và là một công dân đang sinh sống và làm việc tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tôi chọn đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của du lịch đã được rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Việc nghiên cứu thực trạng các địa điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, khả năng khai thác cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch,… đã trở thành những nội dung cơ bản của ngành địa lý và ngành du lịch. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch như: - Đồng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình trong Kinh tế du lịch và du lịch học (NXB Trẻ, 2001): Cuốn sách là giáo trình cơ sở cho chuyên ngành du lịch, tài liệu nhập môn của ngành du lịch Trung Quốc. Đây là một tài liệu tham khảo cho ngành du lịch Việt Nam, cung cấp những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc giúp phát triển du lịch theo đúng định hướng Xã hội chủ nghĩa - Trần Ngọc Nam – Trần Huy Khang trong công trình Marketing du lịch (NXB TP Hồ Chí Minh, 2001) chỉ ra sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm những vật hữu hình và vô hình. Hầu hết sản phẩm du lịch là những dịch vụ, kinh nghiệm. Đặc tính này đòi hỏi người kinh doanh du lịch phải có nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức tổng quát và marketing du lịch là một điều rất quan trọng đối với ngành du lịch. 2 - Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu trong công trình Du lịch bền vững (NXB Đại học quốc gia Hà Nội,2001): chỉ ra tương quan giữa hoạt động du lịch đối với môi trường( tự nhiên, xã hội, kinh tế). Các tác giả cũng về giới thiệu du lịch bền vững, loại hình du lịch hài hòa giữa lợi ích kinh tế, tài nguyên, môi trường và các giải pháp phát triển du lịch, kiểm soát biến động của môi trường. [6] - Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của tác giả Trần Thị Kim Thu (2005) đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để phương pháp thống được thực hiện thường xuyên trong quản lý kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh du lịch Việt Nam.[21] - Luận án tiến sĩ Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững; chỉ ra thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng.[3] - Nguyễn Thị Vinh trong Luận văn thạc sĩ: Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng đã bàn đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, những mặt làm được và những mặt tồn tại. Từ đó tác giả luận văn đã đưa kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Đà Nẵng.[30] Đối với vấn đề khai thác và phát triển về du lịch Thanh Hóa đã có một số nhà nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập đến song chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ biên khảo, tùy bút, điểm tin, giới thiệu về phong cảnh với du khách.Việc đi sâu vào nghiên cứu du lịch tỉnh Thanh Hóa có một số nghiên cứu như: - Đề tài Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa – Thực trạng và giải pháp phát triển , Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm đã đánh giá những thành tựu và những mặt hạn chế của sự phát triển du lịch Thanh Hóa và đề ra các giải pháp phát triển.[10] - Mai Thị Quy (2011) trong luận văn Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hóa đưa ra thực trạng phát triển kinh tế du lịch tại Thanh Hóa, các tiềm năng và 3 những mặt đạt được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó đưa ra các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh tế du lịch ở Thanh Hóa.[12] - Đề tài Thực trạng dịch vụ du lịch biển tại Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Viết Linh, Đại học Nông nghiệp: Trong luận văn này tác giả đánh giá chất lượng dịch vụ dưới góc độ quản trị kinh doanh để đề ra hướng quản lý chất lượng dịch vụ. - Luận văn của Đào Thanh Xuân (2014) Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ, Thanh Hóa đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới cho đến nay, đưa ra các đánh giá về những thành tự, hoạt động du lịch tại đây. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác tốt di sản văn hóa để phát triển du lịch.[31] Các công trình nói trên và còn nhiều công trình khác đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn phát triển du lịch trong bình diện cả nước nói chung và ở một số vùng, miền, tỉnh nói riêng. Đây là những nguồn tài liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với tác giả trong việc thực hiện luận văn của mình.Nhưng đến nay chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chính sách phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thanh Hóa. Việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm đưa ngành du lịch Thanh Hóa đi lên góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng ngành du lịch, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư và thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội phát triển hợp lý. Do đó, đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp một phần vào việc thúc đẩy phát triển du lịch ở tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng và thực thi những chính sách phát triển du lịch bền vững thể hiện qua các thế mạnh, tiềm năng và kết quả của hoạt động du lịch tại tỉnh Thanh Hóa.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần vào việc quản lý, 4 bổ sung, xây dựng hệ thống các chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập trung làm rõ lý luận về phát triển du lịch. Đánh giá tiềm năng, thế mạnh và nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch của Thanh Hóa trong những năm qua, từ đó rút ra những mặt thành công và những mặt còn hạn chế, tồn tại trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đề xuất những giải pháp cho việc phát triển du lịch Thanh Hóa hiện tại và tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chính sách du lịch, hệ thống các quy tắc ràng buộc hành vi và hành vi của chủ thể, các đối tượng hoạt động trong ngành du lịch hoặc các chủ thể có liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần vào việc quản lý, phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa, tập trung chủ yếu các địa điểm có thế mạnh phát triển du lịch bền vững như: Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En, Hải Tiến, Hải Hòa, suối cá Cẩm Lương,… nghiên cứu các chính sách phát triển các thế mạnh về du lịch từ năm 2006 đến nay. Đây là thời kì mà du lịch Thanh Hóa có nhiều hoạt động du lịch khởi sắc, trải qua ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến lượng khách du lịch tăng lên đột biến, cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại trong giai đoạn 2010-2015. Đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách du lịch của tỉnh trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu trong thời gian qua. Kết hợp với các phương pháp thống kê, khái quát thực tiễn và diễn giải trong quá trình phân tích. 5 Nghiên cứu lý luận, tập hợp xử lý, tổng hợp những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở chương 1; phương pháp phân tích nguồn tài liệu thứ cấp, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích, tổng hợp được tiến hành để tổng hợp những số liệu, xác định các biểu hiện tích cực, tiêu cực của quá trình phát triển du lịch. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Kết quả đánh giá làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách được ban hành. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết về chính sách và thực tiễn về chính sách phát triển du lịch ở tỉnh Thanh Hóa để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo. Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các ban ngành có liên quan trong quá trình hoạch định và phát triển du lịch có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo: Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở Thanh Hóa Chương 3. Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở Thanh Hóa. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 Các khái niệm sử dụng trong đề tài 1.1.1 Khái niệm chính sách Khái niệm chính sách, chính sách công đã có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước nhưng đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất. Việt Nam các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số định nghĩa, khái niệm về chính sách như sau: Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa” [20] Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.[35] Một số khái niệm về chính sách công như: Theo học giả Đỗ Phú Hải (2012) trong Giáo trình chính sách công (Học viện khoa học xã hội,tr12) thì :“Chính sách công là một loại chính sách do các chủ thể quản lý nhà nước ban hành và được hiểu là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề phát triển theo mục tiêu tổng thể đã xác định”[4] Theo tác giả của bài viết “Chính sách công – Tiếp cận từ khoa học tổ chức nhà nước cho rằng “Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi” tuy vậy theo bà chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện 7 trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫn nhau.[5] Những năm gần đây, thuật ngữ “chính sách công” được sử dụng với nhiều góc độ khác nhau. Ở các nước phát triển và các tổ chức quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Ở Việt Nam, với hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì Chính sách công là công cụ tiền đề, bộ phận nền tảng trọng yếu của thể chế hành chính, là cơ sở và chi phối các yếu tố cấu thành khác của nền hành chính như: bộ máy hành chính, công chức – viên chức, tài chính công,… không thể thay thế và chi phối các công cụ quản lý khác như pháp luật, kế hoạch, phân cấp - phân quyền… 1.1.2 Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỉ XX, du lịch bắt đầu phát triển nhanh, mạnh và dần trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. [36] Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 ( Điều 1, khoản 4):" Du lịch là một hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí , nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".[8] Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, nhiều tiêu chí hình thành, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. 8 Một loại hình kinh doanh dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú của cá nhân để phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức hiểu biết về thế giới xung quanh. Hoạt động du lịch không chỉ có đặc điểm của một ngành kinh tế mà còn có đặc điểm văn hoá - xã hội. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội. 1.1.3 Khái niệm du khách Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống. Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm: - Khách du lịch quốc tế (International tourist) + Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): Là những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia. + Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch trong nước (Intemal tourist) + Khách du lịch nội địa (Domestis tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. + Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài. Theo luật du lịch của Việt Nam: - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. - Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam để du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lịch nội địa (Domestis tourist): là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 9 Có thể thấy được có rất nhiều khái niệm về du khách được các tác giả cả trong và ngoài nước đưa ra. Luật du lịch Việt Nam 2005 đã nghiên cứu thực tế, nắm được những đối tượng của du lịch Việt Nam đưa ra những nội dung hỗ trợ tốt nhất cho ngành du lịch trong nước phát triển. Tùy thuộc vào đặc điểm, sự kết hợp của mục đích các chuyến đi hướng tới mới có thể chỉ ra được khái niệm thực sự du khách là gì và khi nào họ mới được coi là du khách. 1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quí tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến và là nhu cầu không thể thiểu trong đời sống của mọi người dân. Phát triển du lịch là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng của kinh doanh ngành du lịch. Để đánh giá mức độ phát triển du lịch, người ta thường dựa vào các nhóm tiêu chí: - Nhóm các tiêu chí phát triển về quy mô như: số lượng khách du lịch đến địa phương, tổng số ngày khách trong năm, tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch trong năm, tốc độ tăng trưởng khách du lịch, tốc độ tăng trưởng về doanh thu; tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của địa phương,... - Nhóm các tiêu chí phát triển về chất lượng như: Chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng cơ sở vật chất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, các dịch vụ giá trị gia tăng. - Nhóm các tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu như: cơ cấu loại hình dịch vụ, cơ cấu khách du lịch, cơ cấu chất lượng phục vụ...[30] 1.1.5 Khái niệm phát triển du lịch bền vững Trong điểm 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai 10 trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.[9] Phát triển du lịch bền vững được tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) định nghĩa như sau : Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh.[33] Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 (Điều 4) : Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. [8] Cho đến nay đa số các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng:" Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài ng uyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương". [11] Mọi quốc gia điều đặt mục tiêu phát triển bền vững cho mọi chương trình hành động của mình. Đây cũng là hướng đi đúng đắn, cần thiết và tất yếu cho đất nước chúng ta. 1.2 Các loại hình du lịch Có nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy theo mục đích, đặc điểm và mục đích phân loại của các tác giả nghiên cứu khác nhau. Theo đặc điểm của từng loại hình, tác giả có thể phân thành một số nhóm loại hình du lịch chính như sau: 1.2.1 Du lịch sinh thái 11 Du lịch sinh thái, hay còn có nhiều tên gọi thường gặp khác nhau như: Du lịch thiên nhiên; Du lịch dựa vào thiên nhiên; Du lịch xanh; Du lịch môi trường, nhưng đều là loại hình du lịch “Dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [8]. Theo Lê Bá Huy nói về du lịch sinh thái : “Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” Một số loại hình du lịch khác cũng thường được xếp và sử dụng với nghĩa tương đương trong loại hình du lịch sinh thái có thể kể đến như: Du lịch đặc thù; Du lịch mạo hiểm (khám phá, thám hiểm; Du lịch bản xứ; Du lịch có trách nhiệm; Du lịch nhạy cảm; Du lịch nhà tranh và Du lịch bền vững). 1.2.2 Du lịch văn hóa Theo UNESCO, du lịch văn hóa thông thường được phân thành hai loại: - Du lịch văn hóa vật thể (Tangible): còn gọi là văn hóa hữu thể, bao gồm các công trình kiến trúc như đình chùa, miếu mạo, lăng mộ, nhà sàn... - Du lịch văn hóa phi vật thể (Intangible): bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu rộng rãi... như âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thái, nghi lễ, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, các món ăn, các công nghệ thủ công truyền thống. 1.2.3 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch Căn cứ vào những đặc thù cụ thể, phạm vi lãnh thổ của tài nguyên du lịch, phương thức tổ chức và chào bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành ở các thị trường khác nhau; phương thức sử dụng phương tiện di chuyển; cách thức lưu trú; độ tuổi của khách du lịch; thậm chí khả năng chi trả của khách... để có được cái nhìn đầy đủ hơn về các loại hình du lịch Việt Nam: + Căn cứ thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, ngắn ngày,… + Căn cứ hình thức tổ chức du lịch: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân, 12 + Căn cứ vào thành phần của du khách: theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội. + Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch: du lịch trọn gói, du lịch không trọn gói, + Căn cứ vào phương tiện di chuyển: du lịch trekking, du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng ô tô, du lịch kết hợp với ngành hàng không,… + Căn cứ theo phương tiện lưu trú: du lịch ở khách sạn, du lịch ở Motel, du lịch nhà trọ, du lịch camping, du lịch resort,… + Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch vùng núi, vùng biển, đô thị, thôn quê,… + Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du ịch quốc tế. + Căn cứ nhu cầu đi du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể theo, giải trí, du lịch công vụ, tôn giáo, du lịch khám phá, thăm than,… Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại du lịch dựa trên những tiêu chí khác nhau, đặc biệt ở các nước phát triển do nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng nên các loại hình du lịch cũng rất phong phú và ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có những đặc trưng riêng với những sản phẩm du lịch đặc trưng. Chẳng hạn, ở Thái Lan phát triển loại hình du lịch sex, Việt Nam phát triển loại hình du lịch sinh thái… 1.3 Chính sách phát triển du lịch bền vững Thực tế cho thấy ở nhiều nước trên thế giới như: Indonexia, Philippin, Singapore,… nhờ có những chính sách giúp chú trọng tạp trung khai thác lợi thế có sẵn đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển du lịch bền vững, phát huy được tiềm năng thế mạnh, thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ được tài nguyên môi trường. Phát triển du lịch bền vững là nội dung quan trọng trong các quan điểm, chính sách chỉ đạo có tính nguyên tắc của quá trình phát triển ngành du lịch. 13 Những kết quả của chính sách được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; góp phần vào xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao dân trí; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh. Phát huy vai trò quản lý thống nhất của Nhà nước trong phát triển du lịch để huy động nhiều nguồn lực cho quá trình phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Quan điểm phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển ngành du lịch sẽ đạt hiệu quả nhiều mặt, nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát triển cả du lịch và du lịch nội địa. Nhà nước có sự ưu tiên đầu tư hơn vào ngành du lịch tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhanh và bền vững, tất yếu du lịch Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Các chính sách “liên ngành” phối hợp các thành phần kinh tế - xã hội cùng tham gia (như giao thông vận tải, an ninh, bảo hiểm, y tế, môi trường, khí tượng,…), chính sách “liên vùng” giúp tranh thủ được những thành tựu về khoa học công nghệ, mở rộng được thị trường, có sự so sánh giữa các địa điểm du lịch với nhau để phấn đấu cùng phát triển. Thực hiện chính sách lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo đồng thời quan tâm đến sự tiến bộ xã hội, thực hiện đúng phương châm: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Có sự đầu tư có chọn lọc, tránh sự đầu tư dàn trải gây lãng phí về nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên và thất thoát vốn đầu tư, thực hiện các cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với địa phương. Đồng thời, trong chính sách đầu tư đảm bảo yêu cầu đặt 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan