Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác lưu trữ tài liệu nghe, nhìn ở các đài truyền hình thực trạng và giải ...

Tài liệu Công tác lưu trữ tài liệu nghe, nhìn ở các đài truyền hình thực trạng và giải pháp

.PDF
127
921
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THÚY BÌNH CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE, NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HÀ NỘI - 2002 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình ......................................................................................................................14 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA .........................................16 CỦA TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH ...........................................16 1.1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TÀI LIỆU NGHE NHÌN................................................................................ 16 1.1.1. Khái niệm về tài liệu nghe nhìn và tài liệu lưu trữ nghe nhìn ................................................. 16 1.1.2. Sự hình thành của các loại hình tài liệu nghe nhìn: ............................................................... 18 1.2. Đặc điểm của các loại hình tài liệu nghe nhìn ở các Đài truyền hình ......................................... 22 1.2.1. Đặc điểm chung: .................................................................................................................. 22 1.2.2. Đặc điểm riêng của từng loại hình tài liệu nghe nhìn ............................................................ 23 1.3. Ý nghĩa của tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình ................................................................. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH .......................................................................................................36 2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam: ................................... 36 2.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG .......................................................................................................................................... 39 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ: [30] ................................................................................................ 39 2.2.2. Cơ cấu tổ chức: Tuz theo tình hình tổ chức của từng địa phương, mà cơ cấu tổ chức của các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương có số lượng các phòng ban khác nhau. Song về cơ bản, các Đài địa phương thường có các bộ phận sau: .................................................................................. 40 2.3. THÀNH PHẦN VÀ NỘI DUNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH ....................... 41 2.3.1. Thành phần tài liệu nghe nhìn của các Đài Truyền hình ......................................................... 41 2.3.2. Nội dung tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình................................................................ 45 2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH .................. 47 2.4.1. Những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn dẫn về công tác lưu trữ ở các Đài Truyền hình .............. 47 2.4.2. Thực trạng về tổ chức và cán bộ làm công tác lưu trữ ở các Đài Truyền hình: ....................... 49 2.4.3. Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình .................................. 50 2.4.4. Công tác bảo quản tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình ................................................. 69 2.4.5. Khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình:.................................................. 72 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH .........................................................................................77 3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LƯU TRỮ TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH: ................................................................................................................. 78 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp l{ đối với công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình: .................................................................................................................................. 78 3.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình ............................................................................................................................................... 79 3.2. NHŨNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC – CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC LƯU TRỮ Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH .......................................................................................................................................................... 81 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH .... 82 3.3.1. Các phương pháp xác định giá trị, thu thập, bổ sung tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ của các Đài Truyền hình ................................................................................................................................... 82 3.3.2. Xác định các đặc trưng phân loại tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình ............................ 86 3.3.3. Xây dựng hệ thống số ký hiệu lưu trữ tài liệu nghe nhìn ....................................................... 89 3.3.4. Xác định mục đích, yêu cầu và các yếu tố thông tin cho biên mục tài liệu nghe nhìn ............ 91 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống công cụ thống kê và tra cứu tài liệu nghe nhìn : ................................... 99 3.3.6. Xây dựng hệ thống CSDL trên máy tính:.............................................................................. 111 3.4. HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH: ................................................................................................................... 113 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các phương tiện theo dõi, quản lý khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn .................................................................................................................................................... 113 3.4.2. Cải tiến phương thức phục vụ khai thác tài liệu nghe nhìn:................................................. 114 3.5. NHŨNG GIẢI PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ BẢO QUẢN TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH: .... 115 3.5.1. Các yêu cầu về nhà kho bảo quản tài liệu nghe nhìn: .......................................................... 115 3.5.2. Trang thiết bị bảo quản tài liệu nghe nhìn: ......................................................................... 115 3.5.3. Sắp xếp tài liệu nghe nhìn trong kho lưu trữ: ...................................................................... 117 3.5.4. Các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu nghe nhìn ............................................................ 117 KẾT LUẬN............................................................................................................123 PHẦN MỞ ĐẦU I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Tài liệu lưu trữ là phương tiện bảo đảm thông tin cho hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Chúng cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người, nhằm ghi lại những tri thức và kinh nghiệm trong quá trình sống, làm việc và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Tài liệu ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Điều đó đòi hỏi tài liệu lưu trữ phải được tổ chức một cánh khoa học thì mới có thể " bảo quản an toàn và phục vụ khai thác sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia". [26,7] Song tài liệu lưu trữ được sản sinh ra trong các cơ quan không chỉ khác nhau về nội dung mà còn khác nhau cả về hình thức phản ánh. Nhu cầu khai thác thông tin tài liệu lưu trữ ở mỗi cơ quan cũng rất khác nhau. Chính vì thế mà công tác lưu trữ mỗi loại hình tài liệu, ở mỗi cơ quan, tổ chức cũng phải có những phương pháp và cách thức khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài những tài liệu chữ viết truyền thống, còn có nhiều loại hình tài liệu được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức xã hội. Một trong số những loại hình tài liệu đó là tài liệu ảnh, phim điện ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh ( từ đây xin gọi tắt là tài liệu nghe, nhìn). Tài liệu nghe, nhìn ban đầu mới chỉ đơn thuần là phương tiện ghi và làm tái hiện lại máy móc hình người hoặc cảnh, âm thanh và tiếng nói, dần dần đã trở thành một loại tài liệu mang tính nghệ thuật, thể hiện một cách chính xác và điển hình tài liệu mang tính các sự kiện, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội [1, 8]. Những hình ảnh, tiếng nói này không chỉ phục vụ các mục đích trước mắt như thông tin, tuyên truyền, mà còn lưu lại cho đời sau những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại, giúp cho thế hệ sau nhận thức được lịch sử rõ nét và chi tiết hơn. Tài liệu nghe nhìn không chỉ mang tính bổ trợ, minh hoạ cho tài liệu chữ viết, mà còn là nguồn sử liệu độc lập, độc đáo về mặt hình thức, nhiều khi không thể có ở các loại tài liệu khác. Từ khi tài liệu nghe nhìn xuất hiện, đã làm cho các nguồn sử liệu ngày càng trở nên phong phú hơn. Những bức ảnh, những đoạn phim và tài liệu ghi âm với hình ảnh, âm thanh rõ ràng, đã có sức thuyết phục cao. Ngày nay tài liệu nghe nhìn đã trở thành một loại hình tài liệu lưu trữ đặc biệt - một nhân chứng sống động của lịch sử không thể thiếu được trong thành phần Phông lưu trữ Quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản pháp quy của nhièu nước trên thế gới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên so với tài liệu giấy, tài liệu nghe nhìn chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 (bắt đầu từ tài liệu ảnh năm 1839), còn ở Việt Nam mãi đến năm 1869 hiệu ảnh tiên mới được ra đời [25, 10]. Chính vì vậy việc lưu trữ, bảo quản loại hình tài liệu này vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù trong các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước về công tác lưu trữ, tài liệu phim, ảnh, ghi âm vẫn luôn được ghi nhận là thành phần của Phông lưu trữ Quốc gia cần phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Song cho đến nay, loại hình tài liệu này vẫn còn đang được bảo quản phân tán ở nhiều cơ quan. Cùng với sự phát triển của khoa học, tài liệu nghe nhìn được sản sinh ra ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng chúng vào các mục đích khác nhau của xã hội ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các nhà lưu trữ phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc lưu trữ loại hình tài liệu này. Một trong những dạng cơ quan sản sinh ra nhiều loại hình tài liệu nghe nhìn hơn cả là hệ thống các Đài Truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình rất đa dạng và phong phú. Nhưng cho đến nay các Đài Truyền hình vẫn còn lúng túng trong việc lưu trữ khối tài liệu này. Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình chưa được quan tâm đúng mức, chưa theo những quy định thống nhất. Tình trạng thất thoát tài liệu nghe nhìn ở các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương là phổ biến, bộ phận lưu trữ của các Đài hầu như không quản lý được tài liệu của Đài. Là một cán bộ lưu trữ, được học tập, tham quan và nghiên cứu về công tác lưu trữ của một số nước tiên tiến, trước thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình còn nhiều tồn tại và chưa được quan tâm đúng mức, tôi đã chọn vấn đề “ Công tác lưu trữ tài liệu nghe, nhìn ở các Đài Truyền hình – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thuộc chuyên ngành Lưu trữ học và Tư liệu học. II. Đóng góp của luận văn: Từ kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn công tác lưu trữ ở Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương (từ đây xin gọi tắt là các Đài Truyền hình), tìm ra được những tồn tại cơ bản, từ đó có những giải pháp để củng cố công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn của hệ thống các Đài Truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các cơ quan quản lý lưu trữ có cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể đối với tài liệu nghe nhìn nói chung và tài liệu nghe nhìn của các Đài Truyền hình nói riêng, nhằm thu thập được những tài liệu có giá trị, góp phần tối ưu hoá thành phần Phông lưu trữ Quốc gia. Đối với các Đài truyền hình, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc tổ chức, quản lý tài liệu nghe nhìn được hiệu quả và thống nhất. Qua đó, giúp cho các Đài ngay từ đầu đã có kế hoạch xử lý và bảo quản, không làm thất thoát những tài liệu có ý nghĩa quan trọng để phục vụ cho các chương trình phát sóng của Đài, đồng thời có thể bảo quản được những tài liệu có giá trị để đưa vào bảo quản vĩnh viễn trong các Trung tâm lưu trữ Nhà nước và có thể loại đi những tài liệu không còn giá trị để đỡ mất công bảo quản gây lãng phí không cần thiết. Qua kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo các Đài Truyền hình thấy thực trạng của công tác lưu trữ nói chung và lưu trữ tài liệu nghe nhìn nói riêng, để có phương hướng chỉ đậo sát thực hơn công tác này. Vì thực tế là hiện nay phần lớn các cán bộ lãnh đạo của các Đài Truyền hình chưa thấy hết tầm quan trọng của việc tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu lưu trữ của Đài. Họ vẫn chỉ quan niệm rằng cán bộ lưu trữ chỉ là người giữ kho, nhập tài liệu vào và xuất tài liệu ra. Mà không thấy được rằng: để có một hình ảnh, một bài hát phục vụ nhanh chóng, kịp thời và thích hợp với từng chương trình phát sóng của Đài, các cán bộ lưu trữ đã phải mất rất nhiều công sức, đầu tư từ khâu thu thập, bổ sung, phân loại và xác định giá trị đến, biên mục và bảo quản giữ gìn tài liệu trong suốt những năm tháng thầm lặng. Đây là một vấn đề mới, mà từ trước đến nay chưa có đề tài nào đề cập tới. III. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 1. Mục tiêu: Đặt vấn đề nghiên cứu trên, luận văn nhằm giải quyết hai mục tiêu sau: - Khảo sát được thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Phát thanh -Truyền hình địa phương. Từ đó rút ra những tồn tại của công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở hệ thống các Đài Truyền hình. - Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. 2. Nhiệm vụ: Với mục tiêu đã nêu trên, luận văn có nhiệm vụ như sau: - Khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Trong đó đánh giá về hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ của ngành Lưu trữ cũng như của các Đài Truyền hình về công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn và về thực trạng các nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tài liệu nghe nhìn và thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đề cập đến tài liệu nghe nhìn và công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương. Ở đây luận văn không đề cập đến tài liệu của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam và mảng tài liệu chữ viết của các Đài Truyền hình. IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn là vấn đề tương đối mới so với công tác lưu trữ tài liệu chữ viết. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đã được nghiên cứu trong những năm gần đây, nhưng chưa nhiều và phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu trong những bài viết ngắn trên báo , tạp chí, luận văn thạc sĩ, cử nhân. 1.Vấn đề tổ chức công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã được công bố trên các tạp chí. Ví dụ: trong các bài viết "Cần quan tâm hơn nữa đến công tác lưu trữ tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm", tạp chí Văn thư Lưu trữ ,số 02/1983; "Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh ở Việt Nam- Những bước phát triển", tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 02/ 1991 và “Vấn đề thu thập và tổ chức khoa học tài liệu kèm theo phim điện ảnh”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 01/2002 của tác giả Đào Xuân Chúc; " Cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tài liệu lưu trữ băng, đĩa ghi âm", tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 02/1985 của Đặng Anh Đào; ''Một số ý kiến về tổ chức lưu trữ tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay", tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 03/ 1986 và "Vài nét về quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn", số 02/1998 của Nguyễn Lan phương v.v.... Các bài viết mới chỉ bước đầu nêu lên thực trạng tổ chức công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn nói chung. Chưa có một tác giả nào đề cập đến một cách đầy đủ các vấn đề của công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Gần đây nhất có luận văn cử nhân về " Vấn đề tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nghe nhìn ở Trung tâm Tư liệu đài Truyền hình Việt Nam", năm 2001 của sinh viên Trần Lệ Hường là đề cập cụ thể đến việc tổ chức, quản lý tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng ở việc tổ chức khoa học tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình Việt Nam, mà không đề cập đến toàn bộ nội dung của công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Đài Truyền hình Việt Nam. Hơn nữa, phạm vi của luận văn chỉ dừng ở tài liệu nghe nhìn ở Trung tâm Tư liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, không đề cập đến tài liệu nghe nhìn của toàn bộ hệ thống các Đài Truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Luận văn chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cho công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn của các Đài Truyền hình. 2. Lịch sử hình thành, đặc điểm tài liệu nghe nhìn và vấn đề xác định giá trị tài liệu Về vấn đề này có rất nhiều tác giả đề cập đến, nhưng trước hết phải kể đến luận văn cử nhân năm 1976 của tác giả Nguyễn Văn Quyền " Bước đầu tìm hiểu lịch sử điện ảnh Việt Nam trước năm 1975". Sau đó là bài viết ''Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam " của Nguyễn Long đăng trên Tạp chí Nhiếp ảnh số 02/1989. Cũng như cuốn sơ thảo về Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hà Nội năm 1993…... Tuy nhiên, những bài viết trên mới chỉ giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của loại hình tài liệu ảnh, phim điện ảnh mà chưa đề cập đến các dạng tài liệu nghe nhìn khác. Trong tạp chí Văn thư Lưu trữ, tác giả Đào Xuân Chúc đã có các bài viết như: Nguyên tắc và phương pháp đánh giá tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ", số 03/1983; " Mấy vấn đề về cở phương pháp luận để xác định giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh", số 03/1988; "Tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu ảnh lưu trữ", tạp chí Lưu trữ Việt Nam ,số 03/ 1993…. Trong các bài viết trên, tác giả Đào Xuân Chúc chỉ nêu lên những nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị cho loại hình tài liệu ảnh, phim điện ảnh nói chung, mà không đề cập đến vấn đề xác định giá trị tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình nói riêng. Bên cạnh đó, một số tác giả khác cũng đã có những bài viết được đăng trên tạp chí Nhiếp ảnh như: "Tính tài liệu và tính nghệ thuật" của A.Vartanốp, số 03/1994; "Ảnh phong cảnh và các loại ảnh phong cảnh" hoặc " Một vài suy nghĩ về phóng sự ảnh" của Hoàng Ánh, số 03/1983 và số 04/1984; " Bản chất của ảnh" của Nguyễn Long, số 01/1986; "Tính chất và nội dung thông tin của ảnh" của Chu Chí Thành, số 24 và 25/1982; " Thể loại ảnh" của Chu Chí Thành - Hoàng ÁnhLê Hải, số 01, 02/1994 v.v... Những bài viết này mới chỉ đề cập về từng khía cạnh, từng đặc điểm của một loại hình tài liệu nghe nhìn, đó là tài liệu ảnh nói chung. Cũng cần phải kể đến sự đóng góp của các luận văn cử nhân của sinh viên trong Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng trong việc nghiên cứu đặc điểm, nguyên tắc phương pháp để xác định giá trị tài liệu nghe nhìn. Tuy nhiên các luận văn này mới chỉ dừng ở phạm vi tài liệu phim điện ảnh của Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam mà không đề cập đến các loại hình tài liệu nghe nhìn khác. Ví dụ như: Tác giả Hà Thị Tiêu với đề tài "Một số ý kiến đánh giá về xác định giá trị tài liệu phim thời sự-tài liệu ở Viện Tư liệu Phim Việt Nam, luận văn cử nhân, năm 1990; Tác giả Mai Thu Hiền với đề tài " Bước đầu vận dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của lưu trữ học để xác định giá trị tài liệu phim thời sự tài liệu tại Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, luận văn cử nhân, năm 1995; Tác giả Nguyễn Văn Xuyên với đề tài “ Xác định giá trị và thu thập tài liệu lưu trữ phim điện ảnh để Nhà nước bảo quản”, luận văn thạc sĩ, năm 1998;….. 3. Vấn đề thu thập tài liệu tài liệu nghe nhìn: Về vấn đề này cũng đã có một số các tác giả nghiên cứu: "Mấy ý kiến bước đầu về thu thập tài liệu phim điện ảnh của Viện Phim Việt Nam" của Nguyễn Thị Phượng, luận văn cử nhân, năm 1985; "Bước đầu xác định những nguồn tài liệu ảnh cần giao nộp vào Kho Lưu trữ Trung ương" của Nguyễn Thị Bích Di, luận văn cử nhân, năm 1985; "Nguồn tài liệu phim điện ảnh về Chủ Tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Hương, luận văn cử nhân, năm 1990; “Những cơ sở khoa học xác định nguồn bổ sung và thành phần tài liệu ảnh để nhà nước quản lý ” của Lã Thị Hồng, đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 89-98-017. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ bước đầu đề ra được những cơ sở khoa học cho việc xác định nguồn tài liệu phim điện ảnh, tài liệu ảnh, chứ chưa đề xuất được nguồn thu thập tài liệu nghe nhìn nói chung vào Lưu trữ Nhà nước, càng không đề xuất được thành phần tài liệu nghe nhìn của các Đài Truyền hình cần thu thập vào Lưu trữ Nhà nuớc. 4. Biên mục và xây dựng công cụ tra cứu cho tài liệu nghe nhìn: Về vấn đề này một số tác giả cũng đã đề cập đến như: Bài của Dương Viết Á về "Ý nghĩa điển hình của lời chú thích trong ảnh thời sự", tạp chí Nhiếp ảnh, số 12/ 1980; Bài của Lã Thị Hồng về "Viết lời thuyết minh cho tài liệu ảnh", tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 01/ 1986; Bài của Nguyễn Lan Phương về " Viết thuyết minh và biên mục, bảo quản tài liệu ảnh", tạp chí Lưu trữ việt Nam, số 03/1998; Nguyễn Đức Hà với đề tài "Một số ý kiến về xây dựng bộ thẻ tra tìm ảnh cho phòng Tư liệu ảnh của Thông tấn xã Việt Nam (1945 -1980)", luận văn cử nhân, năm 1980 ; Tác giả Nguyễn Việt Thắng thì đề cập đến một công cụ phân loại, tra cứu tổng hợp hơn cho tài liệu phim điện ảnh, đó là việc "Xây dựng khung phân loại thông tin tài liệu phim điện ảnh và bộ thẻ hệ thống ở Phông lưu trữ tư liệu phim quân đội", luận văn cử nhân, năm 1991….. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến các yếu tố thông tin cần biên mục, các loại hình công cụ tra cứu cho tất cả các thể loại của tài liệu nghe nhìn nói chung và tài liệu nhe nhìn của các Đài Truyền hình nói riêng. 5. Khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn: Về vấn đề này, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung giới thiệu các nguồn sử liệu nghe nhìn về các chủ đề khác nhau. Chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề chế độ khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn nói chung cũng như tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình nói riêng. Ví dụ như: các bài viết của tác giả Đào Xuân Chúc " Vài nét về hoạt động Điện ảnh ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám", tạp chí Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 04/ 1981; " Phương phương pháp nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tài liệu phim, ảnh, tạp chí Thông tin Khoa học - Xã hội, số 5/ 1993; đặc biệt gần đây, tiến sĩ Đào Xuân Chúc đã giới thiệu cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu lịch sử một nguồn tư liệu quí giá về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta "Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)", nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002. Ngoài ra, các tác giả khác cũng đã có những công trình tổng hợp các tài liệu lưu trữ nghe nhìn đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như " Ảnh lưu trữ về các sự kiện lịch sử đã được công bố trên báo Quân đội nhân dân từ 1975- 1995" của Nguyễn Việt Hằng, luận văn cử nhân, năm 1998; Những tài liệu ảnh về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ" của Nguyễn Liên Hương, luận văn cử nhân, năm 1984; "Nguồn tài liệu điện ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Hương, luận văn cử nhân, năm 1990. Tuy nhiên tất cả các bài viết, luận văn mới chỉ dừng ở mức đề cập đến từng khía cạnh của công tác lưu trữ cho từng loại hình tài liệu nghe nhìn, chưa có luận văn, bài viết nào đề cập đến toàn diện các vấn đề của công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. V. Nguồn tài liệu tham khảo: - Các bài viết trên Tạp chí Lưu trữ Việt nam; Tạp chí Nhiếp ảnh; Tạp chí Báo ảnh Việt Nam; Tạp chí truyền hình. - Các luận văn Thạc sĩ, luận án tiến sĩ và khoá luận tốt nghiệp đại học của sinh viên, tại Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng. - Các đề tài, báo cáo khoa học tại Cục Lưu trữ Nhà nước, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng. - Các kết quả khảo sát thực tế của tác giả tại các cơ sở có nhiều tài liệu phim, ảnh, ghi âm như Thông tấn xã Việt Nam, Viện Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương. Một số Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. - Tư liệu nghiệp vụ của nước ngoài hiện đang bảo quản tại Phòng Tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Lưu trữ- Cục Lưu trữ Nhà nước. VI. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. 1. Phương pháp biện chứng: Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở các Đài Truyền hình, phân tích đánh giá thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Vận dụng triệt để và linh hoạt 3 nguyên tắc tính Đảng, tính lịch sử, tính toàn diện và tổng hợp khi phân tích chức năng nhiệm vụ của Đài truyền hình, khi xem xét thành phần, tính chất của tài liệu nghe nhìn từ đó đề xuất những giải pháp về công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn sao cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tình hình tài liệu của hệ thống các Đài Truyền hình. 2. Phương pháp luận lưu trữ học: Trong đó vận dụng những cơ sở lý luận của Lưu trữ học Mác Xít vào việc xác định giá trị, thu thập, bổ sung, phân loại , biên mục v.v…cho tài liệu lưu trữ nói chung để xem xét và đề xuất các giải pháp cho công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu thực tế: Trong quá trình nghiên cứu , luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu, điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu qua thực tế tình hình tài liệu và công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Bắc v.v... VII. Bố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Sự hình thành, đặc điểmvà ý nghĩa của tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Trong chương này, luận văn trình bầy khái quát về sự hình thành của các loại hình tài liệu nghe nhìn. Qua đó, luận văn đi sâu phân tích đặc điểm chung và đặc điểm riêng của của từng loại hình tài liệu nghe nhìn trong sự so sánh với tài liệu chữ viết. Tiếp theo luận văn nêu lên những ý nghĩa cơ bản của tài liệu nghe nhìn trong đời sống kinh tế và xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình Trong chương này luận văn nêu khái quát về chức năng, nhiệm vụ thành phần, nội dung tài liệu nghe nhìn của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh Truyền hình địa phương. Để có cơ sở cho những đề xuất của chương 3, luận văn tiếp tục nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình về các vấn đề : Cơ sở pháp lý, tổ chức- cán bộ, tổ chức khoa học, bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn. Từ đó nêu ra những tồn tại của công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình, để làm cơ sở cho những giải pháp về công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở chương 3. Những số liệu và thông tin khảo sát trong luận văn chủ yếu được lấy từ thực tế của Đài Truyền hình Việt Nam, một số Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương như Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Bắc, Thanh Hoá, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ v.v. .. Chương 3: Những giải pháp về công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình Trên cơ sở các thông tin khảo sát, phân tích ở các chương 1 và 2, trong chương 3 luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể cho công tác lưu trữ tài liệu lưu trữ nghe nhìn của hệ thống Đài Truyền hình. Đó là những giải pháp về các vấn đề: - Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ vè công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức- cán bộ làm công tác lưu trữ ở các Đài Truyền hình. - Tổ chức khoa học tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Bảo quản tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. - Khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Kết luận: Dựa trên những kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tế công tác lưu trữ ở các Đài Truyền hình, luận văn đưa ra một số nhận xét và kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo của các cơ quan hữu quan, các nhà nghiên cứu, cần có sự đầu tư và biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tổ chức, quản lý, bảo quản khối tài liệu nghe nhìn đang hàng ngày, hàng giờ hình thành trong các hoạt động của xã hội. Nhằm bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả khối tài liệu này trong thành phần Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Để làm sáng tỏ thêm những vấn đề đã trình bày, luận văn còn có thêm phần phụ lục gồm: - Phụ lục I: Các biểu mẫu biên mục, công cục tra cứu tài liệu nghe nhìn hiện có ở các Đài Truyền hình. - Phụ lục II: Các biểu mẫu biên mục, công cụ tra cứu do luận văn đề xuất để sử dụng cho tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Giáo sư, Tiến sĩ, các cán bộ nghiên cứu và đặc biệt là những nơi tác giả đến khai thác, sưu tầm tư liệu v.v.. Nhân đây cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Đào Xuân Chúc- người thầy đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai và thực hiện luận văn này. Cũng nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn đến sự động viên, đóng góp của tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Lãnh đạo Cục Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Lưu trữ, cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Những vấn đề mà luận văn đặt ra đã được tác giả cố gắng thực hiện. Song do những hạn chế về trình độ bản thân và thời gian, địa bàn khảo sát, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ giáo của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 10 năm 2002 Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI LIỆU NGHE NHÌN Ở CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH 1.1. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TÀI LIỆU NGHE NHÌN 1.1.1. Khái niệm về tài liệu nghe nhìn và tài liệu lƣu trữ nghe nhìn Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nền khoa học kỹ thuật có những bước phát triển nhảy vọt, làm thay đổi bộ mặt xã hội ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các loại hình tài liệu ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Một trong những loại hình tài liệu đó phải kể đến tài liệu ảnh, phim điện ảnh và tài liệu ghi âm (tài liệu nghe nhìn). Đây là loại hình tài liệu dùng hình tượng, âm thanh để phản ánh các mặt hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của đất nước. Tài liệu nghe nhìn từ chỗ chỉ làm phương tiện tái hiện, ghi lại máy móc hình người hoặc cảnh, tiếng nói, dần dần đã trở thành một loại hình nghệ thuật, thể hiện một cách điển hình những sự kiện, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Những hình ảnh, tiếng nói này là sản phẩm của con người, được ghi lại không chỉ để dùng cho các mục đích trước mắt, mà còn lưu lại cho đời sau những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại, giúp cho thế hệ sau nhận thức được lịch sử rõ nét và chi tiết hơn. Từ khi tài liệu nghe nhìn xuất hiện, các nguồn sử liệu trở nên phong phú hơn. Những đoạn văn mô tả dài dòng được thay thế bằng những bức ảnh rõ ràng, cụ thể có sức thuyết phục cao. Trong Quyết định số 168/HĐBT ngày 26/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam có ghi rõ: "Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là khối toàn bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội, lịch sử...của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không kể thời gian, văn tự, chế độ xã hội, xuất xứ nơi bảo quản, phương pháp và kỹ thuật làm ra..."[16, 379]. Thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam được quy định:" Thành phần phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam bao gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị như bản chính) của các văn kiện; tài liệu khoa học kỹ thuật (dự án, đồ án, thiết kế, bản vẽ, bản đồ, công trình nghiên cứu…); tài liệu chuyên môn (sổ sách, thống kê, biểu báo, hồ sơ nhân sự….); bản thảo, bản nháp các tác phẩm văn học, nghệ thuật âm bản và dương bản các bộ phim, các bức ảnh, microphim; tài liệu ghi âm; khuôn đúc đĩa; sổ công tác; nhật ký; hồi ký; tranh vẽ hoặc in, tài liệu viết tay để tuyên truyền, cổ động, kêu gọi; sách báo nội bộ và tài liệu khác….hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, trong các thời kỳ lịch sử của xã hội Việt Nam…..”[16, 379]. Điều này cũng một lần nữa được khẳng định trong Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001: “ Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính, bản gốc của tài liệu được ghi trên giấy, phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc các vật mang tin khác….” [30, 8]. Như vậy là những bộ phim, những bức ảnh, băng ghi âm, ghi hình có giá trị về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và các ý nghĩa khác được sản sinh ra trong các hoạt động của cơ quan văn hoá, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những cá nhân quay phim, chụp ảnh và ghi âm, ghi hình đều là những tài liệu lưu trữ. Tài liệu nghe nhìn là kết quả của sự hình thành văn kiện, trong đó các hiện tượng khách quan được thể hiện bằng hình ảnh và âm thanh. Vậy có thể định nghĩa về tài liệu lưu trữ nghe nhìn như sau: Tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm và ghi hình được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan văn hoá, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người chụp ảnh, quay phim và ghi âm, ghi hình nghiệp dư có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn không kể không gian, địa điểm sản sinh và những vật liệu gì mà nó mang tin, được nộp vào các kho, viện lưu trữ Nhà nước theo các chế độ nhất định thì gọi là tài liệu lưu trữ ảnh, phim điện ảnh và ghi âm, ghi hình (tài liệu lưu trữ nghe nhìn) [2, 1]. Để làm được điều đó trước tiên phải hiểu được quá trình hình thành và đặc điểm của loại hình tài liệu đặc biệt này. 1.1.2. Sự hình thành của các loại hình tài liệu nghe nhìn: 1.1.2.1. Sự hình thành của tài liệu phim, ảnh: Các yếu tố kỹ thuật cần thiết để có một bức ảnh là ánh sáng, vật liệu và kỹ thuật đặc biệt của nhiếp ảnh. Trong đó ánh sáng cần thiết để tạo nên hình ảnh ẩn trên phim Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi khi chụp. Các vật liệu để tạo nên hình ảnh gồm có: máy ảnh, phim ảnh, (hoặc kính ảnh), giấy ảnh, các hoá chất tạo và giữ hình ảnh. Có thể tóm tắt quy trình kỹ thuật tạo ra một bức ảnh như sau: [2, 6] - Bước 1: Phim sau khi được chụp (đã lộ sáng), trên phim diễn ra quá trình phản ứng quang học, tạo thành hình ảnh ẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. - Bước 2: Phim được đưa qua thuốc hiện hình trong một thời gian nhất định, thì hình ảnh của đối tượng chụp sẽ dần dần hiện ra. Để giữ cho hình ảnh không bị đen và mất hình, phải ngâm qua thuốc hãm hình (giữ hình). Lúc này, những hạt muối bạc không được dùng để tạo thành hình ảnh, sẽ hoà tan và bị loại bỏ sau khi rửa sạch bằng nước lã. Như vậy, ta có phim âm bản (negative). - Bước 3: Muốn có dương bản (positive), phải cho một chùm ánh sáng xuyên qua âm bản (negative) xuống bề mặt cảm quang của giấy ảnh. Sau khi thực hiện quá trình hiện hình và hãm hình như đối với âm bản, sẽ thu được một tấm ảnh dương bản đúng như hình ảnh của đối tượng được chụp trước ống kính. 1.1.2.2. Sự hình thành phim điện ảnh: Ngày 28 tháng 12 năm 1895 hai anh em người Pháp Lummiere tổ chức buổi trình chiếu phim đầu tiên tại một quán cà phê ở Paris. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của điện ảnh thế giới. Ở Việt Nam, năm 1899 những thước phim đầu tiên mới được chiếu tại Sài Gòn. Phim điện ảnh là loại tài liệu hình ảnh động, hay còn gọi là phim chiếu bóng, chứa thông tin dưới dạng hình ảnh và âm thanh dựa trên cơ sở sự tiếp nối liên tục những hình ảnh động trên một dải băng nhựa đục lỗ. Khi phim được chiếu (khoảng 24 hình/giây), những hình ảnh này sẽ xuất hiện dưới dạng một chuyển động liên tục. Hiện nay hầu hết các phim đều là phim mầu, tuy nhiên cũng có phim đen trắng được sử dụng vì lý do nghệ thuật hoặc dùng cho mục đích khoa học. Phim thường được cuộn trên những lõi quấn (bô bin) và được lưu giữ trong các hộp hình tròn dẹt. Khổ phim thường đựợc tiêu chuẩn hoá là 35mm và 16mm. Tuy nhiên cũng có loại phim 8mm và super 8mm. [28, 20].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan