Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn trung tâm...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt thạnh lộc

.PDF
85
1912
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ NGƯỜI BẠI LIỆT THẠNH LỘC Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI KHUYẾT TẬT........................................................................... 9 1.1. Khái niệm người cao tuổi khuyết tật và quyền của người cao tuổi khuyết tật ......... 9 1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật ................... 13 1.3. Nội dung công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật ..................... 15 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật ................................................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ NGƯỜI BẠI LIỆT THẠNH LỘC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................ 36 2.1. Khái quát chung về Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 36 2.2. Thực trạng người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 39 2.3. Áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 47 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG BẢO TRỢ NGƯỜI BẠI LIỆT THẠNH LỘC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 58 3.1. Quan điểm và nguyên tắc đề xuất........................................................................... 58 3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu qủa công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 66 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cơ sở chọn đề tài đó là đề tài được lựa chọn xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau: Hiện nay, Việt Nam có hàng chục triệu người đang cần loại hình dịch vụ công tác xã hội và không chỉ có những đối tượng hiện tại mà còn hàng triệu đối tượng tiềm năng sẽ cần được cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong tương lai. Các đối tượng này bao gồm người cao tuổi (khoảng 7,6 triệu người, trong đó có khoảng 200.000 người già cô đơn); người khuyết tật (6,4 triệu người, trong đó có khoảng 300.000 người khuyết tật nặng không còn khả năng tự phục vụ và lao động); trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (1,6 triệu em) và hoàn cảnh éo le (3 triệu em) chưa được xác định là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em như trẻ bị ngược đãi, bạo lực, bị buôn bán bắt cóc, tai nạn thương tích; hàng trăm nghìn người tâm thần; hàng vạn người bị rối nhiều tâm trí, nhất là trẻ em không được tư vấn chăm sóc chu đáo hoặc phải sống trong môi trường không thân thiện; hàng triệu cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội như ly hôn, bạo lực, thiếu quan tâm đến con cái, căng thẳng vì nghèo đói, xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, nghiện hút…; hàng vạn xã, làng, thôn, bản đặc biệt khó khăn và có vấn đề xã hội. Các đối tượng này thường chỉ nhận được sự trợ giúp về cung cấp dịch vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp (khoảng 15.000 người). Họ là những người làm việc theo bản năng và trực giác, thiếu nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội, do vậy hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội không cao và thiếu sự phát triển bền vững. Cung cấp dịch vụ công tác xã hội bởi những người chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp nhưng phải được đào tạo cơ bản được thể hiện bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người, tham gia vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng cho mỗi cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có vấn đề xã hội để họ tự vươn lên hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thông thường, khi các đối tượng yếu thế có 1 vấn đề về mặt xã hội, họ thường thụ động, mặc cảm, tự ti, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ sẵn có do các rào cản xã hội vô hình. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đối tượng phá bỏ rào cản đó và kết nối với các dịch vụ trợ giúp, tạo lòng tin, ý chí và nghị lực mới hướng tới một cuộc sống hữu ích hơn . Công tác xã hội với người cao tuổi nói chung dối với người cao tuổi khuyết tật nói riêng là vấn đề nghiên cứu dành được nhiều sự quan tân từ các nhà khoa học và cơ sở giảng dạy nghiên cứu. Bởi vì vấn đề nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn tốt, đặc biệt còn mang tính nhân văn sâu sắc Tại Việt Nam người cao tuổi khuyết tật là một những đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế. Do vậy, Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách cụ thế trợ giúp nhóm xã hội yếu thế này. Từ thực tiễn cho thấy, một trong những chính sách là công tác xã hội dối với người cao tuổi. Công tác xã hội đối với người cao tuổi khuyết tật đã thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ trợ giúp cho người cao tuổi khuyết tật và đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại còn bàn luận. Chính vì vậy việc nghiên cứu công tác xã hội đối với người cao tuổi khuyết tật nói chung và đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp công tác xã hội cụ thể như : công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cá nhân rất cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Do vậy việc nghiên cứu đề tài Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Luận văn “Công tác xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa” năm 2014 của Đỗ Thị Liên đã khái quát những đặc điểm của người khuyết tật và thực trạng người khuyết tật trên thế giới và Việt Nam, thực trạng của công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp người khuyết tật [13]. Báo cáo thực tập “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV Ba Vì – Hà Nội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội” năm 2013 của Lê Thảo Vy nhấn mạnh nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên công tác xã hội [32]. 2 Báo cáo tốt nghiệp “Công tác xã hội với người bại liệt tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc” năm 2014 của Nguyễn Ngọc Thùy và khóa luận “An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với người khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc” của Mai Thị Oanh năm 2015 đã khái quát những đặc điểm của người khuyết tật và thực trạng hoạt động công tác xã hội và thực hành công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật tại Trung tâm [16, tr.64]. Nhìn chung, tất cả các luận văn, khóa luận, báo cáo trên và rất nhiều công trình nghiên cứu khác nữa đều chỉ ra các mô hình can thiệp chủ yếu, chính sách xã hội, thực hành công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi, người khuyết tật. Song phải nói rằng, các nghiên cứu trên chưa thực sự đề cập cụ thể đến việc phải làm gì để hoạt động công tác xã hội phát triển và thực sự trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở những cơ sở bảo trợ xã hội, những nơi rất cần những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để nâng cao năng lực đối với người cao tuổi, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện chức năng xã hội, hòa nhập cộng đồng. Kế thừa những công trình nghiên cứu nêu trên, đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh” của học viên hy vọng mang đến cái nhìn mới về hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi, người khuyết tật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật tại trung tâm góp phần trợ giúp người cao tuổi khuyết tật có đời sống tinh thần và vật chất tốt hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. Trong đó, xây dựng hệ thống khái niệm công cụ (công tác xã hội cá nhân, người cao tuổi khuyết tật, công tác xã hội cá nhân đối với người cao 3 tuổi khuyết tật), chỉ ra các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội cá nhân đối với đối tượng này. - Phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân và áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp 01 người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khảo sát người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tháng 12/1015 đến tháng 2/2016. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi khuyết tật. 4.3. Khách thể nghiên cứu: - Cán bộ lãnh đạo Trung tâm và nhân viên xã hội, bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, hộ lý. - Các cụ sinh hoạt chung cùng phòng với thân chủ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu 5.1.1. Hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”. Là công cụ trợ giúp nhân viên xã hội sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn. 5.1.2 Hướng tiếp cận thực tiễn 4 Thực tế, ở Việt Nam, có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phát triển cộng đồng căn cứ vào từng tiêu chí sắp xếp. Tuy nhiên, xét về chiều hướng tiếp cận, có thể phân ra hai cách tiếp cận chính: tiếp cận từ nội lực cộng đồng và tiếp cận chủ quan của chuyên gia. Hướng tiếp cận áp đặt của các chuyên gia vốn được ứng dụng nhiều trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng tăng trưởng kinh tế với tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh của nước có thu nhập trung bình thấp, các hướng tiếp cận lấy con người làm trọng tâm ngày càng có chỗ đứng trong công tác trợ giúp chuyên nghiệp. Do đó, hướng tiếp cận dựa vào nội lực hay còn gọi là tiếp cận nhu cầu với phương pháp ABCD với đặc trưng trao quyền cho cộng đồng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng cũng như tính bền vững ngày càng được chú trọng thay vì cách tiếp cận cũ. Đây cũng được xem là xu hướng chủ yếu của phát triển cộng đồng trên thế giới. Để phát huy tốt phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực, chúng tôi xin đề xuất những từ khoá sau đây và coi chúng như là hệ giá trị cho các phương pháp tiếp cận chung: 5.1.3 Hướng tiếp cận công tác xã hội Quan điểm sức mạnh: Là một mô hình đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội trong quá trình làm việc phải thoát ra khỏi quan điểm tập trung vào vấn đề của thân chủ, mà nhằm đưa ra các sức mạnh cá nhân và môi trường cũng như sức mạnh từ phía các nguồn lực có thể góp phần giải quyết vấn đề. Quan điểm sức mạnh giúp nhân viên xã hội nhận ra và khám phá các nguồn thông tin quý giá để giải quyết vấn đề thân chủ theo hướng dựa vào sức mạnh. Điều này có thể khuyến khích hệ thống thân chủ và tạo dựng niềm tin cho tương lai. Định hướng cho nhân viên xã hội trước khi nói chuyện với thân chủ và góp khả năng tư duy tích cực của nhân viên xã hội sắc bén hơn khi chuẩn bị các câu hỏi làm việc cùng thân chủ. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin - Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề có liên quan đến công tác xã hội cá 5 nhân đối với người cao tuổi khuyết tật, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. - Xác định những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài: công tác xã hội cá nhân; người cao tuổi khuyết tật, công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. - Tổng hợp và phân tích lý luận về công tác xã hội cá nhân, nội dung chủ yếu của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật. - Phân tích, tìm hiểu một số báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính và báo cáo của Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh và tình hình công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. - Tìm hiểu về các Nghị định, Thông tư hướng dẫn dành cho đối tượng, cán bộ quản lý, nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. - Phân tích số liệu từ cơ sở cung cấp. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Thu thập thông tin khách quan từ phía người cao tuổi khuyết tật và công chức viên chức – người lao động Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Những thông tin khách quan đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự tương tác giữa người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn. 5.2.3.Điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp với khách thể nghiên cứu nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm 5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 sẽ được dùng để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Đề tài luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. Trong đó gồm có các khái niệm: công tác xã hội cá nhân, người cao tuổi khuyết tật, công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. Luận văn cũng đã chỉ ra những vấn đề lý luận chính về tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật cũng như vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội đối với nhiệm vụ này. Kết quả nghiên cứu lý luận của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật vào trong nội dung lý luận của khoa học công tác xã hội cá nhân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần vào việc giúp nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý công tác xã hội và người cao tuổi khuyết tật thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của phương pháp công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài cũng chứng tỏ, đối với người cao tuổi khuyết tật thì việc sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp họ là phương pháp tối ưu. Có thể nhân rộng phương pháp này trên đối tượng người cao tuổi khuyết tật tại các Trung tâm khác trên địa bàn thành phố. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo nói chung và công tác xã hội đối với người cao tuổi khuyết tật nói riêng. Đồng thời, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những ai đang quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này cũng như nhà trường, giảng viên đánh giá năng lực của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn gồm có 3 chương: 7 Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI KHUYẾT TẬT 1.1. Khái niệm người cao tuổi khuyết tật và quyền của người cao tuổi khuyết tật 1.1.1. Quan niệm về người cao tuổi Theo quan điểm của Công tác xã hội với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội [31]. Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là: - Hướng về quá khứ Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật… - Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu” [31, tr.30].  Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi - Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng 9 quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình. - Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường. - Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó. - Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết [31, tr.31]. 1.1.2. Quyền của người cao tuổi Người cao tuổi có các quyền sau đây: được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ; quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi; 10 được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi; được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác; được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật [17]. 1.1.3. Quan niệm về người khuyết tật Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về người khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam ban hành vào năm 2010. Đây là định nghĩa khá đầy đủ, tổng hợp được các cách hiểu khác nhau về khuyết tật và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam. “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Như định nghĩa trên đây, có hai vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất, đó là người khuyết tật có thể là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, đó có thể là những người mất đi các bộ phận cơ thể như cụt chân, tay, tê liệt, bại liệt, hoặc bất thường về các bộ phận cơ thể khác. Thứ hai, đó là suy giảm chức năng, vấn đề này thể hiện ở việc các chức năng trên cơ thể người có thể hoạt động không tốt hoặc các bộ phận không đảm bảo được chức năng của mình như chức năng thị giác, thính giác hay chức năng suy nghĩ, lý giải…Tuy nhiên, một ý rất quan trọng trong định nghĩa trên đó là những khiếm khuyết và suy giảm chức năng đã làm cản trở cá nhân tham gia vào các hoạt động như sinh hoạt, lao động và học tập một cách bình thường [9, tr.10]. 1.1.4. Quyền của người khuyết tật Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây: Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp 11 cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật và các quyền khác theo quy định của pháp luật [18]. Từ những quan niệm về người cao tuổi, người khuyết tật và quyền của người cao tuổi, người khuyết tật như đã nêu, học viên chọn lọc đối tượng 60 tuổi trở lên khuyết tật đang được chăm sóc và nuôi dưỡng ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc, thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện luận văn phù hợp thực tiễn Trung tâm là: Người cao tuổi khuyết tật là người có tuổi 60 tuổi trở lên, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và có quyền của người cao tuổi và người khuyết tật. 1.1.5. Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi khuyết tật  Về tình cảm Người cao tuổi khuyết tật có đặc điểm tâm lý là giàu tình thương, nhưng cũng dễ bị tổn thương, trước khi vào Trung tâm mỗi người có thể có những hoàn cảnh rất khác nhau, mỗi người mỗi cảnh ngộ, lòng tự trọng và tính tự ái rất cao. Người cao tuổi khuyết tật có phản ứng cảm xúc nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễ hờn dỗi, bởi các cụ sống thiên về tình cảm hơn là vật chất nên họ dễ có xúc cảm khi gặp tình huống lạ, có tính tự ti vì mặc cảm sức khỏe, tuổi già thì lực bất tòng tâm, tâm lý bi quan vì là người thừa từ đó cảm thấy lạnh lùng trống rỗng và trầm lắng, vì thế hay nảy sinh tính đa nghi, nghĩ ngợi, nhạy cảm với mọi việc, hoài nghi người khác. Một khi cao tuổi, còn là người cao tuổi khuyết tật thì cảm giác mất mát cô độc, sự xao xuyến lo âu là tâm trạng thường xuyên của người cao tuổi và ý thức rằng cuộc đời đã xế chiều lại tàn phế, mọi sinh hoạt cần có người chăm sóc vì nghĩ rằng chuỗi ngày còn lại là sự cô đơn, vô dụng.., chính vì những trăn trở đó mà người cao tuổi khuyết tật rất trân trọng tình cảm, sống thiên về tình cảm nhiều hơn, rất nặng tình cảm hàm ơn người khác nếu được các nhân viên chăm sóc, giúp đỡ dù là việc nhỏ.  Về giao tiếp 12 Con người một khi cao tuổi, khuyết tật thì họ thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, nghĩ về dòng họ, gia đình và con cháu, hay có thói quen lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua có thể đó là những kỷ niệm vui, buồn của cuộc sống cơ hàn thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giao tiếp đối với người cao tuổi khuyết tật là nhu cầu không thể thiếu, bởi giao tiếp là phương tiện, công cụ động lực giúp người cao tuổi tránh được sự cô đơn, buồn tủi, giúp bộc bạch tâm tư, nguyện vọng của bản thân, cảm giác của họ về cuộc sống này không phải là người “ sống thừa” và đâu đó trong suy nghĩ của họ vẫn còn được tôn trọng, dành nhiều sự yêu thương của mọi người, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình thì sẽ giúp cho người cao tuổi khuyết tật cởi bỏ hết những phiền muộn để sống vui hơn trong cuộc đời này. Chủ đề giao tiếp của người cao tuổi khuyết tật thường xoay quanh những câu chuyện quá khứ như: những khó khăn vất vả mà họ đã trải qua, cuộc sống chia cách giữa thời điểm giao thời. Về già đặc điểm tâm lý người cao tuổi khuyết tật có nhiều thay đổi, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm sút, có nhiều bệnh tật về hô hấp, tim mạch, các cơ quan cảm giác suy giảm... Vì thế khả năng giao tiếp về hô hấp, tim mạch, các cơ quan cảm giác suy giảm không còn linh hoạt như trước. Mặc dù vậy, nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi khuyết tật lại rất cao, do có nhiều thời gian rảnh để tiếp chuyện với mọi người, thông qua giao tiếp người cao tuổi khuyết tật sẽ tăng thêm sức khỏe và thấy mình có ích cho xã hội. Một khi có tuổi thì đặc điểm sinh lý của các cụ đã suy giảm nên rất nhạy cảm với tiếng động, âm thanh nên họ thích nghỉ ngơi vào buổi trưa, không thích tiếp chuyện vào buổi tối và một khi có tuổi tư duy của người cao tuổi kém năng động, kém linh hoạt tốc độ nói của họ thường chậm, trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, hay lưu luyến quá khứ và hay quên những gì mình vừa nói. 1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con 13 người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người.Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống [14, tr.4]. Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [14, tr.4]. 1.2.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân Theo Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn công tác xã hội thì công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ một – một” [14, tr.32]. Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi là phương pháp của công tác xã hội nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người cao tuổi vượt qua khó khăn, giúp họ đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Quá trình giúp đỡ là quá trình khoa học và chuyên nghiệp, trong đó nhân viên xã hội vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý xã hội, xã hội học, các khoa học xã hội liên quan khác và các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp sát cánh cùng người cao tuổi hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của mình và hướng đến vượt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai [31, tr.8]. Theo Nguyễn Thị Kim Hoa: “Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, 14 vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội” [10, tr.38]. 1.2.3. Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật Căn cứ các khái niệm trên và mục đích hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi, người khuyết tật, học viên xin khái quát công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật như sau: Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật là một phương pháp trợ giúp người cao tuổi khuyết tật, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, nhân viên xã hội can thiệp giải quyết vấn đề của người cao tuổi khuyết tật trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội của người cao tuổi khuyết tật, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp người cao tuổi khuyết tật, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Mục tiêu của công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật là trợ giúp đối tượng có vấn đề, giải quyết được vấn đề của họ và tăng cường sức mạnh cho đối tượng, làm cho họ tự lực và độc lập giải quyết vấn đề tùy theo năng lực của mỗi người thông qua sự trợ giúp của nhân viên xã hội. Để thực hiện việc tương tác trực tiếp đạt hiệu quả cao, nhân viên xã hội cần phải thành thạo các kỹ năng sử dụng trong đối thoại trực tiếp như kỹ năng tạo lập mối quan hệ ban đầu; các kỹ năng lắng nghe, vấn đàm, tham vấn, thông cảm, quan sát là những công cụ kỹ thuật quan trọng. Nó góp phần đạt được những mục tiêu của sự giúp đỡ mà không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại của người được giúp đỡ. Bên cạnh đó công tác xã hội cá nhân vẫn còn có những hạn chế nhất định, nên nhiều khi cần kết hợp sử dụng các phương pháp khác của công tác xã hội để trợ giúp cá nhân giải quyết vấn đề [13]. 1.3. Nội dung công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật Có nhiều nhiệm vụ công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc. Tuy nhiên, trong luận văn chúng tôi sẽ áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân (tiến trình 6 bước) để xem xét các nội dung công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi khuyết tật. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi khuyết tật là qúa trình tương tác hỗ trợ giữa nhân viên xã hội và một thân chủ là người cao tuổi khuyết tật 15 mà ở đó diễn ra các bước hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hỗ trợ thân chủ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề. Học viên thực hiện tiến trình như sau: xác định vấn đề, thu thập thông tin, đánh giá vấn đề, xây dựng kế hoạch trợ giúp, thực hiện kế hoạch trợ giúp cuối cùng lượng giá và kết thúc Bước 1: Xác định vấn đề của người cao tuổi khuyết tật: Việc xác định đúng vấn đề của người cao tuổi khuyết tật là yếu tố rất quan trọng và là cơ sở để lập kế hoạch giải quyết vấn đề hiệu quả. Để thực hiện điều đó nhân viên xã hội cần thực hiện các bước công việc sau:  Thiết lập mối quan hệ: Mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với các người cao tuổi khuyết tật không phải là mối quan hệ xã hội thông thường mà đó là mối quan hệ nghề nghiệp. Việc thiết lập mối quan hệ tốt và tạo sự tin tưởng đối với người cao tuổi khuyết tật là khâu quan trọng nhất trong bất cứ hoạt động trợ giúp nào, là điều có ý nghĩa sống còn trong quá trình giúp đỡ và can thiệp giải quyết vấn đề của người cao tuổi khuyết tật. Có được mối quan hệ tích cực với người cao tuổi khuyết tật, nhân viên xã hội giúp người cao tuổi khuyết tật đạt được sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề của chính mình. Chính những điều này sẽ đặt nền tảng cho việc hình thành mối quan hệ tin cậy và hợp tác giữa nhân viên xã hội và người cao tuổi khuyết tật trong suốt tiến trình hỗ trợ. Điều quan trọng, người cao tuổi khuyết tật thường mang mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể cho nên nhân viên xã hội cần phải tôn trọng và chấp nhận họ với những giá trị của con người. Để có thể tạo lập được mối quan hệ này, nhân viên xã hội phải giới thiệu về vị trí công việc, vai trò, trách nhiệm và mục tiêu trợ giúp người cao tuổi khuyết tật của mình và phải sử dụng kỹ năng: - Thăm và làm việc với người cao tuổi khuyết tật: thông qua hoạt động vãng gia nhân viên xã hội thể hiện sự quan tâm của mình với người cao tuổi khuyết tật. Để thiết lập được một mối quan hệ tốt, cần có thời gian và kiên nhẫn, cần phải trực tiếp đến thăm tại phòng ở, tiếp cận các thành viên trong phòng để tìm hiểu quan sát những hành vi và cuộc sống đời thường của họ. Để việc thăm và làm việc đạt hiệu 16 quả nhân viên xã hội cần phải: - Tạo bầu không khí thoải mái bằng một số hình thức khuyến khích, động viên có thể được phát triển dựa vào tình hình thực tiễn của người cao tuổi khuyết tật; - Những biện pháp khuyến khích, động viên dưới hình thức như tặng thực phẩm, hay vật lưu niệm cũng có tác dụng xây dựng mối quan hệ bền vững nhưng không lạm dụng; - Mời người cao tuổi khuyết tật tham gia vào các hoạt động giao tiếp bên ngoài để tạo môi trường giúp họ có thể trò chuyện cởi mở về những vấn đề của bản thân; - Xây dựng mối quan hệ với người cao tuổi khuyết tật dựa trên thời gian biểu của họ và tiếp xúc với họ vào thời gian và địa điểm phù hợp với họ; - Cần giữ kín tất cả các thông tin, kể cả hình ảnh, có thể ám chỉ đến một cá nhân, không chia sẻ những thông tin này với các cá nhân hoặc tổ chức không làm việc trực tiếp với các vấn đề liên quan đến họ khi chưa được sự đồng ý của người cao tuổi khuyết tật; - Trò chuyện với người cao tuổi khuyết tật về quan điểm, khiếm khuyết của họ giúp ta hiểu được những điểm yếu của họ, nhưng đồng thời cũng gợi nỗi đau cho những người liên quan. Chúng ta cần thừa nhận và tôn trọng nỗi đau này; - Việc công nhận sự thành thạo của họ giúp củng cố niềm tin rằng bản thân họ là những người có ích và thắt chặt thêm mối quan hệ; - Hãy tôn trọng người cao tuổi khuyết tật, khi người cao tuổi khuyết tật được đối xử tôn trọng họ sẽ cởi mở hơn, tích cực hơn. Nếu ai đó không làm như thế nhưng trò chuyện với họ bằng thái độ quan tâm sẽ dễ được người cao tuổi khuyết tật tôn trọng và tin tưởng; - Đừng để mình bị phân tâm bởi những việc khác khi đang trò chuyện, nhìn vào mắt họ để thể hiện đang lắng nghe họ nói; tránh sự im lặng quá lâu; - Con người nói chung, và nhất là những người bị gạt ra rìa xã hội, những phép ứng xử lịch sự cơ bản và những lời động viên khen ngợi sẽ giúp cảm nhận về tính nhân đạo và tình bằng hữu; 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan