Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện ch...

Tài liệu Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện chợ mới, tỉnh an giang

.PDF
100
1349
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG KHANH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã ngành: 60 90 01 01 UẬN V N THẠC S C NG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐỖ HẠNH NGA HÀ NỘI - 2016 ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo đọ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn ỜI CẢM ƠN Xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm khoa Công tác xã hôi – Học viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như những kiến thức mà quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PSG.TS Đỗ Hạnh Nga – Trưởng khoa công tác xã hội Trường Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Nhân viên Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang, Chính quyền địa phương, Huyện Chợ Mới đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các bậc phụ huynh đã nhiệt tình hợp tác với tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ Ý UẬN VỀ C NG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC ........................................................................... 11 1.1. Hệ thống các khái niệm ..................................................................................11 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................................................17 1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục ..................................................................................................................23 1.4. Vai trò và nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục ...30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG C NG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH AN GIANG ............... 34 2.1. Đặc điểm địa bàn khảo sát .............................................................................34 2.2. Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em gái trên địa bàn huyện Chợ Mới ...........38 2.3. Nguyên nhân xảy ra tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ................................46 2.4. Công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị xâm hại tình dục ................................48 2.5. Đánh giá mức độ tiếp cận và kết quả hỗ trợ xã hội cho đối tượng ................58 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO VIỆC ĐƢA C NG TÁC XÃ HỘI VÀO CAN THIỆP HỖ TRỢ TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC ............................. 64 3.1. Biện pháp cho đẩy mạnh cung cấp dịch vụ xã hội trong phòng ngừa, can thiệp, trị liệu cho trẻ bị xâm hại tình dục ..............................................................64 3.2. Các biện pháp can thiệp hỗ tợ trẻ em bị xâm hại tình dục .............................66 DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO .................................................................... 72 PHỤ ỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội BVCSGDTE Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em BHYT Bảo hiểm y tế UBND-VX Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Xương DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Những hoàn cảnh cha mẹ giáo dục cho trẻ phòng, tránh bị xâm hại tình dục ..............................................................................................................52 Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của cha mẹ trẻ ..................................................50 Biểu đồ 2.2. Hoàn cảnh sống của trẻ em ...........................................................50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay công tác xã hội (CTXH) không còn là một nghề quá xa lạ tại Việt Nam. Nghề CTXH đã và đang được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trong nhiều năm nay. Xã hội chúng ta đã dần dần hình thành một đội ngũ người làm nghề CTXH từ nhiều năm nay. Sở dĩ có đội ngũ người làm nghề CTXH hiện nay là nhờ có những chính sách đúng đắn của Chính phủ được ban hành tạo điều kiện cho nghề CTXH phát triển. Ngày 25/03/2010 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020(QĐ số 32/2010/QĐ-TTg). Điểm nổi bật của Đề án 32 là quyết định đào tạo và đào tạo lại đội ngũ 60.000 người làm nghề CTXH với mục tiêu chính là hỗ trợ những nhóm người yếu thế trong xã hội. Một trong những đối tượng yếu thế đáng quan tâm nhất của CTXH là trẻ em. Chúng ta có Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2004, quy định 10 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được ưu tiên hỗ trợ và trẻ em bị xâm hại tình dục là một trong mười nhóm trẻ đó. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng có chiều hướng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi và ngày càng phức tạp(theo báo cáo của tổng kết chương trình bảo vệ trẻ em của Bộ LĐTBXH 2015). Khi một đứa trẻ chẳng may trở thành nạn nhân của nạn xâm hại tình dục thì đứa trẻ đó gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua “tai nạn” xảy ra với mình. Trong khi đó, phần lớn trẻ em bị xâm hại tình dục đều thiếu những kiến thức kỹ năng cơ bản cho việc giải quyết vấn đề của bản thân. Những hạn chế này khiến cho trẻ em bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương tâm lý rất nặng, các em thường rơi vào trạng thái trầm cảm, chán nản, hoang mang, lo sợ và có nhiều em đã tìm đến cái chết để tự giải quyết vấn đề của mình. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về Sức khỏe và Bạo lực năm 2002, có khoảng 20% phụ nữ và 5% nam giới đã từng bị xâm hại tình dục trong thời thơ ấu. 1 Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam cho biết có hơn 1,5 triệu trẻ em (dưới 16 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt năm 2015, chiếm 9% tổng số trẻ em cả nước và trong đó có 900 trẻ em bị xâm hại tình dục. Các hành vi xâm hại, bạo hành và bóc lột đối với trẻ em là những vấn đề xã hội cơ bản gây ra những tác động rất lớn, có ảnh hưởng đến đời sống và sự ổn định lâu dài của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế những vụ xâm hại tình dục thường không bị tố cáo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên thực tế nhiều hơn số vụ được báo cáo, nguyên nhân của tình trạng này là do người bị hại không muốn hoặc không dám tiết lộ, do đó vẫn còn nhiều thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em không bị xét xử .Ở tỉnh An Giang, trong những năm qua tình hình xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề rất đáng lo ngại do số vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng. Theo kết quả báo cáo tình hình trẻ em bị xâm hại của Sở Lao động Thương binh – Xã hội tỉnh An Giang, từ năm 2012 đến năm 2015 tổng số vụ xâm hại tình dục trẻ em là 194 vụ và có sự gia tăng liên tục qua từng năm. Từ năm 2012 là 39 vụ, năm 2013 là 47 vụ, năm 2014 là 65 vụ, năm 2015 là 43 vụ. Trong đó, thành phố Châu Đốc và huyện Chợ Mới là hai địa phương có tỷ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục cao nhất tỉnh, với số lượng là 14 vụ ở thành phố Châu Đốc và 18 vụ ở huyện Chợ Mới. Theo báo cáo từ Trung tâm công tác xã hội bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang từ năm 2012-2015, những vụ án xâm hại tình dục trẻ em gần đây xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang thì hầu hết nạn nhân là trẻ em gái, trẻ em gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn so với trẻ em trai đặc biệt là trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 16 tuổi, đối tượng xâm hại chủ yếu là những người thân của trẻ như: cha ruột, cha dượng, anh em họ hàng, hoặc những người hàng xóm thân quen với trẻ. Tác động của hành vi này là để lại cho trẻ em những tổn thương về thân thể, tình cảm, tâm lí, từ cảm giác lo lắng, sợ hãi, đến những biểu hiện bất ổn về tinh thần, hoảng loạn. Những tổn thương này không chỉ là những tác hại trước mắt mà nó có thể kéo dài đến quãng đời sau này của trẻ. Xâm hại tình dục trẻ em bởi những người thân trong gia đình là tội loạn luân mà hệ quả của nó kéo dài và nghiêm trọng về sự phát triển tâm lí của trẻ em. 2 Những vụ xâm hại tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề. Nạn nhân không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và sự ám ảnh. Những trẻ em này rất khó hòa nhập lại với cộng đồng, sống biệt lập trong một thế giới riêng. Do đó, vấn đề giáo dục cho trẻ em ý thức cảnh giác, biết phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục là một biện pháp thiết thực và quan trọng nhất nhằm góp phần phòng chống việc lạm dụng tình dục trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục cho trẻ em những kỹ năng sống để phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục vẫn chưa được gia đình và cộng đồng ở tỉnh An Giang nói chung và ở huyện Chợ Mới nói riêng quan tâm thực hiện đúng mức. Huyện Chợ Mới với đặc điểm là vùng nông thôn nên việc tiếp cận thông tin trong việc giáo dục trẻ em những kỹ năng trong cuộc sống của gia đình còn nhiều hạn chế. Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua là do gia đình thiếu sự quan tâm đến trẻ em, không đảm bảo môi trường an toàn cho cuộc sống của trẻ, sự thiếu cảnh giác của gia đình đối với những đối tượng có thể gây ra xâm hại tình dục với trẻ. Để giải quyết tình trạng xâm hại tình dục trẻ em gái, trước hết phải trang bị cho các em kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, đây là việc làm hết sức cần thiết tránh để những vụ án xâm hại tình dục trẻ em đáng tiếc xảy ra. Do đó, việc thực hiện đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” là hết sức cần thiết nhằm đánh giá được thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Luật pháp trong việc bảo đảm cho các em có được quyền sống, được học tập và được phát triển. Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến những vấn đề của trẻ em. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các đánh giá, bài viết tiêu biểu có liên quan dưới đây: Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em nói chung: 3 “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em” do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Bộ LĐTB&XH thực hiện năm 2015. Với mục tiêu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, từng bước hạn chế tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có cơ hội phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, nhân cách và trí tuệ. “Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm 2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật. Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi... “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh, Mĩ, c, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan ban ngành. Thứ hai, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em bị xâm hại tình dục. 4 Bài viết “Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục” Tác giả Đinh Thị Nga và Đỗ Thị Bắc. Trong đó một trong những nguyên nhân xâm hại tình dục trẻ em là do liên quan đến văn hóa truyền thống “Văn hóa Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến “tình dục” hay “xâm hại tình dục”…nên việc dạy con cách thức phòng tránh lạm dụng tình dục vẫn chưa được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình việt. Một nét văn hóa nữa liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đó là sự tổn hại đến “danh dự gia đình”. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, nhiều gia đình đã phải làm ngơ vì lo ngại dư luận ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Đây là một hạn chế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc thu thập số liệu, bỏ sót tội phạm hay công tác điều tra của cơ quan đại diện pháp luật”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục. Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thông qua phương pháp của công tác xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận về:công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội với trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục và công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục. - Đánh giá thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn huyện và nhân rộng cho toàn tỉnh An Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. - Công tác xã hội đối cá nhân với trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung làm rõ vai trò của gia đình và xã hội ở một số nội dung chính: Vai trò của gia đình: + Giáo dục cho trẻ em gái những kỹ năng phòng, tránh bị xâm hại tình dục. + Chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục. + Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục tái hòa nhập cộng đồng. Vai trò của cộng đồng: + Hoạt động của chính quyền địa phương trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. - Khách thể nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những hộ gia đình có trẻ em gái trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi và nghiên cứu trẻ em gái trong độ tuổi từ 5 tuổi đến 16 tuổi. - Phạm vi về nội dung: Tập trung vào đánh giá thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục từ thực tiễn huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. - Địa bàn nghiên cứu: Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 tháng (từ tháng 02/2016 đến 07/ 2016) 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 5.1.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng: Điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về sự giáo dục kỹ năng cho trẻ em gái phòng chống bị xâm hại tình dục. Chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm: - Hộ gia đình: đối tượng chọn thực hiện phiếu điều tra là những hộ gia đình có con gái trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi với số lượng là 150 hộ chia đều cho 3 đối tượng nghiên cứu (Phụ lục 1). + Hộ gia đình công nhân viên chức (có cha hoặc mẹ là công nhân viên chức Nhà nước): 50 hộ 6 + Hộ gia đình nông dân(cha mẹ trẻ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp):50hộ + Hộ gia đình kinh doanh (cha mẹ trẻ lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ): 50 hộ Căn cứ trên danh sách hộ gia đình có con gái trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi do địa phương cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên các hộ gia đình để thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi. - Trẻ em: đối tượng được chọn thực hiện phiếu điều tra là trẻ em gái trong độ tuổi từ 5 tuổi đến 16 tuổi với số lượng 100 trẻ em được chia đều cho 3 địa bàn tiến hành nghiên cứu (Phụ lục 2). Địa bàn nghiên cứu: + Thị trấn Chợ Mới: đại diện cho vùng thành thị + Xã Long Điền B: đại diện cho vùng nông thôn phát triển + Xã Hội An: đại diện cho vùng nông thôn kém phát triển 5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng: - Trẻ em gái bị xâm hại tình dục (09 trẻ em – Phụ lục 3) - Gia đình có trẻ em gái bị xâm hại tình dục (09 gia đình trẻ - Phụ lục 4) - Cán bộ quản lí địa phương (4 cán bộ - Phụ lục 5) 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, thu thập, xử lý, khái quát hóa những thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục từ các ban ngành liên quan, cũng như làm sáng tỏ các thuật ngữ có liên quan đến đề tài. Từ đó phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: Công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục. 5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Để tìm hiểu thực trạng các dịch vụ can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn huyện hiệu quả hay chưa? Nhu cầu của gia đình trong việc tư vấn điều trị cho trẻ ra sao? Phát hiện vấn đề của trẻ sớm hay muộn có ý nghĩa gì? 7 Vai trò của NVCTXH người trực tiếp hỗ trợ cho trẻ có phát huy hay chưa? Tôi dùng các phương pháp sau: 5.3.1. Điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp với khách thể nghiên cứu nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng nhu cầu hỗ trợ từ các chính sách, dịch vụ đối với trẻ em bị xâm hại tình dục. 5.3.2. Quan sát thực tế: Được tận mắt chứng kiến đời sống tâm lý của trẻ em bị xâm hại tình dục qua các hoạt động thường ngày. Song song với quá trình điều tra bằng bảng hỏi, các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát sẽ làm cơ sở bổ sung cho các thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. 5.3.3. Phỏng vấn trực tiếp (Phỏng vấn sâu): Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin từ ban ngành địa phương và những người hỗ trợ trẻ về khả năng đáp ứng cũng như tính hiệu quả của các hoạt động trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục. Đồng thời cũng nhằm kiểm tra lại mức độ tin cậy của các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu thu thập qua điều tra, quan sát. 5.4. Phƣơng pháp thống kê toán học (Xử lý số liệu) - Điều chỉnh lại phiếu điều tra. - Phân loại phiếu điều tra (hợp lệ, không hợp lệ). - Dùng các phương pháp toán thống kê để tính các hệ số tương quan cần thiết: phần trăm, trung bình, lập bảng số liệu, lập biểu đồ. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về trẻ em bị xâm hại tình dục, về giải pháp đưa công tác xã hội vào can thiệp hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó có thể giúp mọi người nhìn nhận vấn đề tái hòa nhập đối với trẻ em bị xâm hại tình dục là điều rất quan trọng, cũng như nhìn nhận vai trò của các dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ, can thiệp cũng như điều trị đối với trẻ em bị xâm hại tình dục. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin và giải pháp đưa công tác xã hội vào can thiệp hỗ trợ tái hòa nhập cho trẻ em bị xâm hại tình dục tại gia đình và cộng đồng. Trên cơ sở đó có thể được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc hoàn thiện chính sách, xây dựng những mô hình nhân rộng về phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Từ đó, các đối tượng liên quan trong đề tài có được những trợ giúp như: 6.2.1. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục Giúp trẻ em bị xâm hại tình dục có thể thay đổi những hành vi, tâm lý hiện tại. Từ đó trẻ sớm vượt qua những biến cố và có thể hòa nhập với cộng đồng đang sống để phát triển tốt hơn. 6.2.2. Đối với phụ huynh gia đình có trẻ em bị xâm hại tình dục Giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về tình trạng hiện tại của trẻ, nhìn nhận trẻ em bị xâm hại tình dục không phải là lỗi của trẻ. Giúp cho cha mẹ có thêm những biện pháp trong kết hợp phục hồi cho trẻ. 6.2.3. Đối với ban ngành làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em Góp phần tìm thêm những giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ can thiệp hỗ trợ cho trẻ em trên địa bàn huyện và toàn tỉnh. 6.2.4. Đối với học viên nghiên cứu Giúp học viên có cái nhìn tổng quan về nhu cầu can thiệp hỗ trợ của trẻ em bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của người làm CTXH. Quá trình nghiên cứu là cơ hội để học viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát huy được những khả năng, sự sáng tạo của mình, từ đó làm phong phú thêm vốn kiến thức, kỹ năng đã học. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài liên quan sau này. 9 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần như: mục lục, danh mục, các bảng, hình vẽ, mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục Chƣơng 2: Thực trạng Công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn huyện Chợ Mới Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị cho việc đưa công tác xã hội vào trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng hiệu quả hơn trên địa bàn huyện Chợ Mới và toàn tỉnh An Giang. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ Ý UẬN VỀ C NG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC 1.1. Hệ thống các khái niệm 1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội Từ điển Bách khoa ngành Công tác xã hội (1995) có ghi “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại niềm an sinh cho người dân trong xã hội”[15, tr.34]. Có nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khác nhau. Có quan niệm cho rằng, công tác xã hội là một dạng trợ giúp giống như việc đưa ra bàn tay giúp đỡ cho những người nghèo, cá nhân, gia đình có khó khăn về kinh tế, về tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tế hay giáo dục, công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội (A.Skidmore, 1997) Tại Đại Hội Liên Đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân. Hội đồng Đào tạo công tác xã hội Mỹ định nghĩa: công tác xã hội là một nghề nhằm tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và môi trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm ba nhóm: phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung cấp nguồn lực cá nhân và xã hội, và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội [15, tr.39]. 11 Công tác xã hội ở Việt Nam được các tác giả xem xét từ những khía cạnh khác nhau: Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng, công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Theo quan điểm của Bà, công tác xã hội là hoạt động thực tiễn bởi nhân viên xã hội luôn làm việc trực tiếp với các đối tượng, với nhóm người cụ thể. Tuy nhiên Bà cho rằng, công tác xã hội không phải là hướng tới giải quyết mọi vấn đề xã hội mà chỉ hướng vào giải quyết những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Thực hành công tác xã hội được diễn ra ở những lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình, hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cộng đồng xã hội. Từ những phân tích trên theo từ điển Bách khoa Xã hội khái niệm về công tác xã hội như sau: Theo Từ điển Bách khoa Xã hội, “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội”. Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [18. tr.42]. 1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân Trong lịch sử phát triển nghề CTXH thế giới, phương pháp đầu tiên được sử dụng là tiếp xúc trực tiếp để hỗ trợ những cá nhân và gia đình khó khăn về kinh tế. Với phương pháp này, những người thuộc các hiệp hội/tổ chức trợ giúp người nghèo tại Mỹ đã trực tiếp đến viếng thăm từng người nghèo tại gia đình của họ, hỗ 12 trợ họ tìm kiếm việc làm, tham vấn và tạo lập cho họ tính tôn trọng bản thân, tự chủ. Đây chính là sự khởi đầu để hình thành một phương pháp can thiệp chuyên nghiệp hiện nay, đó là phương pháp CTXH với cá nhân. CTXH cá nhân trước hết được khẳng định như một phương pháp chuyên nghiệp, mà các nhân viên xã hội sử dụng để hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn trong việc thực hiện các chức năng xã hội của họ. Với phương pháp này nhân viên xã hội can thiệp giải quyết vấn đề của cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội của cá nhân đó. Gia đình cũng được coi như một trường hợp (một case) với các mối quan hệ đặc thù giữa các cá nhân trong gia đình đó, vì thế đã được xếp vào phương pháp CTXH cá nhân. Như vậy “cá nhân” có thể được hiểu rộng hơn là một case hay một trường hợp cụ thể, cần sự quan tâm sâu sắc. Vì thế, trong phương pháp này, nhân viên xã hội có điều kiện nhấn mạnh vào nguyên tắc cá thể hóa sự giúp đỡ đối với thân chủ là một cá nhân hay đối với trường hợp là cả gia đình. Mối quan hệ một – một được nhắc đến như là một chìa khóa quan trọng trong phương pháp CTXH cá nhân, quyết định vai trò và ciệc lựa chọn các kỹ năng tác nghiệp của người nhân viên xã hội. Với mối quan hệ một - một, nhân viên xã hội là người tương tác trực tiếp với chủ nhân, để tìm hiểu sâu sắc vấn đề và hoàn cảnh của một cá nhân đó. Khi tác nghiệp, thân chủ cùng với các mối quan hệ xã hội của thân chủ là mối quan tâm hàng đầu của nhân viên xã hội. Như vậy vai trò của người nhân viên xã hội trong phương pháp CTXH cá nhân là người tạo điều kiện, giúp cá nhân đánh giá, xác định vấn đề, tìm kiếm tài năng, điểm mạnh tiến đến nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của bản thân. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội khi tương tác trong mối quan hệ một – một với cá nhân, cũng có thể cùng lúc tham gia với các vai trò khác như nhà giáo dục, nhà biện hộ, người môi giới. Để thực hiện việc tương tác trực tiếp đạt hiệu quả cao, nhân viên xã hội cần phải thành thạo các kỹ năng sử dụng trong đối thoại trực tiếp như: Kỹ năng tạo lập mối quan hệ ban đầu, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng quan sát. Mối quan hệ một - một cũng được đề cao khi nhân viên xã hội làm việc với gia đình. Trong khi làm việc với gia đình, vai trò chủ yếu của nhân viên xã hội 13 chính là người trung gian, giúp cho các cá nhân trong gia đình cùng thấy một quan điểm chung và giúp họ cùng hiểu quan điểm của nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp, nhân viên xã hội ngoài những buổi làm việc chung với cả gia đình, còn làm việc với từng cá nhân trong gia đình vì nhiều lý do. Có thể tìm hiểu thêm thông tin mà cá nhân đó không tiện chia sẻ trước các thành viên khác trong gia đình, hoặc trong trường hợp gia đình không giống nhau, dẫn đến cùng một hành vi trái pháp luật. Như vậy, sự quan tâm một - một cho phép giúp đỡ sâu sắc từng đứa trẻ có hành vi làm trái pháp luật, với những bản kế hoạch can thiệp không giống nhau. Theo đó CTXH cá nhân được khái niệm là “ hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng. Trong đó, các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ hống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với đời sống kinh tế - xã hội và môi trường thông qua quan hệ một – một”[6, tr.32]. 1.1.3. Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục Theo tôi: Công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại là những hoạt động có kỹ thuật mà nhân viên xã hội chuyển hóa từ các kỹ năng, các phương pháp trong việc hỗ trợ cho trẻ tự bị xâm hại một cách có định hướng đạt đến những mục đích rõ ràng. Nhằm tác động đến đứa trẻ và giúp nó cải thiện hay tăng năng lực về mặt thể chất và tinh thần, những hoạt động này mang giá trị tích cực và có hiệu quả lâu dài hơn là những hoạt động trị liệu bằng y học trong thời gian ngắn và không thường xuyên. 1.1.4. Khái niệm trẻ em Theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc năm 1989: Trẻ em được xác định là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì: Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi . Như vậy, trẻ em Việt Nam là tất cả những ai từ chưa đủ 16 tuổi trở xuống, đó có thể là những trẻ sơ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất