Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật từ thực tiễn trung tâm phục hồi ...

Tài liệu Công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng việt – hàn, thành phố hà nội

.PDF
87
694
56

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ QUỲNH NGỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT – HÀN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn là đáng tin cậy và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, năm 2016 Tác giả luận văn Hồ Quỳnh Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ...................8 ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT ............................................................8 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..............................................................8 1.2. Các khái niệm công cụ ...................................................................................11 1.3. Cơ sở pháp lý trong công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật .....18 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT – HÀN,THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………………………………………………….22 2.1. Một số đặc điểm về thực trạngđịa bàn nghiên cứu…………………….22 2.2. Một số đặc điểm về gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm……………..28 2.3. Thực trạng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm31 2.4. Hoạt động công tác xã hội đối với gia đình có trẻ khuyết tật tại Trung tâm hiện nay………………………………………………………………………..37 2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm hiện nay…………………………………50 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT – HÀN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .....................................................55 3.1. Một số định hướng trong công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm ..............................................................................................................55 3.2. Một số giải pháp cơ bản trong công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm .........................................................................................................57 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CTXH Công tác xã hội 2 GĐTKT Gia đình trẻ khuyết tật 3 PHCN Phục hồi chức năng 4 TKT Trẻ khuyết tật DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÊN BẢNG SỐ LIỆU STT TRANG Hình 1.1. Tháp nhu cầu theo “Lý thuyết nhu cầu” của Maslow 13 Bảng 2.1. Đánh giá nhu cầu của gia đình và sự hỗ trợ của 36 Trung tâm qua ý kiến của gia đình và cán bộ nhân viên Bảng 2.2. Tổng hợp thứ bậc nhu cầu theo đánh giá của gia đình 38 trẻ khuyết tật và cán bộ nhân viên về các dịch vụ cung cấp cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảng 2.3. Sự hài lòng của gia đình về việc đáp ứng các nhu cầu 40 phục hồi chức năng tại Trung tâm Bảng 2.4 Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên Trung tâm về việc 42 đáp ứng các nhu cầu cho gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảng 2.5 Sự tham gia của gia đình vào các giai đoạn quản lý 52 ca Bảng 2.6 Sự tham gia của gia đình vào việc xây dựng kế hoạch 53 trợ giúp cho trẻ khuyết tật Biểu đồ Tỷ lệ đánh giá cán bộ nhân viên Trung tâm trong 2.1. việc tuân thủ nguyên tắc trợ giúp khi làm việc với gia 54 đình trẻ khuyết tật Biểu đồ Biểu đồ 2.2: So sánh về đánh giá hiệu quả công tác 2.2. phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật giữa gia đình và cán bộ nhân viên Trung tâm 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác xã hội (CTXH) đối với gia đình trẻ khuyết tật (GĐTKT) là một lĩnh vực chuyên biệt trong ngành CTXH, nhằm đem lại sự hỗ trợ cho trẻ khuyết tật (TKT) và GĐTKT, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh cho TKT và GĐTKT. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức xã hội đã đáp ứng phần nào nhu cầu được chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng (PHCN) của TKT và hỗ trợ cho các GĐTKT. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc thực hiện các nội dung CTXH đối với GĐTKT còn nhiều hạn chế, điều đó đã tạo ra khoảng cách khá lớn giữa nhu cầu của GĐTKT và những đáp ứng của xã hội đối với GĐTKT. Với ý nghĩa đó, việc thực hiện các hoạt động CTXH đối với GĐTKT, không chỉ nâng cao nhận thức cho các GĐTKT về các nội dung giáo dục và chất lượng PHCN cho TKT, mà còn thể hiện sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác PHCN cho TKT. Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn,thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trung tâm”) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội. Trung tâm có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị, PHCN và hướng nghiệp dạy nghề cho TKT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để thực hiện chức năng này, bên cạnh việc chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên, Trung tâm còn thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức cho GĐTKT và cán bộ địa phương về kỹ năng, phương pháp PHCN cho TKT tại cộng đồng. Phần lớn TKT đang PHCN tại Trung tâm là TKT đặc biệt nặng, dù các TKT tại Trung tâm đều có gia đình, nhưngcác GĐTKT tại Trung tâm thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tham gia vào quá trình PHCN cho TKT. Từ thực tiễn quá trình PHCN cho TKT tại Trung tâm, chúng tôi nhận thấy vai trò của GĐTKT rất quan trọng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải 1 làm thế nào để mỗi GĐTKTcó thể giúp đỡ, hỗ trợ cho TKT một cách tốt nhất. Dù hiện nay, Trung tâm đã tiến hành các hoạt động CTXHđối với GĐTKT, song thực tế hiệu quảcủa hoạt động này chưa cao. Do vậy, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; đồng thời, phát huy tốt hơn nữa vai trò của gia đình trong quá trình PHCN cho TKT,với mục đích tìm hiểu nhu cầu và cung cấp các kỹ năng, phương pháp cho các GĐTKT, để phối hợp với cácGĐTKT thực hiện có hiệu quả quá trình PHCN cho TKT. Chính vì vậy,việc thực hiện các hoạt động CTXH đối với GĐTKT đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị, PHCN, giáo dục và hướng nghiệp dạy nghề tại Trung tâm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Xuất phát từ những lý do cơ bản đó, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ ngành CTXH. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài CTXH đối với gia đình và đối với người khuyết tật đã trở thành một lĩnh vực nổi bật trong thực hành CTXH từ những năm 50 của thế kỷ XX. Kể từ đó, đã có rất nhiều công trình khoa học được tiến hành nghiên cứu, nhiều giáo trình và tài liệu tham khảo được xuất bản, đồng thời có nhiều cuộc hội thảo ở nhiều cấp độ khác nhau được tổ chức. Trong luận văn này, chúng tôi liệt kê và đánh giá về một số tài liệu đề cập đến lĩnh vực CTXH đối với gia đình và đối với người khuyết tật có liên quan mật thiết đến đề tài của chúng tôi như sau: Đỗ Hạnh Nga, nghiên cứu chuyên đề về “Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội”. Tác giả đã phân tích những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội, kết quả khảo sát trên 105 gia đình có con khuyết tật có dấu hiệu chậm phát triển đang học tại trường chuyên biệt tại thành phố 2 Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy phụ huynh còn thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con, thiếu những NVXH hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán đánh giá khuyết tật của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ xã hội. Từ đó, đề xuất xây dựng một số công việc mà NVXH cần thực hiện để hỗ trợ gia đình NKT. Trước hết là tập bài giảng “Công tác xã hội với cá nhân và gia đình” do Tôn Nữ Ái Phương biên soạn, Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản. Trong tài liệu này, tác giả đã đưa ra khái niệm CTXH với trường hợp, trong đó có trường hợp của gia đình gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, các gia đình được xem xét với tư cách là một hệ thống khách hàng. Tuy nhiên, tài liệu này mới chỉ đề cập đến những vấn đề CTXH với gia đình nói chung mà chưa đề cập đến các nội dung CTXH với GĐTKT.[37] Cuốn “Giáo trình Nhập môn công tác xã hội” do tác giả Bùi Thị Xuân Mai biên soạn được xuất bản năm 2010.Trong giáo trình này, khi bàn về nội dung CTXH đối với gia đình, tác giả chủ yếu đề cấp đến nội dung phúc lợi gia đình như một lĩnh vực hoạt động của CTXH có liên quan tới việc hoàn thiện, tăng cường và ủng hộ gia đình đáp ứng các nhu cầu của họ. Đặc biệt, tác giả có nói đến các hoạt động của nhân viên CTXH trong việc thực hiện phúc lợi gia đình bao gồm: giúp gia đình giải quyết vấn đề; huy động các nguồn lực hiện có và nếu có thể để tạo lập các nguồn lực mà gia đình cần; làm việc với các cá nhân, nhóm để giúp đỡ gia đình có hiệu quả; thường xuyên đánh giá sự thích hợp và hiệu quả của các chính sách, chương trình và dịch vụ hiện hành có liên quan đến gia đình; giám sát các hoạt động khác nhau trong mối quan hệ với gia đình được phục vụ..[32]. Cuốn tài liệu “Làm việc với cá nhân và gia đình (Công tác xã hội với cá nhân và gia đình)” của khóa đào tạo CTXH cho các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH, thuộc Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam do các tổ chức 3 MOLISA - ULSA - CFSI- ASI - AP - UNICEF phối hợp tổ chức năm 2012. Cuốn tài liệu này có đề cập đến một số vấn đề chung về CTXH với gia đình mà không đề cập đến CTXH với từng đối tượng gia đình cụ thể, trong đó có GĐTKT[30]. Trong cuốn sách “Công tác xã hội với người khuyết tật” của PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành cũng đề cập đến tác động của tình trạng khuyết tật đối với các mối quan hệ gia đình, đồng thời đưa ra một số cách tiếp cận khi làm việc với GĐTKT.[16] Như vậy, nghiên cứu thuộc ngành CTXH về đề tài gia đình và người khuyết tật đã được thực hiện rất nhiều, trên đây chỉ là một số công trình tiêu biểu và có liên quan mật thiết đến đề tài của chúng tôi. Các công trình nghiên cứu về người khuyết tật chủ yếu đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn ngành CTXH với người khuyết tật, về các chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật. Còn các công trình nghiên cứu về CTXH đối với gia đình lại thường nghiên cứu về những nội dung CTXH đối với gia đình nói chung. Chưa có công trình nào nghiên cứu về các nội dung CTXH đối với GĐTKT, đặc biệt là nghiên cứu về các nội dung CTXH đối với GĐTKT từ thực tiễn một địa phương hay một ngành, một đơn vị nào... với mục đích tác động vào các GĐTKTbằng các phương pháp CTXH chuyên ngành, để thông qua các GĐTKT tác động đến quá trình PHCN cho TKT. Do vậy, việc nghiên cứu về đề tài “Công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn, thành phố Hà Nội” nhằm góp phần khắc phục khoảng trống trong nghiên cứu về các nội dung CTXH ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1 Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về CTXH đối với GĐTKT, chỉ ra thực trạng CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội hiện nay. Từ đó kiến nghị các định hướng đối với các giải pháp cơ bản trong CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXH cá nhân đối với GĐTKT. Hai là, điều tra, khảo sát thực trạng CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. Ba là, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. Bốn là, đưa ra được một số định hướng và các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về các nội dung CTXH đối với GĐTKT và các dịch vụ, nhu cầu CTXH đối với GĐTKT đang được thực hiện tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu:Cáccán bộ tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn và các gia đình có TKT đang tham gia PHCN tại Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của khoa học xã hội, trong đó đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận của ngành xã hội học và ngành CTXH làm 5 cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của đề tài. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Phương pháp CTXH với gia đình: được áp dụng để nghiên cứu về GĐTKT tại Trung tâm, dựa trên các thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết tiếp cận dựa trên quyền, thuyết hệ thống, các kỹ năng phỏng vấn, tư vấn, thu thập dữ liệu, đánh giá vấn đề, lắng nghe, thiết lập mối quan hệ, lập kế hoạch… Phương pháp CTXH với TKT: được sử dụng để tìm hiểu về đặc điểm khuyết tật, nhu cầu, cách tiếp cận, kỹ năng… trong suốt quá trình nghiên cứu và làm việc với GĐTKT. Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng để thu thập và phân tích, đánh giá về các tài liệu liên quan đến các nội dung của đề tài nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn sâu dành cho Ban giám đốc Trung tâm để tìm hiểu về thực trạng, những thuận lợi khó khăn về hoạt động CTXH đối với gia đình mà hiện nay Trung tâm đang thực hiện, ngoài ra phương pháp này còn đượng sử dụng để thu thập các thông tin cần thiết về môi trường, hoàn cảnh, đặc điểm đối tượng nghiên cứu, qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của đối tượng nghiên cứu để có những nhận định và đưa ra những giải pháp phù hợp. Phương pháp quan sát: được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu để thu thập những thông tin liên quan đến đề tài, tác giả quan sát những hành động, hành vi ứng xử và thái độ, cách giao tiếp, nội dung trao đổi của GĐTKT đối với Trung tâm. Đồng thời quan sát thái độ, phương pháp quản lý, chăm sóc, PHCN của cán bộ nhân viên. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả xây dựng bộ câu hỏi điều tra thực trạng với các dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở để điều tra đối với 38 cán bộ Trung tâm và 100 gia đình có con đang PHCN tại Trung tâm nhằm 6 khảo sát về thực trạng CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm hiện nay, cũng như là những nhu cầu của gia đình cần được Trung tâm đáp ứng. Phương pháp đàm thoại: Thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp với gia đình và cán bộ nhân viên Trung tâm để khai thác thông tin, xử lý và phân tích các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần nhận thức đúng về lợi ích và vai trò của hoạt động CTXH đối với gia đình trong các cơ sở bảo trợ xã hội từ thực tiễn Trung tâm PHCN Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. Đồng thời, góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận trong CTXH đối với GĐTKT, chỉ ra các yếu tố chi phối CTXH đối với GĐTKT, cũng như làm rõ thêm các cơ sở pháp lý trong CTXH đối với các GĐTKT. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn:Đề tài đề xuất một số định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trong CTXH đối với GĐTKT tại Trung tâm. Kết quả nghiên cứu có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác phối hợp giữa gia đình và Trung tâm trong quá trình PHCN cho TKT tại Trung tâm và các đơn vị khác về những vấn đề liên quan. 7. Cơ cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn được thực hiện trong 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tậttại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp về công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt – Hàn, thành phố Hà Nội. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH TRẺ KHUYẾT TẬT 1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Thuyết về nhu cầu của con người Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow - người được xem là “cha đẻ” của lý thuyết nhu cầu cho rằng, hành vi của con người bắt đầu từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các bậc thang khác nhau và ông chia các nhu cầu đó thành nhu cầu cấp thấp và nhu câu cấp cao. Nhu cầu cấp thấp: bao gồm các nhu cầu về vật chất (ăn, uống, mặc, ngủ, nghỉ, đi lại…) và nhu cầu an toàn (không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình… thể hiện trong cả thể chất và tinh thần). Nhu cầu cấp cao: bao gồm các nhu cầu về xã hội (nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào các tổ chức, đoàn thể trong xã hội) và nhu cầu về tôn trọng, nhu cầu về phát triển (nhu cầu về những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín…). Theo Maslow, khi con người được thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một giới hạn nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn. Đối với các GĐTKT ở Trung tâm hiện nay, việc đáp ứng các nhu cầu của con em mình là vấn đề rất được họ quan tâm. Do đó, việc tiếp cận lý thuyết nhu cầu của Maslow sẽ giúp chúng ta thấy được các gia đình có nhiều cấp bậc nhu cầu khác nhau do điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của mỗi gia đình. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các nội dung cơ bản trong thuyết nhu cầu của Maslow để tập trung nghiên cứu và tìm hiểu việc đáp ứng các nhu cầu cho GĐTKT tại Trung tâm hiện nay, đồng thời chỉ ra những nhu cầu của các gia 8 đình chưa được Trung tâm đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch và giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Hình 1.1: Tháp nhu cầu theo “Lý thuyết nhu cầu” của Maslow Nhu cầu tự khẳng định mình Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu được yêu thương Nhu cầu được an toàn Nhu cầu sinh lý, sinh tồn 1.1.2. Lý thuyết về hệ thống Quan điểm hệ thống cho rằng, hành vi của một đứa trẻ phải được liên kết với các thành viên khác trong gia đình, các dấu hiệu được xem xét như sự biểu hiện của các tập hợp thói quen và khuôn mẫu trong nội bộ gia đình. Quan điểm này dựa trên các nhận định cho rằng, hành vi có vấn đề của thân chủ có thể: Thứ nhất, dùng để thực hiện một chức năng hoặc mục đích nào đó cho gia đình. Thứ hai, không có tính chủ định, duy trì trong quá trình của gia đình. Thứ ba, là một hệ quả khi gia đình gặp bế tắc trong việc vận hành hiệu quả các chức năng, đặc biệt trong các thời kỳ chuyển tiếp, phát triển. Thứ tư,là một triệu chứng của sự rối loạn chức năng trong các khuôn mẫu kế thừa qua các thế hệ. Do đó, những nỗ lực thay đổi sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất bằng cách làm việc với gia đình và xem xét tổng thể các mối quan hệ bên trong. Việc quan sát sự tương tác của các thành viên trong gia đình cũng như bối cảnh rộng hơn mà cá nhân đó sinh sống là một điều rất quan trọng. 9 Đối với TKT tại Trung tâm, mặc dù các trẻ được học tập và sinh hoạt nội trú tại Trung tâm, song các trẻ vẫn chịu nhiều tác động từ phía gia đình và các thành viên gia đình. Xét đến cùng, gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với hiệu quả của quá trình PHCN cho trẻ. Chính vì vậy, luận văn sẽ sử dụng lý thuyết hệ thống trên để tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về sự tác động của gia đình đối với cá nhân TKT. Hoàn cảnh, môi trường sống và sự tham gia của gia đình tác động đến sự phát triển và PHCN của trẻ như thế nào. 1.1.3. Thuyết tiếp cận dựa trên quyền Thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập kế hoạch, cũng như tiến trình thực hiện các hoạt động CTXH. Thuyết lấy quyền con người là trục xoay để giải quyết vấn đề của thân chủ nhằm đảm bảo an sinh cho họ, hướng tới các giải pháp mang tính bền vững. Cách tiếp cận này cho thấy rõ chủ thể mang quyền và chủ thể nghĩa vụ, trong đó chủ thể mang quyền là cá nhân hay một nhóm còn chủ thể nghĩa vụ là Chính phủ, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thuyết đặt ra câu hỏi về hành động và trách nhiệm của chủ thể nghĩa vụ đối với chủ thể mang quyền. Theo cách tiếp cận này, TKT cũng có các quyền như những trẻ em bình thường trong xã hội. Do đó, Chính phủ phải có trách nhiệm thực thi, đảm bảo các quyền cho TKT để họ trở thành những tác nhân có ích cho sự phát triển xã hội chứ không phải là dân số lệ thuộc. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không tuyệt đối hóa quyền mà lãng quên đi nghĩa vụ mà quyền và trách nhiệm phải đi đôi với nhau, không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào. Phần lớn TKT tại Trung tâm thuộc mức độ khuyết tật đặc biệt nặng, các em gặp nhiều khó khăn trong nhận thức về quyền của mình. Tuy nhiên, các em còn có gia đình và gia đình sẽ cùng với Trung tâm đem lại cho các em quyền lợi chính đáng mà các em được hưởng. Vận dụng lý thuyết này trong 10 quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ làm rõ vai trò của nhân viên CTXH với tư cách là người biện hộ cho đối tượng khi đối tượng đã hoặc chưa nhận thức được về quyền của họ. Theo nghĩa đó, nhân viên CTXH là người kết nối giữa chủ thể mang quyền và chủ thể nghĩa vụ, là người đại diện khi chủ thể mang quyền chưa ý thức được về quyền của họ và chủ thể nghĩa vụ chưa đáp ứng được quyền cho đối tượng. 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm gia đình, trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật 1.2.1.1. Khái niệm gia đình Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về gia đình được tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi liệt kê một số khái niệm điển hình và có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi như sau. Theo Từ điển Xã hội học của Pháp (1973): “Gia đình là nhóm người gắn bó với nhau bằng mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay việc nhận nuôi con nuôi, có tác động qua lại giữa vợ và chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa”. Tác giả Mai Bích Loan (2000) đưa ra một khái niệm tổng quát về gia đình như sau: “Gia đình là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân(quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm), và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân(cha, mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại)”. Theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”. Trong luận văn này, gia đình được hiểu là những người gắn bó với nhau trong các mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau. 11 1.2.1.2. Khái niệm trẻ khuyết tật, phân loại trẻ khuyết tật, mức độ khuyết tật - Về khái niệm trẻ khuyết tật Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO):“TKT là những trẻ có thiếu hụt cấu trúc cơ thể hoặc suy giảm các chức năng dẫn đến những hạn chế nhất định trong hoạt động của cá nhân và gặp khó khăn, trở ngại (do môi trường sống đem lại) trong việc tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong xã ội - cộng đồng”. Theo Điều 1 Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam năm 1998:“Trẻ tàn tật là những trẻ từ 0-18 tuổi, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, thiếu một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Theo quan điểm giáo dục: TKT là nhóm trẻ bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, giác quan (thể chất) hoặc chức năng (tinh thần), biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập, vui chơi. - Về các dạng khuyết tật Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại TKT thành 08 dạng khuyết tật như: (1) khó khăn về vận động; (2) khó khăn về nhìn; (3) khó khăn về nghe – nói; (4) khó khăn về học; (5) hành vi xa lạ, khác thường; (6) động kinh; (7) mất cảm giác; (8) đa tật. Còn theo cách phân loại theo Hội đồng giáo dục Hoa kỳ (Luật IDEA năm 1997), TKT được phân thành 13 dạng khuyết tật bao gồm: (1) tự kỷ, (2) điếc mù, (3) điếc, (4) rối loạn cảm xúc, (5) khiếm thính, (6) chậm phát triển trí tuệ, (7) đa tật, (8) khuyết tật thể chất, (9) khuyết tật sức khoẻ, (10) khó khăn về học, (11) khuyết tật ngôn ngữ, (12) tổn thương não, (13) khiếm thị. Ở Việt Nam, theo Luật Người khuyết tật năm 2010, TKT được phân thành 06 dạng khuyết tật như sau: (1)Khuyết tật 12 vận động, (2) Khuyết tật nghe, nói, (3) Khuyết tật nhìn, (4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần, (5) Khuyết tật trí tuệ, (6) Khuyết tật khác. - Về mức độ khuyết tật Theo điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, có 3 mức độ khuyết tật: Một là,khuyết tật đặc biệt nặng: những trẻ do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Hai là, khuyết tật nặng: bao gồm những trẻ do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Ba là, khuyết tật nhẹ: gồm những TKT không thuộc các trường hợp được quy đinh tại hai mức độ trên. 1.2.1.3. Khái niệm gia đình trẻ khuyết tật Dựa trên các khái niệm công cụ đã nêu trên, trong luận văn này có thể hiểu rằng, “gia đình trẻ khuyết tật” là gia đình có ít nhất một trẻ bị mắc phải các dạng tật kể trên. Do đặc điểm của TKT, trách nhiệm, vai trò, chức năng của GĐTKT có nhiều thay đổi lớn so với gia đình không có TKT. 1.2.2. Khái niệm công tác xã hội, công tác xã hội với gia đình và công tác xã hội với gia đình trẻ khuyết tật 1.2.2.1. Khái niệm công tác xã hội Đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về CTXH, chúng tôi liệt kê ra đây một số khái niệm tiêu biểu, được nhiều người thừa nhận và có liên quan mật thiết đến đề tài của chúng tôi, cụ thể là: 13 Năm 1970, Hiệp hội các nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đã đưa ra khái niệm: “CTXH là một hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn để họ tự PHCN xã hội và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được mục đích cá nhân”. Đến năm 2000, Hiệp hội Nhân viên xã hội quốc tế (IFSW) định nghĩa: “CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề CTXH”. Năm 2010, trong công trình nghiên cứu: “Công tác xã hội - Lý thuyết và thực hành”, tác giả Trần Đình Tuấn đã định nghĩa:“CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [48, tr.19]. Như vậy, từ các quan niệm trên có thể khẳng định: CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, một khoa học thực hiện nhiệm vụ chức năng xã hội giao phó và được xã hội thừa nhận. Các chính sách, chương trình và dịch vụ CTXH được triển khai bởi bộ máy tổ chức theo một ngành dọc và liên ngành. Bên cạnh đó, CTXH được thực hiện trên một nền tảng hệ giá trị, nguyên tắc, yêu cầu nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, CTXH còn là một ngành khoa học, bao gồm hệ thống kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau. 1.2.2.2. Khái niệm công tác xã hội với gia đình 14 CTXH với gia đình là cách tiếp cận nhằm giúp đỡ những gia đình có khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng không thể duy trì hoạt động bình thường. CTXH với gia đình đưa ra nhiều loại chương trình khác nhau như dịch vụ duy trì gia đình, hỗ trợ gia đình tại nhà, hướng dẫn gia đình về các mô hình gia đình. [xem 30, tr 77]. Mục đích của CTXH với gia đình là giúp các thành viên gia đình học cách thực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu về phát triển và tình cảm cho tất cả các thành viên trong gia đình (Colins, Jordan, Coleman, 2007). Các mục tiêu cụ thể trong CTXH với gia đình hướng tới bao gồm: Một là, Tăng cường sức mạnh của gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn. Hai là, Cung cấp thêm những can thiệp gia đình để gia đình duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả. Ba là, Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày.[xem 30, tr 77]. 1.2.2.3. Khái niệm công tác xã hội đối với gia đình trẻ khuyết tật Có thể thấy rằng, CTXH đối với GĐTKT là một lĩnh vực đặc thù trong CTXH đối với gia đình nói chung. Trên cơ sở các khái niệm về CTXH, CTXH đối với gia đình và khái niệm TKT, GĐTKT, có thể hiểu CTXH đối với GĐTKT là quá trình nhân viên xã hội sử dụng phương pháp CTXH đối với gia đình để tác động lên nhóm đối tượng là GĐTKT có khó khăn trong cuộc sống do khuyết tật của con mình mang lại. Thông qua tiến trình trợ giúp đó nhân viên xã hội sẽ đưa ra nhiều loại chương trình khác nhau để hỗ trợ gia đình vượt qua những khó khăn mà họ đang gặp phải. Mục đích của CTXH đối với GĐTKT:Một là, giúp các GĐTKT ngăn ngừa hoặc cải thiện những vấn đề khó khăn của họ, những khó khăn này có thể do họ không thể thích nghi được với hoàn cảnh sống khi có con bị khuyết tật, hoặc trong quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình và những 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất