Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh thái nguyên

.PDF
98
675
61

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THANH HÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THANH HÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH ĐỨC HỢI HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Bùi Thanh Hà LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện quyển Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Công tác xã hội hoàn thành, Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban lãnh đạo Học viện khoa học xã hội (Việt Nam) và Học viện xã hội Châu Á (Philippin), các Thầy Cô đã truyền đạt những kiến thức và kỹ năng quan trọng của chuyên ngành Công tác xã hội. Tiến sỹ Đinh Đức Hợi – Đại học sư phạm Thái Nguyên người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn từ chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin, truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học. Ths. Bác sỹ Dương Xuân Hưng – Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh Thái Nguyên, người đã đóng góp nhiều ý tưởng cho nghiên cứu; Tập thể Phòng Nghiệp vụ Công tác xã hội nơi tôi công tác và tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tôi xin gửi tới những Người thân của mình lòng biết ơn, những lời động viên chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất trong những năm qua. Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn học viên Cao học Chương trình Liên kết Công tác xã hội Philippin khóa I (2014-2016) và những người bạn thân thiết của tôi luôn động viên giúp đỡ những lúc khó khăn và chia sẻ những niềm vui trong cuộc sống ./. Tác giả Bùi Thanh Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN........................................................................................ 8 1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 8 1.2. Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần .............................................. 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần. 20 1.4. Cơ sở pháp lý của Công tác xã hội nhóm đối với Người tâm thần .............. 21 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIẾN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN ................................ 24 2.1. Khái quát về Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 24 2.2. Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên .......................... 26 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 39 2.4. Nhu cầu của người tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 47 Chương 3. NHŨNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................................. 71 3.1. Những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhân thức cộng đồng ................... 72 3.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực ............................................................... 73 3.3. Nhóm biện pháp đối mới nội dung và phương pháp thực hiện công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm .................................................. 74 3.4. Nhóm biện pháp về xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần .................................................................................................. 75 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu người tâm thần quản lý tại cơ sở qua các năm ...... 29 Bảng 2.2: Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các chi phí khác cho đối tượng người tâm thần tại Trung tâm ĐD và PHCN Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên .................................................................................... 30 Bảng 2.3: Số lượng bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng qua các năm ................. 36 Bảng 2.4: Tổng hợp số tiền mặt qua hoạt huy động nguồn lực ngoài ngân sách qua các năm ............................................................................................................. 38 Bảng 2.5: Tình hình điều trị bệnh tâm thần trước khi vào trung tâm .................. 39 Bảng 2.6: Đặc điểm người bệnh tâm thần đang quản lý tại cơ sở ....................... 40 Bảng 2.7: Nơi cư trú của người tâm thần trước khi vào cơ sở ............................. 41 Bảng 2.8: Trình độ học vấn, văn hóa trước khi bị bệnh ....................................... 41 Bảng 2.9: Tình trạng việc làm của người tâm thần trước khi bị bệnh ................. 42 Bảng 2.10: Mức sống, thu nhập của người tâm thần ............................................ 42 trước khi vào cơ sở.................................................................................................. 42 Bảng 2.11: Tình hình dân tộc và tôn giáo của người tâm thần ............................ 42 đang quản lý tại cơ sở ............................................................................................. 42 Bảng 2.12: Tình hình gia đình, thân nhân người tâm thần ................................... 43 đang quản lý tại sơ sở ............................................................................................. 43 Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBVC .................................... 44 Bảng 2.13: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp............................................ 44 Bảng 2.14: Các chế độ phụ cấp đặc thù của CB làm công tác ĐD...................... 44 và PHCN cho người tâm thần ................................................................................ 44 Bảng 2.15: Tổng hợp người tâm thần theo nhóm bệnh nhân quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng............................................................................................................... 51 Bảng 2.16: Danh sách bệnh nhân trị liệu tâm lý nhóm đợt 1/2016 ..................... 61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình vẽ .................................................................................................... 63 Hinh 2.2: Cắt gián tranh ......................................................................................... 64 Hình 2.3: Bảng hỏi .................................................................................................. 65 Hình 2.4: Viết thư ................................................................................................... 66 Hình 2.5: Bài thu hoạch cuối kỳ sinh hoạt tâm lý nhóm ...................................... 67 Hình 2.6: Thơ .......................................................................................................... 68 Hình 2.7: Hình ảnh sinh hoạt nhóm tâm lý trị liệu. .............................................. 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong dòng chảy phát triển không ngừng của xã hội cùng với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, bên cạnh những thành tựu mang tính tích cực làm cho xã hội thịnh vượng hơn thì song hành cùng với nó là tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro. Ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội mà những đối tượng yếu thế ngày càng được quan tâm và thụ hướng nhiều các dịch vụ thông qua các hoạt động của nghề công tác xã hội. Công tác xã hội đã góp phần vào lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe tâm thần giúp cho những bệnh nhân tâm thần phục hồi và được sống trong môi trường chăm sóc phù hợp, Công tác xã hội đã góp nhiều nỗ lực nhằm đem lại những thay đổi nhận thức của xã hội trong việc chăm sóc những người bị bệnh tâm thần. Việc thực hành Công tác xã hội với người tâm thần rất đa dạng và phong phú. Đi từ các hoạt động như phòng ngừa, như giáo dục cộng đồng về bệnh tâm thần, cách hỗ trợ và tránh kỳ thị, phân biệt, đối xử, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp về mặt tinh thần, xã hội, kết nối các nguồn trợ giúp, hỗ trợ, huấn luyện cho thân nhân người bệnh cách quản lý, chăm sóc đến các hoạt động phục hồi chức năng , tái hòa nhập cộng đồng và quá trình tham gia vào các chính sách, chương trình hỗ trợ người tâm thần và gia đình họ. Thực tiễn công tác tại Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Thái Nguyên với chức năng nhiệm vụ: Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và Phục hồi chức năng cho đối tượng là bệnh nhân tâm thần mãn tính đã được điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần các tuyến từ địa phương đến Trung ương nhưng chưa thuyên giảm. 1 Là người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người tâm thần và gia đình họ, hiểu rõ những khó khăn vất vả trong việc quản lý, trợ giúp người tâm thần của đội ngũ cán bộ,viên chức tại đây, nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu báo cáo về chính sách Bảo trợ xã hội và An sinh xã hội cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong đó có nghiên cứu vấn đề về Công tác xã hội với Chăm sóc sức khỏe tâm thần. Rối loạn tâm thần là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại các nước trên thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có khoảng 450 triệu người bị bệnh tâm thần hoặc lệch lạc trong vấn đề tâm lý và thái độ cư xử. Trung bình trên thế giới mỗi năm có 800.000 người tự sát, 86% số này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, phân nửa nằm ở độ tuổi 15-44. Nguyên nhân chính là do căn bệnh Rối loạn tâm thần, chứng bệnh có khả năng phục hồi. Liên quan đến chủ đề về Người tâm thần có công trình của các tác giả Macionic (1987), ALan Walker (1989), Jonathan Kenneth Burns (2008) và một số tác giả khác. Macionic (1987) đi vào phân tích các định nghĩa về Bệnh tâm thần, các mô hình lý thuyết của rối lọan tâm thần cũng như các mô hình chăm sóc bệnh nhân tâm thần, theo đó các bệnh nhân tâm thần thường phải gánh chịu những kỳ thị cũng như cái nhìn gán ghép của xã hội. Bệnh tâm thần không chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh học mà còn có nguồn gốc từ yếu tố văn hóa, xã hội và ảnh hưởng từ những người được xem là có quyền “gán nhãn” cho người tâm thần. ALan Walker (1989) cũng phân tích vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, nhưng vấn đề này lại đặt trong bối cảnh lớn hơn là thể 2 chế của nước Anh cuối thập kỷ 80 với việc cắt giảm chi phí cho lính vực chăm sóc công mà chuyển hẳn vai trò cho nhóm tư nhân và dựa vào cộng đồng, từ đây dẫn tới số bệnh nhân trong các bệnh viện giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên lại dẫn đến tình trạng tăng đột biến số lượng bệnh nhân ở lĩnh vực tư và các cơ sở cộng đồng, trong khi yếu tố nguồn lực chưa được chuẩn bị kỹ dẫn tới những khó khăn và cách thực thi chính sách kiểu nửa vời [14]. Jonathan Kenneth Burns (2008) cho rằng khuyết tật tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần đang bị bỏ qua đáng ngạc nhiên trong tranh luận toàn cầu về bình đẳng y tế. Điều này đồng nghĩa với các vấn đề bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần, các biến đổi ảnh hưởng đến bất bình đẳng bao gồm chủng tộc, dân tộc, giới tính, vùng miền, nghề nghiệp, thu nhập...[18] Từ những tài liệu đã tiếp cận có thể thấy vấn đề An sinh xã hội của người tâm thần là một chủ đề có lịch sử khá mới, nhưng đã tạo ra những diễn biến khá sôi nổi trong các cuộc tranh luận. Công tác xã hội nhóm với Người tâm thần là chủ đề hứa hẹn sẽ mở ra những sự quan tâm tiếp theo của những người có liên quan đến lĩnh vực này. 2.2. Một số nghiên cứu tại Việt nam Đối với chủ đề về Người tâm thần các bài viết tác giả tiếp cận đa số là các bài báo, tham luận, hội thảo, đề án 1215 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình và được Thủ tướng Chính phủ duyệt ngày 22/7/2011. Đề án này đề cập đến Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho bệnh tâm thần và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, đây chính là sự đổi mới trong tư duy người làm trong lĩnh vực về Sức khỏe tâm thần và người làm nghề Công tác xã hội. Tại Việt Nam theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) số người mắc bệnh về tâm 3 thần ở nước ta rất lớn, ước tính chiếm 10% dân số tương đương gần 10 triệu người. Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố, đô thị lớn. Trong khi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện tại có khoảng 6.000 đối tượng tâm thần nặng đang được chăm sóc, phục hồi chức năng trong 17 Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng cho người tâm thần tại 15 tỉnh, thành phố và một số cơ sở Bảo trợ xã hội, đáp ứng được 3% đối tượng có nhu cầu. Các phương pháp hỗ trợ đối với hầu hết người rối loạn tâm thần chỉ mới được điều trị bằng liệu pháp Hóa dược. Liệu pháp tâm lý, liệu pháp xã hội cũng đã được áp dụng nhưng hiệu quả còn hạn chế. Chính vì vậy đưa các phương pháp khoa học vào thực tiễn với những cách tiếp cận mới trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Trong đó, tác giả tập trung vào việc đưa các phương pháp kỹ năng Công tác xã hội nhóm vào thực tiễn công việc điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần ở cơ sở, góp phần làm sáng tỏ, rõ nét thêm các lý thuyết công tác xã hội trong thực tiễn chăm sóc, trợ giúp người tâm thần. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Lý luận và Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp cho công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần đạt kết quả tốt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần. 4 - Nghiên cứu thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp giúp cho công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần đạt kết quả tốt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần. - Khách thể: Bệnh nhân, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến người tâm thần. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tỉnh Thái Nguyên. Địa điểm: Khảo sát, và thực tiễn tổ chức thực hiện tại Trung tâm (Xóm Ao Sen- Xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Với nền tảng là Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các học thuyết về nhu cầu, thuyết lãnh đạo, thuyết hệ thống tổng quát, thuyết động năng tâm lý, thuyết thực nghiệm của Lê Nin. Phân tích quá trình tương tác (Balen), đo lường xã hội học (Jacob Moreno) Thuyết học tập xã hội (Tarle)..... Vận dụng và kết hợp các lý thuyết trong thực hành công tác xã hội nhóm với người tâm thần. 5.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp định lượng (bảng hỏi): Là phương pháp thường được dùng trong điều tra xã hội học thực nghiệm. phương pháp có thể thu thập được một 5 lượng thông tin lớn mang tính đại chúng trong quá trình điều tra và thu thập thông tin. Tác giả đã tiến hành chọn 200 mẫu, người tâm thần tại đơn vị công tác nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời sống cũng như những khó khăn bệnh nhân tâm thần gặp phải và những mong muốn của họ, qua đó so sánh được sự thay đổi trong đời sống hàng ngày và những khó khăn, trở ngại của bệnh nhân tâm thần khi nhận được sự bảo trợ của nhà nước. + Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, và gián tiếp thông qua các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm và gián tiếp qua các nguồn tài liệu sẵn có, hoặc nguồn tài liệu đã có từ trước khi nghiên cứu. Tác giả đã thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo mạng internet, tạp chí ... liên quan đến công tác chăm sóc và điều trị cho người tâm thần. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Mục đích sử dụng phương pháp này để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Những nguồn lực được sử dụng để giúp đỡ người tâm thần , những hoạt động tổ chức để người tâm thần tham gia có hiệu quả chưa? Chính sách pháp luật đã được người tâm thần tiếp cận hay chưa? Và tiếp cận như thế nào ? Công tác xã hội nhóm được lồng ghép như thế nào trong quá trình trợ giúp người tâm thần và việc thực hiện các chương trình, chính sách đã đồng bộ hay chưa ? + Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả trú trọng quan sát cách ứng xử, những hành động, hành vi của bệnh nhân và những thay đổi hàng ngày của người bệnh để có cái nhìn khách quan, sinh động về vấn đề nghiên cứu. 6 + Và tác giả còn sử dụng hoặc kết hợp một số phương pháp khác như: Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp so sánh, Phương pháp thảo luận nhóm .... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Ý nghĩa lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ trở thành tài liệu hữu ích đối với nghiên cứu và đào tạo nghề công tác xã hội, trong đó công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần thực tiễn đang được quản lý, chăm sóc tại các cơ sở Bảo trợ xã hội ở Việt Nam và các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần khác tại cộng đồng. * Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu nghiên cứu và áp dụng thực tiễn tại đơn vị trong thời gian tới. Kỳ vọng là mô hình điển hình để các tổ chức có hoạt động tương đương học tập, trao đổi kinh nghiệm, đưa vào áp dụng thực tiễn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và một số phụ lục. Đề tài có phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên. Chương 3: Các biện pháp bảo đảm thực hiện công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh tinh Thái Nguyên. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội Theo từ điển công tác xã hội (1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an ninh cao nhất cho con người” [12]. Theo quan điểm của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân [8]. Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp, độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể nhận thấy: - Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.1.2. Khái niệm về công tác xã hội nhóm Trong từ điển công tác xã hội của Barker ( 1995, tr.85), công tác xã hội nhóm được định nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn 8 đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu công tác xã hội nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn là trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình công tác xã hội nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu”. [8 tr.85] Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa công tác xã hội nhóm và trị liệu tâm lý nhóm ở việc “ phát triển các kỹ năng xã hội vào lao động , thay đổi định hướng giá trị và làm chuyển biến hành vi chống lại xã hội”. Để kiểm chứng cho những khác biệt trên, chúng ta tìm hiểu khái niệm về trị liệu tâm lý, trong đó bao gồm cả trị liệu tâm lý nhóm. Từ điển công tác xã hội của Barker (1995) nêu: “Trị liệu tâm lý là một hoạt động tương tác đặc biệt và chính thức giữa một nhân viên xã hội hay các chuyên môn về sức khỏe tâm thần khác với thân chủ cá nhân, hai người, gia đình hay nhóm) ở đó hệ trị liệu được thiết lập để giải quyết những biều hiện của rối nhiễu tâm thần căng thẳng tâm lý xã hội, các vấn đề quan hệ và những khó khăn gặp phải trong môi trường xã hội”. Như vậy có thể thấy sự khác biệt lớn trong trị liệu tâm lý nhóm và công tác xã hội nhóm là ở những hoạt động mang tính chuyên sâu hơn và thường được các nhà tâm lý hay tâm thần học sử dụng trong quá trình hỗ trợ, trị liệu thân chủ có những tổn thương sức khỏe tâm thần và rối nhiễu tâm trí nghiêm trọng hơn. Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998) đưa ra khái niệm trị liệu nhóm mô tả rõ nét hơn thân chủ và yêu cầu của cán bộ chuyên môn trong trị liệu nhóm. Theo bà “ Trị liệu nhóm nhằm trị liệu cá nhân, các bệnh nhân tâm thần, những người bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bệnh nhân được 9 sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý, tâm lý trị liệu và tâm thần học” [10 tr.54]. Như vậy, dù được định nghĩa trên phương diện nào thì: - Công tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. hoạt động này hướng tới các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong hệ thống cung cấp dịch vụ. Công tác xã hội nhóm được xem như sự định hướng, một phương pháp can thiệp của công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm, giải quyết những vấn đề chung thông qua các cuộc họp nhóm, các hoạt động của nhóm nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Công tác xã hội nhóm không chỉ cho các cá nhân mà còn tạo nên môi trường để họ trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội, thay đổi định hướng giá trị, làm chuyển biến những hành vi không mong muốn. 1.1.3. Khái niệm về người tâm thần * Tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng . Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân . Các triệu chứng chính của bệnh là hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn khả năng suy nghĩ, mất đi ý muốn làm việc, giảm sự biểu lộ tình cảm và cách ly xã hội. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm. Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi. 10 * Rối loạn trầm cảm Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứng nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã một cách sâu sắc. Ngưòi bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi , mất hy vọng. Không có gì có thể làm cho người bệnh thích thú được. Ngưòi bệnh cảm thấy thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u ám. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, khó ngủ, bồn chồn, dễ tức giận, cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó và thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử. * Rối loạn lưỡng cực Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn trong đó cảm xúc của bệnh nhân thường thay đổi từ giai đoạn trầm cảm sang hưng cảm hoặc ngược lại. Tuy nhiên cũng có những giai đoạn khí sắc bình thường nhưng nếu cứ để tiếp tục không điều trị thì chẳng bao lâu tình trạng cảm xúc này sẽ chuyển từ cực này sang cực đối nghịch. Các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm giống như đã mô tả trong phần rối loạn trầm cảm. Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm bao gồm vui vẻ quá mức, hoang tưởng tự cao, cảm giác mình là vô địch, tăng hoạt động, có những hành vi bao hàm nguy cơ cao (thí dụ như lái xe không cẩn thận, tiêu xài hoang phí…), không kiểm soát được nhịp độ suy nghĩ hay nói chuyện, ngủ ít và dễ nổi cơn giận dữ bất ngờ. * Bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu. Đi đến những 11 nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường. Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường. Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn. Họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xả hội chung quanh, thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Cuối cùng người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm, không nói được tên địa danh nơi họ đang sống, nếu đi ra khỏi nhà thì thường hay đi lang thang và không tìm được đường về, đêm khó ngủ, không thể nói chuyện mạch lạc với người chung quanh, quên tên và không nhận ra con cái, không thể tự làm những việc cơ bản hằng ngày như tắm rửa, ăn uống, làm vệ sinh cá nhân. * Chứng chán ăn tâm thần Chán ăn tâm thần là một loại rối loạn tâm thần được thể hiện dưới dạng rối loạn ăn uống. Bệnh có đặc điểm là bệnh nhân từ chối duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu, rất sợ tăng cân và có nhận thức sai lầm về trọng lượng hay hình dáng cơ thể bản thân. Bệnh này dường như xuất hiện nhiều hơn ở các quốc gia công nghiệp hoá và tỷ lệ bệnh thường rất cao trong những nghề nghiệp cần đến sự thon mảnh như nghề người mẫu, diễn viên múa. Thưòng gặp các triệu chứng sau: bệnh nhân từ chối duy trì trọng lượng cơ thể bình thường tối thiểu so với tuổi và chiều cao, rất sợ tăng cân (dù đang ở tình trạng trọng lượng cơ thể rất thấp), nhận thức sai lầm về hình dạng hay trọng lượng cơ thể mình (thí dụ luôn cảm thấy mập, cảm thấy cơ thể bị biến dạng hay phủ nhận sự quá gầy ốm của mình ) và các rối loạn cơ thể kèm theo sự giảm cân quá mức có thể xuất hiện như suy kiệt (teo các bắp cơ, không còn 12 lớp mỡ duới da, dễ bị lạnh ), tim mạch ( nhịp tim chậm, huyết áp thấp) , tiêu hoá (cảm giác đầy bụng, táo bón, đau bụng), nội tiết (mất kinh nguyệt), hệ xương (loãng xương), tóc khô và dễ gãy, da khô và màu vàng, thiếu máu… * Rối loạn ám ảnh cưỡng chế Đây là một loại rối loạn lo âu có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường bắt đầu trong thời kỳ thơ ấu. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình, xã hội và công việc hay vấn đề học tập của bệnh nhân. Ám ảnh là các ý nghĩ xuất hiện ngoài ý muốn, lập đi lập lại và xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ của bệnh nhân và điều này làm cho họ luôn cảm thấy lo âu hoặc bực bội. Thí dụ như bệnh nhân có thể có ý nghĩ là tất cả các vi sinh vật, bụi trong không khí có thể gây bệnh cho họ do đó họ rất sợ hãi và lo lắng khi phải đi ra khỏi nhà hoặc là bệnh nhân luôn nghi ngờ không biết mình đã đóng các cửa sổ và khoá các cửa cái chưa khi đi ra ngoài dù trước đó đã kiểm tra rất cẩn thận. Xung động là nhu cầu thúc giục cần phải làm một điều gì đó, thường nhằm mục đích giảm sự lo âu do ám ảnh gây ra. Hành vi xung động thường có tính chất lập đi lập lại, luôn tuân theo một thứ tự nào đó và thường là hành vi có ý thức. Sau đây là một số thí dụ về các hành vi xung động thường gặp như: Rửa tay, tắm hay giặt đồ liên tục do sợ dơ hay nhiễm vi trùng. Dần dần toàn bộ thời gian của họ chỉ dành cho việc rửa tay, tắm, giặt đồ, thậm chí tay họ có thể có biểu hiện bong da do tiếp xúc với nước quá lâu và thường xuyên. Lập đi lập lại tên người thân nhiều lần trong ngày để giúp người thân họ tránh được tai hoạ. Đã ra khỏi nhà nhưng vẫn phải quay về nhiều lần để kiểm tra xem có đóng và khoá cửa kỹ hay chưa hoặc khi đi bộ trên đường luôn chú ý tránh né không dẫm lên các vết nứt trên đường... Dù là ám ảnh hay xung động cũng đều có nét chung là bệnh nhân hiểu rất rõ những điều đó là vô lý và thái quá, họ cũng rất muốn chống lại nhưng cuối 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan