Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan tới bệnh tay châ...

Tài liệu đặc điểm dịch tễ bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan tới bệnh tay chân miệng tại tỉnh đăk lăk, năm 2011

.PDF
128
742
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG VĂN KHUÊ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƢƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Ở ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG TRONG 6 THÁNG TỪ THÁNG 9/2014 ĐẾN THÁNG 2/2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HOÀNG VĂN KHUÊ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƢƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Ở ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG TRONG 6 THÁNG TỪ THÁNG 9/2014 ĐẾN THÁNG 2/2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 PGS.TS. Vũ Xuân Phú Hà Nội – 2015 Ths. Trần Thị Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GVHD và GVHT đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã có nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng toàn thể cán bộ điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong lớp Cao học 17 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 7 năm 2015. Tác giả Hoàng Văn Khuê LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đƣợc công bố trƣớc đó. Tác giả Hoàng Văn Khuê i MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Giới thiệu về nghề điều dƣỡng....................................................................... 4 1.2. Khái niệm vật sắc nhọn và một số vấn đề liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn ..................................................................................................................... 8 1.3. Thực trạng tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và ở điều dƣỡng .... 12 1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 23 1.5. Khung lý thuyết: .......................................................................................... 26 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 30 2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 30 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 30 2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 30 2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .............................................................. 31 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 31 2.6. Các biến số nghiên cứu (chi tiết phụ lục 1) .................................................. 34 2.7. Tiêu chí ghi nhận tổn thƣơng do vật sắc nhọn và thang điểm đánh giá ......... 34 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 35 2.9. Sai số và biện pháp khắc phục ..................................................................... 35 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu.................................................... 37 3.2. Kiến thức, thực hành về phòng ngừa tổn thƣơng do VSN của đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................................... 41 3.3. Thực trạng tổn thƣơng do VSN ................................................................... 46 3.4. Các yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do VSN .............................................. 53 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 61 4.1. Kiến thức, thực hành phòng ngừa tổn thƣơng do VSN ................................. 61 4.2. Thực trạng tổn thƣơng do VSN ................................................................... 65 4.3. Các yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn .................................. 71 4.4. Ƣu điểm và hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 76 ii KẾT LUẬN .......................................................................................................... 77 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80 PHỤ LỤC............................................................................................................. 85 Phụ lục 1. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ........................................................ 85 Phụ lục 2. GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI ............................................ 92 Phụ lục 3. PHIẾU PHỎNG VẤN ....................................................................... 93 Phụ lục 4. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƢỠNG ......................................................................................................................... 102 Phụ lục 5. THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA TỔN THƢƠNG DO VẬT SẮC NHỌN .................................................................... 104 Phụ lục 6. DANH SÁCH CÁC KHOA PHÒNG LỰA CHỌN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................................................................ 107 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động CDC Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ ĐD Điều dƣỡng HBV Virus viêm gan B HCV Virus viêm gan C HIV/AIDS Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải KCB Khám chữa bệnh NVYT Nhân viên y tế TTVSN Tổn thƣơng vật sắc nhọn UBND Uỷ ban nhân dân VSN Vật sắc nhọn WHO Tổ chức Y tế Thế giới iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác KCB qua các năm 25 Bảng 1.2. Ma trận Haddon đƣợc áp dụng để phân tích các yếu tố nguy cơ 27 gây tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở điều dƣỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Bảng 3.1. Thông tin chung về giới tính, tuổi và trình độ học vấn 37 Bảng 3.2. Thâm niên công tác và biên chế công việc 38 Bảng 3.3. Một số đặc điểm tính chất công việc 39 Bảng 3.4. Tình trạng quá tải và căng thẳng tâm lý trong công việc 40 Bảng 3.5. Điều kiện không gian, ánh sáng nơi làm việc và nhân lực điều 40 dƣỡng Bảng 3.6. Hiểu biết về mức độ nguy hiểm và các bệnh lây truyền qua tổn 41 thƣơng do VSN Bảng 3.7. Kiến thức xử trí trong và sau khi bị tổn thƣơng do VSN 41 Bảng 3.8. Một số kiến nội dung khác về kiến thức phòng ngừa tổn thƣơng 42 do VSN Bảng 3.9. Một số chỉ số tiêm an toàn 44 Bảng 3.10. Tỷ lệ tổn thƣơng do VSN trong 6 tháng từ 1/9/2014 đến 46 28/2/2015 Bảng 3.11. Vị trí cơ thể và loại thiết bị gây tổn thƣơng 47 Bảng 3.12. Thời gian và địa điểm bị tổn thƣơng 48 Bảng 3.13. Thời điểm và nguyên nhân gây tổn thƣơng 49 Bảng 3.14. Tình trạng VSN, tình trạng vết thƣơng và nguồn phơi nhiễm 50 Bảng 3.15. Xử trí khi bị tổn thƣơng 51 Bảng 3.16. Xử trí sau khi bị tổn thƣơng 51 Bảng 3.17. Thực trạng báo cáo sau tổn thƣơng do VSN 52 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN và một số đặc điểm cá 53 nhân Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với một số nội dung 54 v kiến thức phòng ngừa tổn thƣơng do VSN Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với điểm về kiến thức 55 phòng ngừa Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với một số yếu tố tính 56 chất công việc Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với một số yếu tố điều 57 kiện môi trƣờng làm việc Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với tình trạng quá tải 58 và căng thẳng khi làm việc Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tổn thƣơng do VSN với tham gia tập huấn 59 về VSATLĐ Bảng 3.25. Phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do VSN 60 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố nơi làm việc của đối tƣợng nghiên cứu 38 Biểu đồ 3.2. Kiến thức phòng ngừa tổn thƣơng do VSN 42 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các quy trình kỹ thuật quan sát 43 Biểu đồ 3.4. Phân bố nơi làm việc của đối tƣợng quan sát 44 Biểu đồ 3.5. Thực hành đúng một số tiêu chuẩn TAT liên quan đến tổn thƣơng do VSN 45 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tổn thƣơng theo nhóm khoa 46 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Tổn thƣơng do vật sắc nhọn là một trong những chấn thƣơng xảy ra thƣờng xuyên và phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đƣờng máu ở nhân viên y tế nhƣ virus viêm gan B, C, virus HIV…, trong đó điều dƣỡng là nhóm có nguy cơ cao nhất. Tổn thƣơng do vật sắc nhọn ảnh có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe nhân viên y tế nói chung và điều dƣỡng nói riêng nhƣng hiện nay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang vấn đề này chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở điều dƣỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015. Đây là nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền với 272 điều duỡng tham gia, kết hợp với quan sát thực hành phòng ngừa tổn thƣơng do vật sắc nhọn bằng bảng kiểm trên 148 mũi tiêm/148 đối tƣợng. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích đa biến hồi quy logistic (α = 0,5, 95%CI) để xác định một số yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở điều dƣỡng. Kết quả cho thấy số điều dƣỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa tổn thƣơng do vật sắc nhọn chiếm 62,7%. Số mũi tiêm đƣợc quan sát đảm bảo an toàn chỉ đạt 5,4%, trong đó nhiều tiêu chuẩn thực hành đạt rất thấp. Có 51,5% đối tƣợng tham gia bị tổn thƣơng trong vòng 6 tháng trƣớc thời điểm nghiên cứu, tần suất tổn thƣơng là 2 ±1,4 lần/ngƣời/6 tháng. Kim tiêm là loại thiết bị gây tổn thƣơng nhiều nhất chiếm 52,1%, trong khi đó địa điểm xảy ra tổn thƣơng nhiều nhất là buồng bệnh (61,4%). Tỷ lệ báo cáo với ngƣời có trách nhiệm sau khi bị tổn thƣơng thấp, chỉ có 24,3%. Phân tích hồi quy logistic cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tổn thƣơng do vật sắc nhọn với các yếu tố tham gia trực đêm (OR = 2,2), tình trạng quá tải trong công việc (OR = 6), thâm niên công tác (OR = 2,25). Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết của việc triển khai các biện pháp can thiệp nhằm tăng cƣờng kiến thức phòng ngừa tổn thƣơng do vật sắc nhọn cho điều dƣỡng, cải thiện môi trƣờng làm việc nhằm làm giảm tỷ lệ tổn thƣơng và những ảnh hƣởng sức khỏe do tổn thƣơng do vật sắc nhọn gây ra. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vật sắc nhọn (VSN) là bất cứ vật nào có khả năng gây tổn thƣơng xâm lấn da hoặc qua da, vật sắc nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, dao mổ, thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ và đầu dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm [4]. Tổn thƣơng do vật sắc nhọn (TTVSN) đối với nhân viên y tế (NVYT) là một trong những chấn thƣơng xảy ra thƣờng xuyên và phổ biến nhất trên thế giới dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT [35]. Trong môi trƣờng lao động, ngoài gánh nặng thể lực và tâm lý, NVYT trong đó có điều dƣỡng (ĐD) còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh truyền qua đƣờng máu khi bị tai nạn lao động do VSN. Có hơn 20 bệnh có thể lây truyền qua đƣờng máu cho nhân viên y tế, trong đó ba bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất là viêm gan virus HBV, HCV và HIV/AIDS [43]. Do đặc thù công việc, hàng ngày điều dƣỡng phải thƣờng xuyên đối mặt với rất nhiều nguy cơ và rủi ro sức khỏe khi làm việc, trong đó việc phơi nhiễm với vật sắc nhọn là một trong những nguy cơ phổ biến. Tại các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, so với những nhóm nhân viên y tế khác, điều dƣỡng có nguy cơ bị tổn thƣơng do VSN cao hơn do yêu cầu công việc [25] [34] [37]. Hơn nữa, việc xử trí và báo cáo sau phơi nhiễm còn thực hiện chƣa tốt, chƣa đƣợc quan tâm đã ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe của nhân viên y tế cũng nhƣ việc giám sát và theo dõi thực trạng tổn thƣơng do VSN gây ra [14] [32]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng II với 650 giƣờng bệnh, 185 bác sỹ, 48 kỹ thuật viên và 301 điều dƣỡng. Trong những năm vừa qua, Bệnh viện đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc nâng cao, ngày càng tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên, công tác quản lý sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên trong Bệnh viện còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trong đó có tình trạng báo cáo, giám sát tổn thƣơng do vật sắc nhọn. Kết quả khảo sát nhanh với 30 điều dƣỡng tại hai khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực của bệnh viện cho thấy 70% số ngƣời đƣợc hỏi báo cáo có bị tổn thƣơng do vật sắc nhọn ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng trƣớc đó, 2 hầu hết không ai trong số này báo cáo khi bị tổn thƣơng, đồng thời việc xử trí khi bị tổn thƣơng của nhiều điều dƣỡng còn chƣa đúng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe của nhân viên trong Bệnh viện nói chung và đối với điều dƣỡng nói riêng. Hơn nữa, tại bệnh viện hiện chƣa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vậy thực trạng tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở đội ngũ điều dƣỡng trong bệnh viện hiện nay nhƣ thế nào ? Kiến thức cũng nhƣ thực hành của điều dƣỡng về phòng ngừa tổn thƣơng do VSN ra sao ? Có những yếu tố nào ảnh hƣởng tới thực trạng trên ? Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015”. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng ngừa tổn thƣơng do vật sắc nhọn của điều dƣỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015. 2. Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn ở điều dƣỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về nghề điều dƣỡng 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về điều dưỡng Trong quá trình phát triển của nghề điều dƣỡng các tổ chức, học thuyết gia và tại mỗi quốc gia đã đƣa ra những khái niệm, lý thuyết khác nhau về điều dƣỡng, không ngừng bổ sung hệ thống lý luận làm nền tảng khoa học cho ngành điều dƣỡng. Định nghĩa về điều dưỡng của Florent Nightingale năm 1860 Điều dƣỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trƣờng của ngƣời bệnh để hỗ trợ sự hồi phục của họ. Định nghĩa của Florent Nightingale đã phản ánh mối quan tâm của thời đại mà bà đang sống, bà đặt vai trò trọng tâm của ngƣời điều dƣỡng là giải quyết các yếu tố môi trƣờng xung quanh ngƣời bệnh để giúp họ hồi phục một cách tự nhiên [12]. Định nghĩa của Virginia Handerson năm 1960 Chức năng duy nhất của ngƣời điều dƣỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe cho ngƣời bệnh hoặc ngƣời khỏe hoặc cho cái chết đƣợc thanh thản mà khi khỏe mỗi cá thể có thể tự làm đƣợc nếu có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ có sự độc lập càng sớm càng tốt. Định nghĩa này của Handerson đã đƣợc Hội điều dƣỡng quốc tế chấp nhận và năm 1973 và đa số các nhà học thuyết điều dƣỡng cũng có sự thống nhất. Theo định nghĩa này thì chức năng nghề nghiệp của điều dƣỡng là chăm sóc và hỗ trợ ngƣời bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày [12]. Định nghĩa của hội điều dưỡng Hoa Kỳ Định nghĩa năm 1980: Theo định nghĩa này thì điều dƣỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con ngƣời với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra [12]. 1.1.2. Nhiệm vụ của điều dưỡng 5 Nhiệm vụ chuyên môn trong chăm sóc ngƣời bệnh của điều dƣỡng đƣợc quy định rõ tại thông tƣ số 07/2011/TT-BYT, bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây: - Tƣ vấn, hƣớng dẫn giáo dục sức khỏe. - Chăm sóc về tinh thần. - Chăm sóc vệ sinh cá nhân. - Chăm sóc dinh dƣỡng. - Chăm sóc phục hồi chƣ́c năng. - Chăm sóc ngƣời bê ̣nh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật. - Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho ngƣời bệnh. - Chăm sóc ngƣời bệnh giai đoạn hấp hối và ngƣời bệnh tử vong. - Thƣ̣c hiê ̣n các kỹ thuâ ̣t điều dƣỡng. - Theo dõi, đánh giá ngƣời bệnh. - Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc ngƣời bệnh. - Ghi chép hồ sơ bê ̣nh án [3]. 1.1.3. Một số đặc điểm đặc thù về môi trường lao động của điều dưỡng Trong môi trƣờng lao động, các nhân viên y tế nói chung và điều dƣỡng nói riêng thƣờng xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng không tốt đến sức khỏe. Các yếu tố có thể bao gồm yếu tố sinh học, yếu tố vật lý, yếu tố hóa học và tâm – sinh lý và yếu tố tổ chức, xã hội. So với các nhóm nhân viên y tế khác ngƣời điều dƣỡng phải thƣờng xuyên tiếp xúc trực tiếp với ngƣời bệnh, thời gian chăm sóc, tiếp xúc lâu hơn, đồng thời phải thực hiện rất nhiều quy trình chuyên môn, kỹ thuật trên ngƣời bệnh nhƣ tiêm, truyền, lấy máu....Hơn nữa, điều dƣỡng cũng phải thƣờng xuyên tiếp xúc với các loại chất thải y tế nguy hại có chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm nhƣ virus HIV, virus viêm gan B, C…các loại vật sắc nhọn nhƣ kim tiêm, dao mổ…dễ làm tổn thƣơng da, gây nhiễm khuẩn. Do đó, nguy cơ phơi nhiễm với các bệnh nghề nghiệp ở điều dƣỡng luôn có xu hƣớng cao hơn so với các nhóm nhân viên y tế khác [38]. Các yếu tố sinh học bao gồm các loại virus, vi khuẩn, các chế phẩm sinh học dùng trong y tế, các loại bệnh phẩm của ngƣời bệnh…Trong số này, có nhiều loại 6 virus nguy hiểm có thể dễ dàng lây nhiễm cho ngƣời điều dƣỡng nhƣ virus HIV, virus viêm gan B, C, SARS, cúm…Theo WHO, có hơn 20 loại bệnh có thể lây truyền cho nhân viên y tế, nhƣng phổ biến nhất là viêm gan virus B, C, virus HIV. Tại các nƣớc đang phát triển trên thế giới, tỷ lệ nhiễm HBV và HCV trong nhân viên y tế đƣợc quy cho phơi nhiễm nghề nghiệp qua da là từ 40% - 60%. Tại các nƣớc phát triển thì ngƣợc lại, tỷ lệ quy thuộc đối với HCV chỉ khoảng 8% - 27%, với HBV là dƣới 10%, phần lớn là nhờ tiêm phòng và áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân an toàn [36]. Hơn nữa, tỷ lệ ngƣời mang các loại virus trong quần thể bệnh nhân cao hơn các nƣớc phát triển và nhƣ vậy làm nguy cơ mắc bệnh trong nhân viên y tế tại các nƣớc này cũng cao hơn. Ngoài ra, ngƣời điều dƣỡng còn có nguy cơ phơi nhiễm từ các bệnh lây qua đƣờng phân miệng nhƣ tả, viêm gan virus A… Trong môi trƣờng làm việc của mình, ngƣời điều dƣỡng cũng thƣờng xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố và tác nhân vật lý có hại nhƣ tia X, sóng siêu âm, các loại dụng cụ, thiết bị sắc nhọn và có nguy cao gây ra chấn thƣơng nhƣ kim tiêm, đầu dây truyền dịch, dao mổ…Các vật sắc nhọn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tổn thƣơng cho điều dƣỡng khi thực hiện công tác chăm sóc ngƣời bệnh. Tổn thƣơng do vật sắc nhọn làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh nghề nghiệp, nhất là các bệnh truyền qua đƣờng máu. Theo WHO, hầu hết các phơi nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế có nguyên nhân là do vật sắc nhọn hoặc do tiếp xúc với dịch cơ thể hay máu của bệnh nhân [36]. Tại Việt Nam, do nhiều yếu tố tác động nhƣ thiếu nguồn kinh phí, hệ thống quản lý yếu kém, sự gia tăng bệnh nhân hàng năm tại các cơ sở y tế… dẫn đến việc thực trạng công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn y tế ở nhiều cơ sở y tế còn chƣa tốt, đặc biệt là với chất thải y tế là vật sắc nhọn [6]. Điều này đã góp phần làm tăng nguy cơ tổn thƣơng do VSN ở điều dƣỡng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và nghành hóa chất, dƣợc phẩm nói riêng, ngày càng nhiều các loại hóa chất, thuốc đƣợc đƣa vào sử dụng nhằm phục vụ công tác khám, chữa bệnh nhƣ các loại kháng sinh, kháng ung thƣ, chất sát khuẩn, tiệt trùng ... Hiệu quả từ những loại hóa chất 7 dƣợc phẩm trên trong điều trị không phải bàn cãi nhƣng đồng thời cũng gây ra không ít những nguy cơ sức khỏe cho nhân viên y tế, trong đó có đội ngũ điều dƣỡng. Các yếu tố hóa học này có thể gây ra những tổn thƣơng nhƣ dị ứng, kích ứng da, niêm mạc, thậm chí gây ngộ độc khi phải thƣờng xuyên tiếp xúc và không đƣợc bảo vệ tốt. Ngoài các yếu tố về sinh học, vật lý và hóa học, yếu tố tâm sinh – lý cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới ngƣời điều dƣỡng. Xuyên suốt quá trình từ khi ngƣời bệnh đến khám, điều trị và ra viện, ngƣời điều dƣỡng luôn luôn là ngƣời có mặt đầu tiên và cũng là sau cùng ở bên cạnh bệnh nhân. Không chỉ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thuần túy nhƣ tiêm, truyền, thay băng… ngƣời điều dƣỡng còn đảm nhận nhiều vai trò khác nhƣ chăm sóc về tâm lý, tình cảm cho bệnh nhân, giúp đỡ bệnh nhân và ngƣời thân đáp ứng các nhu cầu cơ bản khi họ vào viện…Điều này đã làm tăng thêm áp lực và căng thẳng cho ngƣời điều dƣỡng. Không chỉ chịu những áp lực từ ngƣời bệnh, tình trạng quá tải còn phổ biến ở nhiều bệnh viện hiện nay làm cho ngƣời điều dƣỡng thƣờng xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe. Theo điều tra của Lê Quang Cƣờng và cộng sự tiến hành từ năm 2008 - 2009, tình trạng quá tải diễn ra phổ biến ở hầu hết các tuyến nhƣng trầm trọng tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng, các bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện chuyên khoa [5]. Yếu tố tổ chức, xã hội bao gồm các chính sách, cơ cấu tổ chức, sự phân công lao động trong ngành y tế, môi trƣờng làm việc…Hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm nhiều đến công tác khám chữa bệnh của NVYT cho nhân dân, trong khi đó lại chƣa thực sự quan tâm đến sức khỏe cho chính NVYT. Công tác tổ chức, phân công lao động chƣa hợp lý dễ dẫn tới tình trạng quá tải, căng thẳng ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe của NVYT. Hơn nữa, sự thiếu hụt về kinh phí và đầu tƣ trong nghành y tế, trong đó các trang thiết bị bảo hộ khi làm việc làm tăng nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp cho NVYT. Điều kiện cơ sở hạ tầng chật chội, các trang thiết bị y tế kém và chƣa hợp lý, phƣơng tiện phòng hộ kém, nhất là tại các cơ sở y tế tuyến dƣới nhƣ bệnh viện huyện…là một phần trong các kết quả đƣợc chỉ ra trong nghiên cứu của Hà Thế Tần tiến hành tại 79 cơ sở y tế trên cả nƣớc năm 2004 – 2005 [10]. 8 Tóm lại, ngƣời điều dƣỡng luôn phải làm việc trong môi trƣờng có nhiều nguy cơ và rủi ro ảnh hƣởng đến sức khỏe. 1.1.4. Vai trò của điều dưỡng trong phân loại rác thải y tế Bộ Y tế đã ban hành Quyết định quy chế quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế, trong đó có quy định rõ về các nhóm chất thải, màu sắc của thùng (túi) đựng các loại chất thải đó cũng nhƣ việc phân loại và thu gom rác thải. Quyết định nêu rõ ngƣời làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải [2]. Có rất nhiều công việc của điều dƣỡng phát sinh chất thải nhƣ tiêm, truyền, lấy máu, thay băng…Vì vậy, ngƣời điều dƣỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phân loại rác thải. Ngƣời điều dƣỡng cần nắm rõ các quy định về phân loại rác thải y tế để thực hiện phân loại đúng. Phân loại rác thải y tế tốt góp phần vào việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đƣợc thuận lợi và an toàn. Việc phân loại rác thải không tốt làm lẫn lộn các loại rác thải y tế nguy hiểm (có chứa máu, dịch, vật sắc nhọn…) với rác thải thông thƣờng dẫn tới nguy cơ cao làm lây truyền các mầm bệnh cho ngƣời thu gom, xử lý rác thải cũng nhƣ với bản thân ngƣời điều dƣỡng. 1.2. Khái niệm vật sắc nhọn và một số vấn đề liên quan đến tổn thƣơng do vật sắc nhọn 1.2.1. Khái niệm vật sắc nhọn và các loại vật sắc nhọn thường gặp ở điều dưỡng Vật sắc nhọn là bất cứ vật gì gây tổn thƣơng xâm lấn da hoặc qua da. Vật sắc nhọn bao gồm kim tiêm, đầu kim truyền dịch, mảnh thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ, dây nẹp nha khoa bị phơi nhiễm, dao mổ [4]… Theo Quy chế quản lý chất thải của Bộ y tế ban hành ngày 30/11/2007, vật sắc nhọn nằm trong danh mục phân loại chất thải lây nhiễm (nhóm A). Theo định nghĩa này thì vật sắc nhọn là mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng cho dù chúng có bị phơi nhiễm hay không phơi nhiễm. Các vật sắc nhọn bao gồm : bơm kim tiêm, lƣỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các loại vật sắc nhọn khác sử dụng trong y tế [2]. Tiêm truyền là một trong những thủ thuật phổ biến và thƣờng xuyên mà ngƣời điều dƣỡng phải làm. Theo ƣớc tính của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 tỉ mũi tiêm, trong đó hơn 9 70% số mũi tiêm là không cần thiết [42]. Với số lƣợng lớn mũi tiêm nhƣ vậy thì nguy cơ tổn thƣơng do kim đâm đối với điều dƣỡng là rất lớn. Một nghiên cứu tại bệnh viện Gangneung – Hàn Quốc năm 2004 cho thấy nguyên nhân chính gây ra các tổn thƣơng cho điều dƣỡng là kim tiêm, chiếm 52% trong tổng số các nguyên nhân [39]. Tại Nhật Bản, kết quả từ việc phân tích các dữ liệu báo cáo tổn thƣơng do vật sắc nhọn gây ra từ năm 1997 đến 2004 cũng chỉ ra rằng kim tiêm là loại dụng cụ phổ biến nhất gây ra các tổn thƣơng cho nhân viên y tế [31]. Một số loại vật sắc nhọn khác cũng thƣờng gặp ở điều dƣỡng nhƣ dao chích máu, mảnh thủy tinh vỡ, dao mổ…cũng gây tổn thƣơng cho điều dƣỡng, tuy nhiên tỷ lệ thƣờng thấp hơn so với tổn thƣơng do kim tiêm gây ra. Nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy trong khi tỷ lệ tổn thƣơng gây ra cho điều dƣỡng do kim tiêm chiếm 52% thì dao chích máu chiếm tỷ lệ là 11%, mảnh thủy tinh vỡ chiếm 9% [39]. Nghiên cứu của Dƣơng Khánh Vân tại 6 bệnh viện ở khu vực Hà Nội cũng cho kết quả khi kim tiêm là loại vật sắc nhọn gây ra nhiều tổn thƣơng nhất chiếm 31,7%, tiếp theo là kim có cánh 19,2%, kim khâu là 16% và thấp nhất là kim sinh thiết chiếm tỷ lệ 2% [14]. 1.2.2. Xử trí khi bị tổn thương do vật sắc nhọn Tổn thƣơng do vật sắc nhọn có thể lây truyền cho nhân viên y tế nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhƣ viêm gan B, C và HIV…Việc xử trí vết thƣơng do VSN gây ra không tốt hoặc không đúng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh này cho nhân viên y tế. Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hƣớng dẫn tiêm an toàn và cách xử trí khi bị tổn thƣơng do VSN gây ra. Các bƣớc xử trí bao gồm: - Rửa ngay vùng da bị tổn thƣơng bằng xà phòng dƣới vòi nƣớc chảy. - Để máu vết thƣơng tự chảy, không nặn bóp vết thƣơng. - Báo cáo phơi nhiễm: nhân viên y tế cần báo cáo cho ngƣời có trách nhiệm tại nơi làm việc để kịp thời xử trí và có các biện pháp dự phòng thích hợp. - Đánh giá nguy cơ: bao gồm việc đánh giá đặc điểm, tính chất tổn thƣơng và nguồn phơi nhiễm [4]. 1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan