Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội

.PDF
97
548
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Thị Hà ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Thị Hà ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GS.TS NGUYỄN CAO HUẦN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN ĐẮC NHẪN Hà Nội – Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau Đại học, Khoa Địa Lý- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Nguyễn Đắc NhẫnCục phó Cục Quy hoạch- Tổng cục Quản lý Đất đai, là người đã hướng dẫn thực hiện những định hướng của luận văn và hoàn thành luận văn. Trong thời gian nghiên cứu luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa chính các xã: xã Phù Lưu Tế, xã Mỹ Thành, xã Đốc Tín- huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Mỹ Đức, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện, các phòng ban, UBND các xã Mỹ Thành, xã Phù Lưu Tế, xã Đốc Tín; các anh chị, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hà Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hà MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………...…….….…1 1. Tính cấp thiết đề tài………………………………………………….…..1 2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa…………………………………….….….2 3. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………..……2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………….…………………....…..3 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn…………………………..…...….…5 6. Cấu trúc luận văn…………………………………………………..……5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………...……6 1.1. Tổng quan về chủ trƣơng, chính sách, quy định pháp lý của Đảng và Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức trong công tác DĐĐT…..…...6 1.2. Các quan điểm trong sử dụng đất NN……………………………..…...10 1.3. Tình hình DĐĐT trong nƣớc, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà Nƣớc về đất NN ……………………………………………………….……..…..23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................28 2.1. Phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến dồn điền đổi thửa.....................................................................................................................28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................28 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội.........................................................32 2.1.3. Dân số và lao động....................................................................................34 2.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn........................35 2.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất NN huyện Mỹ Đức…...........................36 2.2.1. Tình hình giao đất NN huyện Mỹ Đức.....................................................36 2.2.2. Tình hình quản lý đất đai huyện Mỹ Đức.................................................38 2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất NN......................................................................40 2.2.4. Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030..................................41 2.3 Thực tiễn công tác DĐĐT tại huyện Mỹ Đức…...........................................47 2.3.1. Định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mỹ Đức đến năm 2030 gắn liền với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.......................................47 2.3.2. Tổ chức thực hiện DĐĐT..........................................................................47 2.3.3. Kết quả của công tác DĐĐT ở huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.....................55 2.3.4. Những tồn tại sau khi thực hiện công tác DĐĐT trên địa bàn nghiên cứu.......................................................................................................................61 CHƢƠNG 3: HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG GHIỆP- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA HUYỆN MỸ ĐỨC, TP HÀ NỘI……...................................................66 3.1. Hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trong phát triển kinh tế NN...............66 3.1.1. DĐĐT tác động đến sự thay đổi hệ thống ruộng đất................................66 3.1.2. Tác động của chính sách DĐĐT đến cơ cấu thu nhập và đa dạng hóa cây trồng....................................................................................................................70 3.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trƣớc và sau DĐĐT.....................72 3.1.4. Dồn đổi ruộng góp phần nâng cao hiệu quả xã hội...................................77 3.1.5. Dồn đổi ruộng góp phần bảo vệ môi trƣờng.............................................77 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………..……..77 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý DĐĐT …..............................78 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch ...........................................................................78 3.2.3. Giải pháp về giao thông, thủy lợi ….........................................................79 3.2.4. Giải pháp tuyên truyền và vận động.........................................................79 3.2.5. Xây dựng phƣơng án DĐĐT đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch .81 3.2.6. Giải pháp về tài chính…………………………………………...…….…82 3.2.7. Giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau DĐĐT …………………….…83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….….…..85 Kết luận…………………………………………………………………...……85 Kiến Nghị………………………………………………………………..….….83 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Hình 2.2: Ảnh vệ tinh thể hiện mạng lƣới sông ngòi huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Hình 2.3: Đồng ruộng xã Đốc Tín Hình 2.4: Đồng ruộng xã Đại Hƣng Hình 2.5: Cánh đồng xã Mỹ Thanh trƣớc DĐĐT Hình2.6: Cánh đồng xã Mỹ Thanh sau DĐĐT Hình 2.7: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 huyện Mỹ Đức Hình 3.1: Đƣờng, mƣơng sau dồn điền đổi thửa xã Mỹ Thành (ảnh tác giả- năm 2013) Hình 3.2: Cánh đồng đậu tƣơng xã Phù Lƣu Tế (ảnh tác giả- năm 2013) Hình 3.3: Cánh đồng lúa xã Mỹ Thành (ảnh tác giả- 2013) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số hộ sử dụng đất sản xuất NN phân theo quy mô sử dụng đất của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH Bảng 1.2: Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh ĐBSH Bảng 1.3: Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phƣơng Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng lao động các xã năm 2011 huyện Mỹ Đức Biểu 2.2 : Thống kê công tác giao đất theo nghị định 64/CP 3 xã trong địa bàn nghiên cứu Bảng 2.3: Thống kê giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1994 Bảng 2.4: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức- TP Hà Nội giai đoạn 2012- 2030 i Bảng 2.5: Tổng hợp báo cáo tiến độ đo đạc bản đồ đất NN trên địa bàn huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội (tháng 2 năm 2014) Bảng 2.6 : Thực trạng manh mún ruộng đất tại 3 xã trong vùng nghiên cứu trƣớc DĐĐT Bảng 2.7: Mội số kết quả sau DĐĐT ở 3 xã trong vùng nghiên cứu Bảng 3.1: Đất công ích trƣớc và sau DĐĐT của 3 xã trong địa bàn nghiên cứu Bảng 3.2: Giá thầu đất công ích thực tế trƣớc DĐĐT Bảng 3.3: Thay đổi diện tích đất NN bình quân khẩu tại 3 xã vùng nghiên cứu Bảng 3.4: Diện tích đất giao thông, thủy lợi trƣớc và sau DĐĐT Bảng 3.5: Sự thay đổi cơ cấu thu nhập trƣớc và sau DĐĐT Bảng 2.6: Mức chi phí bình quân cho 1 ha lúa/ năm trƣớc và sau DĐĐT tại 3 xã trong vùng nghiên cứu Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế bình quân của mô hình thủy sản- chăn nuôi- trồng trọt kết hợp Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế mô hình chuyên thả cá (1 ha) Bảng 3.9: Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau DĐĐT (1 ha) ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT: bộ tài nguyên môi trƣờng CNH, HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại hóa DĐĐT: dồn điền đổi thửa ĐBSH: đồng bằng sông Hồng ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long GTNĐ: giao thông nội đồng GTTT: giá trị tăng trƣởng GTSX: giá trị sản xuất GCNQSDĐ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HSĐC: hồ sơ địa chính HTX: hợp tác xã NN: nông nghiệp NTM: nông thôn mới UBND: ủy ban nhân dân TSN: thủy sản ngọt SXNN: sản xuất nông nghiệp iii Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Luật Đất đai năm 1993 với quy định về giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài, tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất an tâm và có kế hoạch đầu tƣ, cải tạo làm nâng cao hiệu quả sử dụng; đem lại hiệu quả trong việc khai thác nguồn lực, khuyến khích nông dân sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia. Tuy nhiên, việc giao đất NN cho hộ gia đình cá nhân đã dẫn đến tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ manh mún, mỗi hộ có nhiều mảnh ruộng với diện tích mỗi mảnh thƣờng nhỏ. Hiện nay, với điều kiện sản xuất tiên tiến, hiện đại thì tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ manh mún đã gây khó khăn, bất cập trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý của nhà nƣớc. Để khắc phục tình trạnh manh mún ruộng đất nhiều địa phƣơng đã và đang thực hiện DĐĐT. Trong những năm gần đây, một số địa phƣơng đã coi DĐĐT là mục tiêu xây dựng NTM (Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 20102020) và đạt đƣợc hiệu quả nhƣ tỉnh Hƣng Yên, tỉnh Thái Bình và TP. Hà Nội. Đối với thành phố Hà Nội, các huyện ngoại thành (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) đã triển khai đề án DĐĐT nhằm giảm manh mún và phân tán ruộng đất. Thực hiện quyết định 16 (QĐ/16) ngày 06 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, chƣơng trình số 02- CTr/ TU ngày 29 tháng 8 năm 2011 của thành ủy Hà Nội về phát triển NN, xây dựng NTM, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015 trọng điểm công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), các huyện đã chỉ đạo đo vẽ, chỉnh lý bản đồ, chia ruộng lại bằng máy móc chuyên dụng, lƣu trữ bản đồ. Trên cơ sở hƣớng dẫn tạo Thông tƣ 09/2007/TT- BTNMT và thông tƣ 17/2009/TT- BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng tài nguyên các huyện đã thực hiện lập hồ sơ địa chính (HSĐC) đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và hiện trạng sử dụng đất. 1 Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Thực hiện chỉ đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác DĐĐT. Huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch số 1066/ KH- UBND ngày 19 tháng 9 năm 2012 về việc thực hiện DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2012 - 2013. Kết quả thực hiện DĐĐT đã giảm số mảnh ruộng trung bình mỗi hộ từ 6 – 7 mảnh xuống còn 2 – 4 mảnh. Diện tích một mảnh ruộng tăng gấp đôi, gấp ba so với trƣớc. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc DĐĐT ở huyện Mỹ Đức còn có những tồn tại bất cập nhƣ: Có những nơi số mảnh ruộng mỗi hộ giảm không đáng kể, có xã công việc DĐĐT chƣa thực hiện quyết liệt nên quá trình DĐĐT kéo dài. Việc lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ NN sau DĐĐT còn nhiều lúng túng, vƣớng mắc. Để khắc phục những tồn tại bất cập trong công tác DĐĐT nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Mỹ Đức cần thiết phải có điều tra, phân tích đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng việc DĐĐT ở huyện Mỹ Đức. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa Đánh giá thực trạng công tác DĐĐT nhằm chỉ ra những tồn tại, bất cập trong công tác DĐĐT của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đề xuất giải pháp cơ bản để nhằm hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác DĐĐT ở huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công tác DĐĐT ở huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (trong đó tập trung vào 03 xã đại diện cho 3 vùng trong huyện, gồm: xã Phù Lƣu Tế, xã Mỹ Thành, xã Đốc Tín. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập các số liệu tại các cơ quan nhà nƣớc và chuyên môn liên quan tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Phƣơng pháp sử dụng để thu thập thông tin tƣ liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hiện trạng sử dụng đất đai huyện Mỹ Đức; về công tác quy hoạch sử dụng đất và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp : Là những thông tin chƣa đƣợc công bố chính thức tới từng nông hộ, phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là các vấn đề sử dụng đất và vấn đề liên quan. Phƣơng pháp điều tra nhanh nông hộ trong vấn đề hiệu quả kinh tế, thu nhập sau DĐĐT 4.2. Phương pháp quan sát Tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng đất, quan sát các mô hình kinh tế sau DĐĐT các xã trong huyện Mỹ Đức, chụp ảnh lƣu lại để minh họa cho công tác nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Sử dụng các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, phân tích tổng hợp theo mục đích nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp thống kê hiện trạng sử dụng đất, thống kê dân số huyện, thống kê số ô thửa trƣớc và sau DĐĐT huyện Mỹ Đức, minh chứng cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT. 4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích Đánh giá, làm rõ thực trạng công tác DĐĐT, công tác quản lý đất NN, hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT . Rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho các địa phƣơng khác trong tỉnh. 4.5. Phương pháp so sánh Phƣơng pháp chỉ ra sự khác biệt của toàn huyện trong việc giảm ô thửa trƣớc và sau DĐĐT, giảm bớt tình trạng manh mún ruộng đất, hệ số sử dụng đất tăng lên, thấy rõ hiệu quả kinh tế của DĐĐT trong phát triển kinh tế. 3 Ngoài ra sử dụng phƣơng pháp thấy đƣợc sự khác biệt giữa các địa phƣơng trong huyện. 4.6. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Các điểm nghiên cứu cần có các đặc điểm sau : - Có điều kiện tự nhiên đặc trƣng cho các tiểu vùng trong địa bàn nghiên cứu - Có đủ số liệu phục vụ cho việc đánh giá tác động của DĐĐT trong sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả phân vùng kinh tế sinh thái và kinh tế của huyện, cùng với việc nghiên cứu quy hoạch chung huyện Mỹ Đức, địa bàn nghiên cứu đuợc chia thành 03 tiểu vùng sinh thái gồm : vùng ven sông Đáy, vùng cao và vùng trũng (khái niệm cao và trũng chỉ mang tính chất tƣơng đối của địa bàn nghiên cứu) * Vùng ven sông Đáy (hay là vùng kinh tế trung tâm) gồm 8 xã : Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lƣu Tế, Hợp Tiến, Hợp Thanh và thị trấn Đại Nghĩa. Khu vực này chủ yếu phát triển cây rau màu, cây ăn quả và lúa. * Vùng cao gồm các xã trong đê : Phúc Lâm, Đồng Tâm, Thuợng Lâm, Mỹ Thành, An Mỹ, Tuy Lai và Bột Xuyên. Vùng này chủ yếu phát triển lúa và cây màu. * Vùng thấp gồm các xã : An Tiến, Hùng Tiến, Vạn Kim, Đốc Tín, Hƣơng Sơn, An Phú. Các xã trong vùng chủ yếu trồng lúa và nuôi trồng thủy sản kết hợp. Ngoài ra khu vực xã Hƣơng Sơn còn phát triển du lịch. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 3 xã: xã Mỹ Thành, xã Phù Lƣu Tế, xã Đốc Tín. Xã Phù Lƣu Tế thuộc vùng kinh tế trung tâm, đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu với đặc trƣng của vùng đất phù sa đƣợc bồi hành năm. Đây là vùng có địa hình hơi trũng, một phần đất thƣờng bị ngập vào mùa mƣa, đất thích hợp với trồng cây màu, cây ăn quả hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày. Xã Mỹ Thành thuộc vùng kinh tế phía bắc, là khu vực kinh tế nông nghiệp với chức năng chính là sản xuất nông nghiệp chất lƣợng cao, chăn nuôi. Xã đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu với đặc trƣng của vùng đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, nằm ở trong đê. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nền đất chắc, hiện tại đang sử dụng để trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu rất hiệu quả. 4 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Xã Đốc Tín, thuộc vùng kinh tế phía nam, là khu vực kinh tế Dịch vụ- Du lịch, Nông nghiệp, Thủy sản. Điểm nghiên cứu có đặc trƣng là loại đất phù sa Glay, địa hình thấp, khó thoát nƣớc, hiện trạng đất đƣợc sử dụng cho việc cấy lúa 2 vụ và phát triển mô hình thủy sản- lúa. 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn - Luật đất đai 2003. - Chƣơng trình 02 -CTr/TU ngày 29 tháng 8 năm 2011 thành ủy Hà Nội về phát triên nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015 - Kế hoạch 68/KH-UBND ngày 09/05/2012 thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2013. - Quyết định, thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn thực hiện về công tác DĐĐT của huyện Mỹ Đức. - Các báo cáo của các cấp: Thành phố Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai,… - Tài liệu chuyên ngành quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất của các chuyên gia; - Thông tin, tƣ liệu từ việc điều tra thực tế tại địa phƣơng. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và kiến nghị, Luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác DĐĐT huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chương 3: Hiệu quả công tác trong phát triển kinh tế NN- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả DĐĐT huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về chủ trƣơng, chính sách, quy định pháp lý của Đảng và Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức trong công tác DĐĐT 1.1.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Để giải quyết vấn đề manh mún ruộng đất, Đảng và Nhà nƣớc đề ra một số chính sách làm cơ sở giúp các tỉnh thành phố dựa vào đó làm căn cứ chỉ đạo hƣớng dẫn các hộ nông dân thự hiện DĐĐT. - Trong văn kiện Đại hội Đảng khóa IX cho thấy, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, phần định hƣớng phát triển các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đối với NN, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn có nêu: Đẩy nhanh CNH, HĐH NN, nông thôn theo hƣớng hình thành nền NN hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn… Đồng thời trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2001- 2005 nêu rõ: “Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất NN và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, địa phƣơng” - Trong phần định hƣớng phát triển vùng ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có nêu: "Phát triển NN theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng lúa chất lƣợng cao ở các tỉnh ĐBSH. Tiếp tục phát triển cây thực phẩm và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nhiều trình độ công nghệ, hình thành các vùng chuyên canh…" - Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 94/2002/QĐ- TTg, ngày 17/7/2002 về chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, tại điểm 1 mục II Quyết định 94/2002/QĐ- TTg nêu: + Trong quý IV của năm 2002, Bộ NN và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Tổng cục địa chính, Bộ tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng hƣớng dẫn việc “dồn điền đổi thửa” trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và các bên cùng có lợi kết hợp tổ chức quy hoạch lại ruộng đồng, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề. 6 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Nhƣng chúng ta chỉ nhận thức rằng, để thực hiện đƣợc những định hƣớng nêu trên thì trong các giải pháp tất yếu phải có giải pháp DĐĐT. Bởi sản xuất NN luôn gắn với đất đai, mà muốn chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu thì phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hay nói cách khác là phải DĐĐT. Mặc dù Trung ƣơng có Nghị quyết, Chính phủ có Quyết định về DĐĐT đất NN song chúng ta mạnh dạn chỉ ra rằng điều này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra đôn đốc không đƣợc chú trọng, việc triển khai, tổ chức thực hiện rời rạc thiếu sự quyết tâm “đầu voi đuôi chuột” kết quả hầu nhƣ không có gì đáng kể. Chuyển sang nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc khóa X vấn đề DĐĐT đã đƣợc chính thức đƣa vào văn kiện một cách cụ thể: - Trên cơ sở đó Hội nghị lần 7 Ban chấp hành TW khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/ TW ngày 5/8/2008 về NN, nông thôn, nông dân. Trong phần nhiệm vụ và giải pháp có nêu rõ: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất NN trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng và lợi thế từng vùng, sử dụng đất NN tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia trƣớc mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành NN, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng. Ý kiến chỉ đạo trên đây tuy không nêu cụ thể bằng cụm từ “dồn điền đổi thửa” nhƣng cụm từ “ Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất NN trên cơ sở thị trƣờng và lợi thế của từng vùng, sử dụng đất NN tiết kiệm có hiệu quả”… cũng có thể hiểu điều đó đồng nghĩa với việc DĐĐT. Tuy nhiên cho đến nay hai nhiệm kỳ đại hội, chủ trƣơng DĐĐT về thực chất mới dừng ở chủ trƣơng, nghị quyết. 1.1.2. Các chủ trƣơng chính sách của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức trong công tác DĐĐT Trƣớc năm 2008, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), các chủ trƣơng chính sách của huyện nằm trong khuôn khổ của tỉnh Hà Tây. Nhằm đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, ngày 12/02/1997 tỉnh uỷ Hà Tây đã ban hành Chỉ thị số 14 - CT/ TU. Tiếp theo đó, để đẩy mạnh phong tào chuyển đổi ruộng đất, ngày 10/04/1998 UBND tỉnh Hà Tây đã ra Chỉ thị số 11/1998/ CT - UB về việc đẩy mạnh và hoàn thành chuyển đổi ruộng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. 7 Thực hiện nghị quyết số 10/ NQ – HU ngày 1/10/2003 của Huyện ủy và kế hoạch số : 483/ KH – UB ngày 17/10/2003 của UBND Huyện Mỹ Đức về việc DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp. Công tác DĐĐT của thành phố Hà Nội xuất phát từ thực tế manh mún ruộng đất, từ công tác quản lý và đƣợc dựa trên các cơ sở pháp lý nhƣ sau: - Nghị quyết số 03/2010/ NQ - HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về xây dựng NTM thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Nghị quyết số 04/2012/ NQ - HĐND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 về việc thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; - Xét đề nghị của Liên Sở: NN và Phát triển nông thôn - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tƣ tại Tờ trình số 77/ LS: NN&PTNT- TC- KH&ĐT ngày 06 tháng 6 năm 2012, Với mục đích khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội nhằm phát triển NN theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chất lƣợng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM Thành phố đã đề ra đến năm 2015 thông qua quyết định số 16/2012/ QĐ- UBND, ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất NN, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; - Kế hoạch số 68/ KH - UBND, ngày 09/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch thực hiện DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012-2013; - Hƣớng dẫn số 29 / HD - SNN, ngày 14/5/2012 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội về Hƣớng dẫn quy trình thực hiện công tác DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Căn cứ Chỉ thị số 17/ CT - UBND, ngày 19/9/2012 của UBND huyện Mỹ Đức về việc tăng cƣờng chỉ đạo công tác DĐĐT, xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mỹ Đức; 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Thực hiện Kế hoạch số 1066/ KH - UBND, ngày 19/9/2012 của UBND huyện Mỹ Đức về thực hiện DĐĐT đất sản xuất NN trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2012-2013; - Hƣớng dẫn số 45/ KT, ngày 10 tháng 10 năm 2012 V/v hƣớng dẫn xây dựng Đề án dồn điền, đổi thửa đất sản xuất NN, xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mỹ Đức - Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã, thị trấn về Dồn điền, đổi thửa đất sản xuất NN, xây dựng NTM trên địa bàn xã, thị trấn : Căn cứ Nghị quyết Đảng ủy xã Đốc Tín số 51/ NQ - ĐU ngày 04/11/2012 và Nghị quyết HĐND số 19/ NQ HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của HĐND xã Đốc Tín về tăng cƣờng lãnh đạo và tiếp tục thực hiện DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp-xây dựng NTM trên địa bàn xã Đốc Tín; Căn cứ Nghị quyết số 4/ NQ - ĐU ngày 28/4/2012 và Nghị quyết số 6/ NQ – HĐND ngày 27/6/2012 của Hội đồng nhân dân xã về công tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp 2012. Tất cả các quyết định, thông tƣ, hƣớng dẫn cho công tác “dồn điền, đổi thửa” với mục đích: - Khắc phục tình trạnh manh mún và phân tán ruộng đất, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong NN, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động; chuyển dịch cơ cấu cây trông - vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong NN; nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân; tạo sản phẩm háng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tăng giá trị/ha canh tác; - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực NN, nông thôn; - Tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng NTM, xây dựng các công trình phúc lợi của địa phƣơng; - Tập trung quỹ đất công ích vào các khu vực cụ thể để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất công ích ở từng địa phƣơng bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành; - Lập hồ sơ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NN; từng bƣớc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đất đai của Nhà nƣớc các cấp. 9 Kết luận: Qua các công trình nghiên cứu về công tác DĐĐT nhận thấy, công tác DĐĐT đƣợc Đảng, Nhà nƣớc rất quan tâm, chú trọng, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này trên cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Điều này minh chứng cho việc sản xuất NN luôn luôn là mối quan tâm lớn nhất. Việc quản lý ruộng đất, sản xuất hiệu quả sau DĐĐT đem lại niềm vui cho bà con nông dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế NN, đảm bảo an ninh lƣơng thực, làm giàu cho quốc gia. 1.2. Các quan điểm trong sử dụng đất NN 1.2.1. Vấn đề về tập trung ruộng đất a. Khái niệm tập trung ruộng đất Tập trung ruộng đất là phƣơng thức làm tăng quy mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động dẫn tới tập trung ruộng đất nhƣ: chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thuê đất, thuê lại đất, thừa kế, thế chấp… Có thể hiểu tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đƣờng: một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn. Con đƣờng này đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng HTX sản xuất NN ở nƣớc ta trƣớc đây.14 Hai là, con đƣờng sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Con đƣờng này đƣợc thực hiện thông qua biện pháp tƣớc đoạt hoặc chuyển nhƣợng mua bán ruộng đất. Con đƣờng này diễn ra mạnh mẽ ở các nƣớc tƣ bản. Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt là: Một mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất, buộc họ phải đi làm thuê hoặc rời quê hƣơng tìm kế sinh nhai. Mặt khác, tạo cho chủ đất có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tƣ thâm canh tăng năng suất cây trồng, chuyển một bộ phận lao động NN sang các kinh tế ngành khác, mà trƣớc hết là công nghiệp. Ở nƣớc ta, việc tập trung ruộng đất diễn ra do một số nguyên nhân sau: 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi - Một số hộ làm ăn khá giả, có vốn, có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh doanh muốn có thêm đất đai để sản xuất. - Một số hộ do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn không hiệu quả, không đảm bảo đƣợc cuộc sống trên ruộng đất đƣợc giao nên chuyển nhƣợng, cho thuê để đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt hoặc chuyển sang để làm các ngành nghề khác. Mặt khác, trong luật đất đai hiện hành của nƣớc ta đã và đang tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình tập trung đất đai trong sản xuất NN. Đó chính là việc xác định chế độ sử dụng đất: - Chủ thể sử dụng đất: là những tổ chức, hộ gia đình,cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng. - Khách thể của quyền sử dụng đất: là một vùng nhất định mà Nhà nƣớc giao cho các chủ thể sử dụng đất. - Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là việc ''đổi đất lấy đất'' giữa các chủ thể sử dụng đất đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sử dụng nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng đất đai manh mún, phân tán nhƣ hiện nay. - Cho thuê đất: là một dạng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất có thời hạn, bên thuê đất phải trả cho bên cho thuê đất một khoản tiền nhất định để đƣợc quyền sử dụng. - Thế chấp quyền sử dụng đất: là hoạt động trong quan hệ tín dụng, từ đó các chủ thể sử dụng đất thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê lại tổ chức tín dụng để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Cho thuê lại đất: là một dạng của chuyển nhƣợng lại quyền sử dụng đất khi ngƣời đi thuê cho ngƣời thuê lại. b. Ý nghĩa của việc tập trung ruộng đất Quá trình tập trung ruộng đất có một ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, đối với NN nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan