Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực h...

Tài liệu đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện ở việt nam

.PDF
215
451
130

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG THÀNH ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm MÃ SỐ : 62 38 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẤN KHOA HỌC: GS,TS. HỒ TRỌNG NGŨ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những số liệu nghiên cứu trình bày trong Luận án được trích dẫn từ nguồn cụ thể, có độ tin cậy. Những kết quả nghiên cứu của Luận án là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN ÁN LÊ QUANG THÀNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 16 1.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của Luận án 25 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN 28 Ở VIỆT NAM 2.1. Nhận thức chung về phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người 28 nước ngoài thực hiện 2.2. Nội dung và biện pháp phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do 47 người nước ngoài thực hiện Chƣơng 3. THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI 58 SẢN DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 3.1. Tình hình và nguyên nhân, điều kiện của tội lừa đảo chiếm đoạt tài 58 sản do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam 3.2 Thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người 85 nước ngoài thực hiện ở Việt Nam Chƣơng 4. PHÒNG NGỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN DO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI 117 GIAN TỚI 4.1. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài 117 thực hiện trong thời gian tới 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài 120 sản do người nước ngoài thực hiện KẾT LUẬN 150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANQG An ninh quốc gia ANND An ninh nhân dân BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự CAND Công an nhân dân CĐTS Chiếm đoạt tài sản CNTT Công nghệ thông tin CSĐT Cảnh sát điều tra CSĐTTP về TTXH Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội CSKT Cảnh sát kinh tế CSKV Cảnh sát khu vực CSND Cảnh sát nhân dân CSPCTPCNC Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao ĐTTP Điều tra tội phạm KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư LĐNN Lao động nước ngoài LĐTB&XH Lao động Thương binh và Xã hội QLHC về TTXH Quản lý hành chính về trật tự xã hội THTP Tìn hình tội phạm TNHS Trách nhiệm hình sự TP Thành phố TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTQLKT&CV Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ TAND Tòa án nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân VPĐD Văn phòng đại diện DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÓ TRONG LUẬN ÁN STT – Bảng TÊN BẢNG TRANG 3.1 Thống kê tình hình khách quốc tế đến Việt Nam từ 2005 - 2014 163 3.2 Thống kê tình hình khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích từ năm 2009 - 2014 3.3 Thống kê tình hình khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện từ năm 2009 – 2014 3.4 165 Thống kê tình hình khách quốc tế đến Việt Nam theo thị trường từ năm 2009 - 2014 3.5 164 166 Số vụ phạm pháp hình sự CQĐT đã phát hiện, khởi tố, điều tra, và VKSND đã truy tố, trên phạm vi cả nước và ở các tỉnh, thành phố phía Nam từ năm 2005 đến 2014 3.6 Thống kê tổng hợp tình hình các loại tội phạm theo các nhóm tội danh CQĐT đã phát hiện, khởi tố từ năm 2005 - 2014 3.7 167 168 Tổng số vụ phạm tội do người nước ngoài thực hiện và số vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014 3.8 169 Thống kê tỷ lệ phần trăm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trên tổng số vụ việc phạm tội do người người nước ngoài thực hiện trong 10 năm 2005 - 2014 3.9 Các nhóm tội danh do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam từ 2005 đến 2014 3.10 171 Tổng hợp số liệu về các tội phạm cụ thể do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam từ 2005 đến 2014 3.11 170 172 Quốc tịch của các đối tượng người nước phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam 175 3.12 Tình hình công tác khám phá, điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2014 3.13 177 Thống kê điển hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam và tỷ lệ tội lừa đảo do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 2 năm 2009 - 2010 3.14 Thống kê điển hình từng loại tội và đối tượng người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong hai năm 2009 – 2010 3.15 181 Thống kê quốc tịch và giới tính của đối tượng người nước ngoài có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam 3.18 180 Thống kê tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam theo từng lĩnh vực và từng năm 3.17 179 Thống kê lĩnh vực hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam 3.16 178 183 Thống kê các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện tại các địa bàn trọng điểm, điển hình và hình thức xử lý, nạn nhân, số vụ án có đồng phạm 3.19 3.20 185 Thống kê một số đặc điểm nhân thân người nước ngoài phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam 187 Thống kê tội phạm lừa đảo tại một số nước trên thế giới 189 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) - gọi tắt là Cương lĩnh 2011 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định trong định hướng thứ 4: “…Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển…chủ động và tích cực hội nhập quốc tế …” [34]. Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế...” [49]. Đây là sự thể hiện về mặt chính trị, pháp l đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, nhằm thực hiện chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Với xu thế này, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc. Phần lớn trong số họ đều chấp hành tốt kỷ cương pháp luật của nước mà họ là công dân, cũng như pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước ta, cũng có không ít các đối tượng là người nước ngoài đã vào Việt Nam để hoạt động phạm tội. Từ đầu năm 2010 đến nay đã xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm người nước ngoài, đặc biệt là những hoạt động hết sức tinh vi của các đối tượng người nước ngoài thực hiện các hành vi lừa đảo CĐTS. Theo thống kê của Cục Thống kê tội phạm & CNTT – Viện KSNDTC và Bộ Công an, từ năm 2000 đến năm 2010 đã phát hiện, điều tra xử lý khoảng 1.300 vụ với gần 3000 đối tượng người nước ngoài thực hiện tội phạm ở Việt Nam. Trong đó, phát hiện và xử lý 130 vụ người nước ngoài phạm tội lừa đảo CĐTS, chiếm khoảng 10% tổng số vụ án. Từ đầu năm 2010 đến nay, tình hình người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp. Trong năm 2014, Công an TPHCM đã phát hiện, xử lý 137 vụ việc do người nước ngoài thực hiện, với 151 đối tượng, trong đó có 18 vụ lừa đảo CĐTS, với 39 đối tượng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, Công an TPHCM đã phát hiện, xử l được 52 vụ với 127 đối tượng người nước ngoài phạm pháp hình sự và trong tổng số 52 vụ đó đã có tới 13 vụ với 32 đối tượng thực hiện các hoạt động lừa 1 đảo CĐTS. TAND TPHCM, trong năm 2014 đã xét xử 37 vụ án do người nước ngoài gây ra, trong đó có 8 vụ lừa đảo CĐTS. Tại Hà Nội, từ tháng 12/2011 đến tháng 11/2015, toàn thành phố Hà Nội đã phát hiện 117 vụ tội phạm có yếu tố nước ngoài, tăng 52 vụ (89%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó hoạt động lừa đảo, CĐTS do người nước ngoài thực hiện cũng có xu hướng gia tăng. Tháng 10/2014, tại Hội nghị tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm TTATXH, Trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã nêu rõ từ năm 2010 đến nay, Cục CSPCTP Công nghệ cao đã phối hợp, trao đổi thông tin, điều tra gần 100 vụ án, vụ việc, chiếm 10% số vụ án do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam, trong đó có gần 1/3 là những hành vi sử dụng công nghệ cao lừa đảo CĐTS. Ngày 6/1/2016, trong Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 48/CTTƯ, Thượng tướng Lê Qu Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: “Năm 2015 tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông, tin học, mạng internet gia tăng hoạt động gây thiệt hại ngày càng lớn, nhất là hành vi trộm cắp, làm giả thẻ tín dụng, lừa đảo CĐTS”. Hoạt động lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện đã xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế như kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tư, cho vay vốn, huy động vốn, sử dụng công nghệ cao, lừa đảo qua mạng internet... Số lượng các vụ lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện chiếm tỷ lệ không nhiều song sự xuất hiện với tần suất khá đều đặn, tính chất, quy mô, mức độ nghiêm trọng ngày càng phức tạp và hậu quả thiệt hại gây ra thì đặc biệt lớn. Phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện là yêu cầu rất cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này vẫn còn nhiều những khó khăn, vướng mắc. Nhiều quy định của pháp luật hình sự về vấn đề này đã ban hành từ lâu, hiện nay không còn phù hợp; nhiều quy định mới ban hành lại khá chung chung, trừu tượng dẫn đến việc nhận thức và vận dụng của các chủ thể không thống nhất. Bên cạnh đó vẫn còn những sơ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, vẫn còn một sốvăn bản chưa thực sự chặt chẽ và thiếu đồng bộ. Thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm người nước ngoài nói chung, tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện nói riêng thời gian qua cho thấy: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện thường khó bị phát hiện, hoặc nếu bị phát hiện thì khó áp dụng các biện pháp xử lý hình sự; việc áp dụng pháp luật hình sự, các biện pháp tư pháp và biện pháp tố tụng đối với người nước ngoài nhiều khi còn có sự can thiệp về 2 mặt ngoại giao nên rất khó khăn trong công tác điều tra, xử lý; trình độ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, tin học của cán bộ làm công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý đối với tội phạm người nước ngoài còn hạn chế; đối tượng phạm tội đa dạng, nhiều quốc tịch. Mặt khác, hoạt động phòng ngừa, điều tra xử lý gặp vướng mắc vì các đối tượng người nước ngoài ngày càng tinh vi, xảo quyệt và chủ yếu lợi dụng những sơ hở, điểm yếu trong các lĩnh vực mới như chứng khoán, tín dụng, ngân hàng… để lừa đảo CĐTS. Những l do nói trên càng làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện gặp nhiều khó khăn. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm người nước ngoài nói chung, tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện nói riêng, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự, TTHS, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; đảm bảo xử l đối tượng phạm tội một cách nghiêm minh trước pháp luật, tạo niềm tin đối với nhân dân về uy tín của Nhà nước đồng thời không làm ảnh hưởng đến đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, NCS chọn nghiên cứu đề tài: “Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Luật học. 2. M c đ ch v nhiệ v nghi n cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm và phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; - Nghiên cứu tình hình tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện và chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện trong thời gian qua; - Làm rõ kết quả đạt được trong thực tiễn hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; những khó khăn, hạn chế về lý luận 3 và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; - Dự báo tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện, tình hình tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra những giải pháp, kiến nghị. 3. Đối tƣ ng v phạ vi nghi n cứu của luận án Đối tư ng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; tình hình tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam,chủ yếu trên phương diện hoạt động của lực lượng CAND. - Về địa bàn: Toàn quốc (Tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm về kinh tế - thương mại). - Về thời gian: Từ năm 2005 – 2014. 4. Phƣơng ph p uận v phƣơng ph p nghi n cứu của luận án 4 Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. 4 2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp điều tra chọn mẫu theo lát cắt ngang NCS đi vào phân tích điển hình số liệu các vụ việc lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện từ năm 2005 đến năm 2014 với các tiêu chí về loại hành vi phạm tội; quốc tịch bị can; những vụ việc đã áp dụng chế tài hình sự, các bị can đã bị áp dụng chế tài hình sự; các vụ việc và bị can chưa bị áp dụng hoặc không bị áp dụng chế tài hình sự; nguyên nhân của việc chưa áp dụng chế tài hình sự đối với những hành vi phạm tội? Từ đó đưa ra những đánh giá về hiệu quả thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện. Phương pháp này được áp dụng tại Chương 3 của Luận án. 4 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong các Chương 1, 2 và 4 của Luận án, dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu đã có hoặc đã được nghiên cứu trước đây để củng cố, xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết đưa ra: Hoàn thiện hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý về phòng ngừa tội phạm nói chung, tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện như thế nào? - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận án, để phân tích nguồn tài liệu thu thập được (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin…). Sau đó, liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về chủ đề nghiên cứu là “phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam”. - Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập bảng hỏi): Loại số liệu thu thập trong phương pháp này để chứng minh giả thuyết: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật TTHS đối với người nước ngoài ra sao? Thực tiễn hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện như thế nào? Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, dự báo và giải pháp hạn chế tình trạng này, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3, 4 của luận án. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các đồng chí là cán bộ Tòa án, Viện Kiểm sát; các đồng chí là Điều tra viên, cán bộ quản giáo ở trại giam (nơi giam giữ người nước ngoài); các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý; các chuyên gia quản l … để lấy ý kiến nhằm làm rõ nội dung thực trạng hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm người nước ngoài; những hạn chế, yếu kém cần khắc phục và nguyên nhân của chúng; đề xuất giải pháp và kiến nghị trong Chương 4 của luận án. - Phương pháp điều tra điển hình: NCS lựa chọn địa bàn điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh và những địa bàn, lĩnh vực xảy ra nhiều vụ án lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; đưa ra sự liên quan, tính quy luật về sự phát sinh, tồn tại và phát triển của loại tội phạm này và trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, đánh giá 5 chung và đưa ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ các nội dung ở Chương 3, Mục 3.2. 5. Đóng góp ới về khoa học của luận án - Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam; - Chỉ ra các nguyên nhân, điều kiện của loại tội này và đưa ra dự báo về đặc điểm của tình hình tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua; - Làm rõ những ưu điểm trong nhận thức và thực tiễn áp dụng lý luận về phòng ngừa tội phạm; các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS trong phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện, đồng thời chỉ ra những điểm còn hạn chế; - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. ngh a lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm, trong đó có l luận về phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đánh giá một cách khách quan về lý luận cũng như thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; góp phần bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm, làm phong phú thêm tri thức khoa học về tội phạm học; - Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp, kiến nghị của luận án có thể áp dụng vào hoạt động thực tiễn, giúp công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện đạt hiệu quả cao hơn; Luận án còn có giá trị làm tài liệu để các chủ thể làm công tác thực tiễn tìm hiểu cũng như cho những tổ chức, cá nhân có quan tâm đến vấn đề này tham khảo, nghiên cứu. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu i n quan đến đề tài luận án 6 Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội lừa đảo chiế đoạt tài sản do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện ở Việt Nam Chƣơng 3. Thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo chiế đoạt tài sản do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện ở Việt Nam Chƣơng 4. Phòng ngừa tội lừa đảo chiế thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới 7 đoạt tài sản do ngƣời nƣớc ngoài Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Từ những công trình của nhiều nhà nghiên cứu đã công bố có thể thấy rằng liên quan đến đề tài luận án cho đến nay đã có những công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau của các nhà khoa học. Phần lớn các tác giả nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận của Tội phạm học; nghiên cứu về tội lừa đảo CĐTS theo quy định của pháp luật Hình sự; hoặc nghiên cứu tội phạm lừa đảo CĐTS dưới góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm như về diễn biến của tình hình tội lừa đảo CĐTS; về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm lừa đảo CĐTS; đặc điểm hình sự của tội lừa đảo CĐTS; về hoạt động phòng ngừa, hoạt động điều tra tố tụng của lực lượng CSND, hoạt động xử l đối với loại tội phạm này. Có thể khái quát như sau: - Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận của Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, điển hình là: Sách chuyên khảo “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, Nxb CAND, Hà Nội, 2001 do GS, TS Nguyễn Xuân Yêm chủ biên; Sách chuyên khảo “Phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới”, của tập thể tác giả, Nxb CAND, Hà Nội 2001; Giáo trình Tội phạm học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1999, (tái bản năm 2011) của GS, TS Võ Khánh Vinh; Sách chuyên khảo, Viện NCNN&PL (2004), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa” của GS,TS Nguyễn Xuân Yêm và PGS, TS Nguyễn Minh Đức, Nxb CAND, năm 2011; Giáo trình Tội phạm học của GS, TS Đỗ Ngọc Quang, năm 2012 – Trường ĐH CSND; Giáo trình Tội phạm học, Nxb CAND năm 2013 của GS, TS Võ Khánh Vinh viết cho Đại học Huế 2013; Giáo trình Đặc điểm tội phạm học của tội phạm về trật tự quản lý kinh tế - chức vụ và biện pháp phòng ngừa, của GS,TS Hồ Trọng Ngũ và PGS, TS Phạm Quang Phúc, Nxb CAND, Hà Nội 2015... - Một số các công trình viết về hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm bằng các biện pháp và hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CSND, trong đó có hoạt động phòng ngừa, điều tra đối với tội lừa đảo CĐTS và tội phạm lừa đảo CĐTS có yếu 8 tố nước ngoài. Điển hình là: Công trình “Hoạt động của lực lượng C ng an nhân dân trong ph ng ngừa tội phạm do người nước ngo i gây ra ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của NCS Trần Phương Đạt, bảo vệ tại Đại học CSND (nay là Học viện CSND) năm 2001; Công trình “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong ph ng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt t i sản”, Luận án Tiến sĩ của NCS Phạm Quang Phúc, bảo vệ tại Học viện CSND năm 2003; - Những công trình nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm hình sự nói chung cũng như tội phạm do người nước ngoài thực hiện và tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện có các công trình như: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo theo luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sĩ L , năm 1997; “Đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Quang Phúc năm 1999; “Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của NCS Lê Đăng Doanh, năm 2008; - Một số tác giả khác lại dành sự chú ý cho các nghiên cứu theo trục phòng ngừa, điều tra tội phạm thuộc chức năng của lực lượng CSND. Điển hình như: “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt t i sản”, Luận án Tiến sĩ của NCS Phạm Quang Phúc, bảo vệ tại Học viện CSND năm 2003; hoặc theo trục lý luận về phòng, chống tội phạm như: “Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của NCS Lê Đăng Doanh, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2008; hoặc Đề tài “Hoạt động lừa đảo do người nước ngoài thực hiện tại các tỉnh, thành phố phía Nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh”, Đề tài khoa học cấp Bộ của PGS, TS Trịnh Văn Thanh, năm 2009; - Những nghiên cứu về lý luận và phương pháp điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo chức năng của lực lượng CSND hoặc theo từng lĩnh vực, cụ thể như: “Phương pháp điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mạo Anh năm 1996, bảo vệ tại Trường Đại học CSND; “Tổ chức hoạt động điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Văn Yên, Trường Đại học CSND năm 1997. Trong số này có một số đề tài đi sâu vào nghiên cứu hoạt động của lực lượng CSND trong điều tra, xử l đối với tội phạm trong các lĩnh vực cụ thể về ngân hàng, thuế, xuất khẩu lao động… như: Đề tài “Phát hiện, 9 điều tra tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động đưa người đi lao động ở nước ngoài của lực lượng C ng an nhân dân”, của Đinh Anh Tuấn, Học viện CSND năm 2005; Đề tài “Tội phạm lừa đảo trong lĩnh vực ngân h ng trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta – Thực trạng và các giải pháp đấu tranh của lực lượng Cảnh sát kinh tế”, Đề tài khoa học của Học viện CSND năm 1999; Hoạt động lừa đảo trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng v giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng Cảnh sát nhân dân”, Đề tài khoa học của Học viện CSND 2005; hoặc về phương diện hợp tác quốc tế phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng CSND có công trình “Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng Cảnh sát nhân dân – Lý luận và thực tiễn”, Đề tài cấp Bộ của ThS Nguyễn Giang Nam, năm 2010; - Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tội phạm học, l luận về phòng ngừa tội phạm và những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện còn có những đề tài nghiên cứu đề cập đến những vấn đề về người nước ngoài và quy chế pháp l của họ ở Việt Nam. Đáng chú là các công trình: "Đổi mới v ho n thiện pháp luật trong quản lý nh nước đối với người nước ngo i ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ của NCS Bùi Quảng Bạ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1996; "Quản lý nh nước về an ninh đối với người nước ngo i tại Việt Nam", Luận án Tiến sĩ của NCS Ngô Phúc Thịnh - Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội, 2002; "Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngo i nhằm bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng c ng an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh c ng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Đề tài cấp Bộ của Vụ quản l Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Hà Nội năm 2002. - Ngoài ra còn có các công trình của Khoa học luật Hình sự nghiên cứu về quy định của BLHS 1999 về tội lừa đảo CĐTS; về nội dung pháp lý, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm này như: Giáo trình Luật Hình sự của Đại học Luật Hà Nội, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật – Đại học Huế, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân… và trong các sách chuyên khảo về luật Hình sự khác như Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 của GS, TS Võ Khánh Vinh, GS, TS Hồ Trọng Ngũ, TS Đinh Văn Quế; sách chuyên khảo luật Hình sự của GS, TSKH Lê Cảm, GS,TS Võ Khánh Vinh… Tất cả những sách, chuyên khảo nói trên đều có những phần, nội dung về tội phạm, dấu hiệu pháp l đặc trưng, cấu thành của tội phạm, chính sách 10 hình sự đối với tội phạm…. Những quan điểm, luận điểm khoa học đó đã được thừa nhận rộng rãi và đây có thể được coi như nguồn hình thành cơ sở lý thuyết cho NCS trong quá trình nghiên cứu, cũng như những công trình nghiên cứu sau này. Bên cạnh các công trình nêu trên còn có những bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí TAND, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Tạp chí CAND… đề cập tới một số vấn đề có liên quan đến người nước ngoài, tội lừa đảo CĐTS ở các góc độ khác nhau như: “Bàn về việc giải quyết những vụ lừa đảo trên thẻ của người nước ngo i”, của tác giả Vũ Trọng Thưởng, Tạp chí Kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số tháng 02/2011, tr. 58 - 59, 62; “Xác định ranh giới các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giao dịch dân sự”, của tác giả Vũ Quốc Thắng, tạp chí Kiểm sát, số 6/1999… và một số bài báo, tạp chí khoa học khác. Những công trình, kết quả nghiên cứu của các tác giả mà chúng tôi tham khảo, nghiên cứu, hệ thống lại cho thấy không nhiều công trình có hướng nghiên cứu với nội dung chuyên sâu về lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm người nước ngoài, đặc biệt là lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu là trên phương diện tội phạm và điều tra tội phạm lừa đảo CĐTS; những nội dung chủ yếu mà các tác giả nghiên cứu hầu hết đều liên quan đến công tác hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CAND. Hoạt động phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) của các chủ thể có thẩm quyền như TAND, VKSND, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng nhân dân còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức; không nhiều nghiên cứu chuyên sâu về áp dụng pháp luật Hình sự, pháp luật TTHS đối với người nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề hoàn thiện quy trình phối hợp trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện cũng chưa được khai thác, nghiên cứu một cách hệ thống. Mặt khác, đa số các công trình mà các tác giả nghiên cứu cũng đã diễn ra khá lâu từ đầu những năm 2000, hiện nay đã gần 20 năm. Điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi, kéo theo đó là những thay đổi của đặc điểm tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung, tội lừa đảo CĐTS nói riêng. Mặt khác, tình hình người nước ngoài đến Việt Nam để làm ăn, sinh sống, lượng kiều bào ở nước ngoài trở về Việt Nam cũng tăng lên, thậm chí những thay đổi của kinh tế quốc tế thời 11 gian qua cũng có những biến đổi sâu sắc. Chính vì vậy, rất cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo về tội phạm có tính quốc tế, tội phạm do người nước ngoài thực hiện, đặc biệt là tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó, có thể đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện trong thời gian tới. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc và hệ thống lại những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thể hiện thông qua nội dung của những công trình đã nói trên, chúng tôi đã cơ bản có đủ dữ liệu để đưa ra những nhận xét chung về tình hình nghiên cứu của các công trình đã thực hiện có liên quan trực tiếp đến đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam” dưới những góc độ sau đây: Thứ nhất, về khía cạnh pháp lý hình sự của tội lừa đảo CĐTS đã được các tác giả nghiên cứu tương đối đầy đủ, thể hiện thông qua những nội dung cơ bản như sau: - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định tại Điều 134 BLHS 1985; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009); gần đây nhất, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015; - Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa theo quy định của BLHS 1985 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 1999 như: mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm; trách nhiệm hình sự, đường lối xử l đối với người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo CĐTS… Những vấn đề nói trên đã được các tác giả đề cập tương đối đầy đủ, rõ ràng với cơ sở lý luận khá vững chắc và có thể sử dụng để tham khảo khi nghiên cứu các công trình tiếp theo; Thứ hai, về người nước ngoài và chế độ pháp l người nước ngoài Những vấn đề lý luận về người nước ngoài và chế độ pháp lý của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; về thực trạng tình hình người nước ngoài ở Việt Nam; về việc quản lý xuất nhập cảnh, cư trú của nười nước ngoài… đã được một số công trình đề cập khá đầy đủ, chi tiết. Các công trình đã đưa ra và làm rõ thêm một số khái niệm: về người nước ngoài; về cơ chế điều chỉnh pháp luật trong quản l nhà nước đối với người nước ngoài ở Việt Nam; làm rõ địa vị pháp l của người nước 12 ngoài và vai trò của pháp luật trong quản l nhà nước đối với họ ở Việt Nam. Các công trình đã khái quát thực tiễn quản l nhà nước đối với người nước ngoài, tình hình vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động xử l vi phạm của các cơ quan chức năng trong những năm cuối 1990 của thế kỷ XX. Từ đó, đưa ra những định hướng, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản l người nước ngoài; nâng cao thức pháp luật, văn hóa pháp l ; đổi mới bộ máy, cán bộ, cơ chế quản l nhằm thực hiện quản l nhà nước có hiệu quả đối với người nước ngoài ở Việt Nam. Chẳng hạn như công trình "Quản lý nh nước về an ninh đối với người nước ngo i tại Việt Nam", Luận án Tiến sĩ của NCS Ngô Phúc Thịnh - Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội, 2002. Một số kiến nghị có tính khả thi của một số tác giả về sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật đã ban hành khi đó, tập trung vào một số điều của Bộ luật Hình sự, đặc biệt là kiến nghị: "Cần bổ sung hình phạt trục xuất v o hệ thống hình phạt của Bộ luật Hình sự được áp dụng vừa l hình phạt chính vừa l hình phạt bổ sung", được nêu trong Luận án của Bùi Quảng Bạ từ năm 1996, đã được pháp điển hóa thành Điều luật trong BLHS. Thứ ba, về các chủ thể đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam Ở Việt Nam, đấu tranh phòng, chống tội phạm từ trước đến nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản l , chỉ đạo Điều hành thống nhất của Nhà nước. Phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các cơ quan chức năng làm nòng cốt, vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân. Chủ thể tiến hành hoạt động phòng, chống tội phạm ở nước ta bao gồm: các tổ chức Đảng, với vai trò lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng và lãnh đạo trực tiếp các lực lượng tiến hành phòng ngừa tội phạm; các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; các tổ chức quần chúng được thành lập ở cơ sở với mục đích phòng, chống tội phạm ở cộng đồng dân cư; các tổ chức kinh tế - xã hội khác; các tập thể lao động và công dân; trong đó, cần xác định rõ vai trò của lực lượng CAND là nòng cốt và vai trò 13 của lực lượng CSND là chủ đạo trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm. Vai trò, chức năng, của các cơ quan này; cơ sở pháp lý cho việc thực hiện vai trò, chức năng của các chủ thể đã được nhiều công trình nghiên cứu, trình bày tương đối đầy đủ, kể cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Chẳng hạn như: Giáo trình “Tội phạm học” của GS, TS Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, Hà Nội 2003; Sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa” của GS,TS Nguyễn Xuân Yêm và PGS, TS Nguyễn Minh Đức, Nxb CAND, năm 2011; Giáo trình “Tội phạm học” của GS, TS Đỗ Ngọc Quang, năm 2012 – Trường ĐH CSND; Giáo trình “Tội phạm học”, Nxb CAND, Đại học Huế 2013 của GS, TS Võ Khánh Vinh; Thứ tư, về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung, tình hình tội lừa đảo CĐTS và đặc điểm tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam. - Có thể nhận thấy, hầu hết các giáo trình, sách chuyên khảo cũng như bài báo khoa học của các tác giả đã hệ thống, phân tích, đánh giá được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến: Một là, đặc điểm của tình hình tội phạm nói chung, đặc điểm tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài và đặc điểm tình hình của tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện; Hai là, các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm lừa đảo CĐTS và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua. Chẳng hạn như công trình “Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học của NCS Lê Đăng Doanh, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2008; hoặc Đề tài khoa học cấp Bộ của GS, TS Trịnh Văn Thanh “Hoạt động lừa đảo do người nước ngoài thực hiện tại các tỉnh, thành phố phía Nam – Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh”, TP HCM năm 2009. Thứ năm, những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm người nước ngoài; phòng ngừa tội lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện. - Về vấn đề này, nhiều tác giả đã phân tích và đưa ra khái niệm phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS theo chức năng của các chủ thể tham gia phòng ngừa, đấu tranh với tội lừa đảo CĐTS. Cũng đã có công trình đưa ra khái niệm “phòng ngừa tội phạm lừa đảo CĐTS do người nước ngoài thực hiện” theo phương diện hoạt động của lực 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất