Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở việt nam...

Tài liệu đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở việt nam

.PDF
180
919
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHOA LUẬT TRẦN XUÂN HUỆ TRẦN XUÂN HUỆ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 62 38 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ PPpPGS. TS TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để bảo vệ bất kỳ đề tài, luận án nào. Các số liệu và trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực và đều được người cung cấp cho phép sử dụng. Kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận án chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2016 Tác giả Luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 11 1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu ......................................................... 18 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 22 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI RỬA TIỀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ................................................................... 23 2.1. Những vấn đề lý luận về tội rửa tiền .................................................... 23 2.2. Tội rửa tiền theo quy định của BLHS Việt Nam và của một số nước trên thế giới ................................................................................................... 28 2.3. Tội rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam so với quy định chuẩn mực quốc tế. ................................................................................................................... 35 2.4. So sánh quy định của tội rửa tiền trong BLHS Việt Nam với tội rửa tiền của một số nước trên thế giới. ...................................................................... 40 2.5. Những vấn đề lý luận về phòng¸chống tội rửa tiền ở Việt Nam .......... 45 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 52 Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI RỬA TIỀN ............................................................................................................... 54 3.1. Tình hình tội rửa tiền ............................................................................ 54 3.2. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội rửa tiền ............................... 92 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 105 Chƣơng 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỘI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...................................................... 108 4.1. Dự báo tình hình tội rửa tiền trong những năm tới............................. 108 4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ............................................................ 114 4.3. Các biện pháp về phòng chống tội rửa tiền ........................................ 127 4.4. Xây dựng các cơ quan chuyên trách và cơ chế phối hợp ................... 131 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự ASEANPOL Tổ chức cảnh sát Asean APG Tổ chức phòng chống rửa tiền Châu Á – Thái Bình Dương BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BLDS Bộ luật dân sự BCA Bộ Công an BTP Bộ Tư Pháp CHLB Cộng hoà Liên bang CAHN Công an Hà Nội FATF Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền FIU Đơn vị tình báo tài chính INTERPOL Tổ chức cảnh sát quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà Nước TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TTLT Thông tư liên tịch TNHS Trách nhiệm hình sự UNDOC Cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm Liên Hợp Quốc USD Đồng đô la XHCN Xã hội chủ nghĩa VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao VNĐ Việt Nam đồng WCO Ban thư ký tổ chức Hải quan Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội Chứa chấp hoặc Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền hàng năm được thể hiện. Bảng 1.2: Số vụ, số bị cáo phạm tội Chứa chấp hoặc Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội Rửa tiền so số vụ và bị cáo phạm tội về các tội xâm phạm trật tự xã hội đã bị xét xử sơ thẩm (2004 – 2013). Bảng 1.3: Thực trạng về tội rửa tiền (Điều 251) được chi tiết hóa thông qua thực trạng tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250) và các tội thuộc chương XIX về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Bảng 1.5. Mức độ tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có và tội rửa tiền diễn ra trên phạm vi toàn quốc và một số tỉnh thành được nghiên cứu. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ các vụ án Biểu đồ 1.6: Cơ cấu về độ tuổi người phạm tội Biểu đồ 1.7: Cơ cấu về giới tính người phạm tội Biểu đồ 1.8: Cơ cấu sô người phạm tội là người dân tộc Biểu đồ 1.9: Cơ cấu về trình độ học vấn Biểu đồ 1.10: Cơ cấu về nghề nghiệp người phạm tội Biểu đồ 1.11: Cơ cấu về hình thức phạm tội Biểu đồ 1.12: Các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm Biểu đồ 1.13: Cơ cấu về chế tài hình sự Biểu đồ 1.14: Hình phạt bổ sung Phiếu điều tra xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) các giao dịch về thương mại, tài chính, xuất nhập khẩu ngày càng tăng, thị trường du lịch ngày càng mở rộng thì việc sử dụng các giao dịch tài chính, kinh tế, ngân hàng… để chuyển đổi những đồng tiền bất hợp pháp có được từ các hoạt động phạm tội thành những đồng tiền hợp pháp là điều rất dễ xảy ra. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ tài chính, tiền tệ, ngân hàng với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ngày càng đa dạng và phát triển. Trên thực tế, tội phạm rửa tiền đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, bao gồm cả giao dịch tài chính quốc tế, buôn lậu tiền qua biên giới, phạm tội ở một nước nhưng rửa tiền ở nước khác. Cũng giống như hầu hết các nước đang phát triển, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên tiền mặt. Việc sử dụng rộng rãi tiền mặt trong mọi giao dịch tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động rửa tiền trong nước, và khiến các nhà chức trách khó khăn hơn để lần theo dấu vết của tiền được rửa và xác định tội phạm. Những yếu tố này có nghĩa là Việt Nam hấp dẫn đối với tội phạm nước ngoài, cũng như tội phạm Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. Rửa tiền được coi là một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động tội phạm nhằm che đậy, xoá nhoà nguồn gốc đồng tiền thu nhập bất hợp pháp có được từ hoạt động phạm tội. Hành vi rửa tiền thường gắn liền với một hoặc nhiều hoạt động tội phạm trước đó, nó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế - xã hội, nó có thể phá huỷ nền kinh tế đồng thời khuyến khích hoạt động tội phạm khác như: Mua bán ma tuý, khủng bố, buôn bán người, buôn bán vũ khí, tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao, tham nhũng, đánh bạc... nó tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động và làm lệch hướng quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, làm tăng nguy cơ phá sản của các ngân 1 hàng và làm mất đi vai trò kiểm soát các chính sách của Chính phủ...có thể nói nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của các cơ quan quản lý Nhà nước và các Cơ quan thực thi pháp luật mà còn là mối đe doạ nghiêm trọng nền an ninh của một quốc gia và cộng động quốc tế. Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế. Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền và để phát huy vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế bằng chính sách, pháp luật phát huy những mặt tích cực và hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động nói riêng và lợi ích của Nhà nước nói chung thì vấn đề phòng chống tội phạm rửa tiền cần được pháp luật quy định một cách cụ thể, rõ ràng nhất là trong lĩnh vực pháp luật hình sự để xử lý và giải quyết các vụ án hình sự về tội rửa tiền, có như vậy hệ thống pháp luật của Việt Nam mới hài hoà và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Việt Nam là một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, hệ thống tư pháp và pháp luật về tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện, vấn nạn tham nhũng chưa được kiểm soát có hiệu quả, đó là những điểm rất dễ bị “lợi dụng” để tội phạm rửa tiền phát triển. Trong nhiều năm qua đã xuất hiện những hoạt động tội phạm rửa tiền nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội này còn rất khiêm tốn do chúng ta chưa có khung pháp lý hoàn thiện để đấu tranh phòng, chống và xử lý có hiệu quả các hành vi rửa tiền trên thực tế dẫn đến nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm và hành vi vi phạm. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách chuyên sâu và đề ra phương hướng hoàn thiện hiệu quả các khía cạnh pháp lý về tội rửa tiền. Do đó, việc phân tích làm rõ về mặt lý luận và thực trạng của tội rửa tiền ở nước ta để từ đó xác định các biện pháp phòng chống hữu hiệu là rất cấp thiết. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu, phân tích về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm; nghiên cứu những bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án hình sự về tội rửa tiền. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội rửa tiền nói riêng. Mục đích của luận án là tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để rút ra các luận cứ tội phạm học tương ứng, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tội phạm rửa tiền ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận án là: Về lý luận: Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến luận án. - Phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội phạm học tình hình tội rửa tiền, những đặc điểm, nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm; về các dấu hiệu pháp lý và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam. Từ đó góp phần bổ sung cho lý luận tội phạm học, luật hình sự và góp phần đề xuất hoàn thiện pháp luật. Về thực tiễn: Phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tội rửa tiền, dự báo tình hình và đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về tội rửa tiền (tập trung nghiên cứu tình trạng, diễn biến, cơ cấu, đặc điểm; nhân thân người phạm tội; nguyên nhân và điều kiện của tội rửa tiền); Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án được làm sáng tỏ ở hai khía cạnh: khía cạnh tội phạm học và pháp luật hình sự. Đó chính là giới hạn nghiên cứu của luận án; về thời gian, luận án lấy mốc thời gian từ năm 2004 đến năm 2013. 3 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật về tội phạm; những thành tựu khoa học về tư pháp luật hình sự, triết học, tâm lý học, lôgíc học. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn. Tác giả luận án đã: + Nghiên cứu chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản quan trọng khác. + Nghiên cứu hệ thống tư pháp hình sự bao gồm: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật phòng chống rửa tiền; các Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, những tài liệu lý luận khoa học pháp lý của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước. + Nghiên cứu hệ thống tài liệu của ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp, Hải Quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… trong phòng chống tội phạm nói chung và tội rửa tiền nói riêng. + Tiến hành khảo sát thực tế tại một số Đội thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an các Quận thuộc Công an Thành phố Hà Nội (CAHN), các Viện kiểm sát, Tòa án quận, huyện, tỉnh; trao đổi tọa đàm với các cán bộ; Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán; Chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán có nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống tội phạm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, hệ thống, khảo sát thực tiễn, tham vấn chuyên gia, luật học so sánh và dự báo qua những tài liệu thứ cấp ở trong nước và nước ngoài để làm sáng tỏ những vấn đề được nghiên cứu trong phạm vi đề tài. Cụ thể: 4 1. Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư liệu nhất là các tư liệu thứ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng được lựa chọn. 2. Phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua khảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu, những người trực tiếp làm công tác điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội rửa tiền. 3. Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành (chủ yếu là phương pháp tiếp cận của chuyên ngành Luật hình sự và Tội phạm học), xã hội học và các phương pháp liên ngành như lịch sử, kinh tế, hành chính… Để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các Chương của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về quy trình lập pháp, thực tiễn pháp luật Việt Nam để phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền. Từ đó, khát quát lên thành những vấn đề có tính lý luận về tội rửa tiền và cơ chế thực thi pháp luật liên quan đến tội rửa tiền (chương 2, 3); Kết hợp lý luận và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền (chương 4). - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các Chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các hiện tượng, các quan điểm pháp luật về tội rửa tiền, khát quát lại để phân tích, rút ra những cái thuộc về bản chất của các hiện tượng, các quy định và hoạt động thực tiễn của tội rửa tiền (chương 2, 3).Từ đó, rút ra các đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền (chương 4). - Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án. 5 - Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại Chương 2, Chương 3 của luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội rửa tiền của một số nước trên thế giới để từ đó rút ra những điểm chung, những điểm khác biệt. Ngoài ra Chương 4 của luận án, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền trong điều kiện hội nhập hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học của Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ, nghiên cứu toàn diện hệ thống pháp luật về tội rửa tiền. Trong luận án này đã: - Khái quát chung về tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam; làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm này. - Đánh giá tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội rửa tiền, từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đến năm 2013; đồng thời nêu ra được những mặt được, mặt chưa được trong công tác đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền và dự báo được diễn biến của tình hình tội phạm này trong thời gian tới. - Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự quy định về tội này ở Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra được những giá trị hợp lý trong việc lập pháp hình sự. - Kiến nghị được hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền một cách toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất là những đóng góp về sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội rửa tiền ở Việt Nam. Luận án được nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm rửa tiền nói chung và pháp luật hình sự hiện hành về điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền. Kết quả nghiên cứu luận án dựa trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn áp dụng, đánh giá đúng thực trạng, từ đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và những giải pháp hoàn thiện. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án là công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết luận về tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội rửa tiền và kiến nghị của tác giả trong luận án về các giải pháp đồng bộ đấu tranh phòng ,chống loại tội này không những phục vụ thiết thực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam mà còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm 143 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về tội rửa tiền và các biện pháp phòng chống Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội rửa tiền Chương 4: Các biện pháp phòng chống tội rửa tiền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội rửa tiền nói riêng là vấn đề mang tính quốc tế đã và đang được nhiều tổ chức, nhà luật học trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Từ trước tới nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài và các lĩnh vực khác có liên quan đến việc đấu tranh phòng, chống về tội rửa tiền đã được công bố. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tội rửa tiền. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập dưới một góc độ nhất định và đều có ý nghĩa đóng góp vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội rửa tiền nói riêng. Nghiên cứu sinh xin điểm qua các công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Thứ nhất: Nhóm các công trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực pháp luật kinh tế. Tác giả Nguyễn Thị Phụng “Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống rửa tiền ở Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng số 7/2002; Minh Nghĩa “Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền hiệu quả ở Mỹ”, Tạp chí Ngân hàng số 11/2002; Nguyễn Thị Thu Hằng “Rửa tiền mối hiểm hoạ dấu mặt”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 8 (6/2004); Bảo Trúc “Ba bước rửa tiền thời toàn cầu”, Báo Sài gòn đầu tư số 45 ngày 16.6.2012; Trọng Hùng “Chuyển tiền ngầm ở Châu Á”, Báo Tuổi trẻ ngày 14.6.2012; Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Hoài Bão “Rửa tiền - trở ngại cho phát triển kinh tế”, Tạp chí Ngân hàng số 8/2001; Vương Tĩnh Mạch “Phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng số 7/2000; cuốn sách “Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng” của Hiệp hội Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động năm 2001; Nguyễn Thị Ngọc Trang “Chống rửa tiền và chủ trương tự do hoá dòng chu chuyển vốn quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng số 3/1999, Nguyễn Thị Tam, “Thái Lan với việc chống rửa 8 tiền”, Tạp chí Ngân hàng số 12/2001, Hương Giang “Mỹ chống khủng bố trong lĩnh vực tiền tệ”, đăng trên tạp chí kinh tế của Trung Quốc; Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (chủ nhiệm đề tài) “Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Mã số: KNH 2009-02); Lê Thị Thu Thuỷ và Nguyễn Anh Sơn “Rửa tiền và pháp luật về chống rửa tiền ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, tháng 11 năm 2004; Huỳnh Bửu Sơn “Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt”, báo Doanh nhân Sài gòn cuối tuần, năm 2005; Trần Ngọc Thơ “Chống rửa tiền nhưng chống ai”, Tạp chí kinh tế phát triển, năm 2005; Lê Xuân Hiền “Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” Luận văn thạc sỹ năm 2010; Nguyễn Thị Thu Trang “Rửa tiền và chống rửa tiền hiện tượng, giải pháp ở các nước trên Thế giới và Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, năm 2003; Nghi Thu “Giám sát các giao dịch đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng nhằm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố”, Tạp chí Tài chính tháng 3/2014; Phạm Hạnh “Lĩnh vực chứng khoán mảnh đất màu mỡ cho tội phạm rửa tiền”, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2015; Lê Hiến “Trăm ngàn phương kế rửa tiền”, Tạp Tài chính tháng 4/2014; Hà Anh “Trung Quốc đứng đấu thế giới về rửa tiền xuyên biên giới”, Tạp chí Luật học tháng 8/2011; Ngân Hà “51.000 tỷ đồng giao dịch có dấu hiệu rửa tiền”, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2010. Thứ hai: Nhóm các công trình nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực pháp luật hình sự Luận văn thạc sỹ “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có” của Nguyễn Triệu Như Thường năm 2008; Vũ Duy Cương “Rửa tiền một tội phạm quốc tế điển hình”, Tạp chí Khoa học pháp lý số tháng 5/2002; Sổ tay về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực Hải Quan tại Hội thảo về công tác chống rửa tiền do Tổng cục Hải quan Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tổ chức cuối tháng 3/2012; Chuyên đề “Nghiên cứu các giải pháp pháp lý phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong xu thế hội nhập” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Khuê, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thị 9 Thúy Ngọc, Nguyễn Mạnh Hùng, Kiều Thị Hảo, Tạp chí Khoa học pháp lý số 8 và 9 năm 2011; Hồng Phúc “Việt Nam thúc đẩy mạnh hoạt động chống rửa tiền”, Báo điện tử Vietnamnet tháng 9/2005; Lê Thanh Sơn “Việt Nam có Luật chống rửa tiền”, Tạp chí điện tử của Đoàn Luật sư Hà Nội tháng 6/2005; Tuấn Kiệt “Nhận diện đối tượng và trách nhiệm báo cáo liên quan đến rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố”, Tạp chí Kiểm sát tháng 3/2012; Lê Đăng Doanh (2009), Tội rửa tiền - lý luận và thực tiễn, trong Đề tài: "Các tội xâm phạm trật tự công cộng theo quy định của Bộ luật Hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Chủ nhiệm đề tài:T.s Cao Thị Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Văn Hoàn “Sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền góp phần tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cùa hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kiểm sát, (số 4/2009); Trần Minh Hưởng "Tội phạm rửa tiền và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm rửa tiền", Tạp chí Kiểm sát, (số 11/2003). Thứ ba: Nhóm các công trình nghiên cứu về các giải pháp phòng, chống tội phạm và hoạt động rửa tiền Cuốn “Tội phạm có tổ chức, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Rửa tiền - Thực tiễn và giải pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, chủ biên TS. Khuất Văn Nga, năm 2009; Lê Anh Sơn “Hoạt động phòng, chống rửa tiền: Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý”, Tạp chí Tài chính số 4 tháng 4/2014; Hải An “Hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền”, Tạp chí Ngân hàng ngày 17/9/2014; Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai “Ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố”, Tạp chí Tài chính tháng 4/2013; Văn Tạo “Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Tài chính tháng 11/2013; Mạnh Hà “Cục phòng, chống rửa tiền: Mạnh tay xử lý hoạt động liên quan đến rửa tiền”, Tạp chí Tài chính online ngày 10/4/2015; Nguyễn Tuấn Anh “Đấu tranh phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Thanh Tra số 03 tháng 04 năm 2012; Anh Khoa “Tăng cường phòng, chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2015; Trang Trần “Quyết sách mới về phòng, chống rửa tiền”, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2011. Lê Văn Sua “Tội rửa tiền - những vướng mắc, bất cập và kiến nghị 10 hoàn thiện” đăng trên trang Web của Bộ tư pháp ngày 19/1/2015; Nông Xuân Trường "Tìm hiểu về việc phòng chống tội phạm rửa tiền trên thế giới", Tạp chí Kiểm sát (số 9/2005). Các công trình trong nước ở các mức độ khác nhau đã đưa ra được tình hình hoạt động rửa tiền, từ thực trạng cho đến tính chất nguy hiểm, hậu quả của tội phạm đối với xã hội; mối quan hệ giữa tội rửa tiền với các tội phạm nguy hiểm khác. Các tác giả đã đưa ra, phân tích các phương thức, thủ đoạn rửa tiền ở Việt Nam và qua đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa. Trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề rửa tiền trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và quốc tế, nhưng còn có rất ít công trình nghiên cứu đến vấn đề ảnh hưởng của tội rửa tiền đối với xã hội, đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia. Khi nghiên cứu các công trình trên, có thể thấy đa số các tác giả đều dựa trên quan điểm pháp luật để tiến hành tìm hiểu vấn đề, nhưng vẫn thường chỉ dừng lại ở dạng bài nghiên cứu ngắn (bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc khoá luận nghiên cứu về hiện tượng, hoạt động rửa tiền). 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài - Cuốn sách do Thierry de Montbrial, Pierre Jacquet (chủ biên) (2001); “Thế giới toàn cảnh”; do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Đây là một công trình nghiên cứu thị trường tài chính thế giới đã phân tích và giải thích nguồn gốc của tội phạm rửa tiền theo quan niệm kinh tế cũng như tác hại của hoạt động rửa tiền tới nền kinh tế các quốc gia mà nó xâm nhập. Các tác phẩm phân tích và đưa ra nhiều tình huống có thể coi là một trong số rất nhiều cách để tội phạm lợi dụng nhằm rửa tiền “bẩn” trên cơ sở kinh tế học. Đồng thời; Các tác giả tập trung áp đặt các định nghĩa kinh tế học mà quan trọng nhất là các công cụ kinh tế đủ sức mạnh kiểm soát nó. Bởi vậy, để có thể định nghĩa đúng hơn vấn đề thì cần xem xét trên quan điểm pháp luật về vấn đề rửa tiền trong hoạt động kinh tế. - “Money Laundering Muddying the Macroeconomy” của Peter J. Quirk đăng trên website http://www.imolin.org năm 2004, đã nêu và phân tích trong bối cảnh toàn cầu, những kẻ phạm tội đã lợi dụng ưu điểm của sự dễ dàng trong việc luân 11 chuyển vốn, những tiến bộ về công nghệ và sự luân chuyển của hàng hóa và con người càng tăng…để chuyển giao tiền, tài sản do phạm tội mà có từ nơi này sang nơi khác một cách nhanh chóng thông qua việc khai thác sự khác biệt về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia. Mục đích cuối cùng tạo cho khoản tiền, tài sản này một cái vỏ bọc hợp pháp và sẵn sàng để cho những kẻ phạm tội ở bất cứ nơi nào trên thế giới sử dụng. Ngày nay, rửa tiền không còn là hiện tượng xảy ra trong phạm vi một quốc gia mà là hiện tượng mang tính quốc tế. - John McDowell và Gayr Novis (năm 2001), “Những hậu quả nạn rửa tiền và tội phạm tài chính”; Steven L. Peterson (năm 2001), “Tiến hành rửa tiền: theo dấu đồng tiền”; Paul Bauer (năm 2001), “Tìm hiểu về chu trình rửa tiền”. Các tác phẩm này đăng trên Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ đều phân tích và đưa ra những lý giải và cách thức tiến hành rửa tiền, tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. Theo các tác giả, thông thường, tiền được "tẩy rửa" qua ba bước: Nhập tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính; Quay vòng tiền; Hội nhập tiền đã "rửa" vào hệ thống kinh tế. Dù tiền "bẩn" có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng vẫn là tổ chức tội phạm ban đầu. Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn trong giao dịch xuất nhập khẩu, chuyển tiền qua một ngân hàng hợp pháp thông qua một ngân hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài... Sau đó những kẻ "rửa tiền" sẽ đầu tư tiền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp. Yêu cầu cơ bản để việc "rửa tiền" được thành công là phải khéo léo xóa được mọi dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này. - Brent L. Bartlett, “Tác động tiêu cực của rửa tiền tới phát triển kinh tế” Báo cáo nghiên cứu kinh tế chuẩn bị cho Ngân hàng Phát triển châu Á, tháng 62002 và John McDowell và Gary Novis, “Triển vọng kinh tế,” Bộ Ngoại giao Mỹ (tháng 5-2001). Các báo cáo này đề đã đưa ra nhiều tài liệu tham khảo về các phương pháp và kỹ thuật rửa tiền. Các cơ quan vùng kiểu FATF khác nhau cũng cung cấp những thông tin về các thủ đoạn rửa tiền khác nhau mà họ đã gặp trong khu vực mình hoạt động. Bằng việc sử dụng các công ty bình phong và những 12 khoản đầu tư khác vào các công ty hợp pháp, những khoản thu được từ rửa tiền có thể được dùng để kiểm soát toàn bộ các ngành hoặc các khu vực của nền kinh tế ở những nước nhất định. Điều này làm tăng sự bất ổn định tiềm tàng về khía cạnh tiền tệ và kinh tế do sự phân bổ sai lệch các nguồn lực bắt nguồn từ tình trạng méo mó giả tạo của giá tài sản và hàng hóa. Nó cũng tạo ra một cơ chế cho trốn thuế, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của đất nước. - Guy Stessens “Rửa tiền: Một mô hình thi hành pháp luật quốc tế mới”; của tác giả do nhà xuất bản Cambridge, Anh xuất bản năm 2000. Nội dung cuốn sách đề cập đến Đơn vị tình báo tài chính (FIU) ở một số nước có thể được trao thẩm quyền giám sát đối với các tổ chức tài chính và các ngành nghề và doanh nghiệp phi tài chính về việc thực hiện các yêu cầu lưu trữ hồ sơ và báo cáo. Trong các trường hợp đó, FIU cũng có thể được ủy quyền áp dụng các chế tài hay hình phạt đối với các tổ chức, cá nhân vì không thực hiện các nghĩa vụ báo cáo hay lưu trữ hồ sơ - ví dụ, phạt tiền và/hoặc rút giấy phép. Hơn nữa, FIU có thể được ủy quyền ban hành các hướng dẫn cần thiết để thực hiện luật chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Do có quá nhiều hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố là các hoạt động xuyên biên giới, nên các FIU phải có khả năng chia sẻ thông tin tình báo tài chính với các FIU khác trên khắp thế giới để trở thành các đối tác hiệu quả trong cuộc chiến quốc tế chống các tội phạm này. Một đặc điểm chính của FIU là khả năng hợp tác một cách nhanh chóng và hiệu quả với tất cả các đối tác nước ngoài của mình. Việc chia sẻ thông tin ở cấp quốc tế nên được tiến hành thông qua thông tin liên lạc trực tiếp và an toàn với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. - Công trình nghiên cứu“Điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003” của Princewaterhouse Cooper dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành trên 50 quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh. Nhưng rủi ro cao nhất lại tập trung vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo hiểm. Số liệu thống kê 2001 của bản báo cáo, cứ sáu ngân hàng đang hoạt động là có một ngân hàng không thể kiểm soát nạn rửa tiền. Loại tội phạm kinh tế phổ biến nhất là chiếm dụng vốn, rồi đến tội phạm rửa tiền, tội phạm mạng và thông tin tài chính không trung thực. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan