Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn th...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
102
390
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI ĐỨC VŨ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆNHÀN HÀNLÂM LÂM VIỆN KHOAHỌC HỌCXÃ XÃHỘI HỘIVIỆT VIỆTNAM NAM KHOA HỌCVIỆN VIỆNKHOA KHOAHỌC HỌCXÃ XÃHỘI HỘI HỌC MAIĐỨC ĐỨCVŨ VŨ MAI DỊCHVỤ VỤCÔNG CÔNGTÁC TÁCXÃ XÃHỘI HỘIĐỐI ĐỐIVỚI VỚI DỊCH BỘĐỘI ĐỘIXUẤT XUẤTNGŨ NGŨBỊ BỊBỆNH BỆNHTÂM TÂMTHẦN THẦN BỘ TỪTHỰC THỰCTIỄN TIỄNTHÀNH THÀNHPHỐ PHỐĐÀ ĐÀNẴNG NẴNG TỪ Chuyên ngành : CÔNG TÁC HỘI Chuyên ngành : CÔNG TÁC XÃXÃ HỘI : 60.90.01.01 MãMã số số : 60.90.01.01 LUẬNVĂN VĂNTHẠC THẠCSĨSĨCÔNG CÔNGTÁC TÁCXÃ XÃHỘI HỘI LUẬN NGƯỜIHƯỚNG HƯỚNGDẪN DẪNKHOA KHOAHỌC: HỌC: NGƯỜI TS.HÀ HÀTHỊ THỊTHƯ THƯ TS. HÀNỘI, NỘI,2016 2016 HÀ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về "Dịch vụ Công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với bất kỳ đề tài nào khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Mai Đức Vũ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... ..... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN .................... 14 1.1. Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần: khái niệm và đặc điểm 14 1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ................................................................................................................. 18 1.3. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ...............................................................................................................30 1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần.........................................................................................................................33 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 36 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 36 2.2. Thực trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ..............................................................................................................................41 2.3.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 48 2.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần 58 Chương 3: BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................... 66 3.1. Biện pháp về chính sách ............................................................................ 66 3.2. Biện pháp về nâng cao năng lực cho bản thân bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia đình của họ ..................................................................................... 68 3.3. Biện pháp về nâng cao hiệu quả các mô hình hỗ trợ bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ........................................................................................................... 68 3.4. Đề xuất một số mô hình trợ giúp bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ........... 70 KẾT LUẬN..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACDC : Action to the Community Development Center Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng. BĐXN : Bộ đội xuất ngũ BTT : Bệnh tâm thần CTXH : Công tác xã hội MIUSA : Mobility International USA Hội đồng Quốc tế về Người khuyết tật. ILO : International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng BĐXN bị BTT chia theo địa bàn dân cư ........................ 42 Bảng 2.2. Số BĐXN bị BTT chia theo độ tuổi ............................................... 43 Bảng 2.3. Tình trạng trình độ chuyên môn của BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 44 Bảng 2.4. Tình trạng việc làm của BĐXN bị BTT ......................................... 45 Bảng 2.5. Hỗ trợ về tiếp dịch y tế đã được nhận ............................................ 49 Bảng 2.6. Đánh giá mức độ nhận được các hỗ trợ về mặt tâm lý ................... 52 Bảng 2.7. Đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ quản lý trường hợp ......................................................................................................................... 56 Bảng 2.8. Đánh giá kết quả dịch vụ hỗ trợ sinh kế ......................................... 57 Bảng 2.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................................ 59 Bảng 2.10. Các đặc điểm của cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT ........................................................................ 60 Bảng 2.11. Các đặc điểm của gia đình ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị bệnh tâm thần .................................................................................. 61 Bảng 2.12. Các đặc điểm của nhân viên xã hội ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với BĐXN bị BTT .................................................................................... 62 Bảng 2.13. Các đặc điểm của bản thân BĐXN bị BTT ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với họ............................................................................................. 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chia theo địa bàn khảo sát ...... 42 Biểu đồ 2.2. Hoàn cảnh kinh tế gia đình BĐXN bị bệnh tâm thần ........................ 46 Biểu đồ 2.3. Mức độ cần thiết các nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần với gia đình .................................................................................................................. 47 Biểu đồ 2.4. Đánh giá về kết quả hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế ............................... 49 Biểu đồ 2.5. Đánh giá về nhân viên xã hội dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế................. 50 Biểu đồ 2.6. Đánh giá về nhân viên xã hội trong hoạt động hỗ trợ tâm lý ........... 53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ và người bị bệnh tâm thần riêng biệt. Điều đó thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Công tác xã hội với bộ đội xuất ngũ hoặc với người bệnh tâm thần là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho bộ đội xuất ngũ như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách dạy nghề và tạo việc làm, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Song song với các chính sách dành cho nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ nói chung, người bệnh tâm thần còn có các chính sách dành cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần vẫn chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức, nhiều chương trình, hoạt động còn mang tính hình thức, đời sống gia đình bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chưa phải đã ổn định vững chắc, việc hỗ trợ cho họ trên địa bàn cả nước vẫn chưa có chính sách dành riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt này. Hiện nay trên địa bàn cả nước vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về số lượng cũng như đời sống, nhu cầu của nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, từ năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã ban hành một chính sách riêng có đối với nhóm đối tượng đặc thù này. Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 174 bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang được hưởng chính sách của thành phố. Mặc dầu đã có chính sách riêng có của 1 thành phố cho nhóm đối tượng này, tuy nhiên phần đông đời sống kinh tế - xã hội của họ và gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2014, triển khai mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ người tâm thần hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2014 – 2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ tại Đà Nẵng, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Đà Nẵng đã bắt đầu hoạt động quản lý trường hợp và tổ chức cung cấp một số dịch vụ công tác xã hội dành riêng cho nhóm đối tượng này như cung cấp kỹ năng, kiến thức liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần cho gia đình và người chăm sóc, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho một số đối tượng đã ổn định, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng và gia đình nhằm cải thiện đời sống kinh tế. Tuy vậy, những hoạt động trên vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản thân, tôi chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa những khuyến nghị, giải pháp cụ thể để cung ứng các dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các nghiên cứu về người khuyết tật, người tâm thần Những năm gần đây, người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng và các vấn đề của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả. Đặc biệt từ năm 2010, khi Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam đến năm 2020, các nghiên cứu về công tác xã hội đối với người tâm thần, dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Trong phạm 2 vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu về người khuyết tật, người bệnh tâm thần, cụ thể sau: * Các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần, người có công với cách mạng: Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật trong đó có người tâm thần đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo công bằng, vì con người và phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, có nhiều công trình nghiên cứu về khung pháp lý nhằm đảm bảo quyền của người khuyết tật, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Tác giả Trần Thị Thúy Nga đã có bài viết phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về dạy nghề cho người khuyết tật trên các phương diện: Chính sách đối với cơ sở dạy nghề, người khuyết tật học nghề và giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc học nghề đối với người khuyết tật cả ở phương diện hoàn thiện pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện. Tác giả Trần Thái Dương (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã nghiên cứu về những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, đặc biệt là những quy định của Công ước về quyền của Người khuyết tật trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ quốc gia khi Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước. Ngoài ra, còn có các đề tài luận văn, luận án ngành luật học nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn để đảm bảo cho quyền của người khuyết tật được thực hiện như : “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008; “Bảo vệ quyền 3 nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh Nghĩa năm 2012; … * Các nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần Về vấn đề nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần, chúng ta có thể kể đến một số chương trình tiêu biểu sau: Công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thư đã trình bày một cách tổng quát nhất về công tác xã hội với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật. Đây là giáo trình đào tạo Công tác xã hội ở hệ trung cấp nghề [38]. Hay, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) cũng đã nghiên cứu và xây dựng giáo trình đào tạo Công tác xã hội với người khuyết tật ở bậc Đại học và Sau đại học với ba nội dung chính. Đó là tổng quan về người khuyết tật; Trải nghiệm khuyết tật; và Các kỹ năng thực hành công tác xã hội [12]. Để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm việc với người khuyết tật một cách chuyên nghiệp, Cục Bảo trợ xã hội phối hợp cùng Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật xây dựng tài liệu về quản lý trường hợp với người khuyết tật đề cập tới những quan điểm về cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật và các giai đoạn của quản lý trường hợp với người khuyết tật. [18]. * Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật Các đề tài luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội trong những năm gần đây có xu hướng chuyên sâu nghiên cứu về thực trạng của công tác xã hội đối với người khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ, tại cộng đồng. Từ đó, vận dụng 4 các phương pháp công tác xã hội với cá nhân, phương pháp công tác xã hội với nhóm để thúc đẩy hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật mang tính chuyên nghiệp hơn như đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện Thanh Trì, Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tùng; Lê Thanh Thủy với đề tài “Công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” ; …[36]. Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hương và tác giả Tạ Thị Thanh Thủy (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) cũng có bài viết nhấn mạnh đến việc thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật có thể sử dụng các phương pháp “Tăng quyền lực”, “Dựa trên quyền” và “Điểm mạnh” để có thể làm tăng năng lực cho người khuyết tật, giúp cho họ tham gia vào xã hội, đồng thời chống lại những rào cản do phân biệt đối xử và thành kiến gây nên [17]. Các nghiên cứu đã dần mở ra nhiều hướng tiếp cận mới trong vấn đề thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về công tác xã hội đối với người khuyết tật. * Các hội thảo, dự án liên quan đến việc hỗ trợ cho người khuyết tật, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí Trong những năm qua có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ cho người tâm thần được tổ chức. Tiêu biểu một số hội thảo, dự án như sau: “Hội thảo Quốc tế về Công ước quyền người khuyết tật và vai trò của các Hội người khuyết tật” do Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 10/12/2013. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án về “Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người của Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ. Qua quá trình trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn của 5 các Hiệp hội người khuyết tật trong toàn quốc đã cho thấy Công ước về quyền người khuyết tật đã mở ra một cách nhìn nhận, tiếp cận mới của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đối với người khuyết tật. Công ước thúc đẩy việc bảo đảm người khuyết tật được thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản như tất cả mọi người. Hội thảo “Thúc đẩy cộng đồng: Tăng quyền cho người khuyết tật” được diễn ra vào ngày 26/3/2015 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm giới thiệu dự án Rights Now!, đánh giá thực trạng thực thi quyền của người khuyết tật sau khi Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được phê chuẩn tại Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội để chia sẻ kỹ năng, công cụ, kinh nghiệm và tài liệu hỗ trợ nâng cao năng lực cho Hội/nhóm/tổ chức của hoặc vì người khuyết tật Việt Nam trong tương lai. Chương trình do MIUSA (Hội đồng Quốc tế về người khuyết tật) và Trung tâm ACDC đồng tổ chức. Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại Việt Nam” do Khoa Công tác xã hội của Học viện khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào ngày 22/10/2015. Đây là hội thảo mang nhiều ý nghĩa khi nội dung nghiên cứu, thảo luận hướng đến vấn đề “Quản lý trường hợp với người khuyết tật” – đây là hướng đi mới hỗ trợ người khuyết tật đang được triển khai ở nhiều địa phương theo Thông tư 01/TT-Bộ LĐTB&XH về công tác quản lý trường hợp với người khuyết tật nhưng còn nhiều khó khăn như khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, nhận thức của chính quyền địa phương các cấp về công tác này. Đồng thời, thông qua các bài báo cáo của các chuyên gia và phần hỏi – đáp, thảo luận đã gợi mở những định hướng nghiên cứu cho học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn để làm chủ đề, phát triển nghiên cứu của đề tài luận văn cao học. Dự án “Chương trình trợ giúp người khuyết tật” do tổ chức DAI và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với tài trợ của USAID. 6 Dự án được thực hiện trong ba năm nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống quản lý trường hợp, tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm cho người khuyết tật, đồng thời nâng cao các chương trình y tế công cộng nhằm ngăn ngừa khuyết tật. Qua quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng người khuyết tật, người tâm thần luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, tiếp cận từ góc nhìn dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng – một địa phương có tỷ lệ khuyết tật tương đối cao thì cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức về dịch vụ công tác xã hội đối với người người tâm thần được đề cập đến. 2.2. Các nghiên cứu về chính sách người có công với cách mạng Đối với chính sách người có công với cách mạng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như sau: - Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” [22]. Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến đề tài luận văn này, như: - Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”[34]. - Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học [8, tr.10-17]. - Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, [32, tr 28-31]. - Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, [27, tr 45-54]. 7 - Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã hội Việt Nam - chương trình đào tạo sau đại học [35]. * Riêng đối với nhóm đối tượng đặc thù là bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, như đã trình bày ở trên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về nhóm đối tượng này, do đó tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu của mình. Đối với thành phố Đà Nẵng, qua tìm hiểu đến nay chưa có những chương trình cũng như đề tài nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần nhằm đưa ra những khuyến nghị hợp lý và xác thực để có hướng giúp đỡ nhóm đối tượng này. Vì vậy đề tài mà tôi lựa chọn là hoàn toàn không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đưa ra các biện pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Nghiên cứu thực trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Nghiên cứu cơ sở pháp lý để thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đối tượng: nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, cụ thể là các dịch vụ: hỗ trợ tiếp cận y tế; dịch vụ tham vấn tâm lý; dịch vụ quản lý trường hợp và dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia đình. - Phạm vi về khách thể: 174 bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội và gia đình (người chăm sóc trực tiếp). Và 50 cán bộ làm việc (cung cấp dịch vụ công tác xã hội) cho bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. - Phạm vi về địa bàn: nghiên cứu trên 7/7 quận/huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về đời sống của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, rút ra được những lý luận và đưa và được những biện pháp để nâng cao hiệu quả các dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: Đối tượng được nghiên cứu, đánh giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét. Như vậy những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu. 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần tại thành phố Đà Nẵng như thế nào, đã tương xứng với nhu cầu thực tế hay chưa? Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia đình họ gồm những gì? Dùng các phương pháp sau đây: * Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật, người tâm thần, người có công, vấn đề dịch vụ công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế. Đọc và phân tích các báo cáo, tài liệu của các cơ quan quản lý như Cục Bảo trợ xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng. Tìm hiểu các chính sách liên quan đến người khuyết tật, người tâm thần, bộ đội xuất ngũ, người có công với cách mạng… và đặc biệt là tìm hiểu các giải pháp để hỗ trợ họ. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi để đưa cho người hỏi dưới dạng Anket. Với phương pháp này, đề tài sẽ tiến hành phát bảng hỏi cho 174 bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang được quản lý và nhận trợ cấp hàng tháng trên 10 địa bàn thành phố Đà Nẵng và gia đình của họ để tìm hiểu về thực trạng đời sống xã hội nhu cầu của họ và đánh giá của họ đối với các dịch vụ công tác xã hội đã được triển khai tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra còn nghiên cứu đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. * Phương pháp quan sát Là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của để tài. Trong đề tài này, nhằm được tận mắt chứng kiến đời sống tâm lý của BĐXN bị BTT thông qua các hoạt động vãng gia. Song song với quá trình điều tra bằng bảng hỏi, các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát sẽ làm cõ sở bổ sung cho các thông tin liên quan ðến vấn ðề cần nghiên cứu. Cụ thể nhý: - Quan sát về môi trường sống của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, sinh hoạt hằng ngày của họ; - Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp của họ với người xung quanh… * Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thâp thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Tác giả đề tài sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về đánh giá của đối tượng đối với các dịch vụ công tác xã hội đang được triển khai, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các dịch vụ và và nhu cầu của họ. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ, nhân viên của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố. 11 * Phương pháp thống kê toán học Dùng các phương pháp toán thống kê để tính toán xử lý số liệu thu được qua nghiên cứu định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung cho những kiến thức chuyên ngành về Dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm đối tượng đặc thù là bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. Đồng thời, những kiến thức thu được từ thực tiễn được bổ sung sẽ làm phong phú thêm nguồn tham khảo cho việc tìm hiểu lý luận về bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ở khía cạnh dịch vụ công tác xã hội. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể là nguồn tư liệu tham khảo ý nghĩa cho các nghiên cứu sau trong lĩnh vực này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là cơ sở để các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quá trình hoạch định, xây dựng chính sách có những chính sách phù hợp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần tại Việt Nam nói chung, tại thành phố Đà Nẵng nói riêng; đồng thời có thể mở rộng mức độ nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên phạm vi lớn hơn. Từ vấn đề này, mọi người thấy được thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang ở mức như thế nào, đã tương xứng với nhu cầu thực tế hay chưa qua đó có cái nhìn tích cực hơn khi xem xét thực trạng này. Nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin với địa phương và các tổ chức xã hội, đề xuất các phương án cũng như khuyến nghị để có các chính sách hỗ trợ giúp đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần có cuộc sống tốt hơn và hòa nhập cộng đồng. 12 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các biểu bảng, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần Chương 2: Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng Chương 3: Biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan