Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ x...

Tài liệu “dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội chánh phú hoà thành phố hồ chí minh

.PDF
106
901
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN DŨNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI CHÁNH PHÚ HÒA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Học viện Khoa học Xã hội, Tổ chức UNICEF, Học viện Xã hội Châu Á, cơ sở học viện tại thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Các thầy, cô giáo: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai, TS. Hà Thị Thư… các thầy, cô giáo của trường Đại học Asi( Philippin ). Đặc biệt là Cô giáo: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Lao động Thương binh Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú hòa, các đồng nghiệp trong đơn vị đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia lớp học thạc sĩ ngành Công tác xã hội và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu liên quan và các hình ảnh cần thiết về thân chủ. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các bà, các cô, các chú tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị là cán bộ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Cán bộ nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hoà Thành phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ............................................................................................ 133 1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 133 1.2. Cơ sở lý luận dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Chánh phú Hòa ................................................................................... 222 1.3. Cở sở pháp lý về Công tác xã hội trong dịch vụ đối với người cao tuổi…………. 329 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ Công tác xã hội đối với người cao tuổi 292 Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI CHÁNH PHÚ HÒA ............................................................................................. 377 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội thành phố Hồ Chí Minh và tình hình Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Chánh Phú Hòa ............................................................... 377 2.2. Thực trạng người cao tuổi và dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Chánh Phú Hòa .......................................................... 455 Chương 3: BẢO ĐẢM DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI CHÁNH PHÚ HÒA ....... 70 3.1. Định hướng………………………………………………………………………..70 3.2. Giải pháp ………………………………………………………………………….704 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 799 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 822 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTXH Bảo trợ xã hội CTXH Công tác xã hội DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội ĐTXH Đối tượng xã hội HĐND Hội đồng nhân dân LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội NCT Người cao tuổi NĐ – CP Nghị định - Chính phủ NVCTXH Nhân viên công tác xã hội NXB Nhà xuất bản TC Thân chủ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Những khó khăn của NCT ...................................................................... 488 Bảng 2.2: Mức độ hiệu quả của sự hỗ trợ ................................................................. 52 Bảng 2.3: Đánh giá cung cấp thức ăn tại Trung tâm............................................... 554 Bảng 2.4: Sức khỏe của NCT .................................................................................. 575 Bảng 2.5: Nguyện vọng của NCT ........................................................................... 607 Bảng 2.6: Mức độ đánh giá về hoạt động tuyên truyền ......................................................60 Bảng 2.7: Thái độ của nhân viên làm việc với NCT ................................................. 513 Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của NCT ....................................................................................... 466 Biểu đồ 2.2: Người cung cấp nguồn lực ................................................................... 51 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu của NCT ............................................................................... 596 Biểu đồ 2.4: Mức độ tham gia hoạt động nhóm về văn hóa-tinh thần ...................... 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự đổi mới nền kinh tế của đất nước, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đối tượng người cao tuổi thông qua các chính sách, luật pháp nhằm hỗ trợ như trong Bộ Luật lao động, Pháp lệnh Người cao tuổi cùng hệ thống văn bản pháp quy liên quan, gần đây là việc dự thảo, thu thập ý kiến đóng góp xây dựng Bộ Luật lao động sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Người cao tuổi vào ngày 23 tháng 11 năm 2009 trong đó đề cập đến những quyền cơ bản, bảo đảm cho người cao tuổi về mọi mặt trong xã hội, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác. Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một quốc gia có dân số già vào năm 2014 (tỉ lệ người trên 60 tuổi lớn hơn 10% dân số). Như vậy, chỉ trong vòng một vài năm nữa nước ta sẽ phải đối mặt với các khó khăn do việc “già hóa dân số” mang lại. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và mặt bằng kinh tế chưa cao. Nếu ta không chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ thì trong những năm tới đây áp lực của việc “già hóa dân số” sẽ ngày càng đè nặng lên xã hội. Hậu quả là việc chăm sóc mang tính toàn diện đối với người cao tuổi ở nước ta khó có thể thực hiện tốt được. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi để họ tự vượt qua những thiệt thòi về thể chất, tinh thần, tích cực hòa nhập cộng đồng là những hoạt động có tính nhân văn sâu sắc, biểu hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình, tổ chức kinh tế, xã hội và các cấp chính quyền. Nhà nước đã kịp thời tổ chức nghiên cứu, ban hành các chính sách, chế độ, đồng thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, đặc biệt đã tổ chức nhiều phong trào hoạt động sâu rộng trong nhân dân nhằm chăm sóc và giúp đỡ người cao tuổi. Và để bù đắp phần nào trong đời sống người cao tuổi gặp khó khăn, các dịch vụ chăm sóc còn hạn chế trong chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người cao tuổi và các nhóm yếu thế, trong đó có những người cao tuổi không nơi nương tựa, các trung 1 tâm bảo trợ xã hội trên khắp cả nước đã ra đời. Trong đó, Trung Tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa là một trong những đơn vị điển hình thực hiện tốt vai trò đó. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ: tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục dạy nghề, hòa nhập cộng đồng cho đối tượng xã hội gồm: người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật và trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lao động nam và nữ.. Là một người quản lý công tác xã hội có thời gian gắn bó với Trung tâm hơn hai mươi mốt năm tôi mong muốn được đóng góp thật nhiều tâm huyết của mình vào việc đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối tượng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa nói riêng, đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn, giúp họ an tâm gắn bó những ngày còn lại của cuộc đời với trung tâm, góp phần vào việc phát triển nghề Công tác xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Xuất phát từ những lý do trên, trước tình hình đặc thù của TP.HCM đã đề cập, tác giả mong muốn đóng góp thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh các hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội của các cấp, các ngành và địa phương so với thực tiễn ứng dụng hoạt động công tác xã hội nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn, khả thi hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người cao tuổi, từng bước hội nhập công tác xã hội chuyên nghiệp thế giới. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, làm luận văn và trao đổi, chia sẻ với các cá nhân, các cấp, các ngành và địa phương, Trung tâm bảo trợ xã hội, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với NCT. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, vấn đề người cao tuổi đã được quan tâm đề cập đến nhiều, có thể kể tới một số công trình đáng chú ý sau: 2 Bài viết của Tiến sĩ Hoàng Mộc Lan (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” đứng trên góc độ phân tích của một nhà tâm lí học. Theo tác giả, đối với NCT ở Việt Nam hiện nay vấn đề được cho là đáng quan tâm ở khía cạnh đời sống tinh thần là: việc làm, thu nhập và nhu cầu lao động, sức khỏe và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phân tích về thu nhập của NCT neo đơn không nơi nương tựa. Tác giả cho biết, những nguồn thu nhập của đối tượng này thường từ việc buôn bán hàng rong, hưởng các chế độ chính sách, trợ cấp dành cho người già hoặc từ chính quyền địa phương, các cơ sở, tổ chức xã hội. Phân bố người cao tuổi không đồng đều, và nguyện vọng lớn nhất của NCT là được quan tâm, chăm sóc. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích về mặt sức khỏe của NCT, những chứng bệnh NCT hay mắc phải. Đề cập đến mối quan hệ xã hội và nhu cầu quan tâm, tôn trọng. Tác giả đã làm những khảo sát tại các vùng thuộc các tỉnh phía Bắc và rút ra kết luận: “Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã còn rất nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô đơn trong cuộc sống của người cao tuổi.” Công trình nghiên cứu “Một số vấn để cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của Ts. Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đề cập tới một số nội dung như: khái niệm, các cách tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, một số vấn đề cơ bản về đời sống của người cao tuổi hiện nay, một số vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi trong các gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, đề tài cũng là cơ sở thực tiễn để điều chỉnh chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 – 2015. Theo công trình“Tiếp cận văn hóa người cao tuổi” của Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan: “Người cao tuổi chuyển đổi từ môi trường hoạt động tích cực sang 3 môi trường nghĩ ngơi hoàn toàn. Với thời gian rỗi qua nhiều trong khi sức khỏe ngày càng kém đi đã khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm lý cô lập với thế giới xung quanh, đòi hỏi cần có nhu cầu giao tiếp mãnh liệt. Do kinh nghiệm sống của các cụ nhiều khi hơn lớp trẻ, được tiếp xúc với nhiều nên văn hóa mang tính truyền thống. Tác giả đã nhận định đối với các cụ trong đời sống hiện nay thì nhu cầu giao tiếp xã hội, với con người ta là quan trọng nhất. Vì khi về tuổi già họ luôn có xu hướng mặc cảm bản thân, chán nản, hay giận dỗi không kiềm nén được cảm xúc bản thân… do đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dựa trên đặc điểm này ta có thề tìm ra các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng giao tiếp theo chiều hướng tốt nhất. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội” của Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã đề cập đến người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở các trung tâm thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của trung tâm. Nhu cầu tình cảm và các mối quan hệ của người già cô đơn đã được đề tài thể hiện rõ ràng. Đề tài nghiên cứu đưa ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế các mối quan hệ ở người cao tuổi ở trung tâm bảo trợ xã hội và đi vào đưa ra hướng giải quyết. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ giữa những người già cô đơn, không nơi nương tựa với gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội, cùng với mối quan hệ với cán bộ, nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống tại trung tâm. Bên cạnh đó còn nêu lên mối quan hệ khác giới giữa người già với nhau trong trung tâm. Nhóm nghiên cứu đã khai thác tất cả rõ tất cả các mối quan hệ của những người cao tuổi tại trung tâm, chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều mặt của các mối quan hệ này đồng thời cũng là để hiểu rõ thêm về tâm lý người cao tuổi. Đồng thời đề tài cũng đi vào tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của 4 người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm, tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Từ đó đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ cho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Cẩm nang “Sức khỏe người cao tuổi” của Ban công tác Câu lạc bộ Hội người cao tuổi Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cung cấp những kiến thức cần thiết về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thể chất cho người cao tuổi. Người cao tuổi thường có thói quen ít đi lại. Sự giảm hoạt động này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các rối loạn chức năng và bệnh lý của cơ thể mà chủ yếu là các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, ở người cao tuổi thường xuất hiện các bệnh như: Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến.Tuy nhiên, trong cuốn sách cẩm nang vẫn chưa nói đến các bệnh mà người cao tuổi thường gặp. Bên cạnh đó, chưa nói tới vấn đề dinh dưỡng cho người cao tuổi. Sách chưa đề cập đến một số phương pháp để người cao tuổi ở tại các cơ sở mái ấm không thể vận động được có cách chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn. Cuối cùng cuốn sách đã nhắc đến vấn đề tinh thần nhưng chưa đi sâu vào cách chăm sóc đời sống tinh thần như thế nào phù hợp. Từ đó công trình đã đưa ra được một số giải pháp như: tăng cường các hoạt động phục vụ đời sống tinh thần cho Người cao tuổi; Thường xuyên tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ; xây dựng cơ sở phù hợp chăm sóc người cao tuổi; Nâng cao trình độ nhân viên công tác xã hội và đội ngũ y, bác sĩ tại các cơ sở. Theo kết quả khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, năm 2012 có trên 58% số người từ 60-69 tuổi cho rằng, sức khỏe của họ là yếu. Tỷ lệ này tăng nhanh theo tuổi tác. Ở nhóm tuổi từ 70-79, con số này tăng lên 68,4% và từ 80 trở lên, con số này tăng lên gần 75%. Chỉ 6,3% người từ 60-69 tuổi tự đánh giá sức khỏe của họ là tốt; tỷ lệ này ở nhóm người từ 70 tuổi trở lên còn thấp hơn nhiều, chỉ là 3,7%. Điều này cũng cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe đối với nhóm NCT là rất cần thiết và chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe của họ cũng tăng cao so với nhóm các nhóm tuổi khác. Sức khỏe yếu cũng là lý do chính để NCT không thể làm việc được, không tự tạo được thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân. Do vậy, cần thiết 5 nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác trợ giúp xã hội đối với NCT, đặc biệt đối với NCT thuộc nhóm tuổi 75-80 chưa được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Qua đó, thấy được những tác động tích cực, những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra được những khuyến nghị nhằm tăng cường công tác trợ giúp xã hội đối với NCT. “Tìm hiểu đời sống người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu pháp”, đăng trên website chuadieuphap.com.vn là một đề tài gần gũi nhất với đề tài mà chúng tôi đang nói đến. Đề tài đã cho chúng ta thấy được thực trạng đời sống của người cao tuổi tại Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp trên tất cả các mặt: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, điều kiện chăm sóc sức khỏe, sự quan tâm của cán bộ quản lý, của nhân viên phục vụ. Ngoài ra đề tài còn đề cập đến một số đặc điểm tâm lý điển hình của những người cao tuổi đang sống tại Mái ấm. Từ đó, đề tài đưa ra những giải pháp thiết thực để cải thiện đời sống tinh thần cho các cụ. Qua các đề tài nghiên cứu trên chúng tôi thấy phần lớn các đề tài đều chú trọng đến nghiên cứu những đặc trưng xoay quanh tâm lý của người cao tuổi cũng như đánh giá các mô hình áp dụng đối với đối tượng người cao tuổi. Đề tài “Tìm hiểu đời sống người cao tuổi ở Mái ấm tình thương Chùa Diệu Pháp” đã có đề cập đến vấn đề đời sống tinh thần nhưng mức độ tiếp cận còn ít. Chính vì vậy nhóm chúng tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu đời sống tinh thần của những người già tại các mái ấm tình thương, cái mà rất ít đề tài đề cập đến. Có thể nhận thấy, chưa có số liệu thống kê cụ thể về thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội của NCT tại TPHCM về dịchvụ tư vấn- tham vấn,chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng, tham gia câu lạc bộ, tiếp cận công trình công cộng, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao…Từ thực tế việc quản lý, chăm sóc, các chính sách trợ giúp đối với đối tượng người cao tuổi đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, tôi quyết định chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu, làm luận văn thạc sĩ công tác xã hội, đóng góp thêm một góc nhìn và những số liệu thực tế về 6 hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại một địa bàn cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, tìm hiểu thực trạng hoạt động dịch vụ công tác xã hội trong việc trợ giúp những đối tượng người cao tuổi không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này tại Trung tâm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về NCT và CTXH, dịch vụ CTXH, chính sách. pháp luật của Việt Nam đối với NCT tại Trung tâm bảo trợ xã hội. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý và những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đối với đối tượng người cao tuổi tại Trung tâm. Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội trợ giúp đối với NCT nhằm nâng cao năng lực cho NCT trong việc tham gia, khám chữa bệnh ban đầu, phục hồi chức năng, giáo dục – dạy nghề, hòa nhập cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các khách thể là người cao tuổi đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, các nhân viên bảo trợ và lãnh đạo Trung tâm. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 7 - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa số Km 16, đường ĐT 741 – khu phố 1b, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương,trực thuộc Sở LĐTB&XH TP.HCM. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi tại TTBTXH Chánh Phú Hòa được nghiên cứu từ những góc độ sau: Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi tại Trung tâm từ giai đoạn năm 2011-2015 - Phạm vi nghiên cứu về khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 70 đối tượng người cao tuổi, 01 cán bộ quản lý, 10 nhân viên làm việc tại Trung tâm. - Vấn đề nghiên cứu được giới hạn bao gồm: + Mô tả về cuộc sống của Người cao tuổi tại Trung tâm. + Việc triển khai thực hiện chính sách và nguồn lực cho người cao tuổi tại Trung tâm. + Các dịch vụ xã hội hỗ trợ Người cao tuổi tại Trung tâm. + Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm + Đội ngũ, cán bộ, nhân viên làm việc với NCT + Kết quả công tác xã hội đối với Người cao tuổi tại Trung tâm + Những khó khăn, hạn chế trong quản lý đối với Người cao tuổi tại Trung tâm - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ tháng 01/01/2016 đến tháng 30/06 năm 2016. 4.4.Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào quá trình khảo sát và nghiên cứu bước đầu ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, trong đề tài này, tôi đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau: Đối tượng NCT tại Trung tâm Bảo trợ xã hội đều được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội mà Nhà nước dành cho họ. Trung tâm đã dần triển khai việc áp dụng công tác xã hội vào phục vụ đối tượng. Những nhu cầu cơ bản của NCT đã được đáp ứng. 8 Việc thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại Trung tâm còn nhiều khó khăn, hạn chế. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu chính sách xã hội tác động tới đời sống NCT neo đơn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội đối với các giai cấp, các tầng lớp các nhóm xã hội khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình nghiên cứu phải đảm bảo căn cứ trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn. Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội nói riêng. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định, tạo sự công bằng xã hội mà nhất là với những đối tượng người yếu thế trong xã hội. Phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân. Người cao tuổi là đối tượng cần được xã hội quan tâm nên khi đi vào nghiên cứu chính sách xã hội về các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết vì nhân tố phát triển con người, đảm bảo các nhu cầu chính đáng của đối tượng từ đó góp phần vào phát triển xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Mẫu điều tra được tiến hành trên nhóm đối tượng là Người cao tuổi và được điều tra tại các khu nhà ở dành cho đối tượng cao tuổi tại Trung tâm. 9 Số lượng mẫu nghiên cứu là 70 đối tượng, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. 5.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu Tiến hành thu thập các thông tin tư liệu từ các nguồn như: văn bản pháp luật, thông tư, nghị định, sách, báo, tài liệu trong báo cáo tổng kết cuối năm 2015 của Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, báo cáo của sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh... Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để: + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH… + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với NCT như: đề tài ‘‘cẩm nang chăm sóc sức khỏe người già” + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với NCT và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp trực tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước. Điều tra viên phát bảng hỏi và trực tiếp phỏng vấn, ghi lại câu trả lời đối với 70 NCT tại Trung tâm để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng cuộc sống của NCT Như điều kiện về nhà ở, kinh tế gia đình, các nhu cầu của người cao tuổi…, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CTXH đối với NCT trên địa bàn như các hoạt động hỗ trợ xã hội, hỗ trợ các nguồn lực, hoạt động tuyên truyền… của nhân viên CTXH đối với NCT. Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng đời sống của NCT, thực trạng hoạt động CTXH đối với NCT tại trung tâm như việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, chế độ đối với NCT của cán bộ nhân viên, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhân viên 10 CTXH tại Trung tâm, một lãnh đạo tại Trung tâm, người đảm nhiệm công tác quản lý NCT tại Trung tâm và các ban ngành có liên quan. Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng... của người được điều tra. Cũng thông qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động công tác xã hội hoặc các hoạt động mang tính chất CTXH. Quan sát về môi trường, không gian sống của NCT. Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượng khảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem họ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức khỏe, tâm lý hay không… 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài luận văn làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứu dịch vụ CTXH đối với NCT. Trong đó gồm các khái niệm NCT; NCT cô đơn; CTXH; CTXH đối với NCT; dịch vụ; dịch vụ CTXH. Luận văn chỉ ra những vấn đề lý luận chính về dịch vụ CTXH đối với NCT cũng như vai trò nhiệm vụ của nhân viên CTXH. Kết quả nghiên cứu lý luận góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dịch vụ CTXH đối với NCT đang được nuôi dưỡng tại TTBTXH Chánh Phú Hòa vào trong nội dung lý luận của CTXH ở khía cạnh hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho NCT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu hoạt động dịch vụ CTXH tại trung tâm bảo trợ xã hội là một việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, thực hiện, công tác này gặp rất nhiều khó khăn. Với luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về 11 thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCT tại Trung tâm; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hơn nữa dịch vụ CTXH đối với NCT. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề NCT hiện nay, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác cung cấp dịch vụ CTXH. Giúp cho nhân viên CTXH. Cán bộ quản lý CTXH và NCT thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của dịch vụ CTXH đối với NCT những tồn tại hạn chế trong hoạt động dịch vụ CTXH chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTBTXH Chánh Phú Hòa. 7.Cấu trúc đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa. Chương 3: Bảo đảm dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa 12 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Các khái niệm 1.1.1 Người cao tuổi, Người cao tuổi cô đơn Già là một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi con người. Để đi đến cách hiểu thống nhất về khái niệm, trước tiên cần có sự thống nhất về cách gọi lớp người nhiều tuổi trong xã hội. Trong tiếng Việt và trong đời sống thực tế, để gọi lớp NCT, người Việt Nam sử dụng nhiều tên gọi khác nhau như “ Lão”, “Cụ”. Ngoài những từ phổ biến đó ra, ở Việt Nam còn có nhiều từ khác dùng để gọi người già bao gồm cả từ thuần Việt và từ Hán Việt như “Bà”, “Bủ”…Mỗi từ này đều mang một sắc thái, ngữ nghĩa khác nhau và đề hàm chứa tinh thần kính trọng đối với người già . Hiện nay, nhiều nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế, cũng như ở Việt nam đã dùng danh từ “Người cao tuổi” thay cho “Người già”. Cụm từ “Người cao tuổi” bao hàm sự kính trọng, sự động viên hơn so với cụm từ “Người già”.Tuy nhiên, về mặt khoa học thì thuật ngữ “Người già” hay “ Người cao tuổi” đều được dùng với ý nghĩa tương tự như nhau. Trên cơ sở thống nhất về tên gọi, để đánh giá đúng thực trạng NCT cần thống nhất hiểu thế nào là NCT? Theo quan điểm y học, sự già hóa có đặc điểm vừa chung mọi người, vừa riêng mỗi người không có một ngưỡng tuổi già duy nhất như nhau. Nhưng nhìn chung xét theo y học thì “Đã lão hóa thực thể sống”. Xét theo tâm lý học là “Cảm nhận về tri giác sáng tạo đã cạn nguồn”. Còn xét theo vận động cơ học thì “đã vào thời kỳ di chuyển chậm, kém thích ứng xã hội”. Quan niệm về tuổi già cũng phụ thuộc vào tập quán và mang tính địa phương. Việc xác định độ tuổi để quan niệm rõ thế nào là NCT có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Hội NCT Việt Nam qui định hội viên nam 55 tuổi trở lên, nữ 50 tuổi trở lên. Bộ luật lao động lại qui định lao động nam 60 tuổi trở lên và nữ 55 tuổi trở lên được nghỉ hưởng chế độ hưu trí. Theo qui ước của Liên Hiệp Quốc “Những người từ 60 tuổi trở lên không phân biệt giới tính là người già” và chia làm hai nhóm tuổi: 13 - Tuổi từ 60- 74 là NCT. - Tuổi từ 75 trở lên là người già. Tổ chức y tế thế giới “WHO” phân chia các lứa tuổi người già như sau: - Từ 60-74 tuổi: NCT. - Từ 75-90 tuổi: người già. - Ngoài 90 tuổi: người già sống lâu. Theo luật người cao tuổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa XII thì : “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.Tuy nhiên quan điểm này có thể thay đổi theo thời gian. Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định NCT là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau. Một số khái niệm liên quan Tuổi già sinh học: là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện những biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động và sinh hoạt trong cuộc sống. Già sinh học là khi các hoạt động sống của con người bị ảnh hưởng bởi chính các quá trình diễn biến tâm lý tự nhiên trong cơ thể con người. Đó là khi quá trình đồng hóa giảm đi và quá trình dị hóa tăng lên theo tuổi tác, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Tuổi già pháp định: là tuổi già mà pháp luật quy định đối với người lao động ở từng quốc gia. Theo các qui định này, những người đạt đến một độ tuổi nào đó phải chấm dứt các hoạt động lao động, được quyền nghỉ ngơi. Tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm qui định này đối với NCT thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tuổi già lao động: là tuổi khi mà người lao động đã có những suy giảm về thể chất và các chức năng lao động, các phản xạ nghề nghiệp đã kém đi. Như vậy 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan