Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh yên bái...

Tài liệu Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh yên bái

.PDF
92
3051
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ NGỌC SƠN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60. 90. 01. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐỖ NGỌC SƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Các khái niệm 1 9 9 1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 10 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 20 1.4. Cơ sở chính sách, pháp luật về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 23 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về các đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái có ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 29 28 2.2. Một số đặc điểm của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái 29 2.3. Nhu cầu của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái về các dịch vụ công tác xã hội 35 2.4. Những kết quả đã đạt được về tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái 43 2.5. Các hạn chế về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các nguyên nhân 51 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TỪ THỰC 61 TIẾN TỈNH YÊN BÁI 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái 61 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Yên Bái 62 KẾT LUẬN 77 PHỤ LỤC 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội DV CTXH Dịch vụ công tác xã hội CTV Cộng tác viên NCT Người cao tuổi NV Nhân viên DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG TT Tên các bảng biểu Trang Biểu 2.1 Sự gia tăng số lượng người cao tuổi giai đoạn 2010-2016 30 Biểu 2.2 Mức độ quan tâm của gia đình đến NCT theo đánh giá của bản thân người cao tuổi 33 Bảng 2.3 Các hoạt động giải trí chủ yếu của NCT 35 Phân nhóm người cao tuổi quan tâm nhưng chưa chính Bảng 2.4 thức đăng ký vào Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội 38 Biểu 2.5 Các nhu cầu hỗ trợ chú yếu của NCT khi khám chữa bệnh tại bệnh viện 42 Bảng 2.6 Các hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng 44 So sánh về đánh giá của nhóm NCT thuộc diện ngân sách Bảng 2.7 đài thọ và nhóm NCT tự nguyện về chất lượng dịch vụ tại Trung tâm CTXH và BXTH 49 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người cao tuổi là là lớp người có uy tín và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, là người có công sinh thành, nuôi dạy con cháu hình thành nhân cách và phát triển giống nòi. Ở nước ta, " kính lão, trọng xỉ" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và luôn được gìn giữ qua các thế hệ. Đảng và Nhà nước cũng luôn xác định việc chăm sóc, hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trong những năm qua kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, ở nước ta đã diễn ra sự thay đổi sâu sắc trên nhiều mặt kinh tế xã hội. Những thay đổi đó đã có sự tác động đến công tác chăm sóc ngừi cao tuổi. Một mặt, những thành quả có được từ sự phát triển kinh tế đã tạo ra những nguồn lực quan trọng phục vụ cho công tác chăm sóc người cao tuổi. Nhờ vậy đời sống của người cao tuổi được cải thiện, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên quá trình thay đổi về kinh tế xã hội ở nước ta đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức mới cho công tác chăm sóc người cao tuổi như: Mô hình gia đình có xu hướng chuyển từ mô hình gia đình mở rộng sang mô hình gia đình hạt nhân, Người cao tuổi nhận được sự chăm sóc từ gia đình ngày một ít hơn; tỷ lệ người cao tuổi sống một mình hoặc trong các gia đình chỉ có người cao tuổi ngày một nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây, quá trình già hóa dân số ở nước ta diễn ra rất nhanh chóng. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Thực trạng đó đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác chăm sóc người cao tuổi, trong đó có các yêu cầu về dịch vụ CTXH dành cho người cao tuổi. 1 Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở khu vực Tây Bắc của thủ đô Hà Nội với các điều kiện về kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn so với cả nước. Trong thời gian qua chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sự quan tâm, chăm lo đời sống mọi mặt của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, kể từ khi Luật người cao tuổi và Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) được đưa vào tổ chức thực hiện, công tác chăm sóc người cao tuổi nói chung và công tác cung cấp các dịch vụ CTXH cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có một số chuyển biển tích cực. Tuy nhiên do Yên Bái là một tỉnh miền núi với các điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho người cao tuổi cũng còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khác trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề liên quan người đến người cao tuổi nói chung và CTXH với người cao tuổi nói riêng, tuy nhiên chưa có các nghiên cứu đề cập một cách toàn diện các cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ CTXH với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái để có cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi trong điều kiện cụ thể của một địa phương miển núi. Những vấn đề đó đã gợi mở cho tác giả mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Yên Bái". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn những năm 2000-2005, khi công tác xã hội chính thức được đưa vào giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học ở nước ta với tư cách là một chuyên ngành độc lập cũng chính là thời điểm bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi tại Việt Nam. Tuy nhiên 2 những đề tài về CTXH với người cao tuổi trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về mặt lý thuyết để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập về CTXH. Kể từ năm 2010, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 về phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH, ở nước ta đã có thêm nhiều nghiên cứu mới dưới dạng các đề tài, các bài báo khoa học về lĩnh vực CTXH nói chung, trong đó có các nghiên cứu về dịch vụ CTXH, tiêu biểu là: Đề tài “Đánh giá nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội và xây dựng kế hoạch thiết lập mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ từ trung ương đến cộng đồng” được thực hiện năm 2011 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Lao động Xã hội do Ths.Đặng Kim Chung chủ trì. Trong đề tài nói trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu và khả năng đáp ứng về dịch vụ công tác xã hội của các nhóm đối tượng ở Việt Nam trong đó có người cao tuổi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Bài báo "Đề xuất mô hình trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam" trên tạp chí Lao động Xã hội của Ths.Nguyễn Văn Hồi. Trong bài này tác giả đã trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu, đánh giá về thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội của mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam ( gồm các trung tâm bảo trợ xã hội công lập và các trung tâm, cơ sở ngoài công lập ), trong đó nhấn mạnh đến những hạn chế và đưa ra một số đề xuất về mô hình trung tâm công tác xã hội ở Việt Nam. Trong những năm gần đây tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu về hoạt động CTXH với người cao tuổi tại các địa bàn cụ thể. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với 3 người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Man Khánh Quỳnh. Năm 2015 có đề tài: "Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Lê Thị Mai Hương. Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn trong hoạt động CTXH với người cao tuổi ở các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Đặc điểm của người cao tuổi; các vấn đề người cao tuổi thường gặp phải; vai trò của nhân viên CTXH trong trợ giúp người cao tuổi... Với các thông tin đã trình bày cho thấy các đề tài nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi nói chung và dịch vụ CTXH với người cao tuổi nói riêng ở nước ta đến nay còn chưa nhiều. Đặc biệt cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về dịch vụ CTXH với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Vì thế, đề tài “ Dịch vụ Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tỉnh Yên Bái” là đề tài còn khá mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực của hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại tỉnh Yên Bái nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hệ thống chính sách về phát triển nghề công tác xã hội và chăm sóc, phát huy người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận về dịch vụ CTXH với người cao tuổi. Phân tích các đặc điểm của người cao tuổi và nhu cầu về dịch vụ CTXH của người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Phân tích thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi tại tỉnh Yên Bái. 4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi tại tỉnh Yên Bái . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 4.2. Khách thể nghiên cứu: Một số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1Phạm vi về nội dung: Thực trạng các dịch vụ CTXH với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 4.3.2 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 4.3.3 Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2016 đến hết tháng 06/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận nghiên cứu Trong luận văn này tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5 5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đề tài có sử dụng một số tài liệu như: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người cao tuổi và phát triển nghề công tác xã hội, các báo cáo, bài báo khoa học, các thông tin trên Internet, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Các tài liệu trên đã được tác giả phân tích để rút ra các kiến thức, số liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5.2.2 Phương pháp khảo sát Tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát với 100 người cao tuổi ở 2 phường, 3 xã tại các địa bàn đại diện cho các khu vực cư trú khác nhau của tỉnh Yên Bái để thu thập các thông tin về các đặc điểm của người cao tuổi, nhu cầu của người cao tuổi về dịch vụ CTXH và kết quả cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Để chọn mẫu các xã, phường được điều tra, tác giả đã áp dụng phương pháp lẫy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Sắp xếp các phường ( đại diện cho các khu vự thành thị ) thành 1 danh sách, các xã ( đại diện cho khu vực nông thôn ) thành 3 danh sách theo các tiêu chí: Danh sách 1 là các xã vùng thấp, danh sách 2 là các xã vùng cao, danh sách 3 là các xã vùng dân tộc. Sau đó trong danh sách các phường chọn ngẫu nhiên 2 phường; trong 3 danh sách các xã, chọn ngẫu nhiên mỗi danh sách một xã. Để chọn mẫu danh sách người cao tuổi được điều tra tác giả đã áp dụng đồng thời 2 phương pháp là lẫy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Trong mỗi phường, xã chọn ngẫu nhiên 1 khu phố hoặc 1 thôn bản. Sau đó lấy tổng số người cao tuổi tại các thôn, bản, khu phố chia cho 20 để tìm số K. Chọn ngẫu nhiên 1 người trong danh sách, cách người đó K người lại chọn người tiếp theo. 6 Bảng hỏi dùng trong khảo sát gồm 22 câu hỏi về 4 nhóm vấn đề có liên quan đến đặc điểm, nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ CTXH của NCT. 5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với 15 người cao tuổi hoặc gia đình của họ gồm 10 người cao tuổi tại đang sinh sống tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh, 5 người cao tuổi đang sinh sống tại cộng đồng; Việc chọn người cao tuổi để phỏng vấn sâu được thực hiện dựa trên khả năng giao tiếp của người cao tuổi khi tiếp xúc với người cao tuổi. Đồng thời tiến hành phân tích để sử dụng có hiệu quả nhất các thông tin có được qua hoạt động khảo sát và phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn sâu đối với người cao tuổi đamg được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tập trung vào việc là rõ nguyên nhân NCT muốn vào sinh sống tại Trung tâm cũng như đánh giá và nhu cầu của họ về chất lượng dịch vụ CTXH tại Trung tâm. Nội dung phỏng vấn sâu đối với người cao tuổi tại cộng đồng tập trung vào việc bổ sung các thông tin mang tính chất định tính về thực trạng đời sống và nhu cầu của NCT về dịch vụ CTXH. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về dịch vụ CTXH với người cao tuổi như: Các khái niệm về dịch vụ CTXH; dịch vụ CTXH với người cao tuổi; các đặc điểm và nhu cầu của người cao tuổi về dịch vụ CTXH...Qua đó góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các kiến thức về CTXH nói chung và CTXH với người cao tuổi nói riêng. 6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội về đặc điểm, nhu cầu của người cao tuổi, đặc biệt là nhu cầu về 7 dịch vụ CTXH và vai trò của nghề CTXH nói chung và vai trò của các dịch vụ CTXH trong hoạt động chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi nói riêng. Kết quả nghiên cứu còn góp phần bổ sung những kiến thức về thực trạng dịch vụ CTXH nói chung, đặc biệt là dịch vụ CTXH với người cao tuổi trong điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của một địa phương miền núi như tỉnh Yên Bái. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ CTXH với người cao tuổi, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi trên địa bàn tỉnh. Các kết quả nghiên cứu đề tài này còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các sinh viên và những người có quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi nói chung cũng như lĩnh vực CTXH với người cao tuổi nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi trên địa tỉnh Yên Bái. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi là một khái niệm thường được dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi trong xã hội. Dưới góc nhìn của công tác xã hội, người cao tuổi là người bước vào thời kỳ có " Những thay đổi về tâm, sinh lý, lao động-thu nhập, quan hệ xã hội và sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống" [9, tr.8] Về mặt pháp luật, ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau tùy theo các điều ki ện kinh tế xã hội cụ thể mà có sự xác định khái niệm khác nhau về Người cao tuổi. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định trong Luật người cao tuổi ngày 23/11/2009 thì "Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên" [20,tr.3] 1.1.2 Khái niệm dịch vụ công tác xã hội Cụm từ "dịch vụ công tác xã hội" được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu về CTXH đã được xuất bản tại Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chính thức đưa ra khái niệm về dịch vụ CTXH. Tuy nhiên căn cứ vào khái niệm về công tác xã hội, căn cứ vào khái niệm dịch vụ đã được đề cập trong nhiều tài liệu, ta có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ CTXH như sau: Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động do các cơ sở có chức năng cung cấp dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH thực hiện nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội để giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng 9 đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản của mỗi người đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 1.1.3 Khái niệm dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi là các hoạt động do các cơ sở có chức năng cung cấp dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH thực hiện nhằm hỗ trợ người cao tuổi nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội để khắc phục các khó khăn nảy sinh do quá trình thay đổi về tâm sinh lý, lao động, thu nhập và quan hệ xã hội, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi. 1.2 Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi 1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản của người cao tuổi Nhiều người cao tuổi trở thành người khuyết tật khi về già. Do cơ thể lão hóa hoặc tổn thương do bệnh lý sẽ làm yếu thậm chí mất hẳn chức năng của tai, mắt, chức năng vận động. Người cao tuổi thường nghe và nhìn không rõ, thậm chí có người cao tuổi mất hoàn toàn thị lực và thính lực; di chuyển chậm chạp. Khả năng sống độc lập của người cao tuổi bị đe dọa khi tình trạng khuyết tật về thể lực hoặc tâm thần của họ gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Khi bước vào tuổi già, người cao tuổi thường phải đối mặt với sự thay đổi lớn về lao động và nghề nghiệp, chuyển từ trạng thái tích cực (lao động, tiếp xúc với nhiều người) sang tiêu cực (nghỉ ngơi, rảnh rỗi, tiếp xúc với ít người hơn ). Một số người cao tuổi sẽ mắc hội chứng về hưu. Khi mắc hội chứng này, người cao tuổi dễ buồn chán, thiếu tự tin, cảm thấy vô dụng... Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là: Hướng về quá khứ; chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” và có những biểu hiện tâm lý như: Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm 10 sóc nhiều hơn; cảm thấy bất lực và dễ tủi thân; nói nhiều hoặc bị trầm cảm; sợ phải đối mặt với cái chết. Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao tuổi thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như tuổi ấu thơ được gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của người cao tuổi giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến người cao tuổi mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Địa vị của người cao tuổi phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của bản thân họ và gia đình. Bên cạnh một bộ phận nhỏ người cao tuổi có các điều điều kiện kinh tế, họ có thể thuê mướn những người phục vụ chăm sóc tại gia đình hoặc lựa chọn cách sống trong các cơ sở dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất. Trong khi đó phần lớn người cao tuổi còn lại với sự hạn hẹp về tài chính phải dựa vào sự quan tâm của gia đình, người thân và cộng đồng nơi cư trú. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người cao tuổi thuộc nhóm nghèo nhất trong các nhóm nghèo. Nghèo là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống của người lớn tuổi. Tình trạng nghèo mà người cao tuổi phải đối mặt có tác động lớn đến chế độ ăn uống, bệnh tật, nhà ở cũng như việc tiếp cận với các dịch vụ của xã hội. Một số lượng không nhỏ người cao tuổi phải tiếp tục tham gia lao động. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao điều kiện sống của nhiều người cao tuổi. Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Tuy nhiên, cũng như ở những lứa tuổi khác, phần lớn người già cũng cần có một số nhu cầu cơ bản, phù hợp với lứa tuổi cụ thể là: Nhu cầu về ăn, ở; nhu cầu an toàn; nhu cầu tình cảm; nhu cầu được tôn trọng, được chấp nhận, được thấy mình có ích và nhu cầu có việc làm phù hợp. 11 1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi Công tác xã hội nói chung và CTXH với người cao tuổi nói riêng là một lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp, có mối liên hệ sâu rộng trong xã hội. Nó có một nên tảng đạo đức nghề nghiệp với một hệ thống các giá trị, một tập hợp các chuẩn mực hành vi được quy định chặt chẽ. Để tuân thủ các giá trị, chuẩn mực hành vi nghề nghiệp, trong hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH với người cao tuổi cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Chấp nhận thân chủ: - Tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề: Đối với NCT còn khả năng nhận thức thì - Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ; - Đảm bảo tính cá nhân hóa; - Đảm bảo tính riêng tư, bí mật thông tin về trường hợp của thân chủ; - Tự ý thức về bản thân; - Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp. 1.2.3 Nội dung các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi Hiện nay, trong hoạt động CTXH với người cao tuổi, người ta thường đề cập đến các dịch vụ chủ yếu như sau: 1.2.3.1 Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng Đây là mô hình dịch vụ mà người cao tuổi được hỗ trợ, chăm sóc ngay tại gia đình hoặc cộng đồng bởi các chăm sóc viên hoặc các tình nguyện viên với sự phối hợp của người thân trong gia đình người cao tuổi. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo cho người cao tuổi vẫn được sống hoàn toàn trong bầu không khí gia đình vui vẻ, đảm bảo dinh dưỡng đủ và hợp với sở thích, được chăm sóc thường xuyên, liên tục, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không bị đối mặt với các nguy cơ về môi trường do thiếu vệ sinh hoặc lây chéo một số bệnh từ những người cao tuổi khác so với các dịch vụ được cung cấp tại các trung tâm chăm sóc có đông người cao tuổi. 12 Nhược điểm của mô hình này là đỏi hỏi chăm sóc viên hoặc tình nguyên viên phải được đào tào bài bản, có hiểu biết khá toàn diện về các lĩnh vực như: chăm sóc phục hồi sức khỏe, tâm lý xã hội, dinh dưỡng với người cao tuổi. Đối với những người cao tuổi có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cần có sự theo dõi và chăm sóc kỹ về mặt y tế thì chăm sóc viên hoặc tình nguyện viên khó có thể đáp ứng được. Các hoạt động chủ yếu được các chăm sóc viên hoặc tình nguyện viên thực hiện trong dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng bao gồm: Kiểm tra các chỉ số cơ bản về sức khỏe của người cao tuổi; tổ chức cung cấp các bữa ăn với chế độ dinh dưỡng phù hợp; trợ giúp hoặc trực tiếp tắm rửa, vệ sinh cho người cao tuổi; vệ sinh nơi ở, đồ dùng hàng ngày của người cao tuổi; đưa người cao tuổi đi dạo; chuyện trò, tâm sự, chia sẻ với người cao tuổi; kết nối người cao tuổi với các chính sách, dịch vụ khác. 1.2.3.2. Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp với người cao tuổi Theo quy định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì đối tượng là người cao tuổi được xem xét, trợ giúp khẩn cấp bao gồm 2 nhóm đối tượng: Người cao tuổi là nạn nhận của bạo lực gia đình hoặc lao động cưỡng bức và người cao tuổi lang thang xin ăn. Tuy nhiên trong thực tế triển khai các hoạt động trợ giúp với người cao tuổi ở nước ta hiện nay, còn có một số nhóm người cao tuổi khác cũng cần đến sự trợ giúp khẩn cấp từ địa phương và các cơ sở cung dịch vụ CTXH như: Người cao tuổi bị sao nhãng, ngược đãi có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn về sức khỏe, tính mạng; người cao tuổi sống một mình bị mất khả năng tự phục vụ ( do các nguyên nhân như: tai nạn, bệnh lý); người cao tuổi bị tại nạn, rủi ro nghiêm trọng nhưng người nhà không biết để chăm sóc. Khi bị lâm vào các hoàn cảnh cần trợ giúp khẩn cấp kể trên, người cao tuổi sẽ được hỗ trợ theo các cách thức và mức độ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng. Tuy 13 nhiên nhìn chung sự trợ giúp khẩn cấp thường tập trung vào các nội dung cụ thể sau: Cách ly người cao tuổi với các nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của người cao tuổi; cung cấp chỗ ở, lương thực, thực phẩm, quần áo; điều trị phục hồi sức khỏe; tư vấn, hỗ trợ về tâm lý và chính sách; cải thiện các mối quan hệ xã hội với gia đình, cộng đồng nơi cư trú; đưa người cao tuổi về gia đình hoặc tiếp nhận vào các trung tâm bảo trợ xã hội 1.2.3.3. Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội Đây là dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi thường được cung cấp bởi các đơn vị như: Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão … ( sau đây gọi chung là các trung tâm bảo trợ xã hội). Việc cung cấp các dịch vụ này xuất phát từ việc người cao tuổi không thể tự đảm bảo được cuộc sống tại gia đình, cộng đồng hoặc do họ có nhu cầu muốn được cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chuyên nghiệp hơn. Các dịch vụ công tác xã hội tại các trung tâm bảo trợ gồm có: Dịch vụ chăm sóc dài hạn: Ưu điểm của dịch vụ chăm sóc dài hạn tại các trung tâm bảo trợ xã hội là người cao tuổi được quan tâm, theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ và chăm sóc toàn diện và thường xuyên bởi các nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo và có kỹ năng chăm sóc người cao tuổi. Bên cạnh đó cơ sở vật chất của các trung tâm cũng thường được xây dựng theo hướng phù hợp với các đặc điểm của người cao tuổi. Vì vậy dịch vụ này có thể cung cấp nhiều điều kiện phù hợp với hoạt động của người cao tuổi. Tuy nhiên nhược điểm của dịch vụ này là làm cho mối liên hệ giữa người cao tuổi với người thân, bạn bè và cộng đồng xã hội bị hạn chế rất nhiều. Căn cứ vào nguồn kinh phí chi trả cho cơ sở chăm sóc mà người ta thường chia dịch vụ này thành 2 loại gồm: Dịch vụ chăm sóc dài hạn do nhà nước hỗ trợ và dịch vụ chăm sóc dài hạn theo cơ chế tự nguyện, do người cao tuổi hoặc người bảo trợ chi trả phí dịch vụ. 14 Dịch vụ chăm sóc dài hạn do nhà nước hỗ trợ là mô hình dịch vụ thường được cung cấp cho các đối tượng là người cao tuổi có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, không có người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và không thể tự đảm bảo cuộc sống tại cộng đồng. Người cao tuổi khi được cung cấp dịch vụ theo cơ chế này sẽ không phải chi trả phí dịch vụ. Nhà nước sẽ dùng ngân sách để chi trả cho các dịch vụ này. Tuy nhiên những chất lượng chăm sóc mà họ nhận được cũng thường thấp hơn so với mô hình dịch vụ chăm sóc theo cơ chế tự nguyện. Ở nhiều nước trên thế giới nhà nước chỉ quy định khung giá của các dịch vụ cũng như mức hỗ trợ của nhà nước đối với từng nhóm đối tượng người cao tuổi cụ thể. Căn cứ vào các quy định đó, người cao tuổi có quyền tự lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ cho mình và nhà nước có trách nhiệm chi trả cho cơ sở được người cao tuổi lựa chọn theo các mức hỗ trợ đã được quy định. Ở Việt Nam cho đến nay, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi dài hạn tại do nhà nước hỗ trợ vẫn chỉ được cung cấp bởi hệ thống các trung tâm bảo trọ xã hội công lập. Mỗi trung tâm thường được giao phụ trách việc tiếp nhận các đối tượng là người cao tuổi cư trú trên một khu vực địa bàn nhất định được các cơ quan chức năng quy định cụ thể. Hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm này mới chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động nuôi dưỡng. Việc chăm sóc y tế và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người cao tuổi còn nhiều hạn chế. Dịch vụ chăm sóc dài hạn theo cơ chế tự nguyện là một mô hình rất phổ biến trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Khách hàng mà mô hình dịch vụ này nhắm đến là những người cao tuổi có thu nhập ổn định hoặc có tích lũy tài chính lớn. Trong mô hình dịch vụ này, người cao tuổi phải tự chi trả các loại phí cho trung tâm chăm sóc, nhưng mặt khác người cao tuổi thường có cơ hội được lựa chọn nhiều gói dịch vụ với các chế độ chăm sóc và mức phí khác nhau. Ưu điểm của mô hình này là người cao tuổi có thể lựa chọn các 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan