Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án liên môn tích hợp công nghệ 8 chuyên đề cơ khí...

Tài liệu Giáo án liên môn tích hợp công nghệ 8 chuyên đề cơ khí

.DOC
16
1920
103

Mô tả:

Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Chủ đề “Cơ khí” – Công nghệ 8 II. MỤC TIÊU: - Nêu lên được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống - Nhận biết được sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí trong các lĩnh vực: Máy điện, máy nông nghiệp, máy điện... - Chỉ ra được ví dụ các sản phẩm cơ khí có trong sinh hoạt và biết lợi ích của các sản phẩm cơ khí đó. - Nhận biết được tầm quan trọng của người lao động để tạo ra các sản phẩm cơ khí. - Hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên. Sinh học 9- Bài 54: Ô nhiễm môi trường. - Hiểu được hậu quả của ô nhiễm không khí đỗi với tự nhiên và đời sống con người (Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8, 9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên. Sinh học 9- Bài 54: Ô nhiễm môi trường. - Đề ra được các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường (Địa lí 7- bài 17: Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8, 9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên. Sinh học 9- Bài 55: Ô nhiễm môi trường, bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bài 61: Luật bảo vệ môi trường. Sinh học 6- Tiết 56: Thực vật góp phần phần điều hòa khí hậu.). - Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân. - Phát triển năng lực hợp tác: Biết thảo luận chia sẻ ý tưởng với các thành viên trong nhóm và hợp tác để lập một sơ đồ tư duy mới chung của nhóm về năng lượng, nhiên liệu trên cơ sở tổng hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm. - Biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin thu nhận được (Phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ...) rút ra những nhận xét về vấn đề cần tìm hiểu về sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí. - Học sinh có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có ý thức bảo vệ môi trường (Giáo dục công dân 7- Bài 14: Bảo vệ Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9- Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên. - Nhận biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí. Biết công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến. Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng. (Vật lý 7, 9: An toàn khi sử dụng điện). - Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cưa, đục. Biết các thao tác cơ bản về cưa và đục kim loại. (Hướng nghiệp lớp 9: chọn nghề nghiệp). III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC - Học sinh lớp 8 - Số lượng: 28 học sinh - Số nhóm: 4 nhóm IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU. - Máy chiếu đa phương tiện. - Giấy A0, A4, bảng nhóm, bút dạ, kéo, băng dính…để hoc sinh thảo luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu, ghi kết quả thảo luận nhóm. - Địa chỉ internet hoặc nguồn để tìm kiếm và thu thập thông tin. Thực tiễn địa phương, sách báo, tranh ảnh, thông tin, hình ảnh trên mạng. - Sách vở, đồ dùng học tập, các tư liệu cần tìm hiểu, chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được. - Thiết bị chụp ảnh, ghi âm để thực hiện chủ đề học tập V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: Tìm hiểu vai trò quan trọng của cơ khí trong đời sống và sản xuất; Tìm hiểu sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí xung quanh chúng ta và sự ô nhiễm môi trường do cơ khí. - Với vai trò của cơ khí: GV đặt ra một thử thách “cắt dây điện” để đặt vấn đề vào bài. HS tham gia sẽ hiểu rõ vai trò quan trọng của cơ khí. GV cho HS quan sát tranh, video để HS có thể rút ra được 3 vai trò của cơ khí để đi đến khẳng định cơ khí có vai trò quan trọng. Hoạt động 1: Với sự đa dạng của các sản phẩm cơ khí: GV cho các nhóm học sinh chọn 2 lĩnh vực về sưu tầm sản phẩm của cơ khí trong lĩnh vực đó. + Nhóm 1 (tiểu chủ đề 1): Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy điện, máy nông nghiệp. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí + Nhóm 2 (tiểu chủ đề 2): Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy sản xuất hàng tiêu dùng, máy khai thác. + Nhóm 3 (tiểu chủ đề 3): Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy vận chuyển, máy gia công + Nhóm 4 (tiểu chủ đề 4): Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy trong công trình văn hóa sinh hoạt, máy thực phẩm. Hoạt động 2: Các nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch làm việc. 1. Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, đã thảo luận về các vấn đề cần giải quyết, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. - Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy điện, máy nông nghiệp. + Lấy ví dụ các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực máy điện, máy nông nghiệp (in trên giấy A0) có sử dụng hình ảnh đối lập nhau. + Nêu được vai trò của các loại máy đó (trình bày miệng) + Sưu tầm câu trả lời để phản biện câu hỏi của nhóm bạn - Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy sản xuất hàng tiêu dùng, máy khai thác. + Lấy ví dụ các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực máy sản xuất hàng tiêu dùng, máy khai thác. Sưu tầm trên máy tính và báo cáo bằng hình ảnh và video. + Nêu được vai trò của các loại máy đó (trình bày miệng) + Sưu tầm câu trả lời để phản biện câu hỏi của nhóm bạn - Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực: Máy vận chuyển, máy gia công + Lấy ví dụ các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực máy sản xuất hàng tiêu dùng, máy khai thác.(in trên giấy A0) + Nêu được vai trò của các loại máy đó (trình bày miệng) + Sưu tầm câu trả lời để phản biện câu hỏi của nhóm bạn - Tiểu chủ đề 4: Máy trong công trình văn hóa sinh hoạt, máy thực phẩm. + Lấy ví dụ các sản phẩm cơ khí thuộc lĩnh vực máy sản xuất hàng tiêu dùng, máy khai thác. Báo cáo kết quả bằng sản phẩm thực tế, thao tác thực hiện công việc bằng các loại máy đó. + Chỉ ra được thêm các sản phẩm cơ khí trong lớp học. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí + Nêu được vai trò của các loại máy đó (trình bày miệng) + Sưu tầm câu trả lời để phản biện câu hỏi của nhóm bạn 2. Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp chí), Internet, thực tế trong cộng đồng.... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện chủ đề. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo... 3. Lập kế hoạch: a. Học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện chủ đề. b. Sau khi xây dựng được qui mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả sưu tầm trước lớp. - Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. - Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu. - GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi. + Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Trình bày dưới dạng hình ảnh in trên giấy A0 có sử dụng hình ảnh đối lấp để so sánh + Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Trình bày bằng cách trình chiếu Powerpoint. + Nhóm 3 thực hiện tiểu chủ đề 3: Trình bày dưới dạng hình ảnh in trên giấy A0 + Nhóm 4 thực hiện tiểu chủ đề 4: Trình bày bằng mẫu vật thật có thao tác sử dụng các loại sản phẩm đó. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường do cơ khí và các biện pháp làm giảm sự ô nhiễm đó. - HS làm việc cá nhân để tìm ra các nguyên nhân do cơ khí gây ra làm ô nhiễm môi trường Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí - Tìm hiểu các biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường. Hoạt động 5: Hướng nghiệp - Thảo luận nhóm tình huống tập làm kĩ sư thiết kế các sản phẩm cơ khí. Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm khác phản biện và đặt câu hỏi liên quan Định hướng nghề nghiệp và mức lương nhận được. Tiết 2: Vật liệu cơ khí GV đưa ra tiểu chủ đề chung để học sinh cùng tìm hiểu: “Vật liệu cơ khí” - Giáo viên cùng học sinh xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của giáo viên và các vấn đề học sinh hứng thú. - Học sinh đã xác định các tiểu chủ đề như sau: + Tiểu chủ đề 1: Kim loại đen + Tiểu chủ đề 2: Kim loại màu + Tiểu chủ đề 3: Chất dẻo + Tiểu chủ đề 4: Cao su - Sau khi xác định các tiểu chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và yêu cầu các học sinh cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng để điều hành các bước hoạt động tiếp theo của nhóm: + Nhóm 1: Lựa chọn chủ đề: “Kim loại đen”, + Nhóm 2: Lựa chọn chủ đề: “Kim loại màu”. + Nhóm 3: Lựa chọn chủ đề: “Chất dẻo” + Nhóm 4: Lựa chọn chủ đề: “Cao su”. Các nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch làm việc. 1. Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, đã thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. - Tiểu chủ đề 1: “Kim loại đen” cần giải quyết các vấn đề: + Lấy VD, thành phần cấu tạo, phân loại về kim loại đen + Tính chất của kim loại đen + Vai trò của kim loại đen đối với cuộc sống Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí + Sản xuất kim loại đen + Ô nhiễm môi trường, an toàn lao động khi sản xuất, khai thác kim loại đen - Tiểu chủ đề 2: “Kim loại màu” cần giải quyết các vấn đề: + Lấy VD, thành phần cấu tạo, phân loại về kim loại màu + Tính chất của kim loại màu + Vai trò của kim loại màu đối với cuộc sống + Sản xuất kim loại màu + Ô nhiễm môi trường, an toàn lao động khi sản xuất, khai thác kim loại màu - Tiểu chủ đề 3: “Chất dẻo” cần giải quyết các vấn đề: + Lấy VD, thành phần cấu tạo, phân loại + Tính chất của chất dẻo + Vai trò của chất dẻo đối với cuộc sống + Tái chế chất dẻo ở quận Long Biên + Ô nhiễm môi trường, an toàn lao động khi sản xuất, tái chế chất dẻo - Tiểu chủ đề 4: “Cao su” cần giải quyết các vấn đề: + Tính chất của cao su + Vai trò của cao su đối với cuộc sống + Lợi ích của việc trồng cây cao su + Các nhà máy chế biến cao su: đệm, lốp xe 2. Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện chủ đề: thư viện (sách, báo, tạp chí), Internet, thực tế trong cộng đồng.... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện chủ đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu... Với tài liệu sách, báo in cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu. Lưu ý với tài liệu khai thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo... 3. Lập kế hoạch: a. Học sinh thảo luận lập kế hoạch thực hiện tiểu chủ đề. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí b. Sau khi xây dựng được qui mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm theo mẫu: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Tên chủ đề: ....... Nhóm: .... Tên thành viên: Nhiệm vụ: Phương tiện: Thời hạn hoàn thành: Dự kiến sản phẩm: Tiết 3: Vật liệu cơ khí (tiếp) - Học sinh trình bày kế hoạch làm việc của nhóm. * Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện của nhóm, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch. * Học sinh tiến hành thực hiện chủ đề ( 5 ngày) a. Thu thập thông tin: Học sinh tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu của chủ đề: từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. b. Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được tiến hành xử lí, có thể sử, các tranh ảnh được chọn lọc, bình luận; các số liệu được so sánh, bình luận, giải thích. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Trong qua trình xử lí thông tin, các nhóm đã tiến hành xin ý kiến giáo viên nhờ đó các nhóm được giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của chủ đề. c. Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. d) Giới thiệu sản phẩm trước lớp - Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí - Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu. - GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi. + Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Trình bày dưới dạng đoạn phim. + Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Trình bày bằng cách trình chiếu Powerpoint. + Nhóm 3 thực hiện tiểu chủ đề 3: Trình bày bằng cách làm đoạn phim. + Nhóm 4 thực hiện tiểu chủ đề 4: Trình bày bằng cách làm phim tư liệu. - Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm, về: năng lực thu thập và xử lí thông tin của học sinh; năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện chủ đề... e) Tìm hiểu quá trình hình thành sản phẩm cơ khí - HS đặt tình huống về chế tạo chiếc kìm - HS trình bày quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí Tiết 4: Dụng cụ cơ khí - Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình (GV giao nhiệm vụ về nhà ở tiết 3), thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. - Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu. - GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí + Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Dụng cụ đo và kiểm tra + Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt + Nhóm 3 thực hiện tiểu chủ đề 3: Dụng cụ gia công Tiết 5: Cưa và đục kim loại - Học sinh đã xác định các tiểu chủ đề như sau: + Tiểu chủ đề 1: Cưa + Tiểu chủ đề 2: Đục * Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện của nhóm, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch. * Học sinh tiến hành thực hiện chủ đề ( 5 ngày) a. Thu thập thông tin: Học sinh tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu của chủ đề: từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. b. Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được tiến hành xử lí, có thể sử, các tranh ảnh được chọn lọc, bình luận; các số liệu được so sánh, bình luận, giải thích. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Trong qua trình xử lí thông tin, các nhóm đã tiến hành xin ý kiến giáo viên nhờ đó các nhóm được giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của chủ đề. c. Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. d) Giới thiệu sản phẩm trước lớp - Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung. - Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần tìm hiểu. - GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi. + Nhóm 1 thực hiện tiểu chủ đề 1: Trình bày dưới dạng đoạn phim. + Nhóm 2 thực hiện tiểu chủ đề 2: Trình bày bằng cách trình chiếu Powerpoint. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 1. Vai trò của cơ khí: Cơ khí có vai trò quan trọng - Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao. - Cơ khí giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn - Nhờ cơ khí, tầm nhìn con người được mở rộng con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian. 2. Vật liệu cơ khí 3. Dụng cụ cơ khí Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan Môn Sinh học lớp 6 - Tiết 56: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu Môn Sinh học lớp 9 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường - Bài 55: Ô nhiễm môi trường. - Bài 61: Luật bảo vệ môi trường Môn Hóa lớp 9: - Bài 41: Nhiên liệu. Môn Địa lí lớp 7: - Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Tài liệu thanh lịch văn minh lớp 8,9: - Tiết 4: Ứng xử với môi trường tự nhiên. Môn GDCD 7: - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu hướng nghiệp 9 2. Tài liệu tham khảo 1.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_m%C3%B4i_tr %C6%B0%E1%BB%9Dng 2. http://www.vietnamplus.vn/Home/2-trieu-nguoi-tu-vong-moi-nam-vi-onhiemkhong-khi/20137/206626.vnplus 3.http://danviet.vn/o-nhiem-khong-khitieng-on-tang-nguy-benhtim/ 138960p1c31.htm 4.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_ti%E1%BA %BFng_%E1%BB%93n 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_%E1%BB%93n Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn. NHÓM 1 Phiếu đánh giá Các mức độ Đánh dấu x vào ô tương ứng Nội dung đánh giá Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 ( Trung bình) ( Khá) ( Tốt) ( Rất tốt) Tính sáng tạo. X Nội dung phong phú X Tạo ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) X Tính khoa học Cảm tưởng sau khi xem nhóm bạn trình bày. X - Bài sưu tầm có hình ảnh phong phú, đa dạng - Có hình ảnh đối lập nên đem lại kết quả cao NHÓM 2 Phiếu đánh giá Các mức độ Đánh dấu x vào ô tương ứng Nội dung đánh giá Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 ( Trung bình) ( Khá) ( Tốt) ( Rất tốt) Tính sáng tạo. Trường THCS Ái Mộ X Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí Nội dung phong phú X Tạo ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) X Tính khoa học Cảm tưởng sau khi xem nhóm bạn trình bày. X - Bài sưu tầm có hình ảnh, video phong phú, đa dạng - Trình bày hay, hấp dẫn NHÓM 3 Phiếu đánh giá Các mức độ Đánh dấu x vào ô tương ứng Nội dung đánh giá Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 ( Trung bình) ( Khá) ( Tốt) ( Rất tốt) Tính sáng tạo. X Nội dung phong phú X Tạo ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) X Tính khoa học Cảm tưởng sau khi xem nhóm bạn trình bày. X - Bài sưu tầm có hình ảnh phong phú, đa dạng Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí NHÓM 4 Phiếu đánh giá Các mức độ Đánh dấu x vào ô tương ứng Nội dung đánh giá Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 ( Trung bình) ( Khá) ( Tốt) ( Rất tốt) Tính sáng tạo. X Nội dung phong phú X Tạo ấn tượng cho người xem (hấp dẫn, mới lạ) X Tính khoa học Cảm tưởng sau khi xem nhóm bạn trình bày. X - Bài sưu tầm sự dụng hiện vật thật: Nồi cơm điện, dụng cụ vắt cam, dụng cụ gọt hoa quả...tạo ấn tượng tốt về các sản phẩm cơ khí. - Trình bày sáng tạo, có thao tác sử dụng các dụng cụ nên thu hút được người xem - Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm, về: năng lực thu thập và xử lí thông tin của học sinh; năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện chủ đề... Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề: Cơ khí VII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH. Trường THCS Ái Mộ Giáo viên: Bành Thị Thanh Huyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146