Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn lịch sử 6 dạy bài 10 những chuyển biến trong đời sống ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn lịch sử 6 dạy bài 10 những chuyển biến trong đời sống kinh tế

.DOC
21
3278
113

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ. Địa chỉ: Trường THCS Phong Vân - Ba Vì - Hà Nội Điện thoại: 0168 2.251.293 Email: [email protected] Thông tin về giáo viên: + Họ và tên: Lê Thị Thanh Xuân + Ngày sinh: 21 - 03 - 1979 + Môn dạy: Lịch Sử. Năm học: 2014 – 2015 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Tên hồ sơ dạy học. Tích hợp liên môn thông qua kiến thức các môn: Vật lý, Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc và Giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế. Bộ môn Lịch sử lớp 6 2. Mục tiêu dạy học. Lịch sử chính là cuộc sống, quá khứ của loài người, trải qua lao động sản xuất và đấu tranh chống áp bức, bất công khi xã hội phân chia thành giai cấp. Trong cuộc sống lao động và đấu tranh xã hội, nhân dân trong quá trình lịch sử để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau học tập, noi gương, phát huy trong cuộc sống. Vì vậy thông qua bài học giúp các em nhận biết được ông cha ta đã lao động sản xuất như thế nào? Trong quá trình dạy học lịch sử tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học Vật lí, Địa, Ngữ văn, Âm nhạc .... để giải quyết tốt các vấn đề có liên quan đến chủ đề. a. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng kiến thức của các môn học như Địa lý ( để giới thiệu một số địa điểm trên lược đồ và đặc điểm của địa hình nước ta), Vật lí (để biết được quá trình nấu chảy quặng để lọc ra kim loại…), Ngữ văn (để thấy được vai trò của lúa gạo đối với cuộc sống của con người, qua các câu chuyện, ca dao, tục ngữ….), Âm nhạc (khắc sâu hình ảnh hạt gạo và sự lao động cần cù, vất vả của người lao động)... vào nội dung bài học. b. Kỹ năng: - Biết cách nhận xét, phân tích, xử lí những tình huống có liên quan. - Có năng lực tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. c. Thái độ, tình cảm. - Tự hào với những phát minh của con người: Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. - Yêu quý, trân trọng, biết ơn những người lao động. - Hứng thú, yêu thích bộ môn. - Ý thức hơn trong việc học tập bộ môn. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Đối tượng dạy học là học sinh lớp 6 – Trường THCS Pong Vân. - Số lượng học sinh: 36 em - Số lớp thực hiện: 01 lớp Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Nhìn chung, cơ bản các em có học lực khá, giỏi chăm học, có ý thức học tập tìm tòi, nghiên cứu bài học. 4. Ý nghĩa của bài học 2 Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng, việc kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy, mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác và kiến thức thực tế, để giáo viên chủ động và tự tin hơn trong việc hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách chính xác và hiệu quả nhất. Là giáo viên, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi thực hiện bài dạy. Đối với các môn học nói chung, môn Sử 6 nói riêng, tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể: Đối với bài dạy này khi thực hiện sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về những chuyển biến về đời sống kinh tế của người nguyên thủy trên đất nước ta và từ đó các em có cách nhìn nhận và so sánh với cuộc sống ngày nay. Trong thực tế tôi nhận thấy, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy và học. - Các thiết bị dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: + Tranh, ảnh (công cụ sản xuất và đồ gốm) + Lược đồ Việt Nam + Đồ dùng để học sinh sinh hoạt nhóm (giấy A 0, bút dạ, vở thực hành của học sinh…) + Máy chiếu - Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học: Bài giảng điện tử, các hình ảnh, vi deo…. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học a. Mục tiêu bài học. * Kiến thức. - Học sinh biết sử dụng kiến thức của các môn học như Địa lý, Ngữ văn, Vật lí, Âm nhạc, Giáo dục kĩ năng sống….vào bài học. - Hiểu được công cụ của người nguyên thủy được cải tiến như thế nào. - Hiểu được những phát minh quan trọng của người nguyên thủy: Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. + Trên cơ sở nào thuật luyện kim ra đời. + Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào. + Biết được đặc điểm, môi trường sống, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. - Hiểu sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của lúa gạo và những người làm ra nó. * Kĩ năng. 3 - Biết cách phân tích, giải thích các tình huống có liên quan đến chủ đề. - Có năng lực tư duy, tổng hợp vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề. - Rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. * Thái độ, tình cảm. - Tự hào những phát minh quan trọng của con người: phát minh thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. - Nâng niu, trân trọng những hạt lúa, gạo và biết ơn người làm ra nó. - Có hứng thú, ham muốn tìm hiểu chủ đề. - Từ đó ý thức hơn trong việc học tập bộ môn. b. Các phương pháp. Với bài này, giáo viên kết hợp sử dụng các phương pháp: - Giải quyết vấn đề. - Đàm thoại, phân tích tổng hợp. - Thảo luận nhóm. c. Cách tiến hành. * Tích hợp môn Địa lí: Trước khi vào bài mới, giáo viên giới thiệu về thực trạng cảnh quan nước ta: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người. Trong quá trình sinh sống con người từng bước di cư, mở rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. Cùng với liên môn Địa lí, giáo viên giới thiệu những địa điểm phát hiện những công cụ được cải tiến vào thời kì này như: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Lung Leng (Kon Tum), hay những nơi phát hiện kim loại đầu tiên đó là: Hoa Lộc (Thanh Hóa), Phùng Nguyên (Phú Thọ). Đồng thời giáo viên cũng chỉ rõ cho học sinh thấy được ở Đồng bằng, ven các con sông lớn - nơi có điều kiện đất đai màu mỡ, đủ nước tưới...thuận lợi cho nghề nông trồng lúa phát triển. Và GV cũng cho HS thấy được để mở rộng vùng cư trú thì con người cần phải làm gì? Đó chính là sự cải tiến về công cụ lao động. Công cụ lúc đầu của người nguyên thủy là những công cụ đá còn thô sơ, chưa có hình thù rõ ràng, nhưng nhờ quá trình lao động con người ngày càng cải tiến hon nữa trong kĩ thuật chế tác công cụ: Tiến tới việc mài nhẵn, sắc ở phần lưỡi và có hình dáng cân xứng... GV cho HS quan sát một số công cụ: Rìu đá Phùng Nguyên, Hoa Lộc và Lung Leng và so sánh với các công cụ trước đó để thấy được sự tiến bộ trong việc chế tác công cụ của con người thời đó. Và ở thời kì này đồ gốm cũng được phát triển thể hiện ở cách trang trí hoa văn với hình dáng cân xứng. Ở nội dung này giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét. Học sinh cũng chỉ ra được: Những công cụ được mài nhẵn, có hình dáng cân xứng, những mảnh gốm có in hoa văn độc đáo. 4 -> Kỹ thuật chế tác công cụ lao động: đạt trình độ cao (mài nhẵn, hình dáng cân đối, sắc bén, dễ làm) - Kĩ thuật làm gốm: đồ gốm ngày càng tiến bộ, hoa văn độc đáo. Từ đó, GV cho HS biết được từ kĩ thuật làm gốm con người đã phát minh ra thuật luyện kim. * Tích hợp môn Vật lí để giải thích. Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo viên giới thiệu cho học sinh một quy trình làm đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn thành các hình và đồ dùng cần thiết sau đó xếp vào lò nung ở nhiệt độ cao để cho ra những sản phẩm theo ý muốn của con người. GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có kim loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét, sau đó nấu chảy kim loại rồi rót vào khuôn để tạo ra các kim lọai hay đồ dùng cần thiết. (Nghề làm gốm đã giúp con người làm được các khuôn đúc đó.) Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim. GV cho HS thấy được ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim: Thuật luyện kim đã mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người (công cụ bằng kim loại thay thế dần công cụ bằng đá). Làm thay đổi sức sản xuất. Đây là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mà đối với cả thời đại sau và xã hội ngày càng phát triển, máy móc cũng được phát triển cùng với sự phát triển của KHKT. Sau đó GV giới thiệu một phát minh tiếp theo của con người, đó là nghề nông trồng lúa nước. Và cũng cho HS biết được đặc điểm môi trường và quá trình phát triển của cây lúa nước: được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng, ven sông, ven biển,....nơi có đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây trồng. HS cũng thấy được ý nghĩa to lớn của cây lúa: Lúa là cây lương thực chính của con người. Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở những vùng ven sông, ven biển. Ngày nay nhân dân ta phát huy truyền thống cần cù lao động, hăng hái tăng ra sản xuất, lúa không những đủ ăn mà con dư thừa để xuất khẩu. Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. GVGT một số vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Thái Bình, Hưng Yên.... * Tích hợp môn Ngữ văn. GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của hạt gạo, truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. (Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy) 5 Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt gạo đã nuôi sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính tổ tiên. * Tích hợp với môn Âm nhạc. Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho con người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế với Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh khắc ghi hình ảnh hạt gạo. GV đặt câu hỏi: Em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe. GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác nông dân không quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa vàng. Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó. Giáo viên trích một đoạn trong bài thơ: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... ... Sau đó, GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa). GV bật video bài hát: “Hạt gạo làng ta”, để các em nghe (HS cả lớp có thể hát theo) Khi nghe bài hát, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của người lao động làm nên những hạt lúa vàng. GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn đối với người khác. 6 Học sinh bày tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng hạt gạo: sử dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, không lãng phí. * Tích hợp môn Ngữ văn GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo như cha ông xưa đã làm, đã coi đó là vật quý báu nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng. Ca dao có nói: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. -> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với người dùng nó. Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên kết luận và tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Việc kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh trong dạy học có tầm quan trọng đặc biệt, qua kiểm tra, giáo viên đánh giá được sự tiếp thu bài của học sinh một cách chính xác nhất. Kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới, giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc ra đề. Qua đó việc sử dụng kiến thức liên môn để đặt ra câu hỏi đối với học sinh là một biện pháp cần thiết. Giáo viên có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết. Sau khi học xong bài này, giáo viên ra câu hỏi phân công nhiệm vụ cho học sinh (và yêu cầu học sinh về nhà làm trong một tuần). Với những câu hỏi sau: 1. Theo em, thời nguyên thủy con người đã có những phát minh lớn nào? 2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? 3. Theo em việc tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? 7 8. Các sản phẩm của học sinh. Sau khi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, một tuần sau, giáo viên thu bài của các em. Nhìn chung đa số các em nắm được và làm được bài, đặc biệt với câu hỏi: Việc tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? Đa số các em rất thích và cho rằng việc học tập liên môn giúp các em hiểu sâu sắc hơn kiến thức của các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng và tôi cũng nhận thấy các em có hứng thú, say mê với môn học này hơn. Cụ thể kết quả đạt được như sau: Sĩ số 36 Loại Giỏi Khá Trung bình Số lượng 12 13 11 % 33,3 36,1 30,6 Phong Vân, ngày 28/12/2014. Người thực hiện. Lê Thị Thanh Xuân GIÁO ÁN DỰ THI. 8 CHƯƠNG II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC Tiết 11. Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ: - Nâng cao kỹ thuật mài đá. - Phát minh thuật luyện kim. - Phát minh nghề nông trồng lúa nước. 2. Tư tưởng, tình cảm: Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động. 3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế. II. Tài liệu, phương tiện Giáo viên: - Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. - Lược đồ Việt Nam. - Tranh ảnh có liên quan đến bài học. - Video bài hát: “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa). Học sinh: - Chuẩn bị trước bài. - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài hát nói về hạt lúa, hạt gạo…. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: SS. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết người nguyên thủy sinh sống chủ yếu ở đâu? HS: Sống trong các hang động, mái đá, trong những khu rừng rậm rạp.( vì lúc đó, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.) ? Nhưng có phải nước ta chỉ có đồi núi? HS: Nước ta còn có đồng bằng, ven sông, ven biển... GVKL: GV: Tích hợp môn địa lí và yêu cầu HS quan sát lược đồ (giới thiệu cảnh quan nước ta) GVGT vị trí địa lí nước ta: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người. 9 Lược đồ: Cảnh quan nước ta. GVKL: 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Đất nước ta không phải chỉ có rừng núi, mà còn có đồng bằng, đất ven sông, ven biển. Trong quá trình sinh sống con người từng bước di cư, mở rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. Cuộc sống của họ có những chuyển biến gì, cô trò cùng tìm hiểu bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt. 1. Công cụ sản xuất được cải tiến và thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? GV yêu cầu HS nghiên a. Công cụ sản xuất cứu mục 1. HS nghiên cứu mục 1. ? Trong quá trình sinh sống người nguyên thuỷ đã mở rộng vùng cư trú như thế nào ? - Một số dừng lại ở chân núi, thung lũng... Số khác chuyển xuống vùng đất bãi ven sông. GVGT: Hình ảnh địa bàn cư trú của người nguyên thủy. 10 Hình ảnh: Địa bàn cư trú của người nguyên thủy. GTKL: Một số dừng lại ở các vùng chân núi, thung lũng ven khe, suối, một số khác thì chuyển xuống các vùng đất bãi ven sông, dựng chòi, cuốc đất, trồng trọt, làm chuồng nuôi lợn, gà, chó. ? Tại sao họ lại chọn vùng đất ven sông để sinh sống ? - Điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ trồng trọt, chăn nuôi. ? Em hãy cho biết công cụ sản xuất của họ? - Nhiều loại: Rìu đá, lưỡi - Công cụ nhiều loại: Rìu đục, bàn mài, cưa đá, đá, lưỡi đục, bàn mài, xương, sừng, đồ gốm. cưa đá, xương, sừng, đồ gốm ? Ngoài ra các nhà khảo cổ học còn tìm thấy công cụ sản xuất ở đâu và từ bao giờ? HS trả lời. - Cách đây 4000 - 3500 năm, ở Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc 11 (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) tìm thấy: + Công cụ: rìu, bôn + Đồ trang sức. + Đồ gốm GV: Tích hợp môn địa lí: Để xác định vị trí các địa điểm trên lược đồ. GVGT vị trí các địa điểm trên lược đồ. Phùng nguyên Hoa Lộc Lược đồ Việt Nam GVGT: Hình ảnh các công cụ và đồ trang sức. 12 Rìu đá Phùng Nguyên. Rìu đá Hoa Lộc. Rìu đá Lung Leng. Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc. GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét: - Công cụ được mài - Công cụ được mài nhẵn, có hình dáng cân nhẵn, có hình dáng cân xứng xứng - Những mảnh gốm có - Những mảnh gốm có in 13 in hoa văn. hoa văn. GV yêu cầu HS quan sát H: 28, 29, 30/sgk và so sánh với các công cụ trước đó. Học sinh thảo luận nhóm (theo bàn) ? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất của con người thời đó? - Con người không ngừng cải tiến công cụ lao động. - Công cụ nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau -> Kỹ thuật chế tác công cụ lao động: đạt trình độ cao (mài nhẵn, hình dáng cân đối, sắc bén, dễ làm) - Kĩ thuật làm gốm: đồ gốm ngày càng tiến bộ, hoa văn độc đáo. GVGT: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở những vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn, cuộc sống lâu dài đòi hỏi con người lúc đó cần phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày. Từ trình độ cao của kỹ thuật chế tác công cụ và làm đồ gốm, con người đã tiến thêm một bước căn bản – phát minh ra thuật luyện kim b. Thuật luyện kim ? Trên cơ sở nào thuật luyện kim ra đời? HS trả lời. - Nhờ sự phát triển nghề gốm -> Phát minh thuật luyện kim. ? Tại sao từ việc làm đồ gốm con người đã phát minh ra thuật luyện kim? HS trả lời (nhờ vào khuôn đúc và độ nung cao) GV tích hợp môn Vật lí để giải thích quá trình lọc quặng trong tự nhiên ra kim loại. GV: Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo viên giới thiệu cho học sinh một quy trình làm đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn thành các hình và đồ dùng cần thiết sau đó xếp vào lò, nung ở nhiệt độ cao để cho ra những sản phẩm theo ý muốn 14 của con người. Hiện nay nhiều làng gốm nổi tiếng ở nước ta: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Chu Đậu (Hải Dương),... GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có kim loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét, sau đó nấu chảy kim loại rồi rót vào khuôn để tạo ra các kim lọai hay đồ dùng cần thiết. (Nghề làm gốm đã giúp con người làm được các khuôn đúc đó.) Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim. ? Kim loại đầu tiên được tìm thấy là gì? - Là đồng. ? Vì sao kim loại đầu tiên là đồng? -> Đồng mềm, dẻo, dễ nung chảy. ? Bằng chứng nào cho thấy thuật luyện kim đã phát triển? - Ở Phùng Nguyên, Hoa - Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc: phát hiện nhiều cục Lộc: phát hiện nhiều cục đồng, xỉ đồng.... đồng, xỉ đồng.... ? Việc phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa gì? -> Con người làm ra -> Con người làm ra những công cụ theo ý những công cụ theo ý muốn. muốn. -> Năng suất lao động -> Năng suất lao động tăng. tăng. GVKL: Thuật luyện kim đã mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người (công cụ bằng kim loại thay thế dần công cụ bằng đá). -> Làm thay đổi sức sản xuất. Đây là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mà đối với cả thời đại sau và xã hội ngày càng phát triển, máy móc cũng được phát triển cùng với sự phát triển của KHKT. GV chuyển ý: Bên cạnh việc phát minh ra thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa ra đời. 2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và GVGT: Theo các nhà trong điều kiện nào ? khoa học thì nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. ? Những dấu tích nào chứng tỏ nghề nông trồng lúa đã ra đời? - Di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên: tìm thấy công cụ (lưỡi cuốc đá), gạo 15 cháy, thóc, lúa, bình, vò... -> Nghề nông trồng lúa GV: Như vậy nghề nông ra đời. trồng lúa ra đời là một phát minh tiếp theo của người nguyên thủy. GVGT hình ảnh bình, vò, gạo cháy. Gạo cháy - Đồng Đậu - Phú Thọ Bình đựng bằng đất nung. GVKL: Phát minh này có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với đời sống con người, lúa gạo là nguồn lương thực chính của người việt Nam chúng ta. Phát minh ra nghề nông, con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực. Từ đó con người có thể yên tâm, định cư lâu dài, xây dựng xóm làng, đồng thời là cơ sở để tạo nên sự chuyển biến to lớn về xã hội. Tích hợp với môn Địa lí để cho HS thấy rõ nghề nông trồng lúa ra đời ở Đồng bằng, ven các con sông lớn. ? Nghề nông trồng lúa * Địa điểm: ra đời ở đâu? - Đồng bằng, ven các con - Đồng bằng, ven các con sông lớn. sông lớn. ? Vì sao Nghề nông trồng lúa ra đời ở đồng bằng, ven các con sông lớn?. -> Đất đai phù sa màu * Điều kiện: mỡ, đủ nước tưới cho cây -> Đất đai phù sa màu lúa, thuận lợi cho cuộc mỡ, đủ nước tưới cho cây sống của con người lúa. GV bổ sung: Ngoài ra trồng lúa ở thung lũng, ven suối, vùng trung du, vùng cao châu thổ...nơi có đất đai màu mỡ. 16 ? Việc phát minh ra nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người? -> Lúa trở thành cây LT -> Lúa trở thành cây LT chính của con người chính của con người Tích hợp môn địa lí, GV giới thiệu một số địa điểm: Vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Thái Bình cũng được biết đến với quê hương của “Chị hai 5 tấn”, hiện nay cùng với Nam Định, Hưng Yên đã trở thành vựa lúa lớn nhất miền bắc nước ta. GV: Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) GVGT Hình ảnh: Đồng lúa, xuất khẩu gạo của VN. HS quan sát hình ảnh. Hình ảnh: Làm mạ (gieo giống) và cấy lúa. Hình ảnh: Thu hoạch lúa trên cánh đồng. Hình ảnh: Nước ta xuất khẩu gạo. 17 ? Cùng với sự phát triển - Chăn nuôi, đánh cá phát - Chăn nuôi, đánh cá phát của nghề nông trồng lúa, triển. triển. nghề nào cũng được phát triển theo? Học thảo luận nhóm ? Em hãy so sánh cuộc sống của con người trước đây và sau khi có nghề nông trồng lúa nước? - Trước đây cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên - Giờ đây con người có cuộc sống ổn định..... ? Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn? - Ven các sông lớn, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thức ăn phong phú.... - Công cụ sản xuất ngày càng cải tiến -> Năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều. Tích hợp môn Ngữ văn. GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của hạt gạo, truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. (Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy) GV: Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt gạo đã nuôi sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính tổ tiên. GV tích hợp với môn Âm nhạc. Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho con người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế với Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh khắc ghi hình ảnh hạt gạo. GV có thể hỏi em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa 18 Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe. GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác nông dân không quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa vàng. Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó. GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa). Khi nghe bài hát, HS sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của người lao động làm nên những hạt lúa vàng. GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn đối với người khác. GV đặt câu hỏi: Qua đó các em có thái độ ntn đối với những người lao động làm nên những hạt gạo? HS: Tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng hạt gạo: sử dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, không lãng phí. GV tích hợp môn Ngữ văn GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo như cha ông xưa đã làm, đã coi đó là vật quý báu nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng. Ca dao có nói: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. -> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với người dùng nó. GVKL và tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 19 GV kết luận toàn bài: Trên bước đường sản xuất để nâng cao cuộc sống, con người đã biết: sử dụng những ưu thế của đất đai. Tạo ra hai phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đồng thời đó cùng là cơ sở tạo nên những chuyển biến lơn về xã hội. Một cuộc sống mới bắt đầu, chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới – thời đại dựng nước: Văn Lang-Âu Lạc 4. Củng cố: - Những công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ? - Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì ? - Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ra sao ? - Cho biết sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người trong thời kỳ này so với người thời Hoà Bình – Bắc Sơn? (Thời kỳ này k/tế chủ yếu là nông nghiệp.....) 5. HDVN: - Học bài. - Làm các bài tập trong SGK - Và giao nhiệm vụ cho học sinh làm những câu hỏi sau: 1. Theo em, thời nguyên thủy con người đã có những phát minh lớn nào? 2. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? 3. Theo em việc tích hợp liên môn trong học tập có lợi ích gì? - Đọc nghiên cứu bài 11: Những chuyển biến về xã hội. Tìm hiểu kĩ: + Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? + Xã hội có gì đổi mới. + Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? Phong Vân, ngày 28/12/2014. Người thực hiện. Lê Thị Thanh Xuân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146