Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 7 bài cảnh khuya, rằm tháng giêng...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 7 bài cảnh khuya, rằm tháng giêng

.DOC
25
6724
62

Mô tả:

Phụ lục 1 PHIẾẾU THÔNG TIN VẾỀ NHÓM GIÁO VIẾN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Môn Ngữ văn tích hợp với Lịch sử, Giáo dục công dân, GDNS Văn minh – Thanh lịch , Âm nhạc và Mĩ thuật Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Xuyên Trường THCS Trần Phú Địa chỉ: Thị trấn Phú Xuyên – huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội Điện thoại: 04.33 854 347 – Email: [email protected] Thông tin về nhóm giáo viên 1. Họ và tên: Hoàng Thị Nhung Ngày sinh: 21 -10 -1973 Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0966302272; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Lê Thị Như Hoa Ngày sinh: 24/08/1971 Môn: Ngữ Văn, Giáo dục công dân Điện thoại: 01234268679; Email: [email protected] 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN I .Tên hồ sơ dạy học: Giáo án Ngữ văn 7 – Tiết 45, tuần 12 Bài : “ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” II. Mục tiêu dạy học Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành 2 của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002)./. III. Đối tượng dạy học 3 Học sinh lớp THCS khối lớp 7, những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn. IV. Ý nghĩa bài học Trong những năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện chương trình “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Hà Nội cấp THCS”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức các chuyên đề: “Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” vào giờ dạy Ngữ văn” hay “ Tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong giờ dạy Ngữ văn”, “ Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học Ngữ văn”. Điều đó có nghĩa là việc dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp được chú trọng. Tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Năm học 2013 - 2014 khi được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7. Sau một quá trình đúc rút kinh nghiệm từ những năm học trước, trong bài soạn của mình cũng như ở mỗi giờ lên lớp, chúng tôi luôn chú ý đến hướng tích hợp, từ đó phát huy tính tích cực học tập của HS đồng thời cũng hết sức chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho HS qua những giờ học tập bộ môn này. Trong đề tài này, chúng tôi xin mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ và việc làm của nhóm mình trong quá trình giảng dạy phần thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn lớp 7. Cụ thể là bài “ Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh V. Thiết bị dạy học, học liệu 4 - Các thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu, máy quay phim, máy ảnh; phần mềm Power Point, phần mềm xử lý ảnh, phần mềm làm video, ... - Học liệu sử dụng: Sách giáo khoa, những clip, bài viết, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet. VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả. - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng". - Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ. * Tích hợp: - Tích hợp với bộ môn Lịch sử, giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử nước ta những năm 1947, 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ. - Tích hợp với bộ môn GDCD, giúp học sinh có ý thức sống biết ơn đối với Lãnh tụ và các bậc lão thành cách mạng tiền bối…, giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn môi trường sống. - Tích hợp kiến thức Âm nhạc: Nhiều ca khúc viết về Bác Hồ kính yêu. - Tích hợp môn Mĩ thuật: HS cảm nhận hình ảnh qua hai bài thơ của Bác để vẽ cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, cảnh núi rừng, thiên nhiên Việt Bắc… - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt: Từ Hán Việt, So sánh, Điệp ngữ… 5 - Tích hợp với phân môn Tập làm văn: Văn biểu cảm, Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt… 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT Đường luật. - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Bác Hồ. - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch thơ và phần phiên âm. * Tích hợp kĩ năng sống: - Kĩ năng quan sát, nhận xét, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của ngôn ngữ nghệ thuật… - Kĩ năng phân tích, bình luận, kĩ năng hợp tác, kĩ năng hoàn thiện bản thân, kĩ năng giao tiếp Tiếng Việt… 3. Thái độ: - GD: Tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ Nội dung: - Kiến thức về tác giả - tác phẩm; * Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn * Tác phẩm Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) - "Cảnh khuya" - 1947 - "Rằm tháng giêng" - 1948 Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL "Cảnh khuya": Viết bằng chữ quốc ngữ "Rằm tháng giêng": Viết bằng chữ Hán nhan đề "Nguyên tiêu" -> bản dịch của Xuân Thuỷ theo thể lục bát 6 Đề tài: Cả hai bài thơ đều viết về cảnh trăng nơi chiến khu VB -> Trăng là đề tài phổ biến trong thơ cổ và cũng rất quen thuộc trong thơ Bác -> Phong vị cổ điển Kiến thức về nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của từng bài: 1. Cảnh khuya a. Hai câu đầu: Cảnh khuya nơi rừng VB Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa + Nghệ thuật so sánh Tiếng suối trong - tiếng hát xa - Đây là lối so sánh vừa quen vừa lạ: -> Cách so sánh này làm cho tiếng suối ấm áp có hồn gần gũi với con người, không gian núi rừng trở nên sống động tươi vui chứ không quạnh vắng, hoang vu. + Ngắt nhịp sáng tạo: Bỏ nhịp 3/4 quen thuộc của thơ ĐL, ngắt nhịp 3/4 dừng lại ở âm "trong" -> Âm thanh, tiếng suối ngân lên trong trẻo, êm ái, dịu ngọt -> không gian yên tĩnh của đêm rừng VB càng được tô đậm. + Gieo vần a - vần mở cuối câu cộng hưởng với âm "trong" của tiếng suối càng khiến tiếng suối trở nên trong, ngân nga, vang vọng thuần khiết, không pha lẫn tạp âm nào, lan toả mênh mang trong không gian rừng sâu và tĩnh, hoà nhập vào hồn người ấm áp => Thủ pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thơ Đường. - Điệp từ "lồng" và các hình ảnh tiêu biẻu, ấn tượng: cổ thụ, ánh trăng, bóng, hoa. + Tạo 2 vế dường như cân xứng: lồng cổ thụ/lồng hoa. -> Lặp lại từ "lồng" nhấn mạnh trạng thái giao hoà, giao cảm của cảnh vật. Có thể hình dung như sau; - Ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng lồng vào bóng hoa. - Ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa => Như vậy đọc 2 câu mở đầu cảnh đêm trăng VB hiện lên thơ mộng, huyền ảo, sống động, yên tĩnh b. Hai câu thơ sau: tâm trạng của Bác 7 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà * Câu 3: Vẫn tiếp mạch miêu tả cảnh đêm khuya núi rừng VB: Bức tranh đã có cảnh, có hoa, có suối, có trăng, có cây cổ thụ (2 câu đầu) nay thêm vào hình ảnh con người càng thêm hoàn chỉnh "người chưa ngủ" ->Những câu thơ là sản phẩm của một tâm hồn nghệ sĩ HCM, không thể hững hỡ trước vẻ đẹp diệu kỳ của cảnh vật. Với nhà thơ HCM, say đắm trước cảnh, rộng mở tâm hồn với cảnh, không phải là lần thứ nhất. GV liên hệ với bài thơ Ngắm trăng trong Nhật ký trong tù. * Câu 4: Lặp lại "chưa ngủ": Vừa bộc lộ rõ hơn cái tâm trạng "chưa ngủ"của thi sĩ trước đêm trăng đẹp đồng thời cũng mở rộng hơn cái lý do chưa ngủ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" + "Nỗi nước nhà" là từ ghép mới mẻ. Người ta thường viết: Nỗi lo, nỗi buồn, nỗi nhớ. ở đây Bác viết "nỗi nước nhà" thể hiện tình cảm lớn lao chân thành ở Bác, con người suốt đời hy sinh cho lý tưởng cứu nước, cứu nhà. + "Lo nỗi nước nhà" là một tình cảm, tâm trạng hết sức chân thành của Bác => Như vậy câu 3 và câu 4 có sự chuyển đổi bất ngờ mà tự nhiên của 1 tâm trạng., * Bác yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc. 2. Rằm tháng giêng a. Hai câu đầu: Bức tranh đêm rằm tháng giêng - Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên -> Câu thơ giới thiệu thời gian cụ thể: Nguyên tiêu. Các bài thơ viết về trăng của Bác không nêu thời gian cụ thể: + Gợi tả trăng: nguyệt chính viên - Câu 2: Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên -> Điệp từ "xuân" (3 lần) + hình ảnh vũ trị cao, rộng bát ngát: Giang, thủy, thiên. Dùng từ chỉ sự tiếp nối, gắn kết "tiếp". -> Thủ pháp miêu tả quen thuộc của thơ cổ phương Đông: chú ý đến toàn cảnh và sự hoà hợp thống nhất của từng bộ phận trong cái toàn thể, không đi vào miêu tả chi tiết. b. Hai câu cuối: Phong thái ung dung tự tại - Câu thơ sử dụng nhiều thi liệu cổ: Dòng sông, khói sóng, con thuyền, ánh trăng,... -> Tạo vẻ đẹp cổ kính của Đường thi 8 - Sử dụng cụm từ “Đàm quân sự” -> Tạo nét mới của thời đại. - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh: nguyệt mãn thuyền -> Tạo nên hình ảnh kì vĩ, bay bổng Tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc, phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, làm chủ hoàn cảnh. * Kiến thức tích hợp từ tiết học khác, môn học khác: VD1 : Dạy bài “ Cảnh khuya”: - Tích hợp với môn Ngữ văn: + Ở câu thơ đầu “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa” sau khi giúp HS thấy được: Câu thơ đưa chúng ta đến với một đêm trăng giữa rừng già Việt Bắc yên tĩnh, vắng lặng, chỉ có tiếng suối chảy từ xa vọng lại mà Bác nghe như tiếng hát xa. Sự so sánh ấy làm cho cảnh núi rừng yên tĩnh , vắng lặng mà không hề lạnh lẽo, hoang vu, vẫn có hơi ấm con người, giọng người, tình người, tôi nêu câu hỏi: “ Em đã học bài thơ nào trước đó cũng tả âm thanh tiếng suối? ” để học sinh so sánh , đối chiếu giữa âm thanh tiếng suối trong thơ Bác với thơ Nguyễn Trãi: “ Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm đàn cầm bên tai” Tiềng đàn, tiếng hát đều làm cho đêm rừng bớt đi cái hoang sơ, lạnh lẽo. Thơ Bác vừa cổ điển, vừa hiện đại là vậy. VD2: Dạy bài “ Rằm tháng Giêng”: Ở 2 câu đầu, khi tìm hiểu vẻ đẹp của cảnh trăng trên sông nước vào đêm rằm tháng Giêng, ở 2 câu đầu có thể liên hệ, so sánh đối chiếu với thơ Vương Bột. Bác viết: Sông mùa xuân, nước mùa xuân tiếp giáp với bầu trời mùa xuân là đã sử dụng tứ thơ, hình ảnh của thơ Vương Bột “Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”( Nước và trời thu hoà với nhau thành một màu). 9 Hay tìm hiểu câu thơ cuối: “Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền”, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Câu thơ gợi cho em liên tưởng đến câu kết trong bài thơ nào đã đọc thêm ở phần trước đó mà cũng có hình ảnh con thuyền? Sau khi HS phát hiện ra câu thơ “ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” ( Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng đến thuyền khách), GV đặt tiếp câu hỏi để các em nhận ra nét giống và khác nhau giữa hai hình ảnh thơ này. Cả hai đều nói về thời gian khuya ( dạ bán) , đều nói về con thuyền trên sông nước. Nhưng một bên là tiếng chuông như người khách đến thăm con thuyền đỗ bến, còn trong thơ Bác, ánh trăng chan chứa như đầy cả con thuyền đang trở về. Ở thơ Bác mất hẳn cái trầm mặc thâm u, buồn mênh mông xa vắng mà ngân lên bát ngát, cao vời vợi ánh trăng sáng, dịu dàng và lòng người ung dung thanh thản, tự tin vào ý Đảng, lòng dân, vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. - Tích hợp với môn Lịch sử: Hoàn cảnh những năm đầu của cuộc kháng chiến 1847, đủ muôn vàn gian nan, trước tình thế ấy Bác không khỏi suy nghĩ, lo âu trước vận nước. Nhưng tâm trạng lo lắng ấy được ghép với "nỗi nước nhà" giúp ta hiểu rõ tâm sự của một con người giàu bản lĩnh CM, Bác đang trong tư thế chủ động vượt tình thế, quyết tâm đương đầu với thử thách, gian nan, để giành chiến thắng. Câu thơ có nói tới nỗi lo nhưng không hề bi lụy giọng thơ vì thế trầm lắng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tin của người làm chủ, nắm chắc quy luật để chiến đấu và chiến thắng. Nó bộc lộc ở Bác một tấm lòng yêu nước cao cả, một con người giàu trách nhiệm với dân, với nước. - Tích hợp với môn Mĩ thuật: Chùm ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc 10 - Tích hợp giáo dục tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh: yêu cầu các em làm bài tập: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh sau khi học xong bài thơ “ Cảnh khuya”? Bài viết của học sinh: Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ và cũng là bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vị cha già kính yêu của dân tộc. Người xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Hồ Chí Minh đến với suối rừng Việt Bắc là để đánh Pháp. Giữa cảnh khuya có suối, có trăng đẹp như tranh vẽ nhưng Người vẫn thao thức chưa ngủ vì “ lo nỗi nước nhà” . Tâm hồn thi sĩ đã hòa vào cốt cách người chiến sĩ. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách trong sáng, gợi cảm, đầy chất thơ. Bác Hồ yêu nước, thương dân, Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng... Cảnh khuya như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Bài thơ là sự kết 11 hợp hài hòa tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của một con người bình dị và vĩ đại. Đọc thơ Bác ta càng thêm kính yêu và biết ơn Bác. - Tích hợp âm nhạc: Học sinh nghe, sưu tầm và hát những bài hát ca ngợi Bác Hồ kính yêu. Bài học về ý thức trân trọng, kính yêu lãnh tụ, ý thức giữ gìn bảo vệ thiên nhiên, môi trường… Cách tổ chức dạy học: - Phát vấn đàm thoại. - Minh họa bằng hình ảnh kèm thuyết minh, xem phim tư liê êu. - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề, sưu tầm tư liê êu về Bác Hồ kính yêu. - Tổ chức học sinh nghiên cứu, viết bài thu hoạch, vẽ tranh… Kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra kiến thức thực tế của học sinh bằng cách làm bài tập trắc nghiệm. - Kiểm tra bằng bài viết thu hoạch, bài nêu cảm nhận Hoạt động của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: + Giới thiệu, thuyết minh về tác giả, tác phẩm, hình ảnh, phim tư liệu… + Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm, tìm hiểu về những bài hát, những bài nghiên cứu, phê bình, đánh giá về hai bài thơ của Bác. + Hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch sau khi tìm hiểu về hai bài thơ. - Học sinh: 12 + Sưu tầm tài liệu, trao đổi thảo luận, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bài học. + Viết bài thu hoạch sau khi tìm hiểu hai bài thơ cảu Bác. VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập VIII. Các sản phẩm của học sinh Tranh vẽ của học sinh về cảnh trăng chiến khu Việt Bắc. Bài viết của hoc sinh. Tiết 45 CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG Hồ Chí Minh A. Mục tiêu bài học: 13 Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tg. - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong 2 bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng". -Tâm hồn chiến sĩ,nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan - Hiểu tư tưởng, nắm được thể thơ và những nét đặc sắc nghệ thuật trong hai bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu tp thơ hiện đại viết theo thể TNTT DDL. - Phân tích để thấy chiều sâu nội tâm người c/s CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của BH. - So sánh sự khác nhau giữa bản dịch… 3. Thái độ: - GD: Tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị tranh Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Giới thiệu về Bác. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích I. Đọc - tìm hiểu chung (5 phút) - GV đọc mẫu 1. Đọc - Gọi HS đọc văn bản - HS đọc 2. Tác giả 14 - Quan sát phần chú thích và nêu - HS quan sát - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) hiểu biết của em về Bác? chú thích trả - Anh hùng giải phóng dân lời tộc, nhà văn hóa lớn 3. Tác phẩm - Hai bài thơ được sáng tác trong - HS trả lời Hai bài thơ được Bác Hồ viết hoàn cảnh nào? ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc GV tích hợp môn lịch sử giới kháng chiến chống thực dân thiệu them về những năm đầu của Pháp (1946 - 1954) cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn gian khổ của dân tộc ta. * Cho HS xem tranh Chủ tịch Hồ - HS quan sát - "Cảnh khuya" - 1947 Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc tranh - "Rằm tháng giêng" - 1948 - Cho biết thể thơ của hai bài? *Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL "Cảnh khuya": Viết bằng chữ quốc ngữ "Rằm tháng giêng": Viết bằng chữ Hán nhan đề "Nguyên tiêu" -> bản dịch của Xuân Thuỷ theo thể lục bát - Cả hai bài thơ viết về đề tài gì? - HS xác định * Đề tài: Cả hai bài thơ đều viết về cảnh trăng nơi chiến Nhận xét của em về đề tài này? khu VB -> Trăng là đề tài (GV đọc một số cau thơ về trăng phổ biến trong thơ cổ và cũng của thơ Bác) rất quen thuộc trong thơ Bác -> Phong vị cổ điển Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II. Tìm hiểu văn bản (15 phút) 1. Cảnh khuya + Đọc lại những câu thơ miêu tả a. Hai câu đầu: Cảnh khuya cảnh khuya? nơi rừng VB Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 15 - Cảnh đêm khuya nơi rừng Việt Bắc được khắc hoạ qua những biện pháp nghệ thuật nào? - Câu thơ của Bác gợi em liên tưởng tới câu thơ của tác giả nào đã học? Quen vì người xưa thường so sánh tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Nguyễn Trãi) Hay tiếng hát với tiếng suối: Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Thế Lữ) Lạ vì Bác so sánh tiếng suối với tiếng hát, so sánh âm thanh tự nhiên với âm thanh của con người - Cách so sánh ấy gợi cho em những cảm nhận gì? - HS phát hiện + Nghệ thuật so sánh Tiếng suối trong - tiếng hát xa - Liên hệ với - Đây là lối so sánh vừa quen bài "Côn Sơn vừa lạ: ca" - HS nêu cảm -> Cách so sánh này làm cho nhận tiếng suối ấm áp có hồn gần gũi với con người, không gian núi rừng trở nên sống GV: Gợi liên tưởng tới tư thế động tươi vui chứ không thưởng trăng của Bác (Nguyễn quạnh vắng, hoang vu. Trãi xưa nghe tiếng suối tưởng tiếng đàn là tâm sự của 1 người ẩn sĩ lánh đục về trong, lấy mây núi ngàn trăng làm bầu bạn - Bác nay nghe tiếng suối tưởng tiếng hát là tâm sự của một người lãnh tụ đang tư thế làm chủ cuộc đời, tiếng suối nơi núi rừng VB là lời ca nâng đỡ tâm hồn giúp Bác thư giãn sau giờ phút làm việc CM căng thẳng -> nét cổ điển + hiện đại ở thơ Bác). 16 - Cùng với hình ảnh so sánh, cách ngắt nhịp câu thơ và cách gieo vần có gì đáng chú ý? Tác dụng? - Nhận xét về đặc sắc ngôn từ trong lời thơ thứ hai? - Từ những đặc sắc trong ngôn từ và diễn đạt, câu thơ đã gợi em hình dung một cảnh tượng như thế nào? - HS phát hiện - nêu tác dụng (HS làm việc theo nhóm) + Ngắt nhịp sáng tạo: Bỏ nhịp 3/4 quen thuộc của thơ ĐL, ngắt nhịp 3/4 dừng lại ở âm "trong" -> Âm thanh, tiếng suối ngân lên trong trẻo, êm ái, dịu ngọt -> không gian yên tĩnh của đêm rừng VB càng được tô đậm. + Gieo vần a - vần mở cuối câu cộng hưởng với âm "trong" của tiếng suối càng khiến tiếng suối trở nên trong, ngân nga, vang vọng thuần khiết, không pha lẫn tạp âm nào, lan toả mênh mang trong không gian rừng sâu và tĩnh, hoà nhập vào hồn người ấm áp => Thủ pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thơ Đường. - Phát hiện - Điệp từ "lồng" và các hình ảnh tiêu biẻu, ấn tượng: cổ thụ, ánh trăng, bóng, hoa. + Tạo 2 vế dường như cân xứng: lồng cổ thụ/lồng hoa. -> Lặp lại từ "lồng" nhấn mạnh trạng thái giao hoà, giao cảm của cảnh vật. - HS hình Có thể hình dung như sau; dung, tưởng - Ánh trăng chiếu vào vòm cổ tượng thụ, bóng lồng vào bóng hoa. - Ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa 17 GV bình + Bức tranh rừng đêm khuya có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều Nghe đường nét, hình khối đa dạng . Có dáng hình vươn cao toả rộng chắc chắn, vững chãi, cổ kính của cây cổ thụ. Trên cao là ánh trăng sáng lấp loáng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng hoà nhập, đan xen, quấn quýt trong khóm hoa, in trên mặt đất như một thảm hoa thêu dệt hữu tình huyền ảo. + Bức tranh mang vẻ đẹp hài hòa, hữu tình bởi cảnh vậy giao hoà đầm ấm, tươi tắn đến bất ngờ, khiến lòng người không khỏi cảm thấy thích thú, yêu mến. Không cần nhiều đường nét song hình ảnh vẫn sống động, lan toả tình người. Đó là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật cổ điển: gợi nhiều hơn tả. - Từ đó em có cảm nhận gì về bức - HS nêu cảm => Như vậy đọc 2 câu mở tranh thiên nhiên được miêu tả nhận đầu cảnh đêm trăng VB trong câu thơ thứ hai? hiện lên thơ mộng, huyền ảo, sống động, yên tĩnh Chuyển ý: Trước cảnh sắc tươi tắn và đẹp dẽ như mời gọi, nhà thơ cớ tâm trạng và thái độ ra sao. Chúng ta hãy tìm hiểu các câu thơ còn lại b. Hai câu thơ sau: tâm trạng của Bác Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Chỉ ra cách dùng hình ảnh độc - Phát hiện và * Câu 3: Vẫn tiếp mạch miêu tả 18 đáo trong câu thơ thứ 3? Tác dụng nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó? GV: rõ ràng từ người có tính chất phiếm chỉ như giãi bày rõ hơn tâm trạng chủ thể trữ tình đang thao thức tri âm cùng cảnh ở bài thơ. Từ nào ở câu 3 được lặp lại ở câu - HS trao đổi 4? Giá trị biểu đạt của nó? cặp - Lý do nào khiến người chưa ngủ? - Em hiểu gì về ý của cụm từ: "Lo - Liên hệ với nỗi nước nhà" hoàn cảnh lịch sử để hiểu -> Hoàn cảnh những năm đầu nghĩa cụm từ cảnh đêm khuya núi rừng VB: Bức tranh đã có cảnh, có hoa, có suối, có trăng, có cây cổ thụ (2 câu đầu) nay thêm vào hình ảnh con người càng thêm hoàn chỉnh "người chưa ngủ" ->Những câu thơ là sản phẩm của một tâm hồn nghệ sĩ HCM, không thể hững hỡ trước vẻ đẹp diệu kỳ của cảnh vật. Với nhà thơ HCM, say đắm trước cảnh, rộng mở tâm hồn với cảnh, không phải là lần thứ nhất. GV liên hệ với bài thơ Ngắm trăng trong Nhật ký trong tù. * Câu 4: Lặp lại "chưa ngủ": Vừa bộc lộ rõ hơn cái tâm trạng "chưa ngủ"của thi sĩ trước đêm trăng đẹp đồng thời cũng mở rộng hơn cái lý do chưa ngủ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" + "Nỗi nước nhà" là từ ghép mới mẻ. Người ta thường viết: Nỗi lo, nỗi buồn, nỗi nhớ. ở đây Bác viết "nỗi nước nhà" thể hiện tình cảm lớn lao chân thành ở Bác, con người suốt đời hy sinh cho lý tưởng cứu nước, cứu nhà. + "Lo nỗi nước nhà" là một tình cảm, tâm trạng hết sức chân thành của Bác của cuộc kháng chiến 1847, đủ 19 muôn vàn gian nan, trước tình thế ấy Bác không khỏi suy nghĩ, lo âu trước vận nước. Nhưng tâm trạng Nghe lo lắng ấy được ghép với "nỗi nước nhà" giúp ta hiểu rõ tâm sự của một con người giàu bản lĩnh CM, Bác đang trong tư thế chủ động vượt tình thế, quyết tâm đương đầu với thử thách, gian nan, để giành chiến thắng. Câu thơ có nói tới nỗi lo nhưng không hề bi lụy giọng thơ vì thế trầm lắng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tin của người làm chủ, nắm chắc quy luật để chiến đấu và chiến thắng. Nó bộc lộc ở Bác một tấm lòng yêu nước cao cả, một con người giàu trách nhiệm với dân, với nước. GV liên hệ với tâm trạng thao thác thường trực ở Bác trong các bài "Không ngủ được", "Đêm lạnh", "Đêm nay Bác không ngủ", "Người đi tìm hình của nước"… - Câu 3 là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như vẽ của cảnh rừng VB - Câu 4 bất ngờ mở ra vẻ đẹp chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Thao thức không ngủ được vì vận mệnh đất nước hay chính là vì thức tới cảnh khuya lo việc nước mà Người bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp. Điệp từ "Chưa ngủ" là 1 bản lề mở ra 2 phía tâm trạng của một con người => Như vậy câu 3 và câu 4 có sự chuyển đổi bất ngờ mà tự nhiên của 1 tâm trạng., 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146