Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiếp cận hợp tác...

Tài liệu Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo tiếp cận hợp tác

.PDF
230
1137
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Tố Oanh TS. Lê Bích Ngọc HÀ NỘI, NĂM 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ luận án nào. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà ii LỜI CẢM ƠN Luận án “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác” đƣợc hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Thị Tố Oanh, TS. Lê Bích Ngọc, những ngƣời thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các cháu lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng MN: MN Tràng An (Q. Thanh Xuân-Hà Nội), MN Hồng Hà (Q.Hoàn Kiếm-Hà Nội), MN Bắc Hồng (Huyện Đông Anh-Hà Nội), MN Di Trạch (Huyện Hoài Đức-Hà Nội). Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân trong Gia đình của tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. iii MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 7. Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài.......................................................... 6 8. Những luận điểm bảo vệ ............................................................................... 7 9. Cấu trúc luận án ............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC................... 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp, kĩ năng, kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp ................................................................................................ 8 1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục theo tiếp cận hợp tác ........................... 18 1.2. Kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống ........................................... 20 1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 20 1.2.2. Cấu trúc và tiêu chí đánh giá kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống ......................................................................................................................... 25 1.2.3. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................... 26 1.2.4. Phân loại và đặc điểm kĩ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi ...................... 30 1.3. Tiếp cận hợp tác trong giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống ................................................................................................................. 40 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 40 1.3.2. Nguyên tắc và bản chất tiếp cận hợp tác trong giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống ......................................................................... 41 1.4. Quá trình giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................................ 45 1.4.1. Mục đích giáo dục ................................................................................. 46 1.4.2. Nguyên tắc giáo dục .............................................................................. 46 1.4.3. Nội dung giáo dục ................................................................................. 48 iv 1.4.4. Phƣơng pháp, hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống theo tiếp cận hợp tác ............................................................................... 50 1.4.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác .......................................................... 54 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 56 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP DƢỚI GÓC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC ................................................................................................................. 57 2.1. Giáo dục KNGT dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chƣơng trình GDMN hiện hành ............................................................. 57 2.1.1. Quan điểm chỉ đạo ................................................................................ 57 2.1.2. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ 5-6 tuổi trong Chƣơng trình giáo dục MN hiện hành ......................... 58 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác ............................................ 62 2.2.1. Mục đích, qui mô, đối tƣợng, địa bàn khảo sátt.................................... 62 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 65 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ........................................................................... 65 2.2.4. Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá ................................................... 66 2.3. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 67 2.3.1. Nhận thức của GVMN về giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................. 67 2.3.2. Nhận thức của PH về giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................................... 76 2.3.3. Thực trạng tiến hành giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS theo TCHT ở trƣờng MN ....................................................................................................... 80 2.3.4. Kết quả giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 91 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 101 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP ................. 102 DƢỚI GÓC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ...... 102 THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC ....................................................................... 102 3.1. Nguyên tắc xác định biện pháp giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo TCHT ....................................................................... 102 3.1.1. Đảm bảo phù hợp mục tiêu, nội dung Chƣơng trình giáo dục trẻ mầm non ................................................................................................................. 102 3.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục hợp tác ................................... 102 3.1.3. Đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội thực hành giao tiếp của trẻ ................... 103 3.1.4. Đảm bảo những tác động sƣ phạm tập trung vào bản thân các kĩ năng và những điều kiện thực hiện kĩ năng ........................................................... 103 v 3.2. Các biện pháp giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................................................................. 103 3.2.1. Trình diễn và giải thích mẫu KNGT, hƣớng dẫn trẻ tìm hiểu về KNGT và mẫu KNGT dƣới góc độ KNS qua hoạt động nhóm ................................ 103 3.2.2. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc thực hiện KNGT dƣới góc độ KNS theo tiếp cận hợp tác........................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động theo tiếp cận hợp tác nhằm giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ...... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Tổ chức hoạt động theo tiếp cận hợp tác nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành KNGT dƣới góc độ KNS........................ Error! Bookmark not defined. Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 136 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC .............................................. 137 4.1. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................. 137 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 137 4.1.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 137 4.1.3. Đối tƣợng, thời gian và yêu cầu thực nghiệm ..................................... 137 4.1.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................... 139 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 140 4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm thăm dò .............................................. 140 4.2.2.Phân tích kết quả thực nghiệm chính thức ........................................... 142 4.2.3. Mô tả trƣờng hợp ................................................................................ 154 Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 160 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 161 1. Kết luận ..................................................................................................... 161 2. Kiến nghị ................................................................................................... 162 2.1. Với các nhà quản lí................................................................................. 162 2.2. Với các cơ sở giáo dục mầm non ............. Error! Bookmark not defined. 2.3. Với GV MN............................................................................................ 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................... 164 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................ 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 165 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 175 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BP: Biện pháp ĐC: Đối chứng GD: Giáo dục GT: Giao tiếp GV: Giáo viên GVMN: Giáo viên mầm non MN: Mầm non KN: Kĩ năng KNGT: Kĩ năng giao tiếp KNS: Kĩ năng sống PH: Phụ huynh TN: Thực nghiệm TCHT: Tiếp cận hợp tác vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhóm các KNGT ........................................................................... 32 Bảng 1.2. Nhóm KNGT và những biểu hiện của KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................... 38 Bảng 2.1. Đặc điểm GVMN đƣợc khảo sát .................................................... 63 Bảng 2.2. Đặc điểm PH đƣợc khảo sát ........................................................... 64 Bảng 2.3. Hiểu biết của GVMN về KNGT dƣới góc độ KNS ....................... 67 Bảng 2.4. Nhận diện các nhóm KNGT dƣới góc độ KNS của GVMN .......... 68 Bảng 2.5. Cách hiểu của GV về GD theo tiếp cận hợp tác ............................. 69 Bảng 2.6. Phƣơng pháp giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS theo TCHT ....... 83 Bảng 2.7. Mức độ thực hiện KN tạo lập điều kiện và sử dụng phƣơng tiện GT dƣới góc độ KNS của trẻ ................................................................................. 92 Bảng 2.8. Mức độ thực hiện KN tiếp nhận thông điệp của trẻ ....................... 94 Bảng 2.9. Mức độ thực hiện KN đƣa thông điệp của trẻ 5-6 tuổi .................. 95 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện KN phán đoán và xử lí tình huống giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi ....................................................................................................... 97 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện KN làm chủ tình huống GT của trẻ 5-6 tuổi . 100 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ 5-6 tuổi (thực nghiệm thăm dò)............................................................................................ 140 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trƣớc thực nghiệm .................................................................................. 143 Bảng 4.3. Phân loại trẻ theo mức độ phát triển KNGT dƣới góc độ KNS (lớp thực nghiệm) ................................................................................................. 145 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ (nhóm TN) . 145 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GVMN về các yếu tố phù hợp với đặc điểm giáo dục theo TCHT ................................................................................................ 71 Biểu đồ 2.2. Nhận thức của GV về những yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục theo TCHT .............................................................................................................. 72 Biểu đồ 2.3. Việc sử dụng phƣơng pháp giáo dục KNGT theo TCHT của GV ......................................................................................................................... 74 Biểu đồ 2.4. Nhận thức của PH về biện pháp giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ ..................................................................................................... 80 Biểu đồ 4.1. Kết quả thực hiện KNGT nhóm TN và ĐC sau tác động ........ 146 Biểu đồ 4.2. Kết quả thực hiện KNGT nhóm TN (nội thành và ngoại thành) sau tác động ................................................................................................... 148 Biểu đồ 4.3. Kết quả thực hiện KNGT nhóm TN (nam và nữ) sau tác động 149 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đƣa ra quan điểm chỉ đạo: “...chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…” (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI). Một trong những nhiệm vụ giải pháp căn bản đƣợc nêu trong Nghị quyết đó là “tiếp tục đổi mới và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Nhƣ vậy, giáo dục hƣớng vào phát huy năng lực, phẩm chất, kĩ năng của ngƣời học là một trong những nhiệm vụ và xu hƣớng của nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ XXI. Giáo dục mầm non xác định mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [12]. Do đó chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng sống phù hợp là việc làm cần thiết. Giao tiếp là phƣơng tiện không thể thiếu của đời sống con ngƣời. Xã hội hiện đại mang tính hội nhập cao đã tạo ra cho con ngƣời nhiều cơ hội phát triển các mối quan hệ, giao lƣu, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. Trang bị các kĩ năng giao tiếp để giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống, sống thân thiện và có văn hoá đã trở nên rất có ý nghĩa đối với xã hội nói chung và với từng con ngƣời nói riêng. 2 Trẻ mầm non đang trong giai đoạn nhận thức và lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội từ xung quanh để hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp đã trở thành chìa khoá giúp trẻ mở ra những cánh cửa để khám phá thế giới. Tuy vậy trẻ thƣờng dễ bị rơi vào tình trạng mâu thuẫn khi có nhu cầu giao tiếp nhƣng chƣa có kĩ năng thực hiện giao tiếp hoặc giao tiếp không có kết quả. Trên thực tế, ngành giáo dục mầm non đã rất quan tâm tới phát triển ngôn ngữ và các hành vi giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc phát triển các kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ và hầu nhƣ chƣa đƣợc triển khai dạy trẻ một cách chính thống. Nên hiểu nhƣ thế nào là kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống? Nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp nhƣ một kĩ năng sống bao gồm những vấn đề nào? Các phƣơng pháp và hình thức giáo dục những kĩ năng này nhƣ thế nào sẽ phù hợp với trẻ mầm non? Các giáo viên thƣờng chủ yếu chú ý tới việc phát triển vốn từ, cách tạo câu, và các hành vi văn hoá trong giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên việc dạy trẻ biết lựa chọn và sử dụng có hiệu quả những mẫu câu đã biết, những vốn từ đã có trong những tình huống đa dạng và phức tạp gắn liền với cuộc sống của trẻ thì chƣa đƣợc các nhà giáo dục quan tâm. Giáo viên khó khăn và lúng túng trong việc tổ chức giáo dục các kĩ năng này cho trẻ. Vì vậy việc đầu tƣ nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống cho trẻ MN, đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 là việc làm có ý nghĩa và cấp thiết. Khoa học giáo dục hiện đại có nhiều tiếp cận giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhƣ tiếp cận hoạt động, tiếp cận kiến tạo, tiếp cận ngẫu nhiên...Tiếp cận hợp tác tạo nhiều cơ hội cho trẻ tham gia học tập tích cực, chủ động, tham gia tƣơng tác, giao tiếp trong mối quan hệ đa chiều giữa ngƣời dạy và ngƣời học và giữa những ngƣời học. Do đó tiếp cận hợp tác trong giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống đảm bảo tốt hơn mức độ thành 3 công cho ngƣời học. Từ những phân tích trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác” đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu luận án tiến sĩ Giáo dục học. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng các biện pháp giáo dục theo tiếp cận hợp tác nhằm phát triển các kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS và sự phát triển KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp giáo dục đƣợc xây dựng và thực hiện dựa trên các yêu cầu, nguyên tắc của giáo dục hợp tác, phù hợp với bản chất kĩ năng giao tiếp và đặc điểm lứa tuổi của trẻ nhƣ: biện pháp tạo môi trƣờng giáo dục, biện pháp hỗ trợ GV lựa chọn nội dung và thiết kế hoạt động giáo dục, biện pháp cung cấp mẫu và tổ chức hoạt động cho trẻ thì sẽ tác động tích cực đến sự cải thiện kĩ năng giao tiếp của trẻ trong các hoạt động giáo dục. 5. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Xác định cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. 5.1.2. Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. 5.1.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ 4 năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. 5.1.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học để đánh giá các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. 5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Luận án nghiên cứu các KNGT dƣới góc độ kĩ năng sống - KNGT dƣới góc độ KNS của trẻ 5-6 tuổi đƣợc giới hạn trong các kĩ năng cụ thể sau: + Kĩ năng đƣa thông điệp (kĩ năng trình bày, kĩ năng thuyết phục) + Kĩ năng nhận thông điệp + Kĩ năng phán đoán và xử lí thông tin trong tiến trình giao tiếp + Kĩ năng quản lí, làm chủ tình thế giao tiếp + Kĩ năng tạo lập những điều kiện thực hiện giao tiếp và sử dụng phƣơng tiện giao tiếp (Kĩ năng định hƣớng vị thế hành vi, kĩ năng làm quen, kĩ năng bày tỏ thái độ và tạo thiện cảm trong giao tiếp, kĩ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp) - Khảo sát và thực nghiệm đƣợc giới hạn trên trẻ 5-6 tuổi học tại một số trƣờng mầm non nội, ngoại thành thành phố Hà Nội (thực hiện khảo sát và thực nghiệm trên trẻ có tình trạng phát triển bình thƣờng). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6.1.1. Phƣơng pháp phân tích lịch sử -logic: để tổng quan tƣ liệu lịch sử trong nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6.1.2. Phƣơng pháp so sánh: để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, so sánh chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp với tƣ tƣởng của đề tài. 5 6.1.3. Phƣơng pháp khái quát hóa lí luận: để xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phƣơng pháp điều tra giáo dục giúp thu thập dữ liệu thực tế để đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đƣợc thực hiện bằng các kĩ thuật chủ yếu sau: - Quan sát trẻ và hoạt động của trẻ Theo dõi và ghi lại các biểu hiện của trẻ trong việc sử dụng các kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống để giải quyết các tình huống, các nhiệm vụ trong sinh hoạt tại trƣờng mầm non. - Quan sát hoạt động giáo dục + Nội dung, hình thức và biện pháp mà giáo viên tiến hành giáo dục kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống cho trẻ tại trƣờng mầm non. + Những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp từ góc kĩ năng sống cho trẻ. - Sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn bổ sung Sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn (đối với giáo viên, cha mẹ các bé 5-6 tuổi tại trƣờng mầm non) để thu thập dữ liệu. 6.2.2. Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm giáo dục kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống trong thực tiễn giáo dục mầm non những năm gần đây qua các kĩ thuật nhƣ phân tích hồ sơ quản lí, hồ sơ giáo dục, số liệu thống kê giáo dục, phỏng vấn, tọa đàm với cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh. 6.2.3. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm hoạt động và giao tiếp của trẻ, của giáo viên giúp thu thập dữ liệu đánh giá thực trạng qua phân tích giáo án, các phƣơng tiện tổ chức giáo dục, kết quả hoạt động của trẻ và của giáo viên. 6 6.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học để kiểm tra độ tin cậy của các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống qua kĩ thuật chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng tƣơng đƣơng, so sánh chéo và so sánh đầu vào và đầu ra của mẫu thực nghiệm. 6.3. Các phương pháp khác 6.3.1. Phƣơng pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia về vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp từ góc độ kĩ năng sống cho trẻ MN theo tiếp cận hợp tác để hoàn thiện cơ sở lí luận, điều chỉnh kĩ thuật đánh giá trong khảo sát thực trạng và thực nghiệm, đề xuất và điều chỉnh các biện pháp giáo dục. 6.3.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê Để xử lí định lƣợng số liệu điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu. 7. Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài 7.1. Mô tả khoa học cách tiếp cận hợp tác trong giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhƣ là tiếp cận mới trong lĩnh vực này. 7.2. Phân tích rõ nội dung, ý nghĩa của một số kĩ năng giao tiếp cụ thể dƣới góc độ kĩ năng sống ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần đƣợc giáo dục trong giai đoạn trẻ đến trƣờng mầm non. 7.3. Phát hiện một số vấn đề trong thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ KNS cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng MN hiện nay nhƣ chƣa hƣớng dẫn thực hành kĩ năng thƣờng xuyên, nghiêng về dạy ngôn ngữ giao tiếp chứ chƣa hẳn dạy kĩ năng giao tiếp, trẻ 5-6 tuổi có tiềm năng lớn phát triển kĩ năng giao tiếp. 7.4. Xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác tác động vào nhận thức và 7 hành động luyện tập kĩ năng của trẻ, vào thiết kế và thực hiện các hoạt động có tính hợp tác khuyến khích trẻ thực hành giao tiếp, tác động vào các yếu tố môi trƣờng giáo dục để tạo cơ hội cho trẻ thực hành giao tiếp. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Có thể giáo dục KNGT dƣới góc độ KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hiệu quả khi áp dụng theo tiếp cận hợp tác trong các hoạt động nhóm phù hợp với bản chất KNGT ở lứa tuổi này 8.2. Trẻ có thể học KNGT bắt đầu từ hành vi bắt chƣớc theo mẫu, nhớ và hiểu dần ý nghĩa, nội dung của nó và thực hành mẫu đó trong những hoạt động và quan hệ giao tiếp có tính khuyến khích. 8.3. Để giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ KNS thì các biện pháp giáo dục cần phải dựa vào môi trƣờng giao tiếp thuận lợi, tác động vào cơ chế làm mẫu-bắt chƣớc, chỉ dẫn cụ thể và động viên trẻ trong các hoạt động hợp tác nhóm mà các cháu trực tiếp tham gia. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác Chƣơng 3. Biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp dƣới góc độ kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác Chƣơng 4. Thực nghiệm khoa học 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP DƢỚI GÓC ĐỘ KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp, kĩ năng, kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp 1.1.1.1. Những nghiên cứu về giao tiếp GT là vấn đề nghiên cứu đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ tâm lí, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục…cụ thể nhƣ sau: - Hàng loạt nghiên cứu về vấn đề GT đã được thực hiện ở góc độ tâm lí học: 1/ GT đặc trƣng cho bản chất tâm lí ngƣời, của ý thức và nhân cách L.X.Vƣgotxki [29], P.D.Parƣghin [ P.D.Parƣghin (1978), Cách mạng khoa học kĩ thuật và nhân cách. Những vấn đề tâm lí-xã hội, Minxcơ], A.V. Zaporozet, M.I. Lixina [28]. Các nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của GT đối với sự hình thành và phát triển của ý thức, đồng thời khẳng định ngôn ngữ và các hệ thống kí hiệu khác không chỉ là phƣơng tiện GT mà còn là công cụ tƣ duy. 2/ Nghiên cứu GT là nhu cầu hữu cơ của con ngƣời (L.X.Vƣgotxki, L.I.Bojohovich, A.V.Vêđênop, D.T.Campbell [28], Phạm Minh Hạc [29], Phạm Minh Hạc - Hồ Thanh Bình [30], các nghiên cứu đã thừa nhận bản chất xã hội của con ngƣời trong đó GT là điều kiện quan trọng thể hiện bản thân đồng thời phát triển các mối quan hệ xã hội. H.Wallon cũng đã có nhiều minh chứng xác đáng khẳng định các mối quan hệ xã hội thông qua GT (giữa mẹ với con, trẻ em với ngƣời lớn…) đã có ảnh hƣởng to lớn với sự phát triển nhân 9 cách của trẻ. 3/ Từ sự thừa nhận vai trò của GT trong sự phát triển cá nhân, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của sự thiếu hụt GT đối với sự phát triển tâm lí trẻ em nhƣ M.Iu.Kixchiacôpxcaia, J.Bowlby, R.A.Spitz [28]. Từ góc độ tâm bệnh học, S.Freud đã sử dụng GT nhƣ một phƣơng pháp chữa bệnh cho bệnh nhân tâm thần theo phƣơng thức gợi mở dần để giải phóng các uẩn khúc. 4/ Quan điểm GT đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ hoạt động - gây nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, điển hình là cuộc tranh luận giữa A.A.Leonchiev và B.F.Lomov [28], [74]: GT là một dạng đặc biệt của hoạt động (A.A.Leonchiev), quan điểm của Leonchiev đã cho ta hình dung sâu sắc hơn bản chất tâm lí của GT, không chỉ dừng lại ở phƣơng tiện, điều kiện, công cụ của hoạt động mà bản thân nó đã bao hàm những yếu tố tâm lí sâu sắc. B.F. Lomov, coi hoạt động và GT là 2 phạm trù đồng đẳng với nhau, đặc thù của GT khác với hoạt động có đối tƣợng ở chỗ: quan hệ trong GT là quan hệ giữa chủ thể và chủ thể, giữa những nhân cách với nhau, tác động qua lại với nhau một cách sinh động, cụ thể về nhiều mặt. Hai nhà nghiên cứu đều thừa nhận bản chất xã hội của GT và thống nhất với nhau về nội dung tâm lí của GT. Sự khác biệt trong quan điểm về hoạt động đã đƣa tới những tranh luận. Xoay quanh cuộc tranh luận này đã đƣa tới hàng loạt công trình nghiên cứu về GT, nhờ đó những đóng góp về lí luận và thực tiễn đối với tâm lí học GT ngày càng phong phú, Tại Việt Nam, ở góc độ tâm lí, GT đƣợc đề cập trong các công trình của Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Đặng Xuân Hoài [28], Nguyễn Văn Đồng [24], Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hƣơng [62], Hoàng Thị Anh Error! Reference source not found., Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu và Nguyễn Thạc Error! Reference source not found.. Tuy nhiên, các nghiên cứu 10 này chủ yếu tập trung nêu lên những đặc điểm tâm lí giao tiếp của ngƣời trƣởng thành. Một số nhà tâm lí học nhƣ Ngô Công Hoàn [43], Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Nhƣ Mai, Đinh Kim Thoa [118] đã mô tả những đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ em lứa tuổi MN, trong đó đề cập tới những đặc điểm tâm lí ảnh hƣởng tới GT của trẻ. - Nghiên cứu GT ở góc độ văn hoá - xã hội: Gudykunst W.B, Ting Toomey, Y.Y. Kim [Gudykunst W.B và Ting Toomey (1988), Culture and Interpersonal Communication], [Gudykunst W.B, Y.Y. Kim (1984), Communicating With Strangers: An Approach to Intercultural Communication ] đánh giá vai trò của niềm tin và giá trị trong GT, văn hóa đƣợc nêu ra nhƣ một yếu tố ảnh hƣởng tới GT của con ngƣời. Cũng nghiên cứu về văn hóa trong GT đối với trẻ mẫu giáo Hoàng Thị Phƣơng [91] đã xây dựng các biện pháp nhằm phát triển các hành vi GT có văn hóa cho trẻ mẫu giáo lớn. Trong một nghiên cứu khác, tác giả đã cho thấy văn hóa của GVMN có ảnh hƣởng không nhỏ đối với quá trình giáo dục trẻ em và việc xóa bỏ rào cản về văn hóa trong tác động giáo dục là việc làm cần thiết. Dobkin B.A. và Pace R.C [128] nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong các nhóm xã hội đã chỉ ra cách thức GT phù hợp, hiệu quả đối với các nhóm đối tƣợng khác nhau. Elise.T, Carrie R.F, Greenfield P.M, Quiroz.B [89] nghiên cứu về ảnh hƣởng của văn hoá trong giáo dục nói chung, nghiên cứu đã cho thấy việc GV quan sát, nghiên cứu tình huống và tích cực GT với ngƣời học, kết nối với phụ huynh trên cơ sở hiểu điều kiện môi trƣờng sống, văn hóa của đối tác đã mang đến những hiệu quả giáo dục cụ thể. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Nguyễn Quang [94], Nguyễn Văn Lê [71], Trần Ngọc Thêm [104], Trần Trọng Thuỷ [109], Trần Phúc Trung [112], Phan Thị Phƣơng Dung [21] đã có đóng góp trong việc nghiên cứu về văn hóa trong GT của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam, những yếu tố ảnh hƣởng tới GT thƣờng gặp ở các nền văn hoá, triết lý về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất