Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hát then ở lạng sơn...

Tài liệu Hát then ở lạng sơn

.PDF
132
1279
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ DUNG HÁT THEN Ở LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Hà Nội, năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ DUNG HÁT THEN Ở LẠNG SƠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ CHÍ QUẾ Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài:Hát Then ở Lạng Sơn và toàn bộ nội dung luận văn không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Ngƣời viết luận văn Hoàng Thị Dung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Hát Then ở lạng Sơn” Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Chí Quế, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lạng Sơn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 HỌC VIÊN Hoàng Thị Dung MỤC LỤC 1. 2. 3. 4. 5. 6. 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.3. 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 2.1. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc luận văn PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử tỉnh Lạng Sơn Khái quát về vị trí địa lý Khái quát về lịch sử Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn Con người và địa bàn cư trú Đặc trưng văn hóa Tày, Nùng 1.2.2.1. Nhà ở 1.2.2.2. Ẩm thực 1.2.2.3. Trang phục 1.2.2.4. Ngôn ngữ 1.2.2.5. Văn hóa tinh thần 1.2.2.6. Văn hóa dân gian Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn Khái niệm Then Sự hình thành và phát triển Then Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn 1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn 1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn CHƢƠNG 2 NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HỌC DÂN GIAN Nội dung lời hát Then ở tỉnh Lạng Sơn 1 3 7 11 12 13 13 15 15 15 18 18 20 20 21 22 22 23 24 25 25 28 30 30 34 37 2.1.1. Lời then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị của người Tày, Nùng xưa 2.1.2. Lời Then thể hiện niềm tin thiêng liêng vào thế giới thần linh 2.1.3 Lời Then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc 2.1.4 Lời Then đề cao giá trị con người 2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật lời hát Then CHƢƠNG 3 NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA DÂN GIAN 3.1. Nghệ nhân hát Then 3.2. Diễn xướng hát Then 3.2.1. Thời gian diễn xướng 3.2.2. Không gian diễn xướng 3.2.3 Các yếu tố bổ trợ khi diễn xướng 3.2.3.1. Trang phục diễn xướng 3.2.3.2. Vật phẩm cúng tế khi diễn xướng 3.2.3.3. Âm nhạc trong diễn xướng 3.2.3.4. Vũ đạo diễn xướng PHẦN KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 38 42 45 47 48 61 71 71 72 73 73 74 76 79 84 88 92 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng. Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam. Tuy nhiên trong tỉnh Lạng Sơn số người dân tộc Tày ít hơn số người dân tộc Nùng. Người Nùng ở Lạng Sơn là 314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Địa bàn cư trú tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời sống tinh thần phong phú, hòa nhập dân tộc Tày, dân tộc Nùng đã có sự giao lưu hòa trộn văn hóa với nhau đặc biệt là trong các hoạt động hát Then, Sli, Lượn… Những bài Then, Sli, Lượn… ấy đã làm nên nét đặc trưng văn hóa rất riêng của núi rừng Việt Bắc đại ngàn. Người Tày, người Nùng đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang tính truyền thống lâu đời của hai tộc người Tày, Nùng là một trong những đặc trưng của Văn học Dân gian và Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước 3 Việt Nam và đó cũng chính là một thành tố quan trọng của Văn hóa Dân gian (folklore) Văn học Dân gian từ lâu đã được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu và cho ra đời nhiều công trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên việc sưu tầm, nghiên cứu và tìm hiểu Văn học Dân gian của người dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí những đặc trưng Văn học Dân gian của người Tày, người Nùng như hình thức cúng bái trong các nghi lễ hát Then, thầy Mo, thầy Tào làm phép trong các đám ma người chết, gọi hồn 49 ngày, cầu xin đẻ con trai…một thời gian đã bị coi là hình thức mê tín dị đoan, hủ tục của người dân tộc. Cho đến những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước mở rộng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu số thì các giá trị truyền thống của họ mới được chú ý nhiều hơn. Những người sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến văn học dân gian của người dân tộc thiểu số đồng thời đánh giá, nhìn nhận lại các giá trị truyền thống của người dân tộc một cách đúng đắn hơn. Mặt khác, xuất phát từ tôn chỉ mục đích: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam” Bộ Nội vụ ra Quyết định số 82/NV, ngày 01/3/1967 thay mặt Chính phủ cho phép thành lập Hội Văn nghệ dân gian hoạt động trên phạm vi toàn quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước. Qua chặng đường dài hoạt động cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn về Văn học dân gian, Văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. 4 Trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, các tác giả cũng đã ít nhiều tập trung đến hát Then của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Thực hiện được nhiệm vụ trên không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa Xã hội mới - Xã hội Chủ nghĩa. Trước hết, nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của các cư dân Tày-Thái (bao gồm các dân tộc Tày, Nùng, Thái). Hát Then là thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ nên hát Then chỉ tồn tại trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ tín ngưỡng. Thực tế, hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào? còn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc hình thành, phát triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa phương khác do sự giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài Cao Bằng có thể thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song nhiều nhất có thể kể đến như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Sau năm 1954, hát then không còn bó hẹp trong môi trường diễn xướng của nghi lễ tâm linh cúng bái của các ông then, bà then mà đã bước ra khỏi làn khói hương nghi ngút xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn được công chúng đón chào nồng nhiệt qua các ca khúc mang âm hưởng của làn điệu then, ca ngợi cuộc sống mới, tình yêu quê hương đất nước. Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số mới chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm, công bố những công trình nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có giá trị trong đời sống văn hóa của người dân tộc nói riêng cũng như việc bản tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung thể 5 hiện trí tuệ của tập thể của nhân dân. Như vậy có thể nói: Then là loại hình văn hóa phổ biến và hấp dẫn, ở đâu có người Tày ở đó có hát Then. Người dân tộc Tày có những câu ca thể hiện tình yêu đối với làn điệu, nét đẹp văn hóa của dân tộc mình như: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then/Mừa lườn táng piến pền báo ón” dịch là (Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà tóc bạc hóa đầu xanh trai trẻ); hay “Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Ăn phở không mỡ vẫn thấy ngon lành”. Về Then Tày, đã có một số công trình nghiên cứu song Then Nùng hầu như chưa có, mặt khác khi nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm, nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm linh còn bộ phận văn học (phần lời hát) ít được nghiên cứu. Vì vậy, luận văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi sâu hơn vào phần văn học (phần lời) của các làn điệu Then. Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi mang dấu ấn văn hóa bản địa đặc sắc của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Ở đây người dân tộc sống trên các triền đồi, núi, trong thung lũng. Lạng Sơn cũng là nơi có nền văn học phát triển tương đối sớm, được coi là một trong những nơi sản sinh ra các loại hình văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng luôn tự hào về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình với các làn điệu Sli, Lượn, Then, Quan làng, Phong Slư…mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đặc sắc hơn cả là những làn điệu Then ăn sâu vào tiềm thức của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng xứ Lạng trong đời sống xưa và nay. Dù đi đâu, về đâu, bất cứ nơi nào trên đất nước, ở nước ngoài hay chính ngay tại quê hương Lạng Sơn, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng như nuôi trong mình những làn điệu Then ngọt ngào, suối nguồn của đất mẹ chảy trong cơ thể của họ. 6 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Bản thân tôi là người dân tộc Tày sinh ra, lớn lên, trưởng thành, công tác tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở; hiện nay gia đình sinh sống tại Lạng Sơn. Là một giáo viên người dân tộc, thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc, tất cả học sinh trong trường đều là dân tộc Tày, Nùng và có 5% học sinh là dân tộc Cao Lan, Sán Chỉ, Rắc Lay…nên việc tiếp cận đề tài này sẽ đem đến cơ hội để hiểu biết về con người cũng như phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu nội dung lời hát của các làn điệu Then sẽ giúp cho quá trình giáo dục, bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc góp phần truyền bá cái hay, cái đẹp của hát Then trong trường Phổ thông Dân tộc nội trú đối với thế hệ trẻ là một việc làm quan trọng và cần thiết trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu “Hát Then ở Lạng Sơn” cùng với những vấn đề đã nên ở trên chúng tôi muốn một lần nữa được đưa cái nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về nội dung lời hát Then phản ánh cũng như việc giữ gìn bảo tồn những nét đẹp của văn học dân gian, văn hóa dân gian của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ngày nay việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học của các dân tộc đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt là trong những năm gần đây, trước xu thế hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là một vấn đề thực sự cấp bách các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Tày, dân tộc Nùng nói riêng. Là một làn điệu trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, từ lâu hát Then đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, sưu tầm. Then Tày ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn 7 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tại trong đời sống hiện thực, nó có vị trí đặc biệt trong quan trọng trong văn hóa, văn học dân gian Việt Nam. Nói đến Then Tày các nhà sưu tầm, nghiên cứu và những người yêu thích Then nghĩ ngay đến vùng Việt Bắc; nơi từ lâu được coi là cái nôi của văn hóa, văn học dân gian. Có thể kể đến các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Làn điệu Then của người Tày ở phía bắc đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trước năm 1945, thời kỳ này hầu như không có các công trình sưu tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then. Sau năm 1945, số công trình nghiên cứu về Then tăng về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản của Then nhiều hơn. Trong cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội (1975), Nxb Việt Bắc. Đây được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày, có lẽ cuốn sách được tác giả sưu tầm trong lễ Then cấp sắc. Nó góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày. Điều đáng tiếc trong cuốn sách là tác giả chỉ trích dịch được một phần ít ở phụ lục, chưa dịch được nhiều sang tiếng phổ thông. Do vậy việc tiếp cận văn bản không tránh khỏi theo ý kiến chủ quan của tác giả; toàn bộ tác phẩm toát lên âm điệu lạc quan tin tưởng vào cuộc sống chứ không phải nghèo khổ bất hạnh như trong thực tế của các chương đoạn, cửa then đã mô tả. Tuy nhiên đây là tác phẩm sưu tầm trong dân gian, ở mặt nào đó có giá trị to lớn nhưng khi đặt nó trong tổng thể hát Then thì tính xã hội hóa chưa được cao. Trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả (1978), Nxb Văn hóa dân tộc, cuốn sách tập hợp các bài viết trên phạm vi rộng, nhiều khía cạnh được các bài viết đề cập đến: nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của các tác giả đã nghiên cứu về Then từ trước năm 1978, trong đó có bài viết của nhà nghiên 8 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi cứu Lê Chí Quế về Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và yếu tố tín ngưỡng nghi lễ. Bằng những luận điểm có tính khoa học cao, tác giả đã đưa ra hai yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng trong hát Then. Hai yếu tố đó tồn tại song song và đan cài vào nhau trong các nghi lễ là một trong những cơ sở để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu hát Then trong văn học dân gian và văn hóa dân gian tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên yếu tố tín ngưỡng không được đề cập một cách thỏa đáng. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về then Tày như: “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” (1976) của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ; “Hội Lồng tồng (dân tộc Tày ở Bắc Thái)” của tác giả Dương Kim Bội; “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội Lồng Tồng)” (1983) của tác giả Lục Văn Pảo; “Hội Lồng tồng” của tác giả Thu Linh; “Pụt Tày” (1992) của tác giả Lục Văn Pảo; “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam” (1993) của nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam; “Phong tục tập quán của dân tộc Tày Việt Bắc” (1994) của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Tuấn Dũng; “Ai lên Xứ Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn; “Ngày xuân đi hội Lồng tồng” (1995) của tác giả Trần Hoàng; “Trẩy hội Lồng tồng” (1996) của tác giả Nguyễn Hải Hà; “Khảo sát tín ngưỡng Then, Tào, Mo của người Tày ở Việt Nam” (1999) của tác giả Hà Đình Thành; “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” (2000) của nhiều tác giả; “Lễ hội Lồng tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” (2002) của tác giả Hoàng Văn Páo; Lễ Cấp sắc Nụt Nùng” (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên; “Đặc trưng lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng Việt Bắc” (2005) của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh. Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm hiểu về Then của Việt Bắc cũng nhu Then của Lạng Sơn qua các lễ hội để 9 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi phản ánh bức tranh chân thực về cuộc sống, lao động sản xuất tín ngưỡng của người Tày. Qua các công trình có thể thấy tính bao quát về đời sống xã hội của người Tày chưa cao, chưa nêu được một cách toàn diện, hệ thống về các nghi lễ hát Then. Trong cuốn “Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman” (1998) của tác giả Nguyễn Thị Hiền, đã nêu rõ người làm then là nghệ nhân hát dân ca vừa là thầy cúng - thầy Shaman thực thụ; Luận văn tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn của tác giả Đoàn Thị Tuyến với nội dung “Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày-Nùng Lạng Sơn” và năm 2000 tác giả có bài: “Then một hình thức shamam giáo”phân tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng góp khá mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người làm Then. Trong các cuốn: “Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng” (2001), Nxb Văn hóa Thông tin, của tác giả Triệu Thị Mai đã chỉ rõ sự tin tưởng vào thế giới thần linh của con người mặc dù khoa học ngày nay phát triển, việc sinh con theo ý muốn đã được kết quả nhưng ở mức độ nào đó một số lễ thức về việc cầu tự vẫn được khá nhiều người duy trì không chỉ đối với người Tày ở miền Đông Cao Bằng mà với cả dân tộc Tày-Nùng tỉnh Lạng Sơn nghi thức đó vẫn đang được thực hiện. Năm 2010 nhà Nghiên cứu Nguyễn Thị Yên công bố công trình sưu tầm, nghiên cứu về “Then Tày”, Nxb Văn hóa Dân tộc. Có thể nói đây là một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Then của người dân tộc Tày. Công trình đã khái quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và mô tả diễn biến buổi lễ Then cấp Sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã Tự Do, huyện Quản Hòa (nay là huyện Quảng Yên), tỉnh Cao Bằng có đầy đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn, chương trong Then cấp sắc. 10 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Trên đây chúng tôi đã điểm tên và nội dung chính các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, mặc dù các công trình được công nhận và đánh giá mang tính khoa học cao song cũng không tránh khỏi mội vài khía cạnh chủ quan của tác giả cho nên xét một cách tổng thể thì đằng sau những làn điệu then có nhiều khía cạnh mà người dân tộc Tày, dân tộc Nùng gửi gắm. Vì vậy để tiếp tục tìm hiểu khai thác các giá trị của hát Then nói chung cũng như hát Then của tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong văn học dân gian và văn hóa dân gian. Như đã trình bày ở trên, các công trình sưu tầm nghiên cứu mang tính khoa học rất cao tuy nhiên các công trình nghiên cứu mang tầm vóc lớn được đánh giá cao và giới thiệu với công chúng đã giải quyết được những vấn đề tiêu biểu song đằng sau các làn điệu Then của dân tộc Tày và nhất là dân tộc Nùng còn nhiều điều cần được đề cập và nghiên cứu. Để tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu về nguồn cội của hát Then luận văn tập trung vào hát then ở Lạng Sơn của dân tộc Tày-Nùng trong văn hóa dân gian và văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn nhằm tiếp tục khai thác và tìm hiểu những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra đồng thời đưa ra cái nhìn mới mẻ, riêng biệt đặc trưng về Then Tày-Nùng của tỉnh Lạng Sơn thông qua nội dung lời hát, hình thức nghệ thuật, hình thức diễn xướng và nghệ nhân hát Then. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trong đó dân tộc Tày, Nùng. Dân tộc Tày, Nùng chiếm số lượng lớn nhất toàn tỉnh vì năng lực hạn chế của tác giả nên luận văn “Hát Then ở Lạng Sơn” chúng tôi dựa vào những tư liệu tìm được trong dân gian khi đi thực tế tìm hiểu các buổi lễ làm làm then cầu may, cầu mát; dâng sao giải hạn của các nghệ nhân then Tày, Nùng trong địa bàn 11 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn cụ thể: (1) Nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật lời hát Then Tày, Nùng của tỉnh Lạng Sơn dựa trên tài liệu thực tế khi đi điền dã; (2) Nghiên cứu hát Then trong đời sống sinh hoạt tập trung vào hình thức diễn xướng (trang phục, đạo cụ, không gian, thời gian) qua việc quan sát và trao đổi thực tiếp với các nghệ nhân Then. Đồng thời để minh chứng hát Then của người Tày, Nùng Lạng Sơn chúng tôi đã tiến hành thực địa tại các huyện Chi Lăng, Cao lộc, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn. Trên cơ sở tìm hiểu về hát Then ở Lạng Sơn, đặt hát Then của Lạng Sơn trong văn hóa dân gian, văn học dân gian để thấy được vai trò vị trí, giá trị của Then trong đời sống tâm linh người dân tộc thiểu số Tày Nùng. 4. Mục đích nghiên cứu Khi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hát Then ở Lạng Sơn”, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng. Có thể nói Then Lạng Sơn với nhiều nét độc đáo riêng biệt, nhất là khi khẳng định Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng, nó không chỉ hay về mặt ca từ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của lời hát. Vì vậy với tầm vóc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại chứa nhiều điều cần được sưu tầm nghiên cứu về dòng Then Tày, Then Nùng ở Lạng Sơn lại là một đề tài rất khó với tác giả do hạn chế về năng lực, ngôn ngữ dân tộc và tầm hiểu biết. Mặt khác Then Tày có nhiều công trình nghiên cứu nhưng then Nùng hầu như không có nếu có chăng cũng rất ít chỉ là điểm vài ý nhỏ. Vì vậy qua đề tài này tôi chỉ mong muốn bằng sự nhiệt tình và vốn kiến thức hiểu biết ít ỏi của mình góp phần bảo tồn, duy trì và phát tiển loại hình hát Then Tày, 12 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Then Nùng tại tỉnh Lạng Sơn. Qua đó khẳng định giá trị lời hát then của dân tộc Tày, Nùng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn “Hát Then ở Lạng Sơn” chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp tổng hợp và liên ngành. Then là tổng hợp gồm những thành tố có phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, nghệ thuât ca hát, vũ đạo và văn chương, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh giữa hát Then của dân tộc Tày và hát Then của dân tộc Nùng. Hát Then còn là một hiện tượng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, do đó khi tiến hành khảo sát Luận văn đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học, dân tộc học, lịch sử học và văn hóa học. + Phương pháp phân tích tổng hợp văn bản. Luận văn đi sau vào nghiên cứu phần lời ca. Phân tích các thành tố trong văn bản như: Vần thơ, các biểu tượng nghệ thuật, ngôn ngữ… (Phần lời) để chỉ ra cái hay cái đẹp của lời hát Then. + Phương pháp điền dã dân tộc học: Kết hợp giữa nghiên cứu văn bản đọc và sưu tầm với việc đi điền dã thực tế trong cácc buổi lễ làm then của người Tày, Nùng. + Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn những nghệ nhân hát then; những người tham dự và cán bộ văn hóa ở địa phương. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu và kết luận còn có phần nội dung bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài 13 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi 1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử của tỉnh Lạng Sơn 1.2. Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa người Tày, người Nùng 1.3. Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn Chương 2: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn học dân gian 2.1. Nội dung lời hát then ở tỉnh Lạng Sơn 2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật của lời hát then Chương 3: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn hóa dân gian 3.1. Nghệ nhân hát then 3.2. Diễn xướng hát Then 14 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử của tỉnh Lạng Sơn 1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nơi địa đầu tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 154km. Nằm ở vĩ độ 21019’ độ đến 22027’ độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Lạng Sơn có đường biên giới dài 253 km tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trên tuyến biên giới Lạng Sơn với Trung Quốc có hai cửa khẩu quốc tế và hai cửa khẩu quốc gia và bẩy cặp chợ đường biên. Lạng Sơn là tỉnh có tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt quốc tế chạy suốt từ Bắc vào Nam. Tổng diện tích 8.331,24 km, dân số 831.887 người, mật độ bình quân 99 người/km2 (theo số liệu điều tra thống kê năm 2009). Với vị trí địa lý đặc biệt, trong suốt hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước, Lạng Sơn là vùng đất có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, anh ninh. Ngày nay, Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng kinh tế Tây Nam Trung Quốc. Những yếu tố trên có ảnh hưởng rất rõ nét đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. 1.1.2. Khái quát về lịch sử Lạng Sơn là một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Việt Nam, là một trong những địa bàn sinh sống sớm nhất nhất của loài người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tư liệu khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (huyện 15 Ket-noi.com Ket-noi.com Kho Kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chứng tỏ cách đây 47 vạn năm con người đã sinh sống ở đây. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cư dân tiền sử ở Lạng Sơn đã sáng tạo nên nền văn hóa độc đáo: Văn hóa Bắc Sơn, Văn hóa Mai Pha. Quá trình phát triển lịch sử mang tính liên tục từ thời đồ đá sang thời vàng thau. Trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và những sách cổ đều khẳng định “Thời Hùng Vương Lạng Sơn là bộ Lục Hải” là một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ. Thời Bắc Thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau đó là quận Giao Châu. Lạng Sơn gồm một số Châu như Châu Tư Lang, Lạng Châu, Lộ Châu. Cư dân ở đây được gọi là Man, Lão…với chính sách cai trị và đồng hóa của đế chế Trung Hoa, các dân tộc Lạng Sơn đã luôn giữ gìnvăn hóa bản địa, chống đồng hóa. Không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bước vào thời kỳ phong kiến tự chủ, Lạng Sơn từng bước khẳng định vị thế của mình đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, Lạng Sơn được đặt làm đạo sang thời Lý có tên là lộ Lạng Giang đến thời Trần lộ Lạng Giang giữ nguyên. Từ khi con đường giao thông từ Thăng Long đi Trung Quốc được hình thành Lạng Sơn trở thành vùng đất hiểm yếu, trọng điểm, địa đầu quan trọng chắn thành Thăng Long và là nơi đi lại của sứ thần hai nước. Triều đình nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng đất này, các vị vua thời Lý cử quan lại lên trấn giữ miền biên ải…thắt chặt mối quan hệ giữa triều đình phong kiến trung ương với địa phương, phong chức tước cho các tù trưởng miền núi. Đáp lại ân tình đó, các tù trưởng đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn biên giới tổ quốc, khẳng định quyền tự chủ của nhà nước Đại Việt. Kháng chiến chống quân Tống dân binh người Tày lịch sử dưới sự chỉ huy của các tù trưởng cùng nhân dân cả nước đã đóng góp xuất sắc vào thắng lợi của cuộc chiến. Thời 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan