Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó cho sinh kế của người dân huyện thạ...

Tài liệu Hiện trạng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó cho sinh kế của người dân huyện thạnh phú tỉnh bến tre

.PDF
70
1408
60

Mô tả:

Hiện trạng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó cho sinh kế của người dân huyện thạnh phú tỉnh bến tre
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DƢƠNG THỊ PHƢƠNG KHANH HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHO SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG Cần Thơ - 2011 -1- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DƢƠNG THỊ PHƢƠNG KHANH HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHO SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ts. TRƢƠNG HOÀNG ĐAN Cần Thơ - 2011 -2- LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Cô Trương Hoàng Đan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn tất cả Thầy Cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã dạy dỗ, cung cấp cho em những kiến thức chuyên môn quý báu để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Xin cảm ơn Cô Trần Thị Kim Hồng đã quan tâm, lo lắng trong suốt quá trình bốn năm trên giảng đường Đại học. Xin cảm ơn anh Hải – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạnh Phú đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh, động viên, hỗ trợ trong những lúc khó khăn nhất. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện cho em học tập, đồng thời ủng hộ về mặt vật chất cũng như tinh thần rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Dương Thị Phương Khanh -3- TÓM LƢỢC Biến đổi khí hậu đang là một hiện tượng diễn ra khá gay gắt. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó chính là quá trình xâm nhập mặn. Bến Tre là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với vị trí địa lý phía Đông giáp với biển nên hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng chủ yếu của triều biển Đông. Huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre là một huyện duyên hải vừa chịu tác động của triều biển Đông vừa bị chi phối bởi hai con sông lớn là Hàm Luông và Cổ Chiên nên nguồn nước mặt của huyện bị nhiễm mặn với độ mặn rất cao trong những tháng mùa khô. Thấy được vấn đề khó khăn trong sinh kế của người dân huyện Thạnh Phú vào thời điểm xâm nhập mặn nên đề tài “Hiện trạng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó cho sinh kế của người dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” được thực hiện. Qua 3 tháng khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp một số hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu, quan trắc một số chỉ tiêu hóa học về nước mặt, kết quả cho thấy quá trình xâm nhập mặn trong mùa mưa diễn ra không đáng kể, nhưng trái lại, trong mùa khô xâm nhập mặn diễn ra gay gắt và làm ảnh hưởng không ít lên sinh kế của người nông dân. Chính vì thế cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ người dân có thể ứng phó với xâm nhập mặn. -4- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i TÓM LƢỢC .............................................................................................................................. ii DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................. v DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu ........................................................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 3 2.1 Sơ lược về huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre ...................................................................... 3 2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 3 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................... 4 2.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu......................................................................................... 7 2.2.1 Một số quan niệm về biến đổi khí hậu và nước biển dâng....................................... 7 2.2.2 Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu ...................................................... 7 2.3 Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre ...................................................................................................................... 8 2.3.1 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................................ 8 2.3.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre ............................................................. 8 2.3.3 Biểu hiện biến đổi khí hậu tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre .............................. 10 2.4 Sơ lược về xâm nhập mặn.............................................................................................. 11 2.4.1 Tổng quan xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 11 2.4.2 Tổng quan xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre ................................................................. 12 2.4.3 Ứng phó của người dân Đồng bằng sông Cửu Long với xâm nhập mặn ............... 16 2.5 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Bến Tre .......................................... 18 2.6 Sơ lược về một số thông số hóa học .............................................................................. 20 2.6.1 pH ........................................................................................................................... 20 2.6.2 EC........................................................................................................................... 21 2.6.3 Độ mặn ................................................................................................................... 21 2.7 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................................................... 22 -5- CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 23 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện ..................................................................................... 23 3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 3.2.1 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................................... 23 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.3 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................. 25 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 26 4.1 Tình hình nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu ........................................................... 26 4.2 Nguyên nhân gây xâm nhập mặn ................................................................................... 29 4.3 Sinh kế của người dân trong khu vực nghiên cứu ......................................................... 31 4.4 Giải pháp ứng phó .......................................................................................................... 35 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................. 41 5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 41 5.2 Kiến nghị........................................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 42 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 43 -6- DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 6 Hình 2.2 Diễn biến nhiệt độ trung bình của tỉnh Bến Tre qua các năm 9 Hình 2.3 Biểu đồ theo dõi tổng lượng mưa trung bình qua các năm 9 Hình 2.4 Ảnh hưởng của vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn đến đời sống kinh tế- xã hội 14 Hình 2.5 Kịch bản nước biển dâng 100 cm của tỉnh Bến Tre 19 Hình 2.6 Kịch bản xâm nhập mặn đến năm 2050 của tỉnh Bến Tre 20 Hình 3.1 Chú thích vị trí thu mẫu 26 Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn độ mặn đo đạc tại các điểm thu mẫu 27 Hình 4.2 Biểu đô biểu diễn độ pH tại các điểm thu mẫu 27 Hình 4.3 Biểu đồ biểu diễn giá trị EC tại các điểm thu mẫu 28 Hình 4.4 Độ mặn cao nhất trong các tháng mùa khô 2010 và 2011 tại trạm Bến Trại, cách cửa sông Cổ Chiên 11 km 28 Hình 4.5 Độ mặn cao nhất trong các tháng mùa khô 2010 và 2011 tại trạm An Thuận, cách cửa sông Hàm Luông 10 km 28 Hình 4.6 Biểu đồ biểu diễn mực nước các tháng tại trạm Bến Trại huyện Thạnh Phú (cách cửa sông Cổ Chiên 11 km) 28 Hình 4.7 Lượng mưa trung bình các tháng năm 2010 tại trạm Bến Trại huyện Thạnh Phú (cách cửa sông Cổ Chiên 11 km) 30 Hình 4.8 Biểu đồ biểu hiện thu nhập chính của các hộ gia đình được phỏng vấn 31 Hình 4.9 Các loại cây trồng chính ở xã Quới Điền huyện Thạnh Phú 34 Hình 4.10 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của xâm nhập mặn 35 Hình 4.11 Xây ống chứa nước 36 Hình 4.12 Đất rừng được giao khoán cho nông dân 40 -7- DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Cơ cấu ngành nghề ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 5 Bảng 2.2 Độ mặn cao nhất trong mùa khô 5 năm từ 2006-2010 tại một số vị trí ở ĐBSCL 11 Bảng 2.3 Xu thế xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre từ 2002 – 2005 13 Bảng 2.4 Tình hình thiệt hại do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2002 – 2005 15 Bảng 3.1 Chú thích các vị trí thu mẫu 24 Bảng 4.1 Kết quả đo đạc tại các điểm thu mẫu 26 Bảng 4.2 So sánh thu nhập chính của 3 xã Quới Điền, An Thạnh, Thạnh Hải 32 Bảng 4.3 Mức độ quan trọng của các nguồn sinh kế tại 3 xã nghiên cứu 32 Bảng 4.4 Lịch thời vụ của 3 xã Quới Điền, An Thạnh, Thạnh Hải 33 -8- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long XNM: Xâm nhập mặn -9- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU Đặt vấn đề 1.1 Trong số các quốc gia đang phát triển, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2007 kết luận rằng Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ hai trên thế giới chịu rủi ro của mực nước biển dâng 1 m vào năm 2100 (Dasgupta và ctv, 2007). Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ngập hoàn toàn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003). Mực nước biển dâng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn (XNM) trên phạm vi rộng, đặc biệt là khu vực ven biển ĐBSCL. Theo dự báo của Oxfam (2008), với hiện tượng nước biển dâng như hiện nay, 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn hoàn toàn. Xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của hàng triệu người dân đang sống phụ thuộc vào nông nghiệp và thuỷ sản. Bến Tre là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều của BĐKH. Với chiều dài bờ biển 65 km và địa hình tương đối thấp nên Bến Tre thường xuyên chịu tác động mạnh của hiện tượng xâm nhập sâu vào đất liền, có năm diễn ra rất gay gắt. Quá trình này xảy ra thông qua cửa Đại, Hàm Luông và Cổ Chiên. Kết quả nghiên cứu vào tháng 05/2007 cho thấy rằng ¾ diện tích toàn tỉnh bị nhiễm mặn và nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền đến 60km tăng 10 m so với 5 năm qua (Oxfam, 2008). Huyện Thạnh Phú là một huyện nằm cuối dòng Cửu Long, chịu sự chi phối bởi hai con sông Hàm Luông, Cổ Chiên và là huyện giáp biển Đông nên đến mùa khô huyện sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề XNM và tác động mạnh mẽ lên sinh kế của người dân trong vùng này. Trên cơ sở thực tế đó, đề tài “Hiện trạng xâm nhập mặn và giải pháp ứng phó cho người dân ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” được thực hiện. Mục tiêu 1.2 - Khảo sát hiện trạng XNM của huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre; - Đề xuất những giải pháp ứng phó với vấn đề XNM. Nội dung 1.3 Để hoàn thành những mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện một số nội dung như sau: - Đo đạc các thông số cần thiết như pH, EC, độ mặn để đánh giá mức độ nhiễm mặn trong khu vực nghiên cứu; -10- - Điều tra, khảo sát hiện trạng và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề XNM trong khu vực thực hiện đề tài; - Phỏng vấn thực tế từ các hộ dân để đánh giá mức độ ảnh hưởng lên sinh kế của người dân vùng nghiên cứu; - Đề xuất một số giải pháp ứng phó phù hợp cho sinh kế của người dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. -11- CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Sơ lƣợc về huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 2.1 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Thạnh Phú là một huyện duyên hải nghèo của tỉnh Bến Tre, nằm ở vị trí cuối dãy Cù Lao Minh, chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hai nhánh của sông Mêkông là sông Cổ Chiên và Hàm Luông. Vị trí địa lý của huyện bao gồm: - Phía Tây giáp huyện Mỏ Cày; - Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên; - Phía Bắc giáp huyện Ba Tri và Giồng Trôm, có ranh giới chung là con sông Hàm Luông; - Phía Đông giáp biển với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng. Huyện Thạnh Phú có tổng diện tích là 443,5 km2, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 27.549 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 10.500 ha, còn lại là đất lâm nghiệp (Niên giám thống kê, 2009). Cũng giống như các vùng cửa sông ven biển khác của tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao ít biến động. - Nhiệt độ: Thạnh Phú có nhiệt độ bình quân hàng năm là 26,6oC. Tháng nóng nhất là 28,4oC (tháng 4, 5). Tháng mát nhất có nhiệt độ khoảng 24,3oC (tháng 12). - Độ ẩm tương đối: độ ẩm trung bình của khu vực Thạnh Phú là 83%. - Bốc hơi: bốc hơi mạnh thường xảy ra vào mùa khô, cao nhất là vào tháng 2 (trung bình 6 mm/ngày), mùa mưa lượng bốc hơi giảm đi rất nhiều chỉ còn 2,5 – 3,5 mm/ngày. - Gió: trong mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam đến Tây Tây Nam với tốc độ trung bình cấp 3 – 4. Đến tháng 10 trở đi gió chuyển sang hướng Đông Bắc với tốc độ cấp 2 và đến tháng 2, tháng 3 thì gió theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam với tốc độ cấp 3 – 4, sang tháng 4 gió chuyển sang hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ cấp 3 – 4. - Mưa: mùa mưa ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm trung bình là 1.454 mm. -12- - Chế độ thuỷ văn: vùng cửa sông huyện Thạnh Phú bao gồm cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên. Lưu lượng nước ở các cửa sông rất lớn 3.400 m3/s.1 Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú chịu tác động của triều biển Đông rất rõ rệt. Mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Hàng tháng có hai kỳ triều cường (03 và 17 âm lịch) và hai kỳ triều kém (10 và 25 âm lịch). - Thổ nhưỡng: trên địa bàn huyện Thạnh Phú có các nhóm đất sau:2  Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: là nhóm đất chủ đạo trên địa bàn huyện, là loại đất có độ phì nhiêu khá nhất, thuận lợi cho khai thác nông nghiệp, khá nhiều mùn, đạm, hàm lượng lân từ trung bình đến nghèo. Đất phù sa phân bố rải rác trong khu vực thuộc tiểu vùng I và tiểu vùng II, thành phần cơ giới gồm thịt nặng và sét, dinh dưỡng cao, nhiều chất hữu cơ, đất được sử dụng canh tác lúa và lập vườn. Ngoài ra, khu vực Quới Điền có hai nhóm đất khác: đất cát giồng và đất phù sa xám nâu. Trong đó, đất cát giồng được đánh giá không thích hợp cho việc trồng lúa.  Nhóm đất phèn: nhóm đất này là loại đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn tầng nông và sâu, phân bố phía Nam huyện Thạnh Phú, nhiễm mặn nhiều hơn 8 tháng/năm, tầng mặt không thuần thục, giàu mùn đạm kali, nghèo lân.  Nhóm đất giồng: đây là loại đất kém phì nhiêu, nhưng thích nghi cho các loại cây trồng cạn, có thể trồng rau màu. Có thể nói huyện Thạnh Phú là huyện có diện tích đất giồng nhiều nhất tỉnh Bến Tre. 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Dân số Theo niên giám thống kê năm 2009, dân số huyện Thạnh Phú là 127.574 người với mật độ dân số trung bình là 288 người/km2. Trong đó tỷ lệ người dân sống ở nông thôn là 92,63%. Và cũng theo thống kê thì có khoảng 96,84% lao động nông thôn ở huyện Thạnh Phú chưa qua đào tạo hoặc tập huấn. Ngoài ra, đây cũng là huyện có tỷ lệ học sinh bỏ học cao: 6,47% (cấp tiểu học), 9,08% (cấp trung học cơ sở), 18,9% (cấp phổ thông trung học). 2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế Thế mạnh kinh tế của Thạnh Phú là nông - lâm - ngư nghiệp. Những năm gần đây, huyện đang chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển ngư nghiệp. Diện tích đồng 1 2 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2009. Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, 2007. -13- lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chỗ cho các đầm nuôi tôm. Con nghêu, một đặc sản của vùng biển Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng là nguồn lợi quan trọng, nuôi sống hàng ngàn dân ven biển. Đến nay, huyện đã hình thành được 3 tiểu vùng sinh thái đặc trưng, sự phân chia này dựa trên việc cải tạo thuỷ lợi kết hợp với sự XNM từ biển Đông (UBND tỉnh Bến Tre, 2010), cụ thể như sau:  Tiểu vùng 1: gồm 9 xã phía Tây của huyện giáp với huyện Mỏ Cày Nam (Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hoà Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú) là vùng lúa 2 vụ/năm, có diện tích hơn 6.000 ha.  Tiểu vùng 2: tức vùng giữa của huyện gồm các xã An Thạnh, An Qui, An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh Phú, xấp xỉ 7.000 ha, được quy hoạch luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa, đã đem lại hiệu quả rõ rệt.  Tiểu vùng 3: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải là vùng chuyên nuôi tôm. Diện tích đầm, ao nuôi tôm đến nay chiếm hơn 5.000 ha. Toàn huyện có 564 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 1.630 lao động. Các sản phẩm chủ yếu của huyện là thảm các loại, chiếu xuất khẩu, xay xát lúa gạo, sản phẩm cơ khí,… đều tăng so với những năm trước. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được triển khai xây dựng ở mức tương đối. Tuy nhiên, kinh tế huyện vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế như tốc độ tăng trưởng đạt thấp, nuôi thủy sản còn tự phát, nhất là những đối tượng mới như tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá bống tượng,… chưa có quy hoạch vùng nuôi cụ thể. Môi trường nuôi không ổn định, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, năng suất chưa cao (Phòng nông nghiệp huyện Thạnh Phú, Bến Tre, 2010). Bảng 2.1: Cơ cấu ngành nghề ở huyện Thạnh Phú STT Cơ cấu ngành nghề Số hộ tham gia (Hộ) Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp 14.107 46.21 2 Lâm nghiệp 41 0.13 3 Thủy sản 10.413 34.11 4 Công nghiệp 496 1.62 5 Xây dựng 524 1.72 6 Thương nghiệp 2.849 9.33 7 Vận tải 442 1.45 8 Dịch vụ khác 804 2.63 9 Khác 852 2.79 -14- Tổng 30.528 100.00 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009) -15- -16- 2.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu 2.2.1 Một số quan niệm về biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Chương trình Môi trường Quốc gia về Ứng phó với BĐKH). Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH thì “BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.”. Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH, “BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sử dụng các phương pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người.”. Và theo một tác giả khác là Lê Huy Bá (2009), “BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài của các thành phần khí hậu, khung thời tiết vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn, để rồi sau đó dần dần đi vào ổn định mới.”. Nước biển dâng: là sự dâng cao mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). 2.2.2 Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính gây ra BĐKH là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải khí nhà kính (CO2, CH4, CFC,…), các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền. Bên cạnh đó, các nhân tố tự nhiên dẫn đến BĐKH cũng khá lớn như bức xạ mặt trời, hoạt động của núi lửa,... Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:  Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; -17-     2.3 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Toàn bộ điều kiện sống của con người bị tác động theo hướng tiêu cực. Hoạt động sản xuất nông, công, lâm, thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển; Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, các dịch bệnh sẽ ngày càng nguy hiểm và lan truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Một số biểu hiện BĐKH ở ĐBSCL và tỉnh Bến Tre 2.3.1 Biểu hiện BĐKH ở ĐBSCL [8] Trong các thập niên gần đây, ĐBSCL đã và đang gánh chịu những tác động mạnh mẽ của thiên tai, có nhiều khả năng là do BĐKH gây nên. Trong đó lũ có những biến động ngày càng lớn giữa năm lũ lớn và lũ nhỏ; bão nhiều và mạnh hơn; hạn hán nghiêm trọng hơn; cháy rừng, lốc,... xuất hiện ngày càng nguy hiểm hơn. - Ba năm liên tiếp từ 2000 - 2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lớn lịch sử. Năm năm liên tiếp có lũ dưới trung bình, trong đó năm 2006 có mực nước 4,00 m tại Tân Châu. Đặc biệt vào năm 2010, ĐBSCL không có lũ nhưng đến năm 2011 thì lũ lớn kéo về gây thiệt hại rất nhiều về tài sản của người dân vùng hạ nguồn; - Hai lần có bão lớn đổ bộ và ảnh hưởng đến ĐBSCL là bão Linda năm 1997 và bão Durian năm 2006; - Bốn năm liền ĐBSCL gặp hạn, đặc biệt hạn kết hợp dòng chảy kiệt trên sông Mekong vào năm 2004. - Tố lốc xuất hiện nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng; - Cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là đợt cháy rừng Vườn Quốc gia U Minh Thượng vào năm 2002. 2.3.2 Biểu hiện BĐKH tại tỉnh Bến Tre [6] Nhiệt độ: Bến Tre có nền nhiệt độ trung bình năm 26-27 oC. Theo kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ trung bình của Trung tâm Quan trắc Khí tượng thuỷ văn Bến Tre qua các năm như sau: -18- Hình 2.2: Diễn biến nhiệt độ trung bình của tỉnh Bến Tre qua các năm (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2008) BĐKH đã diễn ra ở Bến Tre với mức tăng nhiệt độ trung bình 0,05 - 0,15oC/1 thập kỷ trong thế kỷ XX. Dự kiến nhiệt độ tỉnh Bến Tre sẽ tăng lên 1,1oC vào năm 2050 và tăng lên 1,5oC vào năm 2070 so với hiện nay. Lượng mưa: Bến Tre có lượng mưa hàng năm phổ biến ở mức 1.200 - 1.500 mm, nhưng phân bố rất không đều, trên 90% lượng mưa vào mùa gió Tây Nam (tháng 5 đến tháng 11), 5 tháng còn lại là mùa khô ứng với mùa gió mùa Đông Bắc. Kết quả theo dõi diễn biến lượng mưa trung bình qua các năm của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Bến Tre như sau: Hình 2.3: Biểu đồ theo dõi tổng lƣợng mƣa trung bình qua các năm (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2008) Nhìn chung, lượng mưa trung bình giữa các năm có sự chênh lệch lớn: lượng mưa trung bình từ năm 2000 đến năm 2007 có chiều hướng tăng cao so với thời gian năm 1990 đến 2000. -19- Bão: trung bình hàng năm có khoảng từ 6 - 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới tác động đến Bến Tre. Thời gian 5 thập kỉ qua, không có bão nào đi vào địa phận đất liền Bến Tre. Tuy nhiên, đến năm 2006 Bão số 9 (Durian) đã đổ bộ vào đất liền Bến Tre, gây thiệt hại lớn về người và vật chất. XNM: Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông, cuối nguồn nước ngọt và đầu nguồn nước mặn, hàng năm bị nhiễm mặn từ 3 - 6 tháng. Tình hình XNM sâu vào nội đồng ở Bến Tre trong những năm gần đây diễn ra càng gay gắt vào mùa khô; XNM do tác động đồng thời các yếu tố: dòng chảy cạn kiệt trên sông Tiền, sự xuất hiện của gió chướng và thuỷ triều ở Biển đông dâng cao. 2.3.3 Biểu hiện BĐKH tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre3 Nhiệt độ: qua kết quả quan trắc 31 năm qua (từ năm 1977 đến 2007) trên địa bàn huyện đã ghi nhận được nhiệt độ trung bình là 26,83oC. Cụ thể, giai đoạn 1977 1987 trung bình là 26,59oC ; giai đoạn 1987 - 1997 trung bình là 26,84oC ; giai đoạn 1997 - 2007 trung bình là 27,1oC. Nhìn chung, nhiệt độ trung bình từng năm trong 3 thập kỷ qua có xu hướng tăng gần 0,75oC. Theo dự báo, càng về sau nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng; do đó sẽ gây ra các hiện tượng: nước biển dâng, XNM, dịch bệnh,… gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Lượng mưa: lượng mưa trung bình 30 năm qua (1978 - 2007) là 1.416 mm. Cụ thể, giai đoạn 1978 - 1987 trung bình là 1.376 mm; giai đoạn 1987 - 1997 trung bình giảm là 1.310 mm ; giai đoạn 1998 - 2007 trung bình tăng là 1.562 mm. Nhìn chung, trong thập niên này lượng mưa không ổn định, vũ lượng không đều gây thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của người dân. Nước dâng: trong thời gian những ngày triều cường, kết hợp với lũ thượng nguồn chảy về và do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão. Hiện tượng nước dâng thường xuất hiện giữa mùa mưa cuối năm, vào tháng 8, 9, 10. Trong thời gian gần đây, hiện tượng nước dâng gây thiệt hại nhiều công trình dân dụng như: đường giao thông, cống, đê, bờ bao vuông tôm,… tốn nhiều tiền của để tôn cao và sửa chữa. Sạc lỡ ven sông: trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của mưa bão, thay đổi dòng chảy gây sạc lỡ ven sông rất lớn, đặc biệt là cửa sông Hàm Luông, hàng năm bị mất đi khoảng 1 - 2 ha, gây mất diện tích đất sản xuất của người dân ven sông. 3 Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, 2011 -20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan