Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Jane eyre từ góc nhìn phân tâm học...

Tài liệu Jane eyre từ góc nhìn phân tâm học

.PDF
85
1363
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- TRỊNH NGỌC TRÂM JANE EYRE TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ TRỊNH NGỌC TRÂM JANE EYRE TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI MÃ SỐ: 60 22 02 45 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp Hà Nội – 2012 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................... 8 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................... 8 2. Lịch sử vấn đề................................................................................... 9 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................... 16 5. Phương pháp nghiên cứu:................................................................ 17 6. Cấu trúc luận văn: ........................................................................... 17 CHƯƠNG 1. PHÂN TÂM HỌC NHƯ MỘT LÍ THUYẾT VĂN HỌC18 1.1. Lược sử về phê bình phân tâm học ............................................... 18 1.2. Phê bình phân tâm học với văn học .............................................. 20 Tiểu kết............................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. CHARLOTTE BRONTË VÀ NHÂN VẬT JANE EYRE39 2.1. Từ những “dồn nén”, ẩn ức trong cuộc đời tác giả ....................... 39 2.2. Đến cuộc “chuyển dịch” sang nhân vật ........................................ 42 2.2.1. Người mẹ ......................................................................................................... 43 2.2.3. Những ngôi nhà ............................................................................................. 48 Tiểu kết............................................................................................... 61 CHƯƠNG 3. NHỮNG ẨN ỨC, ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT, TÌNH YÊU61 3.1. Tần suất và tỉ lệ xuất hiện màu sắc: đỏ/đen .................................. 62 3.2. Ý nghĩa và nội dung của biểu tượng màu đỏ và màu đen ............. 64 3.2.1. Buồng đỏ: ám ảnh khủng bố tinh thần ................................................. 65 3.2.2. Sự u ám, ảm đạm .......................................................................................... 68 3.2.3. Bản nguyên sống: nam tính, sự phản kháng ...................................... 71 3.3. Xung năng chết ............................................................................ 74 3.3.1. Sương mù, băng giá ..................................................................................... 75 6 3.3.2. Những giấc mơ, linh cảm ảm đạm......................................................... 77 3.4. Ánh sáng hạnh phúc ..................................................................... 80 3.4.1. Thiên nhiên tươi sáng ................................................................................. 80 3.4.2. Cấu trúc nhân cách nhân vật .................................................................... 82 Tiểu kết............................................................................................... 84 KẾT LUẬN ......................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 86 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Jane Eyre là cuốn tiểu thuyết của Charlotte Brontë (1816 –1855), được nhà xuất bản Smith, Elder & Company of London in năm 1847 với bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh. Bên cạnh việc thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc câu chuyện về cuộc đời của Jane, tác phẩm vừa mang tính chất tự thuật, vừa mang ước mơ thầm lặng của chính Charlotte Brontë. Tác phẩm cũng mang đến niềm tin và hy vọng cho những cuộc đời bất hạnh thông qua những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, về nữ quyền, về quyền con người và đặc biệt trong đó là sự ấm áp của tình người. Nhưng đóng góp quan trọng của tiểu thuyết thuyết này chính là sự kết hợp một cách tinh tế giữa tiểu thuyết giáo dục với các dòng tiểu thuyết khác như tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết tiểu thuyết Gothic, thậm chí còn có bóng dáng của tiểu thuyết trinh thám được kể thông qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất tạo cảm giác gần gũi và chân thật. Đây cũng là một thành công và đóng góp lớn cho dòng tiểu thuyết giáo dục, một trong những thể loại tiểu thuyết lớn ra đời ở Anh nhưng có ảnh huởng không nhỏ đối với tiểu thuyết nói riêng và văn chương thế giới. Các nhà nghiên cứu còn thấy trong tiểu thuyết này vấn đề thiếu nhi trong xã hội nước Anh những năm 30, 40 của thế kỉ XIX với các đề tài về: sự hà khắc của nhà trường, số phận đen tối của tuổi thơ từng thấy ở cuộc đời các tác giả như: Dickens, Thackeray. Trong tác phẩm Jane Eyre, Charlotte Brontë đã nhìn vấn đề này dưới một góc nhìn đầy xác cảm, chân thật từ giọng kể, ngôi kể mang tính chất tự thuật của một cái “tôi” trải nghiệm theo thời gian niên biểu, từ lúc nhân vật trung tâm khoảng 10 tuổi, sau nhiều thăng trầm, đau khổ, 8 nếm trải qua các mối quan hệ, các không gian, cho đến khi trưởng thành và gặp gỡ hạnh phúc, dẫu muộn mằn. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của lí thuyết hiện đại, luận văn muốn đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm ở một khía cạnh khác: phân tâm học, mặc dù đây không phải là một hướng đi hoàn toàn mới đối với tác phẩm này. 2. Lịch sử vấn đề Jane Eyre có thể coi là một nhân vật khá bí ẩn trong văn học thế giới. Một gương mặt có nhiều hình thái của huyền thoại đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau. Tính chất phức tạp cũng như sự phong phú trong tổ chức trần thuật và hệ vấn đề mà cuốn tiểu thuyết nêu ra đã tạo ra nhiều cách đọc khác nhau. Nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre trên thế giới chắc chắn là rất nhiều, tuy nhiên, do hạn chế của người viết luận văn nên không thể bao quát hết được các công trình cũng như tài liệu đó. Trên cơ sở những tài liệu của người hướng dẫn cung cấp, chúng tôi xin được giới thiệu lướt qua một số vấn đề liên quan đến đề tài luận văn. Trong một cuộc Nghiên cứu đặc biệt về tác phẩm này (30 janvier 2009), nhà nghiên cứu Claire Bazin [30] đã lần theo những vang âm về vấn đề nô lệ trong tác phẩm trước hết như là vấn đề đã được xác định qua những sự khác nhau về chủng tộc và giới tính theo một sơ đồ về cuộc đấu tranh đối với quyền lực trong xã hội thời Victoria. Trong khi đó Isabelle Hervouet-Farrar lại nghiên cứu về xung năng chết ở nữ nhân vật trung tâm. Nhà nghiên cứu đã nhận dạng hai trường đoạn cơ bản đã tạo ra tính biểu hiện, đó là: căn phòng đỏ, mối nguy cơ về cái chết mà Jane đã từng sống hồi nhỏ như đồng nghĩa với nguy cơ về sự đày hoả ngục vĩnh cửu và việc Jane đến Moor House. Căn phòng này đã kết hợp hai màu đỏ và trắng 9 (như ở trường đoạn trước) đã đặt nhân vật vào một tình thế ẩn náu và thụ động gợi lên nỗi ham muốn về sự ứ đọng mà theo Freud là đặc trưng về xung năng chết, ở đây được coi như phạm vi của mối liên hệ với người mẹ, bởi vì Moor House hơn bất cứ địa điểm nào khác, nơi mà Jane đã gặp gỡ hai người phụ nữ khác là chị em nhà Rivers. Cũng tại đây, Jane đã nhận ra những người nhà Reed không được giới thiệu với nàng trong gia đình này. Bóng tối và ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm này. Nhà nghiên cứu Élise Ouvrard đã đồng nhất lần lượt ba chiều trong sự tương tác của hai yếu tố đối ngẫu này: sự phát triển dần về phía ánh sáng được lí giải như sự tiến triển của Jane về hướng hạnh phúc và sự hân hoan mang tính cá nhân, song cũng như yếu tố trung tâm của một cái mã chú giải học, nhắm tới giải quyết một sự bí ẩn (đó là sự bí ẩn của Thornfield Hall và sự tồn tại của Bertha) và cuối cùng, tiến về phía ánh sáng là tiến tới việc biểu hiện cuộc kiếm tìm tinh thần và tôn giáo của Jane. Trong ba chiều này, thì bóng tối và ánh sáng được quan niệm trong mối quan hệ đối ngẫu biểu thị sự kiếm tìm và sự tiến triển của nữ nhân vật. Trong một phối cảnh khác, Claire Mérias lại chọn hướng khảo sát những biểu hiện phong phú về tuổi thơ trong tác phẩm này. Tuổi thơ đó trước hết được đặc trưng bởi sự trấn áp mà Jane và các bạn ở Lowood được miêu tả như những nạn nhân và cũng bởi sự thiếu thốn tình cảm đã tác động đến chúng. Kết quả là một hiện tượng đặc biệt, đáng kể nhất là ở Helen Burns: đứa trẻ được coi như một người trưởng thành “thu nhỏ” đã lớn rất nhanh. Và khi cái chết đến sớm, nó phải gánh lấy trọng lượng của các tội lỗi của con người chính bởi sự thơ ngây: cái chết, sẽ đồng nghĩa với sự canh tân và sự cứu rỗi thánh thần. Tình mẹ, được đánh dấu bằng sự thiếu vắng – sự thiếu vắng mà Jane đã cảm nhận được khi còn bé thơ về 10 những gương mặt người mẹ khác nhau tất cả đều ít nhiều giảm sút – hoặc thông qua mối nguy hiểm, sự đe doạ đã làm rõ nét những giấc mơ mà Jane thấy chính nàng làm mẹ. Ta có thể tự hỏi về sự dai dẳng của các hình ảnh này về người mẹ trong cuốn tiểu thuyết trong những gì liên quan đến mối quan hệ giữa Jane và Rochester: Jane thường xuyên bị Rochester đối xử như là một đứa trẻ, còn đến cuối tác phẩm, chính nàng quay lưng lại với vai trò đó khi nàng đang hình dung mình dẫn dắt Rochester yếu ớt và mù loà. Mặc dù khó mà vạch ra đường biên vai trò làm mẹ này, nhưng cuối cùng tình tiết chứng tỏ về sự phát triển của Jane và sự nhận thức của nàng về tuổi thơ và về vai trò làm cha mẹ, sự phát triển đã được ghi nhận trong truyện kể mang tính khai tâm. Đó là một vài công trình có nghiên cứu theo hướng phân tâm học mà chúng tôi nhận thấy có một số gợi ý cho đề tài của chúng tôi. Ngoài ra, ở Việt Nam, về luận văn, có công trình mang đề tài là: “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Jane Eyre” – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà nội năm 2008. Trên các trang mạng của Việt Nam, chủ yếu là eVan, có một số bài dịch của Hà Linh, Thanh Huyền về cuộc đời nhà văn hoặc tác phẩm của bà. Ví dụ: “Charlotte Brontë từng bị đe dọa vì Jane Eyre”, trong đó kể về việc nhà văn có thể viết lại một số phần trong cuốn tiểu thuyết để làm vừa lòng ngài hiệu trưởng trường Lowood - ngôi trường được Bronte lấy làm nguyên mẫu cho trại trẻ mồ côi trong tác phẩm. Ông hiệu trưởng đó đã viết một bức thư, đe dọa sẽ kiện cô học sinh cũ vì tội vu khống và phỉ báng ngôi trường. Bronte đã không bao giờ sửa lại bản gốc cuốn sách và ngài hiệu trưởng cũng không khởi kiện. Bài “Rochester của Jane Eyre là nhân vật lãng mạn nhất” cho thấy mặc dù không đẹp trai và luôn mang gương mặt u buồn, nhà quý tộc Rochester trong cuốn tiểu thuyết của 11 Charlotte Brontë vẫn dẫn đầu trong những nhân vật văn học lãng mạn nhất, cuộc bình chọn do Mills & Boon - NXB chuyên ấn hành các tác phẩm lãng mạn - tổ chức. Rochester đã vượt qua những nhân vật không kém phần hấp dẫn độc giả như Darcy (Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen) và Heathcliff (Đồi gió hú của Emily Brontë). Ngoài ra, Phạm Mi Ly còn cho biết đã xuất bản truyện ngắn L'Ingratitude (Sự vong ân) bằng tiếng Pháp đã bị thất lạc gần 100 năm nay, đề ngày 16/3/1842, kể về một chú chuột rời bỏ người cha của mình để tìm kiếm một cuộc phiêu lưu và rồi đi đến kết cục bất hạnh. Sáng tác này bị thất lạc vào năm 1913. Tác phẩm được nữ văn sĩ Anh viết tặng một gia sư tiếng Pháp, người bà đem lòng yêu. Gần đây, Phạm Mi Ly trong một bài viết khác đã cho biết tiểu thuyết mới có tiêu đề Jane của nhà văn April Lindner kể lại câu chuyện kinh điển của Charlotte Bronte với những nhân vật thời hiện đại. Cha mẹ mất, Jane Moore rơi vào cảnh túng quẫn. Cô phải thôi học đại học, nhận làm cô trông trẻ cho bé Maddy 5 tuổi, con gái của ngôi sao nhạc rock Nico Rathburn. Nico có tình cảm với Jane, cô gái trẻ trung, độc lập. Anh cảm thấy ở cô sự chân thành và tươi mới, không giống như những con người chỉ biết răm rắp nghe lời xung quanh anh. Tình cảm giữa hai người trở nên mãnh liệt khi Jane cứu Nico thoát khỏi một vụ nổ đáng ngờ. Sau khi Jane bị gia đình Nico buộc rời khỏi thành phố, nam ca sĩ nhận ra mình đã yêu cô sâu nặng. Anh đuổi theo Jane nói lời cầu hôn, nhưng một vụ bê bối lớn xảy ra khiến Jane đau khổ, một lần nữa trốn chạy khỏi biệt thự của Nico ở Connecticut. Mặc dù thêm vào những tình tiết và vấn đề hiện đại, tác giả April Lindner vẫn giữ nguyên vẹn cốt truyện của tác phẩm gốc. Nhân vật Nico mang hơi hướng Edward Rochester, ủ ê và vô tâm, nhưng có điểm khác là khá thờ ơ với con gái mình. Anh chỉ dành thời gian chơi với Maddy để 12 tiện gần gũi Jane. Còn Jane của Lindner sôi động hơn nhưng cũng yếu đuối hơn nàng Jane thế kỷ 19 của Bronte. Điểm qua những bài viết hoặc luận văn, chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài hay công trình nào chuyên biệt nghiên cứu về tiểu thuyết Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học. 3. Phạm vi nghiên cứu Có một số bản dịch khác nhau về tác phẩm Jane Eyre: - Bản dịch của dịch giả Trần Anh Kim, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2 tập, đến 1998 đã thấy ghi “In lần thứ V”, tái bản 2011 thành 1 tập. - Bản dịch của dịch giả Nguyễn Tuyên, Nxb. Văn học, 2005. - Bản dịch của Vũ Thu Hà, Nguyễn Thị Hợp, Bùi Liên Thảo, Nxb. Văn hoá thông tin, 2011. - Các bản dịch trên các website như là được dịch từ một văn bản khác hẳn nào đó, chẳng hạn trước mỗi Chương người dịch cho thêm các tiêu đề vào mà nguyên bản không có, và nội dung cũng không đúng với nguyên bản. Dưới đây chúng tôi dẫn ra các đoạn đầu để minh chứng và so sánh mấy bản dịch: Đoạn đầu trong bản dịch của Văn Hoà trên vnthuquan: 1. “Chương 1. Ở GATESHEAD HALL Gió lạnh mùa đông mang theo những áng mây đen và mưa tầm tã, đến nỗi chẳng ai nghĩ đến chuyện đi ra ngoài. Tôi chẳng bao giờ đi đâu xa, nên cảm thấy thích thú vào những buổi chiều se lạnh như thế này. Thật ngao ngán khi trở về nhà trong bầu không khí âm u buồn tẻ như thế, với các ngón chân tay lạnh cóng, với lòng chán nản vì phải bị chị vú Bessie la mắng. Ngoài ra, tôi lại thường có mặc cảm thua sút đối với John Reed và mấy đứa em gái của nó là Eliza và Georgiana”. 13 Một “bản dịch khác” không thấy tên người dịch : http://www.luongsonbac.com/forum/lstq.php/archive/lstq.php?do=doctruy en&t=134328347&page=1&ipp=10: 2. “Chương 1. Cô bé khốn khổ Tôi không bao giờ thích dạo chơi lâu. Vì tôi luôn luôn thấy khổ mỗi khi trở về lúc trời đã tối. Khổ vì bị Bessie, chị trông trẻ, mắng mỏ, chị đâu có hiểu là chân tay tôi bị băng giá làm cho đau buốt. Tôi còn cảm thấy xấu hổ trước mặt Eliza, John và Georgiana Reed, chúng không bao giờ than phiền, và tôi thật thèm muốn được dai sức và khỏe mạnh như chúng”. Bản dịch của Vũ Thu Hà, Nguyễn Thị Hợp, Bùi Liên Thảo (Nxb. Văn hoá thông tin): 3. “Hôm đó quả thực không phải là ngày để đi dạo nhưng buổi sáng hôm đó chúng tôi cùng nhau rảo bước bên những bụi cây đã trơ trọi hết lá hơn một tiếng đồng hồ. Nhưng kể từ khi kết thúc bữa ăn tối, những cơn gió lạnh mùa đông bắt đầu gào thét, trời xầm xì xám xịt và mưa bắt đầu tuôn xối xả thì dù có thích đi mấy chăng nữa cũng không thể có một hoạt động ngoài trời nào như thế”. Bản dịch Nguyễn Tuyên: 4. “Không thể dạo chơi được ngày hôm ấy. Thực ra vào buổi sáng, chúng tôi cũng đã thơ thẩn lang thang suốt cả tiếng đồng hồ bên các lùm cây trụi lá, nhưng sau bữa tối (mỗi khi không có khách, bà Reed thường dọn cơm ăn sớm) thì gió đông chợt tràn về cuốn theo những đám mây tối sầm, rồi đến một trận mưa lạnh buốt đến nỗi chẳng có ai nghĩ đến việc bước chân ra khỏi nhà”. 14 Bản dịch của Trần Anh Kim: 5. “Ngày hôm ấy không còn đi chơi đâu được nữa. Thực ra buổi sáng chúng tôi cũng đã tha thẩn suốt một giờ bên các lùm cây trụi lá, nhưng đến bữa ăn trưa (khi nào không có khách, bà Rit thường ăn sớm) thì gió lạnh mùa đông cuốn về những đợt mây tối sầm, tiếp đến một trận mưa lạnh buốt, đến nỗi không còn ai nghĩ đến bước chân ra khỏi cửa”. Trong khi đó nguyên bản [6] là: 6. “There was no possibility of taking a walk that day. We had been wandering, indeed, in the leafless shrubbery an hour in the morning; but since dinner (Mrs. Reed, when there was no company, dined early) the cold winter wind had brought with it clouds so sombre, and a rain so penetrating, that further outdoor exercise was now out of the question” [JE; 03]. Và bản dịch sang tiếng Pháp của bà Lesbazeilles Souvestre trên http://fr.wikisource.org/wiki/Jane_Eyre: 7. “Il était impossible de se promener ce jour-là. Le matin, nous avions erré pendant une heure dans le bosquet dépouillé de feuillages ; mais, depuis le dîner (quand il n’y avait personne, Mme Reed dînait de bonne heure), le vent glacé d’hiver avait amené avec lui des nuages si sombres et une pluie si pénétrante, qu’on ne pouvait songer à aucune excursion”. Các bản dịch 1 và 2 khiến chúng tôi băn khoăn không rõ có một cuốn Jane Eyre nào khác hay không? Hai bản dịch trên mạng này hoàn toàn 15 khác về nội dung với các bản 4, 5, 6 và 7. Bản dịch 3, kéo câu dài không chấm như nguyên bản và tước bỏ đoạn trong ngoặc đơn. Tìm hiểu trên mạng về cuốn tiểu thuyết Jane Eyre thì hầu hết nguyên bản tiếng Anh đều thống nhất như cuốn mà chúng tôi đang có của nhà xuất bản Wordsworth Classics, 1999. Người hướng dẫn giúp chúng tôi hiểu nghĩa của bản dịch sang tiếng Pháp trên mạng thì thấy khá trung thành với bản tiếng Anh. Qua so sánh chúng tôi nhận thấy bản dịch của Trần Anh Kim là trung thực và hay nhất so với nguyên bản tiếng Anh và bản tiếng Pháp. Bên cạnh đó là sự mềm mại, uyển chuyển của cách dùng từ, ngữ pháp. So sánh như trên để : một, chúng tôi có cơ sở để tin tưởng và sử dụng văn bản nào cho luận văn; hai, cũng là dịp tìm hiểu thêm về cách dịch và ba, cuối cùng, thêm một lần thấy rằng các trang mạng chỉ nên tham khảo hơn là sử dụng trong công việc nghiên cứu khoa học. Luận văn sẽ sử dụng bản dịch của Trần Anh Kim của lần tái bản gần đây nhất, năm 2011[4]. Bên cạnh đó, trong luận văn, khi cần thiết, chúng tôi có tham khảo thêm nguyên tác tiếng Anh: Charlotte Brontë, Jane Eyre, Wordsworth Classics, Dr Sally Minogue như chú thích trên để phân tích hoặc đối chiếu. Từ cơ sở lí thuyết phân tâm học, luận văn tập trung làm rõ những yếu tố phân tâm học trong tác phẩm Jane Eyre. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu sâu hơn về văn học Anh thời Victoria và người phụ nữ Anh thế kỉ 19 thông qua một tác giả nữ nổi tiếng. Nhiệm vụ là xuất phát từ lí thuyết phân tâm học, luận văn tìm hiểu, khám phá thế giới tâm lí của nhân vật qua nghệ thuật tiểu thuyết của Charlote Brontë như một nhà văn về nữ quyền của thời hiện đại. 16 Từ đó, góp thêm phương pháp luận hay đúng hơn là cách ứng dụng một lí thuyết vâo tìm hiểu một tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng các phương pháp lí thuyết phân tâm học, phê bình xã hội học, phần nào đó phê bình nữ quyền. - Sử dụng các thao tác thống kê, so sánh. 6. Cấu trúc luận văn: Chương 1. Phân tâm học như một lí thuyết phê bình văn học Chương 2. Charlotte Brontë và nhân vật Jane Eyre Chương 3. Những ẩn ức, ám ảnh về cái chết và tình yêu. 17 CHƯƠNG 1. PHÂN TÂM HỌC NHƯ MỘT LÍ THUYẾT VĂN HỌC 1.1. Lược sử về phê bình phân tâm học Phê bình phân tâm học là một trường phái nghiên cứu văn học rất phát triển ở phương Tây đầu thế kỷ XX. Chúng ta đều biết nguồn gốc của phân tâm học không phải xuất phát từ các lí thuyết văn học mà là từ ngành tâm lí, tâm bệnh học của bác sĩ người Áo S.Freud. Những phát hiện về tính dục và mặc cảm Oedipe của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân văn lúc bấy giờ. Lí thuyết về cổ mẫu (archétype) của K.Jung như là yếu tố cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, nền tảng của vô thức tập thể đã thực sự đã tạo nên sự chú ý trong phê bình văn học. Từ nền tảng lí thuyết của hai nhà bác học này, phân tâm học đã phát triển thành rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trong phê bình văn học: nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học tộc người (G.Devereux), phân tâm học và Thiền (E.Fromm), phân tâm học và folklore (V.Dundes), nghiên cứu chủ đề (Ch.Mauron, G.Bachelard), nghiên cứu tác giả, tác phẩm (M.Bonapart, J.Delay, J.Bellemin-Noel), người đọc (N.Holland). Phê bình phân tâm học như một sự cộng sinh giữa trường phái cấu trúc - kí hiệu học Pháp. Người khai sinh ra nó là J.Lacan với nhận định nổi tiếng: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ”. Phê bình phân tâm học đã được nói đến nhiều ở ta. Nhiều công trình dịch thuật, phê bình đã xuất hiện rải rác trong khoảng trên dưới 20 năm trở lại đây. Nhưng trước đây khá lâu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà phê bình và cả sáng tác đã ít nhiều vận dụng lí thuyết này vào công việc của họ. Có thể kể Vũ Trọng Phụng với các tác phẩm Làm đĩ, Giông tố, Số đỏ, còn trong phê bình là Trương Tửu với Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương (1936) và cùng năm Nguyễn Văn Hanh với Hồ Xuân Hương: tác phẩm, 18 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi thân thế và văn tài (Aspar, Sài Gòn). Sang những năm 80 trở lại đây, các công trình dịch thuật, ví dụ công trình cấp Bộ do Viện Văn học chủ trì, có mục “Phê bình phân tâm học” dịch của nhiều chuyên gia nước ngoài khá toàn diện và đầy đủ. Trong đó, chương về “Phân tâm học và văn học” đã “đọc” tác phẩm văn học ở các cấp độ của cái vô thức: “Đọc từ khi có phân tâm học”, “Đọc cùng Freud”; “Đọc cái vô thức”; “Đọc con người”; “Đọc một người”; “Đọc văn bản”,… rất phong phú. “Từ việc khám phá các giấc mơ, người ta được dẫn dắt tới trước tiên là phân tích các sáng tạo thi ca, sau đó là các nhà thơ, các nghệ sĩ [...], những vấn đề quyến rũ nhất với tất cả những ai ưng áp dụng phân tâm học” (Freud). Carl Gustav Jung (1875-1961) là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich. Lúc đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp xúc với Freud tại Áo, vào năm 1907. Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ thuyết của Freud, cho rằng đó là lý thuyết dục tính đã bị đồng hóa bởi dục tính cá nhân của Freud; và do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là “tâm lý trị liệu”. Theo đánh giá của Calvin S. Hall và Gardner Lindzey, trong Theories of Personality, thì Jung luôn luôn sáng tạo trong cách phân tích tâm lý của mình. Với ông, nhân tính (personality) như là một tổng thể bao gồm các mặt của đời như: ý thức, vô thức, cảm thức, cá nhân, xã hội, nữ tính, nam tính, nhân tính, thú tính, tri giác, trực giác, v.v..., tất cả tính chất đó được xem như những tác năng của một “trục nhân tính” (axis of the personality). Do đó, theo Jung, trong nam giới có chứa những nữ tính, trong nữ giới có chứa những nam tính. Tương tự như thế đối với những thú tính (animal nature) và nhân tính (personality) trong cùng một con người. Cũng từ đó, Jung phân tích bệnh lý qua các hội chứng như: dồn nén (repression), mặc cảm (oedipc), giận dữ, tức tối (truculent), trầm mặc 19 (inhibited), qui kỷ (egocentric), đa cảm (hyperémotivité) v.v... đều xuất sinh từ ý thức tự ngã, những ấn tượng, tri giác, ký ức, cảm xúc... đã qua và bị dồn nén vào vô thức tạo thành những xung năng (pulsion) gây nên trạng thái bất bình, bất an, bực tức, căng thẳng cho dòng chảy của tâm lí. Mặc dù Jung phê bình Freud, như vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lí thuyết của Jung nhằm vào các hiện tượng tâm lí nhiều hơn là bản chất của tâm lí như ở tâm lí học Freud. Tuy nhiên, lí thuyết của cả Freud và Jung đều đặt ra những nguyên tắc quan trọng trong lịch sử tâm lý học hiện đại. 1.2. Phê bình phân tâm học với văn học Thế kỉ XX có thể coi là thế kỉ của phê bình văn học, nhiều lí thuyết phê bình văn học đã ra đời: Trường phái hình thức Nga; Chủ nghĩa cấu trúc; Phê bình Mới; Phê bình ý thức; Phê bình hiện sinh chủ nghĩa; Phê bình huyền thoại;Thi pháp;… trong đó có Phê bình phân tâm học. Phê bình phân tâm học đã có một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học. Trong một bài viết rất hay “Phân tâm học trong nghiên cứu văn học” của Evelyne Grossman do Nguyễn Thị Từ Huy dịch trên trang Web Lý luận văn học [31] mà chúng tôi lược thuật những điểm cốt yếu dưới đây đã khơi gợi nhiều ý kiến quý báu cho sự triên khai luận văn của chúng tôi. Theo Evelyne Grossman, diễn giải theo hướng phân tâm học được thực hiện theo hai cách hoặc là tiến hành phân tâm tác giả (phân tâm tiểu sử, phân tâm-phê bình); hoặc là tiến hành phân tâm nhân vật, khi đó ít nhiều người ta xem nhân vật như là những con người thực; hoặc là hình dung rằng sẽ có một “vô thức của văn bản” thuộc về tác phẩm. Tiếp theo, Evelyne Grossman đã nói đến “Sự hiểu biết tâm lý nội tại” trong quan niệm của Freud: nhà văn, nhà thơ có “thiên nhãn”, anh ta sở hữu một con đường trực tiếp dẫn tới vô thức, nhưng lại không nhận biết 20 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi được nó. Chính nhà phân tâm sẽ vén bức màn bí mật về sự hiểu biết này. Những phân tích của Freud về tác phẩm Œdipe của Sophocle, về Hamlet của Shakespeare, hay về Macbeth, cho thấy một dạng thức thất bại gắn liền với thành công : tại sao phu nhân Macbeth phát điên chỉ đúng vào lúc chồng mình lên ngôi trị vì xứ Ecosse. Câu trả lời của Freud : đó là vì nỗi sợ hãi trước sự thành công, nỗi sợ hãi ở trong vô thức. E.Grossman chỉ ra hai trường phái phê bình đã từng áp dụng phân tâm học vào văn học (ở Pháp cũng như ở nước ngoài): trường phái làm việc trên tác giả và tiểu sử tác giả (Marie Bonaparte, Edgar Poe, cuộc đời và sự nghiệp - 1933). Khi đọc tác phẩm của Edgar Poe, Marie Bonaparte đã khám phá hình ảnh người mẹ mất sớm của ông, và cả hình ảnh của vợ ông, Virginia, nàng cũng chết khi còn rất trẻ. Marie Bonaparte chứng minh được bằng cách nào ta có thể tìm thấy cái hình bóng ám ảnh của người mẹ trong toàn bộ tác phẩm của Poe. Và trường phái tập trung vào văn bản (Charles Mauron, người kết hợp cả hai khuynh hướng văn bản và tiểu sử: Những ẩn dụ ám ảnh về huyền thoại cá nhân. Nhập môn phê bình tâm lí, và Vô thức trong tác phẩm và cuộc đời của Racine). Mauron cho rằng trước hết cần phải hiểu và đánh giá văn bản trong tư cách là văn bản, và văn học trong tư cách là văn học, chứ không phải như một tập hợp các dấu hiệu lâm sàng. Nói cách khác, ông không tìm kiếm các triệu chứng trong tác phẩm. Như vậy, phê bình tâm lý [psychocritique] trước hết là một phương pháp làm sáng tỏ văn bản, một kỹ thuật đọc. Mauron gọi “ẩn dụ ám ảnh” rốt cuộc tạo thành một “huyền thoại cá nhân” trong đó con người vô thức của nhà văn được biểu hiện, huyền thoại cá nhân này không chỉ giải thích các cấu trúc của tác phẩm mà còn giải thích cả động tính của tác phẩm. 21 Gerard Genette đã phân tích tác phẩm của Mauron trong cuốn Figure I, chương “Psycholecture” [đọc theo lối phân tích tâm lý]. Ông nhận thấy Mauron nghiên cứu về các ẩn dụ ám ảnh và các diễn giải của ông rất phong phú. Genette kết luận: “Phê bình tâm lý đặt ra cho văn học những câu hỏi tuyệt vời, nó cũng tìm thấy ở văn học những câu trả lời tuyệt vời, chúng càng làm cho thái độ của chúng ta đối với tác phẩm trở nên giàu có đa dạng hơn ; phê bình tâm lý chẳng được gì mà phải giấu (hay tự giấu mình) vì thông thường phần hiển nhiên nhất của câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi rồi”[12]. E.Grossman đã nhắc tới Didier Anzieu [10], người đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề sự hình thành của công việc sáng tạo của các nhà văn. Ông cho rằng trong quá trình sáng tạo có một cái gì đó gần gũi với chứng loạn tâm thần, sự khác biệt là ở chỗ: sáng tạo là một chứng loạn tâm thần thành công, nếu có thể nói như vậy. Bài viết của E.Grossman còn dài, nhưng luận văn chỉ tóm lược một số gợi ý quan trọng trên đây cho luận văn của chúng tôi. Tiếp theo đây, luận văn được sự giúp đỡ của người hướng dẫn, sẽ tiếp tục lược thuật về quá trình hình thành và phát triển của phương pháp phê bình này. Jean-Yves Tadié bắt đầu công trình bằng: “Phê bình tưởng tượng, nếu không muốn lang thang ở nơi trống rỗng, thì phải gặp phê bình phân tâm học. Bachelard sử dụng từ ngữ, nhưng để chuyển hướng ý nghĩa của nó (…). Jean-Pierre Richard, sau khi đã khước từ không chuyển các cảm giác cho sự vật khác ngoài ý thức, đã sử dụng trong các công trình của ông Proust và thế giới cảm xúc và Vi đọc, những khái niệm thuộc về phân tâm học bắt chúng phụ thuộc, mà không sáp nhập chúng vào một hệ thống” [23]. 22 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Về lịch sử phê bình phân tâm học đã được ứng dụng vào phân tích văn học đã có các công trình của Anne Clancier, Phân tâm học và phê bình văn học, 1973; Jean Bellemin-Noel, Phân tâm học và Văn học, 1978; Max Milner, Freud và diễn giải văn học, 1980. Khi đề cập đến phê bình phân tâm học, thông thường bao giờ người ta cũng bắt đầu với Freud và các lí thuyết của ông. Trong La critique littéraire au XX siècle, Jean-Yves Tadié cũng bắt đầu như vậy. Những phân tích về tác phẩm văn học của Sigmund Freud (1858-1939) đã nâng đỡ cho phê bình. Freud đã đồng nhất tác phẩm với các giấc mơ và quan niệm nó như sự thỏa mãn của tưởng tượng về các ham muốn vô thức thức dậy và làm thỏa mãn ở những người khác nhau về cùng những khát vọng. Trong khi đó nghiên cứu các văn bản văn học mang lại những yếu tố rõ ràng hơn. Giấc mơ “được gán cho các nhân vật tưởng tượng bởi các nhà tiểu thuyết” và ông bắt chúng phục tùng việc kiểm tra theo hai con đường: “các giấc mơ được tưởng tượng bởi các nhà văn trong một trong những cuốn tiểu thuyết của anh ta” và “so sánh tất cả các ví dụ” tìm thấy được trong tác phẩm của mọi nhà văn. Freud đã đi theo con đường thứ nhất. Ông bắt đầu bằng việc tóm tắt cuốn tiểu thuyết (vài nhận xét mang tính tâm lí học, các kỉ niệm bị dồn nén): ta chỉ có thể hiểu được chi tiết thông qua cái tổng thể. Sau đó, thông qua các ảo ảnh và những hoang tưởng của nhân vật trung tâm, ông tìm kiếm cái “động cơ nhục cảm vô thức”, thuật lại các giấc mơ của nhân vật trung tâm, thay thế chúng vào trong cái tổng thể của truyện kể và dựa vào Khoa học về các giấc mơ của ông. Điều quan trọng là nối sự “lĩnh hội về những nét cơ bản” của giấc mơ với “sự gia nhập của nó vào sợi ngang của truyện kể”. Để diễn giải một giấc mơ, cần phải “gia nhập nó vào số phận mang tính tâm lí học của nhân vật”, trong khi dựng lên theo chiều dài truyện kể, “những chi tiết khả thể nhất về cuộc đời bên ngoài và bên trong của người mơ”. Freud 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan