Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng công tác xã hội...

Tài liệu Kỹ năng công tác xã hội

.PDF
75
552
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐẠI VƢƠNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐẠI VƢƠNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Luận văn này là quá trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Đại Vƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI 1.1. Khái niệm kỹ năng công tác xã hội ................................................................... 18 1.2. Hệ thống kỹ năng công tác xã hội .................................................................... 18 1.3. Biểu hiện của kỹ năng công tác xã hội ............................................................. 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng công tác xã hội ......................................... 33 CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM............................................................................................... 38 2.1. Thực trạng sử dụng kỹ năng công tác xã hội ở Việt Nam ........................................... 38 2.2. Đánh giá việc sử dụng kỹ năng công tác xã hội ở Việt Nam ............................. 45 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 52 3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kỹ năng công tác xã hội ................................... 52 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng công tác xã hội.................. 53 3.3. Một số kiến nghị đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng công tác xã hội ............................................................................................................................. 55 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 64 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTXH: Công tác xã hội LĐXH: Lao động xã hội HĐND, UBND: Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam mặc dù nó có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới. Với bản chất là hướng đến sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những đối tượng thuộc nhóm bất lợi hoặc dễ bị tổn thương bằng các hình thức can thiệp dựa trên góc độ tâm lý hay các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp, cũng như trong xã hội lấy vấn đề phúc lợi, công bằng làm định hướng phát triển. Cho tới ngày nay, quan niệm về công tác xã hội đã được Hiệp hội các cán sự công tác xã hội thế giới (IFSW) đưa ra vào năm 2000, đã có hệ thống các chuẩn mực thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp cũng như nhiều bài viết, nghiên cứu trao đổi về bản chất, bàn luận không chỉ trong những người làm nghiên cứu công tác xã hội mà còn trong những người tham gia các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Để trở thành một người có kỹ năng công tác xã hội giỏi đòi hỏi phải có khả năng, kiến thức, kinh nghiệm, phải học tập và rèn luyện phấn đấu không ngừng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trên thế giới,kỹ năng công tác xã hội giúp quá trình đàm phán, thương lượng giữa các quốc gia, về lợi ích kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa. Mọi hoạt động của kỹ năng công tác xã hội đã và đang diễn ra, cả thế giới đang không ngừng quan sát, lắng nghe, đàm phán, thương lượng, biện hộ trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống kinh tế và chính trị ngày càng phát triển hơn, nhận thức của con người về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội được nâng lên. Con người càng chú trọng đến tính nhân văn trong mọi hoạt động , đó là nền tảng của xã hội phát triển bền vững. Chính vì 1 vậy, theo Hiệp hội các cán sự công tác xã hội Mỹ (NASW), “sứ mệnh cao cả của hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp là nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người, và giúp họ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người với mối quan tâm cụ thể hơn đến các nhu cầu và những hình thức trao quyền cho đối tượng dễ bị tổn thương, bị áp bức và sống trong nghèo đói” . Tương tự, Hội đồng quốc gia về đào tạo công tác xã hội Mỹ (CSWE), một tổ chức kiểm định các chương trình đào tạo công tác xã hội ở bậc đại học và cao học cũng mô tả mục đích của công tác xã hội chuyên nghiệp là “nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người và xóa bỏ đói nghèo, các hình thức áp bức và các hình thức bất công trong xã hội. Kỹ năng là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có vào thực hiện có hiệu quả hoạt động trong những điều kiện xác định. Kỹ năng công tác xã hội đóng góp vai trò to lớn trong hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ xã hội, nó quyết định sự thành bại của các mối quan hệ, giải quyết, hỗ trợ các đối tượng hòa nhập cuộc sống một cách tốt đẹp hơn. Kỹ năng công tác xã hội là sự vận dụng các kinh nghiệm, kiến thức về ngành công tác xã hội chuyên nghiệp vào việc thiết lập mối quan hệ, chia sẻ cảm xúc, biện hộ và hướng dẫn tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể xác định [5]. Kỹ năng được đào tạo của ngành Công tác xã hội (CTXH), được chia thành hai hệ thống kỹ năng: hệ thống kỹ năng chung của ngành CTXH và hệ thống kỹ năng riêng (chuyên biệt) cho từng phương pháp tiếp cận (phương pháp tiếp cận cá nhân; phương pháp tiếp cận với nhóm và phương pháp tiếp cận cộng đồng). Người cán bộ xã hội được trang bị đầy đủ hệ thống kỹ năng công tác xã hội cá nhân sẽ góp phần bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Công tác xã hội với trẻ em là một phần của chiến lược phát triển bền vững của xã hội. Để làm tốt công tác này một trong những yếu tố quan trọng là cán bộ xã hội cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. 2 Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng nhằm đào tạo những cán bộ, nhân viên xã hội chuyên nghiệp trực tiếp làm việc với cá nhân, nhóm, cộng đồng có nhu cầu, đặc biệt những cá nhân, nhóm người yếu thế hoặc cộng đồng có nguy cơ dễ bị tổn thương. Hơn nữa, thế kỷ 21 được gọi là “Kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng” (Skills Based Economy-thông tin từ World Bank). Hoạt động nghề nghiệp phụ thuộc vào năng lực và trình độ được đào tạo của mỗi cá nhân, năng lực của mỗi cá nhân được cấu trúc bởi hai thành phần, đó là năng lực cốt lõi và năng lực chung. Phần năng lực cốt lõi là hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; phần năng lực chung là những kiến thức, kỹ năng bổ trợ giúp cho kiến thức, kỹ năng chuyên môn được tiến hành có hiệu quả. Thực tế cho thấy sự thành đạt của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kỹ năng bổ trợ hay còn gọi là k ỹ năng mềm . Học giả người Mỹ Kinixti đánh giá " Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó". Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là chúng ta phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. Đối với ngành công tác xã hội, do đặc thù nghề nghiệp, nhân viên CTXH rất cần được trang bị kỹ năng công tác xã hội để phục vụ công việc. Trong xã hội hiện nay, kỹ năng công tác xã hội cần thiết trong mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Trong mỗi gia đình, kỹ năng công tác xã hội biểu hiện sự quan tâm hỗ trợ giữa các thành viên để đảm bảo cho mối quan hệ bền vững giữa những người thân, ruột thịt. Trong quan hệ láng giềng, có kỹ năng công tác xã hội giúp trao đổi lợi ích, tâm tư, tình cảm giữa những người cư trú ở cạnh nhau, gần nhau. Trong môi trường làm việc, kỹ năng công tác xã hội cũng được tiến hành giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các cán bộ nhân viên, giữa những người đồng nghiệp, hoặc giữa những cơ quan, doanh nghiệp với các đối tượng hữu quan bên ngoài…Do đó, trong quá trình 3 đào tạo chúng ta không chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên, mà điều quan trọng hơn là phải trang bị cho họ về hệ thống các kỹ năng, đặc Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã chỉ rõ: “ Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học”. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 14, giáo dục đại học ở nước ta trong những năm gần đây rất chú trọng đến việc đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học. Nhằm kiểm soát được chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học , cao đẳng xác định và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay các trường đại học đào tạo chuyên ngành công tác xã hội vẫn còn một số sinh viên có biểu hiện như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác. Vấn đề dặt ra lúc này là cần phải làm nắm vững, hiểu sâu và vận dụng kỹ năng nhằm trợ giúp cho đối tượng có được cuộc sống tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng. Công tác xã hội đã ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống, bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của cá nhân và gia đình. Công tác xã hội ra đời góp phần thực hiện hiệu quả công bằng xã hội, giải quyết vấn đề nghèo đói và các vấn đề xã hội phức tạp khác mà nước ta cũng như các nước đang phát triển trên thế giới phải đối mặt. Công tác xã hội ở nước ta hiện nay đã được coi là một nghề. Với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội, xây dự ng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ 4 thống an sinh xã hội đảm bảo công bằng ổn định xã hội. Những tác động của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã xuất hiện nhiều đối tượng mới cần sự tư vấn và trợ giúp xã hội. Sự xuất hiện đa dạng của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cùng các nhu cầu hỗ trợ rất khác nhau cho thấy công tác xã hội đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Phát triển công tác xã hội là một đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác xã hội ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu, là một nghề mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội còn thiếu và chưa chuyên nghiệp. Số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là qua các lớp ngắn hạn về công tác xã hội, các cán bộ không đúng chuyên ngành chiếm một tỷ lệ lớn. Mặc dù thâm niên công tác của nhân viên công tác xã hội tương đối cao nhưng chuyên môn, nghiệp vụ của họ lại rải rác ở nhiều lĩnh vực như y tế, điều dưỡng, giảng dạy, luật, xã hội học, kế toán... Nhu cầu xã hội lớn nhưng có những đối tượng chỉ nhận được các hoạt động trợ cấp xã hội của đội ngũ cán bộ công tác xã hội không chuyên ở các trung tâm bảo trợ xã hội, Hội chữ thập đỏ, các đoàn thể xã hội... Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững. Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định đề án 32, công nhận công tác xã hội là một nghề đồng thời cũng quy định giai đoạn 2010 – 2015, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó mỗi xã phường, thị trấn ít nhất có từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên. Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài: “ Kỹ năng công tác xã hội” nhằm mang đến cái nhìn chính xác, toàn diện từ góc nhìn lý luận về kỹ năng công tác xã hội. 5 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, những nghiên cứu kỹ năng ngày càng được phát triển, mang tính thực tiễn và ứng dụng ngày càng cao. Những nghiên cứu về kỹ năng công tác xã hội còn rất mới mẻ tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng, có thể khái quát đến một số khuynh hướng nghiên cứu về kỹ năng như sau: Hướng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu về các dạng kỹ năng cơ bản của nghề: - Một số kỹ năng trong hoạt động sư phạm và giảng dạy: Một số nhà tâm lý học Xô Viết: A.Makarencô, V.Freklen...đặc biệt là N.K. Crupxcaia đã rất chú ý đến việc hình thành những kỹ năng lao động trong việc dạy hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. E.A.Milerian, N.A. Menchinxkai, A.V.Petrovski… nghiên cứu về kỹ năng học tập, điều kiện hình thành các kỹ năng độc lập học tập, kĩ năng vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn. Kỹ năng vận dụng kiến thức trong thực tiễn theo Mensinskaia: “Là sự nắm vững các thủ thuật hoặc các phương thức hành động trong khi giải quyết các nhiệm vụ và sự nắm vững các quy tắc hành động có ý nghĩa quan trọng”[49]. Đ.B. Encônhin, V.V. Đavưdov… nghiên cứu kĩ năng hành động với mô hình trong hoạt động học tập bằng dạy học thực nghiệm theo chiến lược khái quát hoá nội dung các tài liệu học tập. X.I.Kixegov tiến hành thực nghiệm kỹ năng ở sinh viên sư phạm và đưa ra các giai đoạn (hình thành) dạy kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho sinh viên. - Một số kỹ năng trong nh vự inh o nh 6 nh đạo quản lý: Những năm đầu của thế kỷ XX, E.W. Taylor khi nghiên cứu về quản lý trong các xí nghiệp ở Mỹ đã đánh giá cao vai trò tổ chức trong quản lý, công tác tổ chức càng hợp lý bao nhiêu thì càng có khả năng phát triển bấy nhiêu. Trong những thập kỷ gần đây, các nhà tâm lý, xã hội học phương Tây đi nghiên cứu sâu về năng lực tổ chức lãnh đạo, trong đó có kỹ năng lãnh đạo như các tác giả : W. Benis, Mc. Call&Lombardo, R.Liker, G.A. Yulk… Từ những năm 70 trở lại đây, các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) chú ý nhiều đến hoạt động tổ chức và kỹ năng tổ chức. N.V. Cudơmina trong hội thảo "Tâm ý o động người giáo viên’’ đã đưa ra cấu trúc hoạt động của người giáo viên, trong đó bà cho rằng, thành phần tổ chức là hoạt động tất yếu trong hoạt động sư phạm. Và người có công đặt nền móng cho cơ sở lý luận cho nghiên cứu tổ chức đó chính là L.X. Vưgôtxki- ông đã khởi xướng xây dựng một học thuyết mới về tâm lý học trẻ em nói chung và về tổ chức nói riêng. Jones Lawrence, trong tác phẩm“Những kỹ năng nghề nghiệp bước vào thế kỷ 21” đã đặt vấn đề kỹ năng là chìa khoá của mọi thành công, trong đó ông đề cập đến hai nhóm kỹ năng cơ bản và đặc thù nghề nghiệp và đưa ra một số trắc nghiệm về kỹ năng đó. Ông đưa ra nội hàm của một số kỹ năng như: kỹ năng tư duy, kỹ năng sống trong cộng đồng, các kỹ năng động cơ... Ông cho rằng kỹ năng lãnh đạo phải bao gồm nội dung: giao tiếp bằng ý nghĩ và cảm xúc để chứng tỏ vị trí của bạn [31, tr.99-111]. Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu liên quan đến yêu cầu về kỹ năng ở các nghề trợ giúp. Có thể kể đến các biện pháp như: phân tích tâm lý, can thiệp nhận thức, xúc cảm và hành vi – thực tiễn. Trước tiên là kể đến những nghiên cứu của các nhà trị liệu phân tâm, đại diện như S.Freud với khám phá về vô thức, cấu trúc nhân cách, những cơ 7 chế tự vệ của con người. Việc sử dụng các kỹ năng lắng nghe một cách tích cực khi tiếp xúc với bệnh nhân (thân chủ) được S.Freud nhấn mạnh trong quá trình làm việc. Theo S. Freud thì tư duy và hành xử của cá nhân là sản phẩm tác động qua lại giữa ý thức và vô thức. Ông đưa ra các kỹ thuật: nói tự do, phân tích giấc mơ, phân tích sắm vai, phân tích những chống đối, khai thác những kỷ niệm đã qua, giúp thân chủ lý giải được căn nguyên của sự hạn chế hành vi và cố gắng sửa đổi nó [19,tr3-12]. Học thuyết này được sự ủng hộ của nhiều nhà tâm lý học như: Adler Alfred, Carl Jung, Albert Ellis... Chẳng hạn, Adler cho rằng hành vi của con người chịu sự ảnh hưởng của cả quá khứ và tương lai và đề xuất những kỹ thuật như: chất vấn, đối đầu trong xây dựng, hỏi câu hỏi quan trọng, cổ động thân chủ, biết dừng lại, đặt ra việc cần làm, bấm nút... [31, tr.134-147]. Các kỹ thuật này đòi hỏi người tư vấn phải có kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ cao để phân tích tâm lý nên ít được vận dụng trong thực tiễn. Calr Rogers cho rằng vai trò của tư vấn viên là tạo ra môi trường tốt để niềm tin của thân chủ vào cuộc sống được bén rễ. Khi con người có xúc cảm và suy nghĩ lành mạnh thì hành vi của anh ta sẽ trở nên tích cực. Calr Rogers đã đưa ra các kỹ thuật can thiệp tập trung vào tổng thể con người và lưu ý rằng hành vi của cá nhân không phải là trung tâm của quá trình tư vấn. Các kỹ thuật can thiệp của Carl Rogers được hoàn thiện theo thời gian [36, tr.150-178]. - Vào thập kỷ 70, các nhà tâm lý học Xô Viết ở những như V.N. Mialishev; V.K. Miager quan tâm đến trị liệu gia đình trên cơ sở của việc tạo ra sự tác động tương hỗ giữa các thành viên trong gia đình. Như vậy, kỹ năng công tác xã hội như là kỹ thuật tác động đến cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng làm thay đổi hành vi, nhận thức và tâm lý của đối 8 tượng, các nghiên cứu ở khuynh hướng này đưa ra nhiều kỹ thuật như: phân tích trị liệu, can thiệp nhận thức, xúc cảm và hành vi - thực tiễn. Điểm chung của các nghiên cứu này là đưa ra các kỹ thuật làm thay đổi nhận thức, từ đó thay đổi hành vi của cá nhân. Hướng nghiên cứu thứ ba: Các nghiên cứu về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Một số tác giả nghiên cứu về sự tác động của nhóm như S.Slavson, J. Moreno; E.Jacobs… đã chỉ ra vai trò của kỹ năng điều phối, lãnh đạo nhóm với việc giúp cá nhân thiết lập cách ứng xử mới trong nhóm để thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực và giải quyết vấn đề. Cơ sở khoa học đầu tiên thể hiện qua công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm trong khóa học đầu tiên tại trường Đại học Western Reserve năm 1923[29]. Công tác xã hội được công nhận chính thức và đưa ra thảo luận vào năm 1930. Lần đầu tiên, kỹ năng công tác xã hội được dành một phần nội dung để trình bày và thảo luận tại hội nghị quốc gia của Mỹ năm 1935. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự có mặt chính thức của hoạt động nghề công tác xã hội chuyên nghiệp. Hiệp hội Quốc gia về Nghiên cứu công tác xã hội Mỹ được thành lập với đại diện của 100 thành viên đến từ tất các khu vực của Mỹ vào năm 1936. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển tiếp theo về mặt tổ chức của những nhà thực hành công tác xã hội. Sau đó, trong suốt những năm của thập kỷ 40, Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội ở Mỹ đã khuyến khích và ủng hộ cho việc đưa nội dung, phương pháp công tác xã hội và chương trình đào tạo đại học và sau đại học. Nhờ hoạt động chuyên môn của các nhà thực hành phương pháp công tác xã hội, giai đoạn này công tác xã hội hướng nhiều hơn tới quá trình can thiệp và trị liệu, giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương. 9 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài 2.2.1. Tình hình phát triển kỹ năng công tác xã hội Công tác xã hội mới được công nhận chính thức là một nghề chuyên nghiệp tại Việt nam từ năm 2010 [37]. Tuy nhiên, các hoạt động làm cơ sở cho sự hình thành công tác xã hội đã tồn tại và đang phát triển. Cũng giống như sự phát triển công tác xã hội trên thế giới, các hoạt động sinh hoạt cá nhân, nhóm, cộng đồng bắt nguồn từ rất lâu đời trong văn hóa tương thân, tương ái, đoàn kết của cộng đồng người Việt, đó là sự đùm bọc trong nhóm cộng đồng. Sự có mặt của các hoạt động mang tính hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ những người gặp khó khăn, neo đơn và giúp đỡ nhau phát triển trong xã hội. Hiện nay, các nhóm sinh hoạt nữ công, công đoàn, đoàn thanh niên... đặc biệt là các nhóm tự lực hay các nhóm đồng đẳng trong các thân chủ của công tác xã hội đã hình thành và là mô hình đang có những đóng góp tốt giúp thân chủ nâng cao chất lượng cuộc sống [25, tr.13-18]. Về công tác đào tạo tại Việt nam, từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, công tác xã hội dù chưa được công nhận là một nghề chính thức tại Việt Nam tuy nhiên công tác đào tạo cử nhân công tác xã hội cho các ngành, đặc biệt cho ngành Lao động-Xã hội. Chương trình đào tạo kỹ năng công tác xã hội đã được đưa vào như là một phương pháp chuyên nghiệp của công tác xã hội. Môn công tác xã hội nhóm được đưa vào giảng dạy cho hệ đào tạo cử nhân Cao đẳng, Đại học với số tiết là 45- 60 tiết lý thuyết và 45 -60 tiết thực hành. Hiện nay công tác xã hội đã khẳng định tính hiệu quả trong quá trình hỗ trợ thân chủ trong giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến nhận thức, tâm lý, hành vi của các nhóm xã hội. Trong tương lai với những đề tài nghiên cứu nhiều hơn về kỹ năng công tác xã hội sẽ góp phần nâng cao chất lượng giúp đỡ đối tượng yếu thế trong xã hội có cơ hội nâng cao chức năng xã hội của mình và phát triển toàn diện [27, tr.20-15] 10 Tóm lại, quá trình phát triển kỹ năng công tác xã hội ở Việt Nam đặc biệt được chú trọng, giúp đỡ hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, đặc biệt là người dễ bị tổn thương. Vì vậy, việc tập trung cho nghiên cứu kỹ năng công tác xã hội với tư cách là kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp là điều có ý nghĩa. 2.2.2. Những nghiên cứu iên quan đến kỹ năng công tác xã hội Hướng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu về các dạng kỹ năng cơ bản của nghề: - Một số kỹ năng trong hoạt động sư phạm và giảng dạy: Một số công trình nghiên cứu về kỹ năng của các nhà Tâm lý học Việt Nam; PGS. Trần Trọng Thuỷ trong Tâm lý học lao động [16] đã nêu lên khái niệm kỹ năng và điều kiện để hình thành kỹ năng lao động công nghiệp. Trong luận án “Kỹ năng gi o tiếp sư phạm củ sinh viên” tác giả Hoàng Anh đã nghiên cứu sâu về kỹ năng giao tiếp và đưa ra nhiều biện pháp để rèn kỹ năng giao tiếp cho sinh viên [3]. Tác giả Võ Sĩ Lục đã nghiên cứu và thiết kế phương pháp đánh giá kĩ năng giao tiếp nghiệp vụ của trinh sát an ninh. Tác giả Trần Quốc Thành nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi, từ đó đã định nghĩa kỹ năng tổ chức trò chơi với cấu trúc gồm 5 thành phần: nhận thức, thiết kế, phối hợp các bộ phận, giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ [23]. Ngoài ra, trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu kỹ năng học tập dưới những góc độ khác nhau như: Nghiên cứu kỹ năng giải bài tập Toán có lời văn (Nguyễn Minh Hải); Nghiên cứu kĩ năng dưới góc độ phương pháp giảng dạy Tiếng Việt (Lê Phương Nga); Nghiên cứu kỹ năng sử dụng máy tính điện tử trong học tập (Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai)… 11 - Một số kỹ năng trong nh vự inh o nh nh đạo, quản ý… Từ cuối thế kỷ XX có khá nhiều các công trình nghiên cứu về kỹ năng tổ chức như: Về kỹ năng lao động có tác giả Trần Trọng Thuỷ, tác giả Nguyễn Minh Đường, tác giả Đỗ Huân… Về kỹ năng tổ chức trò chơi có tác giả Trần Quốc Thành, tác giả Hoàng Thị Oanh. Về kỹ năng học tập có tác giả Hà Thị Đức, tác giả Trần Quốc Thành. Những công trình này đã đóng góp rất lớn vào lý luận và thực tiễn ở Việt Nam Hướng nghiên cứu thứ hai: Các nghiên cứu liên quan đến yêu cầu về kỹ năng ở các nghề trợ giúp. Chúng ta phải khẳng định rằng những nghiên cứu trong tâm lý học đã tạo nền tảng khá vững chắc cho nghiên cứu lý luận về công tác xã hội nhóm, trong phải kể đến những nghiên cứu về giao tiếp, nhận thức, tham vấn, nhân cách… về người già, trẻ em, người có HIV, người khuyết tật, mại dâm, ma tuý... Những nghiên cứu lý luận về khái niệm, bản chất, nhu cầu và thực trạng của tham vấn như tác giả: Trần Thị Minh Đức, Phạm Tất Dong, Trần Quốc Thành, Vũ Kim Thanh, và nghiên cứu kỹ năng tham vấn của tác giả Bùi Xuân Mai. Nghiên cứu của các tác giả Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ đã chỉ ra những chỉ số cơ bản của hứng thú nghề nghiệp và ph p đo hứng thú. Khi tìm hiểu năng lực nghề nghiệp thì tác giả đã chú ý đến sự tương thích giữa đặc điểm tâm lý và yêu cầu nghề nghiệp để đảm bảo cho sự theo đuổi nghề nghiệp ở cá nhân. [11, tr.75-77]. Hay các công trình nghiên cứu về kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư với tư cách là một kỹ năng nghề nghiệp, họ tập trung nghiên cứu đến các kỹ năng giải quyết vấn đề trong tư vấn pháp luật hay nghiên cứu các khía cạnh của giao tiếp trong tư vấn, kể đến tác giả Chu Liên Anh [5]. 12 Tác giả Lê Đức Phúc với nghiên cứu Chẩn đoán tâm lý đương đại trong tư vấn hướng nghiệp đã đề xuất sự phối kết hợp giữa chuẩn đoán tâm lý với tư vấn nghề trên cơ sở xác định cấu trúc ngành nhánh của "cây" nghề, phẩm chất năng lực cần thiết đối với ngành nghề lựa chọn và các mệnh đề thể hiện phẩm chất năng lực [39, tr.171-182]. Vào thập kỷ 90 xuất hiện những nghiên cứu stress trong cuộc sống và những can thiệp tâm lý của tác giả Đặng Phương Kiệt, tác giả Nguyễn Khắc Viện… Công tác xã hội chuyên nghiệp hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam nên còn nhiều vấn đề bất cập về cách thức tổ chức, triển khai giảng dạy, thực hành và trong nghiên cứu thì tập trung nhiều cho nghiên cứu kỹ năng làm với việc cá nhân, như kỹ năng tham vấn trong công tác xã hội, các nghiên cứu về kỹ năng làm việc với nhóm còn hạn chế [48]. Khái quát lịch sử phát triển và các công trình nghiên cứu liên quan về kỹ năng công tác xã hội nhóm, có thể kết luận như sau: - Hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trên thế giới được chính thức từ giữa thế kỷ XX, kỹ năng công tác xã hội được coi là kỹ năng nghề nghiệp đã được chú trọng và nó đã giúp đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các vấn đề xã hội được giải quyết đáng kể và hiện này hoạt động này phát triển rất mạnh mẽ và có hiệu quả cao. - Ở Việt Nam, ngành công tác xã hội còn non trẻ nên kỹ năng công tác xã hội với tư cách là kỹ năng nghề nghiệp chưa thực sự được quan tâm, phát triển mặc dù nó đã được đưa vào giảng dạy từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Chính vì vậy, việc thực tập và thực hành kỹ năng công tác xã hội còn gặp nhiều khó khăn. - Vấn đề kỹ năng công tác xã hội chưa được nghiên cứu cụ thể, nên việc nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra cơ sở khoa học cho việc giảng dạy ngành công tác xã hội và thực hành nghề công tác xã hội . 13 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu. Trong đề tài chúng tôi nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ năng công tác xã hội, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho nhân viên công tác xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xây dựng cơ sở lí luận về kỹ năng công tác xã hội - Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng công tác xã hội - Đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho nhân viên công tác xã hội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kỹ năng công tác xã hội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ năm 2016 trở về trước Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Hà Nội Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số kỹ năng cơ bản sau; - Kỹ năng tổ chức giao tiếp nhóm - Kỹ năng thú đẩy tiến trình nhóm - Kỹ năng điều phối - Kỹ năng thiết ập mối qu n hệ - Kỹ năng hi sẻ ảm xú - Kỹ năng biện hộ - Kỹ năng hướng ẫn tái hò nhập ộng đồng 14 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp uận Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Công tác xã hội. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của công tác xã hội sau đây: - Nguyên tắc hoạt động: các kỹ năng công tác xã hội được hình thành trong quá trình học tập để thực hiện mục tiêu nhân văn trong hoạt động nghề nghiệp là nâng cao năng lực xã hội và cải thiện môi trường sống cho các đối tượng xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ năng được thực hiện thông qua việc học tập trên lớp, việc thực hành - thực tập . - Nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động: một mặt kỹ năng được biểu hiện bằng hành động, hành vi của con người, mặt khác, hành động hành vi của con người chịu sự chi phối của suy nghĩ, thái độ, do vậy khi nghiên cứu kỹ năng cần xem x t suy nghĩ, quan điểm, sự nhận biết chứa trong hành vi kỹ năng đó. - Nguyên tắc hệ thống: con người là thực thể xã hội, vì vậy hành vi của cá nhân phải được xem x t như là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan. Do vậy, cần nghiên cứu kỹ năng công tác xã hội trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố, đó là yếu tố tâm lý cá nhân như khả năng giao tiếp, định hướng giá trị nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp và yếu tố xã hội như chương trình đào tạo, điều kiện thực hành- thực tập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên ứu văn bản tài liệu Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu lý thuyết liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng công tác xã hội 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan