Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án cách mạng tháng tám năm 1945 ở các tỉnh bắc trung bộ...

Tài liệu Luận án cách mạng tháng tám năm 1945 ở các tỉnh bắc trung bộ

.PDF
189
1626
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ MẠNH HÙNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ MẠNH HÙNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ 2. TS. Nguyễn Văn Hoa HUẾ, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Công Huỳnh Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng Tác giả Đỗ Mạnh Hùng năm 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Công Huỳnh Kỳ và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Xin được tỏ lòng biết ơn đối với Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Lịch sử, Lãnh đạo Phòng Tổ chức - Hành chính, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế, Ban Tổ chức cán bộ và Ban Giám đốc Đại học Huế đã chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn các vị lão thành cách mạng, các trung tâm lưu trữ, thư viện, bảo tàng đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý báu trong quá trình thực hiện luận án. Tôi c ng xin chân thành cảm ơn b ng hữu và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐVBQ : Đơn vị bảo quản NXB : Nhà xuất bản UBDTGP : Ủy ban dân tộc giải phóng UBKN : Ủy ban khởi nghĩa UBNDCM : Ủy ban nhân dân cách mạng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3 5. Đóng góp của luận án .................................................................................................... 5 6. Bố cục của luận án ......................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................ 6 1.1. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................. 9 1.2.1. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam ............ 9 1.2.2. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................................................................................................ 22 1.2.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình nghiên cứu giải quyết .................................................................................................................... 28 1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 29 Chương 2. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ THÁNG 9-1939 ĐẾN THÁNG 3-1945) .... 30 2.1. Tình hình các tỉnh Bắc Trung Bộ trước Chiến tranh thế giới thứ hai ........... 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của các tỉnh Bắc Trung Bộ trước năm 1930 ............................... 30 2.1.2. Sự ra đời của tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ những năm 1930 - 1939 ............................................................ 37 2.2. Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ............................................ 45 2.2.1. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương ................................................................................... 45 2.2.2. Kết hợp chuẩn bị với đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................................................................... 53 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 72 Chương 3. GẤP RÚT CHUẨN BỊ VỀ MỌI MẶT VÀ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ THÁNG 3-1945 ĐẾN THÁNG 8-1945) ..................................................................................................... 73 3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp .. 73 3.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của phát xít Nhật ......................................................... 73 3.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương ................................................... 78 3.2. Gấp rút xây dựng lực lượng về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ....................................................................................................................... 79 3.2.1. Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng ..................................................... 79 3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị ........................................................ 83 3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng v trang và căn cứ địa ................................. 95 3.3. Cao trào kháng Nhật cứu nước ........................................................................... 100 3.3.1. Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói ............................................... 100 3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền cách mạng ................................................................................................................. 102 3.4. Thời cơ và kế hoạch khởi nghĩa của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ .................................................................................................................. 105 3.4.1. Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................................................................. 105 3.4.2. Kế hoạch khởi nghĩa của các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................ 108 3.5. Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ .............. 113 3.5.1. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh (từ ngày 15-8-1945 đến ngày 21-8-1945)................................................................................................................ 114 3.5.2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Nghệ An (từ ngày 17-8-1945 đến ngày 26-8-1945) ................................................................................................................ 116 3.5.3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa (từ ngày 19-8-1945 đến ngày 26-8-1945) ............................................................................................... 119 3.5.4. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thừa Thiên (từ ngày 19-8-1945 đến ngày 23-8-1945) ............................................................................................... 121 3.5.5. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Bình (ngày 23-8-1945) ....... 125 3.5.6. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Trị (từ ngày 23-8-1945 đến ngày 25-8-1945) ............................................................................................... 126 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 129 Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ................................................................................. 130 4.1. Đặc điểm ................................................................................................................... 130 4.1.1. Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng đã đạt được những kết quả toàn diện, thể hiện tính chủ động, sáng tạo của các địa phương .......................... 130 4.1.2. Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ linh hoạt và đa dạng ................................................................................................................ 135 4.1.3. Phương thức khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phong phú và độc đáo.............................................................................................. 137 4.2. Ưu điểm và hạn chế ................................................................................................ 140 4.2.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 140 4.2.2. Hạn chế .......................................................................................................... 148 4.3. Vai trò ........................................................................................................................ 152 4.3.1. Trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu, làm tan rã Chính phủ Trần Trọng Kim, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................................................................................... 152 4.3.2. Tác động đến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ ............................................................................................................... 153 4.3.3. Có ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp cách mạng của nước bạn Lào .... 154 4.4. Bài học kinh nghiệm............................................................................................... 155 4.4.1. Về phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất ................................................................................................................. 155 4.4.2. Về phương pháp xây dựng lực lượng cách mạng ...................................... 156 4.4.3. Về nắm bắt thời cơ và chớp đúng thời cơ ................................................... 157 4.4.4. Về công tác xây dựng Đảng ....................................................................... 158 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 160 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 166 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên ..................................................... 39 Bảng 4.1. Thời gian các tỉnh, thành, đặc khu khởi nghĩa thắng lợi ở tỉnh lị ................. 145 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ chế độ thực dân, phát xít và phong kiến tay sai, thiết lập nên chế độ xã hội tiến bộ với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng Tám đã tạo ra những tiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vấn đề khoa học được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh những vấn đề chung của Cách mạng tháng Tám, một số công trình mang tính khu vực và địa phương đã được tiếp cận. Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh đã được nghiên cứu nhưng chủ yếu còn dưới dạng mô tả, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa được đề cập. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ là một vấn đề quan trọng nhưng chưa được các nhà sử học nghiên cứu toàn diện và có hệ thống. Đóng góp vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn chiến lược của xứ Trung Kì. Bộ máy cai trị c ng như lực lượng quân sự của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở đây tương đối mạnh. Vì vậy, Bắc Trung Bộ là một trong những địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng ác liệt nhất, khó khăn nhất. Vượt qua các cuộc khủng bố của đế quốc, qua các phong trào cách mạng, vùng đất Bắc Trung Bộ thực sự là một trong những trung tâm cách mạng của cả nước. Bước vào giai đoạn 1939 - 1945, quán triệt và thực hiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng địa phương, Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân kết hợp chuẩn bị và đấu tranh tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tỉnh Bắc Trung Bộ có một vị trí, vai trò quan trọng. Đây là một trong những khu vực diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất ở tỉnh lị, trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu và Chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc vận động Cách mạng 1 tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có nét sáng tạo về tập hợp lực lượng, phương thức khởi nghĩa và hình thái giành chính quyền. Vì vậy, nghiên cứu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là việc làm có ý nghĩa về mặt khoa học và có giá trị thực tiễn sâu sắc. - Về khoa học: Góp phần tái hiện đầy đủ bức tranh lịch sử Cách mạng tháng Tám trong cả nước nói chung và ở khu vực nói riêng; làm nổi rõ vai trò, đặc điểm của Cách mạng tháng Tám ở Bắc Trung Bộ, khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương vạch ra. - Về thực tiễn: Góp vào kho tàng kinh nghiệm của lịch sử cách mạng Việt Nam một mẫu hình tiêu biểu về tổ chức lực lượng và phát động quần chúng tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; đúc rút những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chỉnh đốn Đảng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay; góp phần giáo dục truyền thống, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc; bổ sung tư liệu về Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và cả nước. Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Khu vực Bắc Trung Bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kì, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. - Về thời gian: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 26-8-1945, là thời gian trực tiếp chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố lịch sử. Biến cố lịch sử này có quá trình chuẩn bị trong 15 năm, trực tiếp từ năm 1939 đến năm 1945. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã dẫn đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương, biểu hiện qua các chủ trương lớn như chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, rút vào hoạt động bí mật, đặt vấn đề giải phóng 2 dân tộc lên hàng đầu, xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền… Vì vậy, chúng tôi chọn sự kiện Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1-9-1939) làm mốc mở đầu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ngày 26-8-1945, các châu, phủ miền núi tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An là những địa phương cuối cùng giành được chính quyền, đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, để làm rõ phương thức, vai trò của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, một số nội dụng của luận án chúng tôi phân tích đến sự kiện Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Tái hiện có hệ thống và toàn diện về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì, tổ chức Đảng địa phương, Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ và sự đóng góp to lớn của quần chúng nhân dân ở khu vực này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. - Phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. - Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945. - Làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. - Trên cơ sở đó, phân tích đặc điểm; ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu - Nguồn tài liệu thành văn + Tài liệu đã công bố 3 Bao gồm các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các sách lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố, thị xã, huyện ở Bắc Trung Bộ; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản; các luận án, luận văn đã bảo vệ thành công; các bài viết đăng trên báo, tạp chí… về đề tài Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. + Tài liệu lưu trữ Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông cáo liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng và Việt Minh các cấp ở một số tỉnh, một số hồi kí chưa công bố, một số tài liệu của thực dân Pháp… liên quan đến phong trào cách mạng các tỉnh Bắc Trung Bộ tại Phòng Lưu trữ thuộc Văn phòng Tỉnh ủy các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, Thư viện, Bảo tàng, Kho Lưu trữ Viện Lịch sử Đảng, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Tác giả xem đây là nguồn tài liệu quan trọng để luận án đạt được nhiệm vụ đề ra. - Nguồn tài liệu khảo sát điền dã Tác giả luận án còn khảo sát điền dã, đi thực tế tại một số di tích lịch sử, đồng thời phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để tìm hiểu, xác minh các sự kiện liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, xây dựng Đảng, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng v trang, đặc biệt là khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trong luận án, chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và các phương pháp cụ thể của chuyên ngành như miêu tả, phân tích, tổng hợp để tái hiện bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê để thống kê định lượng các sự kiện lịch sử tiêu biểu theo nội dung tổ chức Đảng, quần chúng, số lượng đảng viên, tù chính trị ở các địa phương; trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá những vấn đề lịch sử liên quan. Ngoài ra, tác giả luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu phong trào giữa các tỉnh trong khu vực, giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh 4 đồng b ng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và các phương pháp liên ngành như điền dã, phỏng vấn nhân chứng để tìm hiểu, xác minh các nhân vật, sự kiện lịch sử. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất, tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thứ hai, từ nội dung nghiên cứu rút ra đặc điểm đặt trong mối quan hệ đối sánh Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh đồng b ng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ; nêu lên ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thứ ba, cung cấp hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thứ tư, luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở bậc đại học và cao đẳng; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, là tài liệu bổ ích giúp giáo viên ở các trường trung học phổ thông biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án (24 trang). Chương 2: Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945) (43 trang). Chương 3: Gấp rút chuẩn bị về mọi mặt và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945) (57 trang). Chương 4: Một số nhận xét về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (31 trang). 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các tỉnh Bắc Trung Bộ n m dọc theo ven biển, từ 160 đến 20030’ vĩ độ Bắc và từ 106002’ đến 108002’ kinh độ Đông bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Diện tích phần đất liền toàn khu vực khoảng 49.600 km2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài hơn 632 km và 27 hòn đảo lớn nhỏ, tiêu biểu là các đảo: Cồn Cỏ (Quảng Trị) diện tích 4 km2, Hòn Ngư (Nghệ An) diện tích 2,5 km2, Sơn Dương (Hà Tĩnh) diện tích khoảng 1 km2. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của cuộc vận động trong suốt 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kết quả tổng hợp của các nhân tố chủ quan và khách quan. Chiến tranh thế giới thứ hai làm cho chủ nghĩa đế quốc càng thêm suy yếu. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô và lực lượng dân chủ đã từng bước làm thất bại lực lượng phát xít Đức - Ý - Nhật, điều kiện khách quan cho cuộc khởi nghĩa v trang giành chính quyền đã hết sức thuận lợi. Phát xít Nhật ở Đông Dương và Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, tê liệt. Đó là thời cơ “ngàn năm có một” được Đảng Cộng sản Đông Dương kịp thời chớp lấy, phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mau lẹ, ít đổ máu. Tuy nhiên, điều kiện khách quan đó chỉ có thể được phát huy thông qua các yếu tố chủ quan. Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, trên cơ sở đường lối chiến lược đề ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) đã tiến hành chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thể hiện trong các nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, tháng 11-1940 và Hội nghị Trung ương 8 (5-1941). Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đã thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo, phản ánh đúng thực tế Việt Nam 6 trong xu thế phát triển của thế giới. Nhờ đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khơi dậy, phát huy được truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân và dấy lên được phong trào yêu nước, cách mạng của quần chúng trong những năm 1930 - 1935 và phong trào dân chủ 1936 - 1939. Đến cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công cuộc chuẩn bị diễn ra trực tiếp, khẩn trương và toàn diện. Trong quá trình chuẩn bị, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, trước hết là lực lượng chính trị của quần chúng. Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng đã từng bước xây dựng lực lượng v trang. Đó là hai lực lượng cách mạng được Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng hợp lí nh m phát huy sức mạnh to lớn vào cuộc đấu tranh với những hình thức thích hợp: Chính trị kết hợp v trang và khởi nghĩa v trang; từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận, tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến, giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam. Nó đã đập tan ách thống trị của phát xít Nhật, chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân thật sự của đất nước; đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến thành một nước độc lập tự do; đưa Đảng Cộng sản Đông Dương thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước; đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chẳng những giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có thể tự hào, mà giai cấp công nhân và những dân tộc bị áp bức ở các nơi khác c ng có thể tự hào r ng: “Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới có 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc” [86, tr.159]. Đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là vừa mang tính toàn quốc nhưng đồng thời thể hiện những nét cụ thể của địa phương. Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, xuất phát từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và dân cư, kinh tế - xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các địa phương diễn ra khá phong phú về hình thức tổ chức hoạt động. 7 Theo phân chia khu vực hành chính, đối tượng nghiên cứu của lịch sử bao gồm: Toàn quốc, khu vực (miền), tỉnh, huyện, xã… Trong luận án, tác giả nghiên cứu về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở khu vực Bắc Trung Bộ được phân biệt với các khu vực khác bởi các dấu hiệu lịch sử, kinh tế, xã hội như khu vực đồng b ng Bắc Bộ; khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực Tây Nam Bộ… Chính sự đa dạng, phong phú này dẫn đến tính phong phú, đa dạng của Cách mạng tháng Tám về quá trình chuẩn bị, thời gian giành chính quyền, phương thức tiến hành, hình thái vận động và sự sáng tạo của các địa phương trong quá trình vận dụng đường lối của Đảng. Chẳng hạn, hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế là từ nông thôn vào thành thị nhưng ở Sài Gòn là từ thành thị về nông thôn… Về vấn đề địa giới Bắc Trung Bộ, theo Hiệp ước Patenôtre ngày 6-6-1884, xứ Trung Kì (L’Annam) bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo cách phân chia của người Pháp, Trung Kì gồm 3 khu vực: Bắc Trung Kì (Nord Annam) gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; Trung Trung Kì (Central Annam) gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi; Nam Trung Kì (Sud - Annam) gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng các tỉnh miền Trung, Xứ ủy Trung Kì đặt 2 trụ sở: Trụ sở chính đặt tại thành phố Vinh (Nghệ An) để lãnh đạo chung các tỉnh Trung Kì và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh Bắc Trung Kì từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên; trụ sở 2 đặt tại thành phố Đà Nẵng (Quảng Nam) trực tiếp chỉ đạo các tỉnh Nam Trung Kì từ Quảng Nam đến Bình Thuận [153], [155]. Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ gắn với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì và sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng địa phương. Do đó, để làm rõ vai trò lãnh đạo của Xứ ủy đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở các tỉnh, trong luận án chúng tôi sử dụng cách phân chia Trung Kì gồm hai khu vực như đã trình bày ở trên. Về tên gọi, từ tháng 6-1884 đến tháng 3-1945, chính quyền thực dân Pháp gọi là Bắc Trung Kì; từ tháng 4-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim gọi là Bắc Trung Bộ. Theo Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946, nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có 8 3 bộ: Bắc, Trung, Nam. Để đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với tên gọi hiện nay, trong luận án, chúng tôi dùng tên gọi Bắc Trung Bộ. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn, hấp dẫn, thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói chung và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều công trình được công bố, đề cập đến những khía cạnh khác nhau. 1.2.1. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Kỉ niệm một năm Cách mạng tháng Tám 1945, tập hợp những bài đã đăng trên báo “Sự thật”, năm 1946, Trường Chinh cho ra mắt tác phẩm “Cách mạng tháng Tám”. Công trình đã tái hiện lịch sử cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc, phân tích tính chất, ý nghĩa lịch sử, làm rõ những ưu điểm và hạn chế của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo tác giả, ưu điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “chuẩn bị chu đáo”, “mau lẹ và kịp thời”, “toàn dân nổi dậy” [38, tr.367-372]. Nhược điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “tinh thần kiên quyết không đều”, “không triệt để tước vũ khí quân đội Nhật”, “không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng”, “không chiếm được nhà ngân hàng” [38, tr.375-382]. Năm 1946, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành công trình “Chặt xiềng”. Cuốn sách gồm một số tư liệu lịch sử từ sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. Những tài liệu được ghi lại trong cuốn “Chặt xiềng” đã phản ánh những nhận định, phân tích rất chính xác, khoa học của Đảng Cộng sản Đông Dương về tình thế cách mạng lúc bấy giờ và khi thời cơ đến đã kiên quyết phát động, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong toàn quốc. Do đó, công trình có giá trị lớn về mặt tư liệu. Năm 1957, Nhà xuất bản Văn Sử Địa ấn hành công trình “Cách mạng cận đại Việt Nam: Tài liệu tham khảo lịch sử” do Trần Huy Liệu chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về lịch sử Việt Nam cận đại nói chung và cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng. Trong các tập 10, 11, 12, công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh và sinh động về phong trào chống phát xít, chống chiến tranh, về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương; về cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong 9 đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, trong tập 12, sau khi trình bày về cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, đánh giá về đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 1960, Nhà xuất bản Sử học ấn hành công trình “Lịch sử Cách mạng tháng Tám” của các tác giả Văn Tạo, Thành Thế Vĩ, Nguyễn Công Bình. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các công trình trước, các tác giả đã tập trung làm rõ bối cảnh lịch sử, kết quả quá trình chuẩn bị về mọi mặt và diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đặc biệt, các tác giả đã dành 20 trang sách để phân tích về những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đó là: “Thống nhất hành động, mau lẹ kịp thời”, “là thắng lợi của cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, thắng lợi chính trị là chủ yếu”, “lãnh đạo và quần chúng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám đã khăng khít với nhau như keo sơn”, “từ nông thôn ra thành thị và từ thành thị về nông thôn” [117, tr.154-168]. Những luận điểm này giúp tác giả luận án có một cái nhìn tổng quan khi trình bày về đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để làm rõ hơn cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, năm 1960, Tổ Lịch sử Cách mạng tháng Tám của Viện Sử học đã xuất bản công trình “Cách mạng tháng Tám - Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương” (quyển 1, 2). Công trình là kết quả của sự phối hợp nghiên cứu giữa các nhà sử học với Ban Tuyên giáo và Hội đồng hương các tỉnh, thành trong cả nước tại Hà Nội. Do đó, công trình đã tập hợp được nguồn tư liệu phong phú, trong đó có nhiều tài liệu nhân chứng, điền dã. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong toàn quốc được trình bày cụ thể và sinh động hơn so với các công trình được xuất bản trước đó. Tuy nhiên, do một số tư liệu chưa được kiểm chứng nên dẫn đến những sai sót của các sự kiện lịch sử ở một vài địa phương. Chẳng hạn, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) diễn ra ngày 23-8-1945 nhưng trong công trình ghi ngày 25-8-1945 [152, tr.37]. Mặc dù vậy, công trình là tài liệu quý để tác giả luận án tham khảo khi trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh. Năm 1967, Nhà xuất bản Sự thật ấn hành các công trình “Tìm hiểu Cách mạng tháng Tám” và “Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám”. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan