Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tứ k...

Tài liệu Luận văn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tứ kỳ, tỉnh hải dương

.PDF
120
4826
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ HƢƠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ HƢƠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ ANH VÂN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Hƣơng LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, học viên đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trƣớc hết cho phép học viênđƣợc cảm ơn quý thầy, cô trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô thuộc các Trƣờng Đại học và các chuyên gia tham gia giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học vừa qua. Vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu Luận văn mà còn là hành trang qúy báu trong công việc và trong cuộc sống. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Anh Vân Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dânđã tận tình hƣớng dẫn học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ công chức công tác tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện Tứ Kỳ, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình trao đổi, hƣớng dẫn và cung cấp thông tin trong quá trình nghiên cứu đề tài. Học viên xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ học viên thực hiện luận văn này. Trân trọng! Học viên: Phạm Thị Hƣơng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNGNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ............................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................. 4 1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc.............................................................................................. 6 1.2.1. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc ................................................... 6 1.2.2. Kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc ................................................................................................................. 14 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ, Hải Dƣơng .......................................................................................... 28 CHƢƠNG 2..................................................................................................... 33 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................... 33 2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin ................................................. 33 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ............................................................... 33 2.1.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................. 34 2.1.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 34 2.1.4. Phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh và đối chiếu .............................. 34 2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn ................................................... 35 2.2.2. Quy trình nghiên cứu luận văn .............................................................. 36 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 37 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ....... 37 NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỨ KỲ, HẢI DƢƠNG .......... 37 3.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ, Hải Dƣơng .............................. 37 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nƣớc Tứ Kỳ .................. 37 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ .... 38 3.1.3. Bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ .................................... 40 3.2. Thực trạng chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Tứ Kỳ, Hải Dƣơng giai đoạn 2010-2014 ........................................................ 42 3.3. Phân tích thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng .................................................... 44 3.3.1. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ ....................................................................................... 44 3.3.2. Kiểm soát khoản chi có trong dự toán ngân sách nhà nƣớc ................. 46 3.3.3. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nƣớc ................................................................................................................. 48 3.3.4. Kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định ................................ 54 3.4. Đánh giá kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng ................................................................... 74 3.4.1. Điểm mạnh trong kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc huyện Tứ Kỳ .................................................................... 74 3.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc huyệnTứ Kỳ .............................................. 77 CHƢƠNG 4..................................................................................................... 83 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỨ KỲ, HẢI DƢƠNG ....................................................................... 83 4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Tứ Kỳ ................................................................ 83 4.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ.............................................................................................. 83 4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ đến năm 2020 ....................................... 83 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Tứ Kỳ ......................................................................... 85 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi .... 85 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung kiểm soát ................................... 88 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp và hình thức kiểm soát ....... 92 4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát và đánh giá thực hiện . 94 4.2.5. Nhóm giải pháp khác .......................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 3 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 4 TABMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc i DANH MỤC HÌNH Nội dung Stt Hình 1 Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn 35 2 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng 40 3 Hình 3.2 Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ ii Trang 45 DANH MỤC BẢNG Stt Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Thực trạng kiểm soát khoản chi thƣờng xuyên 47 5 Bảng 3.5 Thống kê lỗi kiểm soát mẫu dấu giai đoạn 2012-2014 49 6 Bảng 3.6 Thống kê lỗi kiểm soát chữ ký giai đoạn 2012-2014 51 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 Cơ cấu đội ngũ cán bộ của KBNN Tứ Kỳ năm 2014 Kết quả chi NSNN qua KBNN Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 Kết quả CTX NSNN qua KBNN Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 Thống kê lỗi kiểm soát thủ tục hồ sơ, chứng từ giai đoạn 2012-2014 Tình hình chi các khoản thanh toán cho cá nhân quan KBNN Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 Trang 42 43 43 53 56 Tóm tắt nội dung kiểm soát và các lỗi thƣờng mắc 9 Bảng 3.9 phải, các xử lý các khoản chi thanh toán cho cá 57 nhân tại KBNN Tứ Kỳ 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân qua KBNN Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 Các hình thức thanh toán lƣơng tại Kho bạc Tứ Kỳ 58 60 Tóm tắt nội dung kiểm soát và các lỗi thƣờng mắc 12 Bảng 3.12 phải cách xử lý khi kiểm soát các khoản chi 62 nghiê ̣p vu ̣ chuyên môn tại KBNN Tứ Kỳ 13 Bảng 3.13 Tình hình chi các khoản chuyên môn nghiệp vụ iii 63 giai đoạn 2010-2014 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3.15 Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi thanh toán nghiệp vụ chuyên môn tại KBNN Tứ Kỳ Tình hình chi thƣờng xuyên NSNN mua sắm, sửa chữa tài sản giai đoạn 2010-2014 64 69 Tóm tắt nội dung kiểm soát và các lỗi thƣờng mắc 16 Bảng 3.16 phải cách xử lý các khoản chi sửa chữa tài sản 69 vàxây dựng nhỏ tại KBNN Tứ Kỳ Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN mua 17 Bảng 3.17 sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ qua KBNN 72 Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 18 Bảng 3.18 Tóm tắt nội dung kiểm soát và các lỗi thƣờng mắc phải cách xử lý các khoản chi khác tại KBNN Tứ Kỳ 73 Kết quả kiểm soát và các lỗi thƣờng mắc phải cách 19 Bảng 3.19 xử lý các khoản chi khác tại KBNN Tứ Kỳ giai đoạn 2010-2014 iv 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nƣớc. NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dƣỡng bộ máy nhà nƣớc, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nƣớc để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Một quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực ngân sách. Một đất nƣớc có tình trạng bội chi ngân sách, thâm hụt ngân sách triền miên, tất yếu sẽ xảy ra khủng hoảng cả kinh tế cũng nhƣ chính trị và không giải quyết triệt để đƣợc những vấn đề xã hội mới nảy sinh nhƣ thất nghiệp, y tế, giáo dục xuống cấp… Đối với nƣớc ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế chƣa thật sự phát triển, nguồn thu vào NSNN không lớn nhƣ các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó nhà nƣớc đang phải giải quyết bài toán cho đầu tƣ phát triển để hội nhập, vừa tậptrung giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, an ninh - quốc phòng thì việc quản lý chặt chi tiêu ngân sách là vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó tình hình sử dụng công quỹ còn nhiều lãng phí, tình trạng tuỳ tiện sử dụng NSNN chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để, công tácquản lý ngân sách còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải đƣợc điều chỉnh. Vì vậy công tác Kiểm soát thu, chi NSNN đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc giám sát sự điều tiết, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng mục đích, có hiệu quả; Đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi NSNN là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ khi thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) đến nay, công tác kiểm soát các khoản chi NSNN qua Kho bạc của nƣớc ta bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nƣớc phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống KBNN, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN ở nhiều địa phƣơng, trong đó có huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nhƣ: Sử dụng ngân sách Nhà nƣớc trong một số trƣờng hợp còn kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát. Công tác kiểm soát chi còn phân ra nhiều 1 lĩnh vực với nhiều cơ chế khác nhau; nhiều khoản chi kiểm soát chƣa có đủ cơ chế kiểm soát đến khâu cuối cùng một cách minh bạch và chƣa có cơ chế quy trách nhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi. Công tác quản lý chi chƣa thực sự tiết kiệm và hiệu quả, dễ phát sinh tiêu cực. Việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc có lúc chƣa thống nhất, chƣa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị thụ hƣởng ngân sách còn hạn chế, Một số chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu lạc hậu so với thực tế; Cơ chế quản lý chi ngân sách trên địa bàn đôi lúc còn bị động, thiếu kiểm soát, còn nhiều bất cập gây ảnh hƣởng lớn đến công tác điều hành ngân sách trên địa bàn; Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ làm nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách và cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi của KBNN chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời kỳ mới; ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách trong chấp hành chi ngân sách chƣa cao. Do vậy, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi nói chung, công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng nói riêng là cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện tại. Xuất phát từ thực tế trên đây học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tứ Kỳ, Hải Dương” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát, từ đó, tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát này trong thời gian tới. 2. Câu hỏi nghiên cứu Trong thời gian tới, KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng cần thực hiện những biện pháp nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài xác định những nhiệm vụ 2 nghiên cứu cụ thể sau: - Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về NSNN, chi NSNN, chi thƣờng xuyên NSNN và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. - Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng trong giai đoạn 2010-2014; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNNTứ Kỳ, Hải Dƣơng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: nghiên cứu những nội dung cơ bản của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. + Về không gian: KBNN Tứ Kỳ, Hải Dƣơng + Về thời gian: số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2010-2014; những giải pháp đƣợc đề xuất định hƣớng đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tứ Kỳ, Hải Dƣơng. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNGNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận một số tài liệu, đề tài khoa học, báo cáo khoa học… Bên cạnh việc kế thừa nội dung nhất định về mặt lý luận cũng nhƣ định hƣớng một số giải pháp về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN, tuy nhiên các đề tài còn có những điểm hạn chế nhất định về nội dung, phạm vi nghiên cứu, cũng nhƣ khả năng áp dụng. Do kiểm soát chi NSNN là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, trong đó, có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu nhƣ sau: Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai” của tác giả Thân Tùng Lâm thực hiện năm 2012. Luận văn có khá nhiều điểm tƣơng đồng với đề tài nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá tình trạng bất cập trong công tác kiểm soát chi NSNN, ban hành những chính sách, văn bản của nhà nƣớc còn chƣa sát với tình hình thực tế. Mặc dù trên cơ sở đề tài nghiên cứu có những nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Đề tài của tác giả Thân Tùng Lâm đã nêu bật ra những yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN nhƣng thuộc môi trƣờng vĩ mô nhiều hơn mà chƣa nêu sát đƣợc nhóm yếu tố thuộc về đơn vị thụ hƣởng NSNN. - Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN tỉnh Kon Tum” của tác giả Lê Thị Hải Vân thực hiện năm 2013. Luận văn của tác giả tiếp cận đã đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN Gia Lai. Bên cạnh việc kế thừa một số nội dung nhất định về mặt lý luận cũng nhƣ định hƣớng một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi 4 thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN. Tuy nhiên đề tài chỉ đề cập đến một lĩnh vực trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. - Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”của Tác giả Đỗ Thị Thu Trang, thực hiện năm 2012. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Khánh Hòa trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nƣớc tiên tiến, để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc theo hƣớng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN. Đề tài cũng nêu bật ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN, tuy nhiên còn mang tầm vĩ mô và chƣa đƣợc phù hợp để áp dụng đối với công tác kiểm soát chi qua KBNN Tứ Kỳ. - Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ở tỉnh Điện Biên” của Tác giả Bùi Ngọc Mai, Học viện tài chính, thực hiện năm 2010.Về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đƣa ra nhiều nhữngvấn đề quan trọng liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN quaKBNN. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, nêu lên những hạn chế, từ đó tìmra những giải pháp hữu hiệu, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của NSNN quaKBNN Điện Biên. Tuy nhiên luận văn đƣợc thực hiện từ năm 2010 nên có rất nhiều điểm không phù hợp cả về quy trình kiểm soát cũng nhƣ tính cập nhật các văn bản chỉ đạo của nhà nƣớc sát với điều kiện thực tế đặc điểmchi thƣờng xuyên NSNN. - Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhơn, Tổng Giám đốc KBNN có bài viết đăng trên Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 24/2009 về “Triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020”, nêu lên: cần phải tăng cƣờng công tác quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính với mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ theo hƣớng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Thạc sĩ Hoàng Thị Xuân có bài viết đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia “Đề xuất và giải pháp quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN”, nêu tầm quan trọng của NSNN tác động đến tình hình KTXH nói chung và nền tài chính nói 5 riêng, từ đó xác định việc quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN dƣới những góc độ nhất định và đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN. Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu của các đề tài khác nhau, cho nên trong những công trình nghiên cứu trên chƣa đánh giá khái quát hết những tồn tại, hạn chế của kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Từ thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ tác giả nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của KBNN để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tứ Kỳ nhằm phù hợp với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. 1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc 1.2.1. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc 1.2.1.1. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước a) Khái niệm NSNN Ngân sách Nhà nƣớc là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý điều hành nền kinh tế xã hội, đồng thời NSNN thực hiện cân đối các khoản thu chi. Theo Điều 1 Luật NSNN năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Do vậy NSNN là công cụ điều khiển vĩ mô nền kinh tế của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc chỉ có thể thực hiện điều khiển nền kinh tế có hiệu quả khi nền tài chính đƣợc đảm bảo. NSNN là một phạm trù lịch sử, phản ánh các quan hệ kinh tế trong điều kiện 6 kinh tế hàng hoá - tiền tệ và đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để thực hiện chức năng của nhà nƣớc. Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nƣớc. Tuy đã tồn tại khá lâu, nhƣng đến nay, NSNN vẫn đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều giác độ khác nhau và khái niệm NSNN cũng chƣa thống nhất. Nếu xem xét bề ngoài hay chỉ quan tâm về mặt lƣợng thì ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của nhà nƣớc trong một giai đoạn nhất định. Có ý kiến cho rằng, ngân sách là văn kiện đƣợc nghị viện thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính của nhà nƣớc đƣợc dự kiến và cho phép. Một số ý kiến lại cho rằng, NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nƣớc đƣợc xét duyệt theo trình tự pháp định. Tuy nhiên, nhìn nhận khái quát hơn thì NSNN phản ánh các quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia. Về mặt kinh tế, NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhà nƣớc với các chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng NSNN, quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập... nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nƣớc. NSNN có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thƣờng là một năm. Ở nƣớc ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dƣơng lịch. NSNN đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Trong đó, Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN. b) Khái niệm chi NSNN và chi thường xuyên NSNN Theo điều 22 Luật NSNN năm 2002 thì: “Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo bộ máy hoạt động của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, chi NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội do Nhà nƣớc đảm nhiệm. Quá trình chi trả, cấp phát quỹ NSNN đƣợc hiểu là quá trình cấp vốn từ 7 NSNN với đặc trƣng là số vốn cung cấp đó có thể đƣợc hình thành từ các loại quỹ khác nhau trƣớc khi chúng đƣợc đƣa vào sử dụng. Thông thƣờng giữa thời gian cung cấp và thời gian sử dụng có khoảng cách nhất định. Tóm lại chi NSNN có thể hiện trong hai quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng tiền tệ của Nhà nƣớc nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Do tính chất đa dạng và phong phú của các khoản chi nên việc phân loại nội dung chi NSNN để giúp cho công tác quản lý cũng nhƣ định hƣớng chi NSNN là rất cần thiết. Phân loại các khoản chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi. Hiện nay ở nƣớc ta, chi NSNN bao gồm các loại sau: - Theo mục đích KT-XH của các khoản chi: chi NSNN đƣợc chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tƣ phát triển. - Theo tính chất các khoản chi: chi NSNN đƣợc chia thành chi cho y tế; chi giáo dục; chi phúc lợi; chi quản lý nhà nƣớc; chi đầu tƣ kinh tế. - Theo chức năng của Nhà nƣớc: chi NSNN đƣợc chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển. - Theo tính chất pháp lý: chi NSNN đƣợc chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã đƣợc cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh. - Theo yếu tố các khoản chi: chi NSNN đƣợc chia thành chi đầu tƣ; chi thƣờng xuyên và chi khác, bao gồm: Chi đầu tư phát triển; Chi thường xuyên NSNN; Chi khác của NSNN. Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói cách khác, chi thƣờng xuyên NSNN là quá trình phân phối sử dụng vốn từ quỹ ngân sách nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế, xã hội. 8 1.2.1.2. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thƣờng xuyên NSNN thực hiện vai trò của nhà nƣớc, là công cụ để nhà nƣớc điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội và khắc phục các khiếm khuyết của thị trƣờng. Theo đó, chi NSNN có những đặc điểm sau: Một là, đại bộ phận các khoản chi thƣờng xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định có tính chất chu kỳ trong một khoảng thời gian tháng, quý, hàng năm. Hai là, các khoản chi thƣờng xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Hầu hết các khoản chi thƣờng xuyên nhằm trang trải cho nhu cầu quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nƣớc tổ chức. Các hoạt động này hầu nhƣ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, những khoản chi thƣờng xuyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vi nó tạo ra môi trƣờng kinh tế ổn định, nâng cao chất lƣợng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục - đào tạo. Ba là, phạm vi và mức độ chi thƣờng xuyên từ NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Bởi lẽ, phần lớn các khoản chi thƣờng xuyên nhằm duy trì đảm bảo hoạt động bình thƣờng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nƣớc. Hơn nữa, những qua điểm, chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng trực trực tiếp đến việc định hƣớng, phạm vi mức độ chi thƣờng xuyên NSNN. 1.2.1.3. Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước KBNN chỉ thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã có trong dự toán chi NSNN năm được duyệt, bao gồm các nội dung: - Nội dung dự toán chi NSNN: + Dự toán chi Ngân sách của các đơn vị dự toán, các cấp chính quyền, các Bộ, Ngành phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan