Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Luận văn môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh vĩnh phúc

.PDF
124
728
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI MẠNH HÀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI MẠNH HÀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế. Tác giả luận văn Bùi Mạnh Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. CC HC Cải cách hành chính 2. FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 3. DDI Đầu tƣ trong nƣớc 4. DN Doanh nghiệp 5. GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6. GDP Tổng sản phẩm quốc dân 7. KH & ĐT Kế hoạch và đầu tƣ 8. PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 9. USD Đô la Mỹ 10. VNĐ Việt Nam đồng 11. VCCI Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam 12. VNCI Dự án nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam 13. XTĐT Xúc tiến đầu tƣ 14. KCN Khu công nghiệp 15. OCED Tổ chức kinh tế và phát triển 16. CN Công nghiệp 17. ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài 18 DA Dự án 19 ĐTTTNN Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Báo cáo môi trƣờng thực hiện kinh doanh Việt Trang 1. Bảng 1.1 2. Bảng 1.2 Trọng số của các chỉ số thành phần 25 3. Bảng 2.1 Cơ cấu dự án và đầu tƣ trong KCN và ngoài KCN 2013 45 4. Bảng 2.2 5. Bảng 2.3 6. Bảng 2.4 7. Bảng 2.5 8 Bảng 2.6 Nam“Doing Business” Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành theo dự án FDI và DDI 2013 Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tính đến 6/2013 Các chỉ số thành phần của PCI Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010 - 2012 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI Vĩnh Phúc 2007-2012 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2005-2012 của tỉnh Vĩnh Phúc ii 21 46 48 54 57 58 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu Tên biểu 1. Biểu đồ 1.1 2. Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 36 3. Biểu đồ 2.2 Chi phí gia nhập thị trƣờng Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 59 4. Biểu đồ 2.3 Tiếp cận đất đai Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 60 5. Biểu đồ 2.4 6. Biểu đồ 2.5 7. Biểu đồ 2.6 8. Biểu đồ 2.7 9. Biểu đồ 2.8 10. Biểu đồ 2.9 11. Biểu đồ 2.10 Thể chế pháp lý tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Khoảng cách thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam với trung bình các nƣớc đang phát triển ở châu Á Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ở Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nƣớc ở Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Chi phí không chính thức Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Đào tạo lao động Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 Dịch vụ hỗ trợ danh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005- 2012 iii Trang 19 62 64 67 68 71 73 75 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do cấp thiết của đề tài Mỗi quốc gia, khi nghiên cứu về nguồn lực phát triển thì không thể không nhắc tới đầu tƣ và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nƣớc là chủ yếu và nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có vai trò quan trọng. Các quốc gia đang phát triển ngày càng nhận thấy rõ vai trò to lớn của vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế, xã hội. Có ba yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế: đầu tƣ vốn, năng suất lao động và các chỉ tiêu tổng hợp; trong đó vốn đầu tƣ đóng vai trò căn bản. Nhƣng do điều kiện xuất phát của các quốc gia đang phát triển còn lạc hậu và chƣa đồng bộ, việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thƣờng thấp, do vậy thu hút vốn nƣớc ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh mà các nƣớc đi sau có thể làm đƣợc. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân công lao động quốc tế, đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành xu hƣớng của thời đại, đƣợc nhiều quốc gia sử dụng nhƣ một chính sách lâu dài. Sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) gắn với mục tiêu phấn đấu đƣa Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI đã đƣợc khởi xƣớng tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010. Nhìn lại chặng đƣờng đã qua, có thể thấy rằng tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 16,7% (quý I năm 2013), đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao và không những đạt đƣợc những thành tựu về mặt kinh tế mà tất cả các mặt của đời sống văn hoá-xã hội, giáo dục, y tế, cũng đƣợc nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng đƣợc giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng. Đạt đƣợc những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và đặc biệt trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).Trong những năm qua, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc 1 ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc kết quả tích cực. Theo luỹ kế đến hết tháng 5 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 124 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2.790,44 triệu USD; Vốn thực hiện của các dự án FDI trong tháng 5 ƣớc đạt khoảng 8,5 triệu USD, vốn thực hiện đến hết tháng 5/2013 ƣớc đạt 1.195,29 triệu USD, bằng 42,83% vốn đăng ký. Đến nay, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ trên địa bàn. FDI đã đóng góp quan trọng cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Vì thế việc nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Vĩnh Phúc là cần thiết, cấp bách nhằm tìm các giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, thúc đẩy, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của Vĩnh Phúc trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy “Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc” đƣợc tôi lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu luận văn Qua thực tiễn hơn 20 năm thực hiện luật đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam, đề tài đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu dƣới nhiều khía cạnh khác nhau: Nguyễn Văn Tuấn (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. Nguyễn Bích Đạt (2006): Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HàNội. Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế. Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới vào Việt Nam. Nghiên 2 cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các …TNCS vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty TNC vào Việt Nam. Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “20 năm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài – nhìn lại và hƣớng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình chung cũng nhƣ đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua 20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trƣờng tài chính Việt Nam, dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO. Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài “Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút FDI tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính linh hoạt nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi kích thích tăng cƣờng dòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam, các hình thức FDI theo Luật đầu tƣ ở nƣớc ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI. Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh chính sách đầu tƣ FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đƣa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO… 3 Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề cập tới những vấn đề nhƣ: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí về vấn đề này. Các công trình trên đã tiếp cận và giải quyết những khía cạnh khác nhau của vấn đề đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trƣờng kinh doanh và ảnh hƣởng của nó đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc những năm gần đây dƣới độ khoa học kinh tế chính trị chƣa có nhiều. Vì vậy, luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ và tác động đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc; đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc từ 2005 đến 2015. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày lý luận về môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI. Các câu hỏi nghiên cứu của Luận Văn này là: - Những yếu tố nào tác động tới môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc ? - Môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc mang lại thuận lợi và hạn chế gì cho nhà đầu tƣ ? - Cần có những biện pháp nào để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến tháng 6 năm 3013. 4 - Đề xuất một số phƣơng hƣớng và biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc thời gian đến năm 2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dƣới góc độ của khoa học kinh tế chính trị. * Giới hạn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tƣ, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI - Thời gian: Từ năm 2005 đến tháng 10 năm 3013. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử, các phƣơng pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phƣơng pháp tổng kết thực tiễn địa phƣơng và phƣơng pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 6. Đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ thêm lý luận về môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ, vai trò của nó đối với đầu tƣ nói chung, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc nhanh và bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến luận văn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham 5 khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: Một số cơ sở khoa học về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài CHƢƠNG 2: Thực trạng môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc CHƢƠNG 3: Một số đề xuất giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020. 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Khái niệm vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ. Nhƣng từ khi mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, FDI đã có vị trí đáng kể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động FDI không ngừng mở rộng và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế này. Cho đến nay FDI đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và một nhân tố quy định bản chất của các quan hệ kinh tế quốc tế. Có nhiều tổ chức kinh tế đã đƣa ra khái niệm về FDI. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF thì: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. [IMF,1993] Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh mục tiêu có được lợi ích lâu dài của nhà đầu tư (chủ đầu tư trực tiếp) tại nền kinh tế của một quốc gia khác (nước nhận đầu tư) ngoài quốc gia mình (nước chủ đầu tư). Lợi ích lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của việc quản lý doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp bao gồm cả những giao dịch ban đầu của các chủ thể và các giao dịch vốn tiếp theo giữa họ và giữa các doanh nghiệp trực thuộc dưới hình thức hợp nhất hoặc chưa hợp nhất. [OECD,1996] Ở Việt Nam, năm 2005, Quốc hội Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật đầu tƣ 2005. Trong luật này có các khái niệm về “đầu tƣ”, “đầu tƣ trực tiếp”, “đầu tƣ nƣớc ngoài”, “đầu tƣ ra nƣớc ngoài” nhƣng không có khái niệm về “đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài”. Tuy nhiên, chúng ta có thể tổng hợp và hiểu một cách khái quát: FDI 7 là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhƣ vậy, theo các tổ chức kinh tế thế giới cũng nhƣ các nguồn luật trong nƣớc, khái niệm về FDI về cơ bản là giống nhau và không có sự mâu thuẫn. Nói một cách khác, FDI là một loại hình di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó, chủ sở hữu vốn đầu tƣ cũng đồng thời là ngƣời tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình, nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Việc hình thành vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chủ yếu là do các tổ chức kinh tế, cá nhân và công ty quốc tế đƣa vốn vào nƣớc sở tại để đầu tƣ theo các hình thức khác nhau, phù hợp với quy định trong Luật đầu tƣ của nƣớc sở tại. FDI thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập doanh nghiệp ở nƣớc sở tại. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tƣ bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. 1.1.2. Vai trò cơ bản đối với các nƣớc đang phát triển 1.1.2.1. Bổ sung nguồn vốn Trong thời kỳ đầu mới phát triển, trình độ kinh tế của các nƣớc đang phát triển thấp, GDP và GDP tính theo đầu ngƣời thấp vì vậy khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tƣ để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nƣớc công nghiệp phát triển lại rất lớn. FDI với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nƣớc đang phát triển giải quyết đƣợc bài toán thiếu vốn. Trong các nguồn vốn từ nƣớc ngoài thì nguồn vốn FDI đƣợc đánh giá là rất quan trọng với nhiều nƣớc. FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể (trung bình trên 30%) trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội của các nƣớc đang và kém phát triển. Ngoài ý nghĩa bổ sung một lƣợng vốn đáng kể cho đầu tƣ phát triển kinh tế, cần nói đến chất lƣợng của vốn FDI. Sự có mặt của nguồn vốn này đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nƣớc tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ƣu tiên 8 (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi…). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các nguồn vốn trong nƣớc. Các doanh nghiệp nhà nƣớc phải đầu tƣ và chú ý đến hiệu quả đầu tƣ trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra sự liên kết với các công ty trong nƣớc nhận đầu tƣ thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu. Qua đó, FDI thúc đẩy đầu tƣ trong nƣớc đang phát triển. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nƣớc đƣợc khai thác hiệu quả hơn. 1.1.2.2. Chuyển giao công nghệ Thông qua FDI, các công ty nƣớc ngoài sẽ đem lại công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nƣớc sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nƣớc ngoài xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có đƣợc từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhƣng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nƣớc. FDI không chỉ mang lại công nghệ cho các nƣớc đang phát triển thông qua con đƣờng chuyển giao từ nƣớc ngoài vào mà còn bằng cách xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo cho đội ngũ lao động ở các nƣớc đang phát triển để phục vụ cho các dự án đầu tƣ. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ còn đƣợc thông qua việc chuyển lao động. Thông qua FDI, kỹ năng quản lý, kỹ năng tay nghề lao động đƣợc truyền bá vào các nƣớc đang phát triển. 1.1.2.3. Tạo điều kiện việc làm và tăng nguồn nhân lực FDI giúp các nƣớc đang phát triển tận dụng đƣợc lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Ở nhiều nƣớc, khu vực có vốn FDI tạo ra số lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo. Nhìn chung, số lƣợng việc làm trong khu vực có vốn FDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nƣớc phát triển có xu hƣớng tăng lên. Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thƣờng 9 cao hơn trong các doanh nghiệp nhà nƣớc. Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc là ƣu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thƣờng xây dựng đội ngũ công nhân, nhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao. 1.1.2.4. Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới Vai trò này của FDI thể hiện rõ nhất ở các nƣớc áp dụng chính sách thu hút FDI hƣớng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nƣớc nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI đƣợc tiếp cận với thi trƣờng thế giới. 1.1.2.5. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nƣớc đang phát triển. Nền kinh tế trong nƣớc dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho các nƣớc tham gia vào các hiệp định hợp tác song phƣơng, đa phƣơng. Ngoài ra, FDI còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nƣớc đang phát triển theo hƣớng tích cực: tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Bên cạnh đó, FDI giúp tăng trƣởng kinh tế, tăng ngân sách nhà nƣớc… 1.1.3. Một số lý thuyết về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.3.1. Lý thuyết về vòng đời của sản phẩm (International Product Life Cycle) Lý thuyết này đƣợc S.Hirsch đƣa ra trƣớc tiên và sau đó đƣợc R.Vernon phát triển một cách có hệ thống vào năm 1996 trong tác phẩm “ International investment and international trade in product cycle”. Lý thuyết này lý giải cả đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế, coi đầu tƣ quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thƣơng mại và đầu 10 tƣ quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo giai đoạn nối tiếp nhau. Ƣu điểm của lý thuyết này là đƣa vào đƣợc nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nƣớc tiên phong về công nghệ, trƣớc tiên là các nƣớc “bắt chƣớc sớm”, sau đó là các nƣớc “bắt chƣớc muộn”. Hai ý tƣởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này đƣợc xuất phát từ ý tƣởng của Heckscher - Ohlin rất đơn giản đó là: - Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng sản phẩm. - Các nƣớc công nghiệp có quy mô thƣờng nắm giữ các công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô. Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới đƣợc sản xuất tại nƣớc phát minh ra nó và đƣợc xuất đi các nƣớc khác. Nhƣng khi sản phẩm mới đã đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thị trƣờng thế giới thì sản xuất đƣợc tiến hành ở các nƣớc khác. Kết quả rất có thể sau đó sẽ lại đƣợc xuất khẩu trở lại nƣớc phát minh ra nó. Cụ thể, vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sản phẩm mới xuất hiện cần thông tin phản hồi nhanh xem nó có thỏa mãn nhu cầu khách hàng không và đƣợc bán ở trong nƣớc cũng là để tối thiểu hóa chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Ngƣời tiêu dùng chú trọng đến chất lƣợng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ. - Giai đoạn sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nƣớc xuất hiện vì thấy có thể kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận. Nhƣng dần dần cầu trong nƣớc giảm, chỉ có nhu cầu ở nƣớc ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nƣớc ngoài bắt đầu đƣợc xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của ngƣời tiêu dùng. - Giai đoạn sản phẩm đƣợc tiêu chuẩn hóa, thị trƣờng ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc phải giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trƣờng trong nƣớc trì tuệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất 11 tiếp túc đƣợc chuyển sang các nƣớc khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều nƣớc xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trƣớc (trong đó có nƣớc phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nƣớc chủ đầu tƣ và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nƣớc không còn cạnh tranh đƣợc về giá bán trên thị trƣờng quốc tế. Các nƣớc này nên tập trung đầu tƣ cho phát minh mới. 1.1.3.2. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp đƣợc Akamatsu đƣa ra vào những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản phẩm đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc; (2) sản phẩm trong nƣớc tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tƣơng đối. Ozawa là ngƣời tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình “đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nƣớc đang phát triển có lợi thế tƣơng đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó tiền lƣơng lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phƣơng đã khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tƣơng đối của nƣớc này. Đó là quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nƣớc đang phát triển: khi một nƣớc đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nƣớc khác sẽ thay thế vị trí đó. Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian dài, gắn với xu hƣớng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, đƣa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh tƣơng đối giữa các nƣớc dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI. Tuy nhiên, mô hình “đàn nhạn” chƣa thể trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và không dùng nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nƣớc tƣơng tự về các nhân tố và lợi thế tƣơng đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu 12 vực kinh tế khác. Vấn đề quan trọng hơn là mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh tế và thể chế. 1.1.3.3. Mô hình OLI Nội dung lý thuyết ba lợi thế của Dunning J. H về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Mô hình OLI) gồm: Thứ nhất, lợi thế về vị trí, bao gồm sáu nhân tố: (1) độ lớn và sự tăng trƣởng của thị trƣờng, kể cả nguồn tài nguyên phong phú của một địa phƣơng; (2) Biến số thay đổi của đồng tiền trong thu hút đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; (3) Nhân tố lãi suất, chính sách lãi suất hợp lý sẽ kích thích đầu tƣ; (4) Các nhân tố cụ thể của một địa phƣơng, quốc gia bao gồm những nhân tố liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tƣ, rủi ro đầu tƣ và giá nhân công; (5) Các chính sách liên quan đến rào cản thƣơng mại và (6) viện trợ nƣớc ngoài, dòng chảy của viện trợ nƣớc ngoài hoặc của chính phủ Trung ƣơng vào một địa phƣơng có thể lôi cuốn các nhà đầu tƣ bởi niềm tin vào nền kinh tế của địa phƣơng. Thứ hai, lợi thế về quyền sở hữu, mà theo đó sẽ có hai nhân tố, nhân tố về cạnh tranh độc quyền và nhân tố về vòng đời của sản phẩm. Cuối cùng, lợi thế về nội bộ hóa, tức việc cho phép tối đa hóa quyền sở hữu cũng là một động lực mạnh đối với thu hút đầu tƣ 1.1.3.4 Mô hình SWOT Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lƣợc cụ thể, phù hợp. Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI những năm qua (2005 – 2013). Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phƣơng thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phƣơng khác nhƣ về quản lý, việc thực hiện cơ chế ..tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phƣơng. 13 Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phƣơng thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phƣơng khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phƣơng. Để chỉ ra đƣợc điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phƣơng về các mặt nhƣ: việc quản lý của chính quyền địa phƣơng, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phƣơng thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép.. Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trƣờng đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phƣơng nhƣ đem lại những điều kiện thuận lợi nhƣ xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trƣờng đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phƣong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phƣơng. Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trƣờng bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trƣờng vĩ mô nhƣ môi trƣờng luật pháp về đầu tƣ tại Việt nam, xu thế đầu tƣ quốc tế vào Việt nam. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.2. MÔI TRƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.2.1. Khái niệm và vai trò của môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.2.1.1. Khái niệm môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi ích trong tƣơng lai. Trong quá trình đó, môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (sau đây gọi tắt là: Môi trƣờng FDI) đóng vai trò nhƣ một chất xúc ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tƣ, vì vậy môi trƣờng FDI có vị trí vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn. Theo nghĩa chung nhất môi trƣờng đầu tƣ là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Có nghĩa là, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan