Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn một số giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu chí...

Tài liệu Luận văn một số giải pháp hoàn thiện quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam

.PDF
87
682
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TIẾN THANH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI Hà Nội - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC ............................... iv MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN .... 8 1.1. Tổng quan về trái phiếu Chính phủ ........................................................ 8 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 8 1.1.2. Phân loại trái phiếu CP.......................................................................... 9 1.1.3. Đặc điểm của trái phiếu CP................................................................. 13 1.1.4. Các yếu tố cơ bản của tráí phiếu ......................................................... 18 1.2. Nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ xây dựng cơ bản .................................... 19 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tƣ XDCB............................................. 19 1.2.2. Bản chất nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB .................................... 20 1.2.3. Vai trò của nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ................................ 20 1.3. Cơ chế quản lý, kiểm soát nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ........ 23 1.3.1. Cơ chế quản lý..................................................................................... 23 1.3.2. Quy trình quản lý ................................................................................ 23 1.3.3. Cơ chế kiểm soát ................................................................................. 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TPCP CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 ......................................... 26 2.1. Hệ thống các văn bản quản lý nhà nƣớc (QLNN) liên quan đến thực hiện nguồn vốn TPCP .................................................................................... 26 2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2006 - 2012....................................................................................................... 30 2.2.1. Các dự án đã sử dụng vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB .......................... 30 2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB .............. 38 2.2.3. Tình hình nợ đọng XDCB trong thực hiện vốn TPCP tính đến 31/12/2012 ........................................................................................................ 41 i 2.2.4. Số dự án, công trình phải tạm dừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện từ nguồn vốn TPCP từ năm 2006 - 2012 ......................................................... 43 2.2.5. Số dự án có trong danh mục, hiệu quả thấp, nhiều năm qua vƣớng mắc về thủ tục đã thay thế, loại bỏ để bổ sung các dự án khác có hiệu quả hơn .... 43 2.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý nguồn vốn TPCP giai đoạn 2006-2012......................................................................................................... 46 2.3.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và danh mục dự án đầu tƣ ……47 2.3.2. Công tác lập, thẩm định phê duyệt, tổng dự toán, dự toán công trình 48 2.3.3. Công tác lựa chọn nhà thầu ................................................................. 50 2.3.4. Công tác thực hiện dự án đầu tƣ, thi công công trình. ........................ 50 2.3.5. Công tác cấp, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tƣ ........... 51 2.3.6. Tổng hợp, giao và phân bổ kế hoạch vốn TPCP................................. 51 2.4. Đánh giá về công tác quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB từ năm 2006- 2012 ............................................................................................... 54 2.4.1. Các kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 54 2.4.2. Về tồn tại, hạn chế............................................................................... 58 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................. 65 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TPCP CHO ĐẦU TƢ XDCB ............................. 67 3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ........................................... 67 3.1.1. Giải pháp về pháp lý ........................................................................... 67 3.1.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 69 3.1.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và thực hiện .......................................... 71 3.1.4. Những giải pháp đối với trƣờng hợp cụ thể ...................................... 712 3.2. Một số kiến nghi ...................................................................................... 74 3.2.1. Kiến nghị chung................................................................................... 714 ii 3.1.4. Kiến nghị với cơ quan quản lý..............................................................715 KẾT LUẬN ....................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 CP Chính phủ 2 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 3 KT-XH Kinh tế - xã hội 4 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 5 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 6 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 7 NSTW Ngân sách trung ƣơng 8 TPCP Trái phiếu Chính phủ 9 THTK, CLP Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 10 TMĐT Tổng mức đầu tƣ 11 TPKB Tín phiếu kho bạc 12 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán 13 XDCB Xây dựng cơ bản 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC STT SỐ HIỆU NỘI DUNG TRANG 1 Công thức Tính giá của trái phiếu coupon (1.1) 14 2 Công thức Tính giá trái phiếu chiết khấu (1.2) 14 3 Công thức Tính lãi suất hoàn vốn hiện hành (1.3) 15 4 Công thức Tính lãi suất hoàn vốn (1.4) 15 5 Công thức Tính lợi tức trái phiếu (1.5) 16 6 Bảng 2.1 Tình hình sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2006 - 2012 đã hoàn thành 31 7 Bảng 2.2 Các dự án giao thông giai đoạn 2006 - 2012 32 8 Bảng 2.3 Dự án thủy lợi giai đoạn 2006 - 2012 33 9 Bảng 2.4 Kế hoạch vốn TPCP dự án Y tế gai đoạn 2006 -2012 34 10 Bảng 2.5 Bố trí vốn TPCP xây dựng KTX sinh viên giai đoạn 2009 - 2012 35 11 Bảng 2.6 Phƣơng án phân bổ vốn thực hiện đề án kiên cố hóa trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 36 12 Bảng 2.7 Nguồn vốn TPCP đã giải ngân giai đoạn 2008 -2012 37 13 Bảng 2.8 Kết quả giải ngân qua các năm giai đoạn 2006-2012 38 Bảng 2.9 Danh mục công trình kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát qua thanh tra, kiểm toán trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2006 - 2012 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý nguồn vốn TPCP 14 15 iv 44-45 46 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, toàn diện, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đƣợc quốc tế ghi nhận về thành tích tăng trƣởng, xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trƣớc các thách thức to lớn dƣới tác động của nền kinh tế thế giới, cùng với các bất cập của nội tại nền kinh tế; các chính sách tài khóa của Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trên nhiều mặt làm cho ngân sách thiếu tính bền vững. Đồng thời, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế làm nguồn thu xuất nhập khẩu ngày một thu hẹp. Mức huy động từ thuế, phí đã đạt mức cao hơn rất nhiều so với các nƣớc trên thế giới, với xu thế cần giảm gánh nặng thuế, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tƣ, tăng thu nhập, mức sống cho ngƣời dân thì đây cũng là vấn đề đặt ra cho việc hoạch định các chính sách về thu của Việt Nam trong những năm tới. Bên cạnh đó, chính sách chi ngân sách cũng bộc lộ rất nhiều bất cập, yêu cầu chi ngày càng tăng; cơ cấu chi ngân sách còn bất hợp lý, chƣa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế. Thu ngân sách ngày càng khó khăn, trong khi chi ngân sách không ngừng tăng, thì việc đảm bảo cân đối, an ninh tài chính cũng là vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới. Trong điều kiện tình hình cân đối ngân sách ngày càng khó khăn, nhiều chỉ tiêu thu ngân sách thiếu tính bền vững, thu không đủ chi, bội chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN) hàng năm liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, Nhà nƣớc đã phải huy động các nguồn vốn vay trong dân cƣ bằng hình thức phát hành vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt NSNN (giảm bội chi ngân sách) và sử dụng một kênh huy động vốn TPCP quản lý ngoài cân đối NSNN để bù đắp cho khoản chi đầu tƣ phát triển ngày một ra tăng, với nhu cầu rất lớn từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Chính vì vậy, 1 từ năm 2003, Quốc hội đã cho phép phát hành vốn TPCP để ngoài cân đối NSNN còn thực hiện một số mục tiêu nhƣ xây dựng công trình, dự án giao thông, thuỷ lợi, tái định cƣ thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Tuyên Quang. Tiếp đó, từ năm 2004 - 2012, Quốc hội, Chính phủ đã bổ sung nhiều mục tiêu để đầu tƣ các công trình dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, ký túc xá sinh viên với tổng mức đầu tƣ rất lớn. Có thể nói, việc sử dụng nguồn vốn TPCP để đầu tƣ các dự án hạ tầng kỹ thuật kinh tế, xã hội cấp bách đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng, nhất là các địa phƣơng vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thể hiện chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng đã có cố gắng thực hiện chủ trƣơng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ, có nhiều hạn chế, hậu quả đến nay là thiếu nguồn lực rất lớn, lãng phí thất thoát đã xảy trong việc đầu tƣ xây dựng các dự án sử dụng vốn TPCP. Việc mở rộng phạm vi đầu tƣ, bổ sung quá nhiều mục tiêu làm gia tăng số lƣợng dự án và tổng mức đầu tƣ (TMĐT) nhƣng không tính đến khả năng kinh tế, khả năng cân đối vốn dẫn tới tình trạng thiếu vốn lớn, làm chậm tiến độ hoàn thành nhiều dự án; cùng với việc khảo sát, thiết kế, thẩm định chƣa tốt và khâu tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, vi phạm đã gây lãng phí và phân tán nguồn lực. Đồng thời, việc quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) trong thời gian dài từ năm 2003 đến nay, với cơ chế quản lý để ngoài cân đối ngân sách nhà nƣớc đã bộc lộ nhiều thiếu sót; các văn bản trong quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP đều là văn bản dƣới luật, điều chỉnh các hoạt động liên quan đến nguồn lực tài chính rất lớn của quốc gia; các văn bản hƣớng dẫn thi hành đƣợc ban hành khá nhiều nhƣng thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung; nhiều văn bản còn mang tính tình thế, thiếu tính ổn định. Do vậy, đòi 2 hỏi các nhà hoạch định chính sách phải thay đổi căn bản phƣơng thức quản lý và sử dụng ngồn vốn TPCP để nâng cao hiệu trong quả quản lý và sử dụng nguồn vốn vay này, góp phần sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc. Từ các tồn tại nêu trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam” để nghiên cứu, và kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý hiệu quả nguồn vốn TPCP. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta quan tâm thể hiện trong các chủ trƣơng, chính sách và giải pháp gần đây. Nhiều công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nƣớc, các tập thể và cá nhân cũng đã phân tích, nghiên cứu xung quanh đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn TPCP. Đăc biệt tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, đã giành thời gian cả một ngày để thảo luận về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn TPCP cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2006 2012. Cụ thể một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vốn TPCP. Báo cáo giám sát của UBTVQH về kết quả giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2006 - 2012 tại kỳ học thứ 5 Quốc hội khóa XIII cho thấy: Chủ trƣơng phát hành TPCP đầu tƣ các công trình, dự án quan trọng giai đoạn 2006 - 2012 là đúng đắn, góp phầ n quan trọng nâng cấ p hê ̣ thố ng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đấ t nƣớc. Song Báo cáo cũng chỉ ra rất nhiều tồn tại hạn chế từ việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đến những tồn tại, bất cập, sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn TPCP đã đƣợc các cơ quan thanh 3 tra, kiểm toán phát hiện và xử lý. Đồng thời, báo cáo đã chỉ ra nguy cơ tiềm tàng ảnh hƣởng đến cân đối NSNN và an ninh tài chính quốc gia. Ngoài ra, có một số đề tài, luận văn đã nghiên cứu về nguồn vốn TPCP cụ thể nhƣ sau: Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng TPCP ở Việt Nam” của NCS Lê Quang Cƣờng Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), luận văn đã Hệ thống hóa, bổ sung những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng nhà nƣớc và TPCP. Trên cơ sở lý luận tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm định dựa trên số liệu định lƣợng về cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN, cơ cấu vốn đầu tƣ, kết quả đấu thầu tín phiếu, trái phiếu, bán lẻ TPCP để khẳng định sự cần thiết phát hành TPCP và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của từng phƣơng thức phát hành TPCP. Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích thực trạng tiến hành đề xuất chiến lƣợc định hƣớng phát triển thị trƣờng TPCP đến năm 2020. Nghiên cứu TPCP nhằm góp phần tăng tính khả thi của TPCP để góp phần huy động vốn vay cho nhà nƣớc và phát triển thị trƣờng TPCP. Những giải pháp đề xuất chủ yếu góp phần làm tăng tính khả thi của TPCP, thể hiện những ƣu điểm của TPCP nhằm tạo ra động lực để thu hút nhà đầu tƣ, tạo điều kiện để TPCP trở thành hàng hóa chủ chốt trên TTCK và thúc đẩy thị trƣờng TPCP Việt Nam phát triển. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển thị trường Trái phiếu ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Trung - Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2009), luận văn nghiên cứu phân tích thực trạng vận hành trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2001 -2008 đánh giá nguồn hàng hóa trên thị trƣờng có đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trƣờng không? Mặt khác qua quá trình phân tích nguyên nhân từ thực trạng thị trƣờng trái phiếu Việt Nam đề tài muốn giải quyết những tồn tại để đƣa thị trƣờng phát triển ngang tầm với 4 các thị trƣờng các nƣớc trong khu vực. Những giải pháp đƣa ra đều dựa trên quá trình phân tích những tồn tại của thị trƣờng trái phiếu Việt Nam. Các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến phƣơng thức huy động nguồn vốn trái phiếu chung, hoặc đề cập đến một khía cạnh nào đó của nguồn vốn TPCP. Các nghiên cứu bƣớc đầu đã đề xuất nhiều các giải pháp phát triển thị trƣờng TPCP. Tuy vậy, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB. Vì vậy, Học viên lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam” làm đối tƣợng nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn một khía cạnh khác trong quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP, đồng thời đây cũng là vấn đề thời sự, đang đƣợc các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và ngƣời dân đặc biệt quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB thời gian vừa qua (giai đoạn 2006 2012), đồng thời làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức, ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB của Việt Nam trong thời gian qua, Luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB của Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu một số vấn đề chung về quản lý, sử dụng nguồn TPCP, trong đó đi sâu vào việc quản lý, sử dụng nguồn TPCP cho đầu tƣ XDCB. + Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn TPCP cho đầu tƣ XDCB từ năm 2006 - 2012. 5 + Nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2006 - 2012, trong đó tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn TPCP cho các công trình, dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. + Tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn TPCP, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan quản lý nguồn vốn TPCP là các Bộ, ngành, địa phƣơng thụ hƣởng từ nguồn vốn TPCP và một số cơ quan khác có liên quan; các công trình, dự án do các cơ quan trung ƣơng và các địa phƣơng quản lý, khai thác và sử dụng, bao gồm: (1) các cơ quan quản lý chung: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính; cơ quan quản lý và sử dụng vốn TPCP: Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng. - Về mặt thời gian: Đề tài tập trung đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi tổng quát: Để quản lý tốt nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB cần phải thực hiện những giải pháp gì về phía các cơ quan quản lý cũng nhƣ các đơn vị thụ hƣởng? Câu hỏi cụ thể: - Sự cần thiết của nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ? - Kết quả đạt đƣợc và tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn TPCP hiện nay nhƣ thế nào? 6 - Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn TPCP? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích để nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB tại Việt Nam, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể, đồng thời kế thừa một số công trình nghiên cứu trƣớc đây đã đƣợc công bố; sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB tại Việt Nam, đƣa ra các đánh giá mang tính khái quát về thành tựu, những hạn chế của hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB tại Việt Nam. 7. Dự kiến những đóng góp chủ yếu của luận văn - Làm rõ những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng nguốn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ở Việt Nam. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm: Chương 1: Tổng quan TPCP và nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. Chương 2: Thực trạng về quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006 - 2012. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1. Tổng quan về trái phiếu Chính phủ 1.1.1. Khái niệm Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ của CP hoặc doanh nghiệp, thể hiện nghĩa vụ của ngƣời phát hành phải trả nợ cho ngƣời nắm giữ trái phiếu một số tiền nhất định, vào những khoảng thời gian nhất định và phải trả lại khoản tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn. Trái phiếu là loại chứng khoán nợ, tổ chức phát hành với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngƣời mua trái phiếu là ngƣời cho vay, hay còn gọi là nhà đầu tƣ. Đối với ngƣời thiếu vốn, trái phiếu là phƣơng tiện vay vốn qua thị trƣờng; đối với ngƣời đầu tƣ, trái phiếu cũng là một phƣơng tiện đầu tƣ để thu lời. Trái phiếu thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay; ngƣời đi vay có trách nhiệm phải trả cho chủ nợ một khoản tiền gốc và lãi nhất định; đây là một hình thức tín dụng có nét đặc thù riêng, nó ra đời muộn hơn các hình thức tín dụng khác và phát triển mạnh trong nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là ở những quốc gia có thị trƣờng chứng khoán phát triển. Trái phiếu có nhiều loại khác nhau, có loại do CP phát hành, có loại do chính quyền địa phƣơng phát hành, có loại do các công ty phát hành, có loại do ngân hàng hoặc các định chế tài chính phát hành. Từ những đặc điểm chung nêu trên có thể đƣa ra khái niệm về TPCP nhƣ sau: TPCP là một chứng khoán nợ do CP phát hành hoặc đảm bảo, có mệnh giá, có kỳ hạn, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của CP đối với ngƣời sở hữu trái phiếu. 8 1.1.2. Phân loại trái phiếu CP 1.1.2.1. Phân loại theo đối tượng phát hành Thứ nhất, Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN, CP các nƣớc thƣờng phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ và các tổ chức kinh tế xã hội. CP một quốc gia luôn đƣợc xem là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trƣờng. TPCP là một loại chứng khoán nợ, do CP phát hành, có thời hạn, mệnh giá, lãi suất và xác nhận nghĩa vụ trả nợ của CP đối với ngƣời sở hữu trái phiếu, TPCP là tên gọi chung của các loại trái phiếu do KBNN phát hành và trái phiếu chính quyền địa phƣơng, các cơ quan đƣợc CP cho phép phát hành và đƣợc CP đảm bảo thanh toán. Mục đích của việc phát hành TPCP là nhằm huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN, đầu tƣ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm hoặc để xây dựng, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của CP. Nguồn thanh toán trái TPCP chủ yếu lấy từ NSNN hoặc nguồn vốn thu hồi trực tiếp từ các công trình đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn phát hành TPCP mang lại. Do vậy, TPCP có tính an toàn cao, tính rủi ro thấp bởi vì nó đƣợc đảm bảo trả nợ bằng nguồn vốn của NSNN. Đối với các loại trái phiếu do KBNN phát hành, trái phiếu chính quyền địa phƣơng nguồn vốn thanh toán đƣợc đảm bảo bằng vốn NSNN; còn đối với các loại trái phiếu do các cơ quan khác đƣợc CP cho phép phát hành nguồn vốn thanh toán đƣợc lấy trực tiếp từ nguồn thu của các chƣơng trình, dự án đó mang lại; trong trƣờng hợp nếu các cơ quan đƣợc CP cho phép phát hành không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ thì CP sẽ đứng ra trả nợ. TPCP có nhiều loại khác nhau, nếu căn cứ vào kỳ hạn và mục đích phát hành thì TPCP đƣợc chia thành: Tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình; trái phiếu đầu tƣ; trái phiếu ngoại tệ; công trái xây dựng Tổ quốc. 9 Tín phiếu kho bạc: Là loại TPCP có kỳ hạn dƣới 1 năm, mục đích của việc phát hành tín phiếu kho bạc là nhằm phát triển thị trƣờng tiền tệ và huy động vốn để bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN trong năm tài chính. Tín phiếu kho bạc đƣợc phát hành theo phƣơng thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nƣớc, dƣới hình thức chiết khấu mệnh giá; khối lƣợng và lãi suất tín phiếu kho bạc đƣợc hình thành qua kết quả đấu thầu. Bộ Tài chính có thể uỷ thác cho Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc. Toàn bộ khoản vay từ việc phát hành tín phiếu kho bạc đƣợc tập trung vào ngân sách Trung ƣơng để sử dụng theo quy định; ngân sách Trung ƣơng đảm bảo nguồn thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc và chi phí tổ chức phát hành, thanh toán cho các tổ chức nhận uỷ thác phát hành. Tín phiếu kho bạc đƣợc giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ hoặc đƣợc chiết khấu tại Sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trái phiếu kho bạc: Là loại TPCP có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do KBNN phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của NSNN hàng năm đã đƣợc Quốc hội phê duyệt. Trái phiếu kho bạc đƣợc đảm bảo bằng ngân sách Nhà nƣớc, vì thế loại trái phiếu này có độ rủi ro không đáng kể. Trái phiếu kho bạc đƣợc bán lẻ qua hệ thống KBNN hoặc đấu thầu qua thị trƣờng giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành. Lãi suất trái phiếu kho bạc do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trƣờng tài chính tại thời điểm phát hành. Trƣờng hợp đấu thầu lãi suất thì lãi suất hình thành qua kết quả đấu thầu. Trái phiếu công trình: Là loại TPCP có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do KBNN phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tƣớng CP, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tƣ của ngân sách Trung ƣơng đã ghi trong kế hoạch nhƣng chƣa đƣợc bố trí vốn ngân sách trong năm. Trái phiếu công trình Trung ƣơng đƣợc phát hành theo phƣơng thức bán lẻ qua hệ thống KBNN, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành. Lãi suất trái phiếu công trình 10 Trung ƣơng do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trƣờng tài chính tại thời điểm phát hành; nếu đấu thầu lãi suất thì lãi suất đƣợc hình thành theo kết quả đấu thầu. Các khoản thu từ phát hành trái phiếu công trình trung ƣơng đƣợc tập trung vào NSTW để chi cho các công trình đã đƣợc Thủ tƣớng CP phê duyệt. NSTW đảm bảo việc thanh toán gốc, lãi và phí đối với trái phiếu công trình Trung ƣơng. Trái phiếu đầu tƣ: Là loại TPCP có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do các tổ chức tài chính Nhà nƣớc và các tổ chức tài chính, tín dụng đƣợc Thủ tƣớng CP chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tƣ theo chính sách của CP. Nếu phát hành theo phƣơng thức bán lẻ thì lãi suất trái phiếu do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trƣờng tài chính và nhu cầu vốn của các tổ chức phát hành; nếu phát hành theo phƣơng thức đấu thầu thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu trong giới hạn trần lãi suất đã đƣợc Bộ Tài chính quy định. Tiền thu từ phát hành trái phiếu đầu tƣ phải đƣợc theo dõi riêng và chỉ sử dụng cho mục tiêu kinh tế đã đƣợc CP phê duyệt. Tổ chức phát hành có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi các trái phiếu đầu tƣ đã phát hành đến hạn thanh toán và các chi phí liên quan đến việc tổ chức phát hành, thanh toán; NSNN sẽ đảm nhận thanh toán một phần hay toàn bộ lãi trái phiếu hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất cho tổ chức phát hành theo quyết định của Thủ tƣớng CP. Trái phiếu ngoại tệ: Là TPCP có kỳ hạn từ một năm trở lên do Bộ Tài chính (KBNN) phát hành, huy động vốn để đầu tƣ cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tƣớng CP. Đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi và đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành. Trái phiếu ngoại tệ đƣợc bán lẻ qua hệ thống KBNN hoặc đấu thầu qua NHNN. NSNN đảm bảo thanh toán gốc, lãi trái phiếu ngoại tệ khi đến hạn. 11 Công trái xây dựng Tổ quốc: Công trái xây dựng Tổ quốc do CP phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tƣ xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nƣớc. Việc mua công trái thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Nhà nƣớc đảm bảo giá trị công trái và bảo hộ quyền sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của ngƣời sở hữu công trái. Thứ hai, trái phiếu được CP bảo lãnh: Là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho các công trình theo chỉ định của CP, đƣợc CP cam kết trƣớc các nhà đầu tƣ về việc thanh toán đúng hạn của tổ chức phát hành. Trƣờng hợp tổ chức phát hành không thực hiện đƣợc nghĩa vụ thanh toán (gốc, lãi) khi đến hạn thì CP sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay tổ chức phát hành. Thứ ba, trái phiếu chính quyền địa phương: Là một loại chứng khoán nợ, do chính quyền địa phƣơng phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phƣơng đối với ngƣời sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính quyền địa phƣơng phát hành nhằm mục đích để huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa phƣơng. 1.1.2.2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu Thứ nhất, trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định theo mệnh giá. Thứ hai, trái phiếu có lãi suất thay đổi (thả nổi): Lợi tức của trái phiếu đƣợc trả trong các kỳ có sự khác nhau đƣợc tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. Thứ ba, trái phiếu có lãi suất bằng không (zero - coupon Bonds): Là loại trái phiếu mà ngƣời mua không nhận đƣợc lãi, nhƣng đƣợc mua với giá 12 thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và đƣợc hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức trái phiếu Thứ nhất, trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của ngƣời mua trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trong sổ sách của ngƣời phát hành. Ngƣời nắm giữ trái phiếu là ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu theo quy định. Thứ hai, trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên ngƣời đầu tƣ trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trong sổ của nhà phát hành. Ngoài cách phân loại chủ yếu nêu trên, ngƣời ta còn có nhiều cách phân loại khác nhau nhƣ: Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng; dựa vào tính chất của trái phiếu; dựa vào phạm vi phát hành (trái phiếu trong nƣớc và trái phiếu quốc tế).... 1.1.3. Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ Trái phiếu là loại hình chứng khoán nợ, bất kỳ một loại trái phiếu nào cũng mang những đặc điểm sau: 1.1.3.1.Tính sinh lời Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của CP hoặc của công ty, khi đầu tƣ vào trái phiếu tức là nhà đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc một khoản lợi tức mong đợi trong tƣơng lai; thông thƣờng đối với các loại trái phiếu có các khoản lợi tức sau: Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất trái phiếu thƣờng đƣợc ghi trên chứng chỉ trái phiếu hoặc ngƣời phát hành công bố, lãi suất danh nghĩa có tính ổn định cao vì tỷ lệ lãi suất trái phiếu và mệnh giá là cố định trong một kỳ hạn. Lãi suất trái phiếu mới chỉ phản ánh đƣợc chủ thể phát hành phải trả lãi trái phiếu đó là bao nhiêu; điều đáng quan tâm ở đây là lãi suất hoàn vốn, lãi suất hoàn vốn hay nói một cách chính xác hơn là lãi suất hoàn vốn nội bộ (Internal 13 rate of return - IRR) là một lãi suất mà với mức lãi suất đó sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thu đƣợc trong tƣơng lai do đầu tƣ đƣa lại bằng với giá trị hiện tại của khoản vốn đầu tƣ; lãi suất hoàn vốn là một thƣớc đo mức sinh lời của trái phiếu cũng nhƣ đối với bất kỳ khoản đầu tƣ nào. Giá trị hiện tại và lãi suất hoàn vốn của một trái phiếu coupon có quan hệ nghịch đảo, giá càng cao thì lãi suất hoàn vốn càng thấp và ngƣợc lại. Khi giá trái phiếu coupon đƣợc đặt bằng mệnh giá thì lãi suất hoàn vốn bằng lãi suất của cuống phiếu. Lãi suất hoàn vốn lớn hơn lãi suất coupon khi giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá. Giá trị hiện tại của trái phiếu coupon đƣợc tính theo công thức sau: Pb  C C C C F    .....  1  i 1  i 2 1  i 3 1  i n 1  i n (1.1) Trong đó: C : Là tiền coupon hàng năm (tiền lãi trái phiếu hàng năm) F : Là mệnh giá trái phiếu (giá trị hoàn vốn của trái phiếu) N : Là số năm tới ngày đáo hạn Pb: Là giá của trái phiếu coupon I : Là tỷ lệ chiết khấu đƣợc xác định theo lãi suất thị trƣờng hoặc lãi suất trù tính của ngƣời đầu tƣ Với trái phiếu chiết khấu, giá trị hiện tại đƣợc tính nhƣ sau Pd  F 1  i n (1.2) Trong đó: F : Là mệnh giá trái phiếu 14 n : Là số năm tới ngày đáo hạn Pd : Là giá của trái phiếu chiết khấu I : Là tỷ lệ chiết khấu đƣợc xác định theo lãi suất thị trƣờng hoặc lãi suất trù tính của ngƣời đầu tƣ Lãi suất hoàn vốn hiện hành: Đƣợc hình thành khi mua bán trái phiếu trên thị trƣờng và nó là số đo gần đúng với lãi suất hoàn vốn; khi giá mua (hoặc bán) trái phiếu bằng mệnh giá thì lãi suất hoàn vốn hiện hành chính bằng lãi suất hoàn vốn, nghĩa là giá trái phiếu càng gần với mệnh giá thì lãi suất hoàn vốn hiện hành càng gần với lãi suất hoàn vốn. Nhƣ vậy, lãi suất hiện hành biến động cùng chiều với lãi suất hoàn vốn. Đối với trái phiếu có cuống thanh toán lãi, lãi suất hoàn vốn hiện hành đƣợc xác định nhƣ sau: Ic  C (1.3) Pb Trong đó: Ic : Là lãi suất hoàn vốn hiện hành Pb : Là giá trái phiếu coupon (giá trái phiếu hiện hành) C : Là tiền lãi coupon hàng năm (tiền lãi trái phiếu hàng năm) Đối với trái phiếu chiết khấu, lãi suất hoàn vốn đƣợc tính nhƣ sau: I F  Pd  360 F Sè ngµy tíi khi d¸o h¹n Trong đó: I : Là lãi suất hoàn vốn 15 (1.4)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan