Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông ...

Tài liệu Luận văn nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở việt nam

.PDF
131
944
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN TỐN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NN VÀ PTNT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN VĂN TỐN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NN VÀ PTNT Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 603401 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ TS. Khu Thị Tuyết Mai PGS.TS. Lê Danh Tốn HA NỘI - 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ i DANH MỤC HỘP ................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ......... 11 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thanh tra và thanh tra chuyên ngành NN và PTNT .................................................................................................................... 11 1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 11 1.1.2. Phân loại, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra.......................... 17 1.1.3. Vai trò công tác thanh tra đối với lĩnh vực NN và PTNT .......................... 20 1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ................................................................................. 24 1.1.5. Yêu cầu đối với ngành thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT trong giai đoạn CNH-HĐH và hội nhập quốc tế....................................... 37 2.2. Phạm vi, đối tƣợng, nội dung thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT .................................................................................................................... 38 2.2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 38 1.3. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra của một số nƣớc ...................................... 42 1.3.1. Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Giám sát Hành chính Trung Quốc .... 42 1.3.2. Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ...... 44 1.3.3.Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở Cộng hòa Pháp ..................................... 46 1.3.4. Bài học cho Việt Nam ................................................................................ 48 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 49 2.1. Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ..................... 49 2.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 49 2.1.2. Hệ thống bộ máy, lực lƣợng thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT .................................................................................................................... 52 2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ........................................................................................................ 64 2.3.2. Hoạt động của cơ quan đƣợc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN và PTNT ......................................................................................... 82 2.3.3. Hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành ở địa phƣơng ........... 93 2.4. Đánh giá hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT Việt Nam giai đoạn 2011-2014 ............................................................................ 96 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ............................................................................................. 96 2.4.2. Một số hạn chế của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ............................................................................................................... 98 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác thanh tra chuyên ngành NN và PTNT ...................................................................................................... 100 CHƢƠNG 3. NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM . 105 3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp ..................................................... 105 3.1.1. Mục tiêu.................................................................................................... 105 3.1.2. Nhiệm vụ và một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT giai đoạn 2015-2020................ 105 3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ....................................................... 110 3.2.1. Các giải pháp trƣớc mắt ........................................................................... 110 3.2.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật ......................... 111 3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện mô hình hệ thống bộ máy thanh tra NN và PTNT111 3.2.4. Xây dựng đội ngũ và nâng cao năng lực cán bộ thanh tra ngành NN và PTNT .................................................................................................................. 113 3.2.5. Tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao năng lực trang thiết bị, điều kiện làm việc 114 3.2.6. Một số giải pháp khác (từ bài học kinh nghiệm của các nƣớc) ............... 115 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 119 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CBCC Cán bộ công chức 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa 4 KN Khiếu nại 5 KNTC Khiếu nại, tố cáo 6 NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 PCTN Phòng chống tham nhũng 9 QPPL Quy phạm pháp luật 10 TC Tố cáo 11 USD Đồng đô la Mỹ 12 VNĐ Việt Nam Đồng 13 VPHC Vi phạm hành chính 14 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm i DANH MỤC HỘP Hộp 2.1. Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT theo các văn bản pháp luật ......................................................................................................................... 49 Hộp 2.2. Biên chế của hệ thống thanh tra chuyên ngành NN và PTNT tại thời điểm 01/7/2011 - Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực ................................................................. 54 Hộp 2.3. Văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng ............................................. 70 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ii Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu kết quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các năm 2011-2014 ............................................... 66 Bảng 2.2: Số tiền Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý vi phạm về kinh tế các năm 2011 - 2014 .......................................................................................... 75 Bảng 2.3 : So sánh số vụ và số lƣợt ngƣời khiếu kiện năm 2013 với năm 2014 ........... 78 Nguồn: tác giả tổng hợp................................................................................................. 78 Bảng 2.4: Kết quả tiếp dân của Thanh tra Bộ Nông nghiệp .......................................... 78 qua năm 2011-2014 ........................................................................................................ 78 Bảng 2.5: Số đơn thƣ khiếu nại, tố cáo gửi Thanh tra Bộ .............................................. 80 xử lý năm 2013-2014 .................................................................................................... 80 Bảng 2.6: Kết quả giải quyết đơn thƣ, kiếu nại, tố cáo của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các năm 2011-2014 ........................................................... 81 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra Thanh tra khối Tổng cục, Cục thuộc Bộ NN và PTNT năm 2012 ................................................................................................. 86 ii Bảng 2.9. Kết quả thanh tra, kiểm tra của Tổng cục, Cục thuộc Bộ NN và PTNT năm 2014 ................................................................................................................................ 89 Bảng 2.10. Tổng hợp công tác giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo Thanh tra khối Tổng cục, Cục thuộc Bộ NN và PTNT năm 2012 ................................................................... 91 Bảng 2.11 : Một số chỉ tiêu thực hiện của Thanh tra khối Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các năm 2012 - 2014 .......................................... 91 Bảng 2.12. Một số kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT địa phƣơng các năm 2011 - 2014 ...................................................................................................... 95 iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: So sánh một số chỉ tiêu kết quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các năm 2011-2014 ............................................ 67 Biểu đồ 2.2: So sánh một số chỉ tiêu tiếp dân của Thanh tra Bộ năm 2011-2014 ......... 79 Biểu đồ 2.3: Kết quả giải quyết đơn thƣ, kiếu nại, tố cáo của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các năm 2011-2014 ............................................... 81 Nguồn: tác giả sưu tầm .................................................................................................. 81 Biểu đồ 2.4: So sánh một số chỉ tiêu hoạt động của Thanh tra khối Tổng cục, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các năm 2012 - 2014 .................................... 92 Biểu đồ 2.5: So sánh một số chỉ tiêu kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT địa phƣơng các năm 2011 -2014 ......................................................................... 96 Sơ đồ 3.1: Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy Thanh tra ngành NN và PTNT .............. 113 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Lĩnh vực NN và PTNT luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm và đƣợc các cấp trong ngành nông nghiệp thực hiện tích cực, nên đã thu đƣợc nhiều thành tựu góp phần đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nƣớc. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, trong nhiều năm tới, nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; xây dựng nông thôn mới; tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng; phát triển nhanh bền vững; bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực; tạo điều kiện để hình thành nền nông nghiệp sạch; phấn đấu giá trị GDP ngành nông - lâm ngƣ nghiệp tăng bình quân 3,3 – 3,5 % năm. Để thực hiện mục tiêu trên, cần có giải pháp đồng bộ, đặc biệt là các giải pháp có tính quyết định để tái cấu trúc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN và PTNT, đƣa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp làm cơ sở đảm bảo năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; có chính sách đủ mạnh để phát huy mọi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tƣ phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Để đạt đƣợc những thành quả mong muốn, cần có sự nỗ lực của toàn ngành, của các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có Thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. 1 Là công cụ thiết yếu của quyền lực Nhà nƣớc, Thanh tra NN và PTNT đã có nhiều nỗ lực thực hiện các mặt công tác thanh tra; tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo; PCTN trong toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định ở Luật Thanh tra 2010 và qua thực tế hoạt động, hệ thống Thanh tra chuyên ngành NN và PTNT vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, còn nhiều bất cập, yếu kém thể hiện ở văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; PCTN và việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vào ngành NN và PTNT còn chƣa đầy đủ; cơ cấu tổ chức chƣa thực sự ổn định và thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý nhà nƣớc của ngành thanh tra còn yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, không đủ đảm bảo cho hoạt động thanh tra có hiệu quả. Việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, tạo dựng một cơ chế hữu hiệu và quan tâm đúng mức, khắc phục những bất cập, hạn chế đang tồn tại là vấn đề cấp bách đặt ra đối với thanh tra chuyên ngành NN và PTNT. Chính vì lẽ đó, tôi lựa chọn thực hiện luận văn với tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở Việt Nam”. Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN&PTNT ở Việt Nam? 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau luật Thanh tra 2010 ra đời, có khá nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về công tác thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng đã đƣợc các cá nhân và tổ chức thực hiện. Về lĩnh vực thanh tra chung có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: 2 1. Trần Hồng Thanh (2010), Những điểm mới của Luật Thanh tra 2010, Tạp chí Thanh tra, Hà Nội (Viện Khoa học Thanh tra – Thanh tra Chính phủ). Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích những điểm mới đƣợc quy định trong Luật Thanh tra 2010 nhƣ: nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra, xác định tính độc lập tƣơng đối của các cơ quan thanh tra trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, quy định kết luận thanh tra phải đƣợc công khai bằng nhiều hình thức nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc "tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời", quy định về thanh tra chuyên ngành theo hƣớng mở rộng, tăng cƣờng hoạt động của thanh tra chuyên ngành, hoạt động của thanh tra chuyên ngành không chỉ đƣợc tiến hành bởi Thanh tra bộ, Thanh tra sở, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn đƣợc giao cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đó là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc theo ngành, theo lĩnh vực bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh: “ Hoạt động thanh tra là nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật”. 2. Ngô Mạnh Hùng (2012), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong phòng, chống tham nhũng" đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Sau khi trình bày một số vấn đề chung về QLNN trong PCTN (Quan điểm, đặc trƣng của QLNN trong PCTN; Chủ thể, đối tƣợng, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của QLNN trong PCTN; Vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nƣớc, của Ban chỉ đạo Trung ƣơng trong QLNN về PCTN), đề tài đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung của QLNN trong PCTN và vai trò của các cơ quan QLNN, một số cơ quan có liên quan trong việc thực hiện, qua đó rút ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong thực hiện các nội dung của QLNN và nguyên 3 nhân. Đề tài đã đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong PCTN: Một là, hoàn thiện bộ máy QLNN trong PCTN và củng cố, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN theo hƣớng chiều hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại; phân định rõ nội dung và phạm vi QLNN của từng cấp, từng ngành; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ QLNN về phòng, chống tham nhũng, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo, bỏ trống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm quản lý. Hai là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, định hƣớng, chiến lƣợc về PCTN, nhất là việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung những văn bản dƣới luật. Ba là, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, có xác định trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn và xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Bốn là, đẩy mạnh thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát công tác PCTN; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng và mỗi ngƣời dân trong việc phát hiện, đấu tranh PCTN. Năm là, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thƣờng xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về PCTN cũng nhƣ các cấp ủy Đảng đối với Bộ máy QLNN trong PCTN. 3. Văn Tiến Mai (2012) “Những yếu tố tác động tới kết quả hoạt động thanh tra”, Báo thanh tra điện tử (http://www.thanhtra.edu.vn/category/detail/299-nhung-yeu-to-tacdong-toi-ketqua-hoat-dong-thanh-tra-.html). Theo tác giả “có những yếu tố cơ bản sau đây tác động tới chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thanh tra: Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động thanh tra; công tác chỉ đạo thanh tra; phƣơng pháp tiến hành thanh tra; sự phối hợp của đối tƣợng thanh tra, các cơ quan tổ chức hữu quan trong quá 4 tình tiến hành và xử lý kết quả thanh tra; ý thức và năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động thanh tra; dƣ luận xã hội; tiêu cực trong xã hội”. Về lĩnh vực thanh tra chuyên ngành có các công trình nghiên cứu: 1. Nguyễn Tuấn Khanh (2014) “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành - những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong bối cảnh tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Những vấn đề lý luận về thanh tra chuyên ngành đƣợc nghiên cứu trong phạm vi rộng, liên quan đến thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu kể từ khi Luật Thanh tra năm 2010 đến nay, tập trung vào hoạt động thanh tra chuyên ngành của một số bộ, ngành quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và thƣờng xuyên liên quan trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân nhƣ TNMT, y tế, giáo dục, giao thông, lao động, TBXH, trên cơ sở đó đề tài đánh giá rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành hiện nay. Đề tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành nhƣ sau: đổi mới nhận thức về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành; hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra chuyên ngành; giải pháp về tuyển dụng, sử dụng công chức và hƣớng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ thanh tra viên, công chức đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và công dân trong việc tuân thủ pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành. 5 2. Nguyễn Tuấn Khanh (2015) “Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong cơ chế thực thi quyền hành chính”,Tạp chí Thanh tra, ngày 07/01/2015. Bài viết nhấn mạnh: “Thanh tra chuyên ngành là vấn đề không mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện vẫn đang gặp không ít vƣớng mắc. Điều đó đòi hỏi cần có nhận thức đúng đắn bản chất, đặc trƣng của hoạt động này để có đƣợc định hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp”. Nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát là một yêu cầu cần thiết cho việc học hỏi đúc rút kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về thực tiễn tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhiều nƣớc trên thế giới. 1. Văn Tiến Mai (2003), “Sự thành lập và hoạt động của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học thanh tra 1992-2002. Tác giả nghiên cứu sự ra đời của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch; mối quan hệ của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch với Quốc hội, công chức, công dân; việc bổ nhiệm, bãi miễn và chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch; hoạt động giải quyết khiếu nại; hoạt động thanh tra; các cuộc điều tra đƣợc tiến hành theo sáng kiến riêng của Thanh tra viên Quốc hội. Bài viết cung cấp thông tin một số kết quả hoạt động của Thanh tra Quốc hội Đan Mạch. 2. Nguyễn Văn Kim (2003), “Tổ chức và hoạt động Thanh tra ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học thanh tra 1992-2002. Theo tác giả, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hai hệ thống là Ủy ban kiểm tra đảng và Ủy ban của nhà nƣớc. Tuy đƣợc bố trí thành hai bộ phận riêng nhƣng đều có chỉ đạo tập trung thống nhất. Về hoạt động, do hai bộ phận 6 kiểm tra đảng và thanh tra nhà nƣớc nằm trong ủy ban thống nhất, nên trong khi tiến hành công tác, mỗi bộ phận đều thực hiện và kết luận trên cả hai mặt kiểm tra đảng và thanh tra nhà nƣớc. Các kết luận của mỗi bộ phận đều có hiệu lực pháp luật cũng nhƣ về chấp hành Điều lệ Đảng. 3. Phạm Thị Thu Hiền (2003): “Các cơ quan Tổng thanh tra của Cộng hòa Pháp”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học thanh tra 1992-2002. Theo tác giả, thanh tra chuyên ngành không có ở cấp Thanh tra Chính phủ mà các cơ quan Tổng thanh tra đƣợc thành lập ở các bộ, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Bộ trƣởng và đƣợc chia thành các cấp độ cao thấp khác nhau. 4. Nguyễn Văn Kim và Phạm Thị Thu Hiền (2003) “Tổ chức và hoạt động của thanh tra Đài Loan”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học thanh tra 1992-2002. Hoạt động của Thanh tra Đài Loan đƣợc Hiến pháp và các văn bản luật khác quy định, Thanh tra phải tiến hành một số công việc nhƣ: Tiếp nhận và giải quyết đơn thƣ khiếu kiện; điều tra; chỉnh đốn; phê bình; giám sát khảo thí; kiểm toán; kiểm kê tài sản và thực hiện chống tham nhũng. Một quốc gia Châu Á khác là Philipin, đƣợc tác giả Đặng Khánh Toàn, Thanh nhà nƣớc nghiên cứu và giới thiệu. Cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT, đặc biệt là về nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT sau Luật Thanh tra 2010. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở nƣớc ta trong những năm gần đây, làm rõ những kết quả 7 đạt đƣợc và những bất cập tồn tại và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan mâtyj thiết tới đề tài. - Hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN&PTNT. - Đánh giá đƣợc thực trạng và kết quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở Việt Nam trong thời gian qua. - Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. - Phạm vi: + Thời gian: Nghiên cứu hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT giai đoạn 2011-2014. + Nội dung: Nghiên cứu hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT của các cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN và PTNT và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả. 5. Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận: do chƣa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra để xem xét các giải pháp nâng cao vai trò tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu 8 cực các yếu tố đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. - Xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là thanh tra chuyên ngành NN và PTNT, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, mục đích, nguyên tắc, vai trò, yêu cầu, các nhân tố ảnh hƣởng những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNN Việt Nam trong những năm gần đây (2011-2014). - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp, bao gồm: Tài liệu, báo cáo của Thanh tra Bộ NN và PTNT, các Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Các sở NN và PTNT, các chi cục tại địa phƣơng; các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan. - Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: để xử lý dữ liệu đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Đóng góp của đề tài - Góp phần bổ sung và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. - Làm rõ yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở Việt Nam. - Làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành NN và PTNT của cơ quan thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm 03 Chƣơng: 9 - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT ở Việt Nam. - Chƣơng 3: Quan điểm, và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực chuyên ngành NN và PTNT. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA TRONG LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thanh tra và thanh tra chuyên ngành NN và PTNT 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hƣớng của chủ thể quản lý vào một đối tƣợng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tƣợng theo mục tiêu đã định. Hoạt động quản lý bao gồm các chức năng cơ bản: dự báo, hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra và đánh giá. Trong đó thanh tra, kiểm tra là chức năng quan trọng, đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Đó là việc xem xét để đánh giá, phân loại, đo lƣờng các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã định để điều chỉnh các mục tiêu hay định hƣớng cho các hoạt động. Bản chất của hoạt động quản lý hành chính là việc tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy hoạt động này gắn liền với việc phân công, giao nhiệm vụ quản lý cho các chủ thể quản lý nhằm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của đối tƣợng chịu sự quản lý. Trên bình diện hẹp hơn, khi đề cập đến hoạt động kiểm soát việc thực hiện pháp luật của các chủ thể nói chung, có hai nhóm chủ thể là đối tƣợng chịu sự kiểm soát này đó là: Một là, các cơ quan quản lý, ngƣời có thẩm quyền quản lý. Hai là, các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng quản lý. 1.1.1.2. Một số khái niệm về thanh tra 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan