Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ giáo dục học biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục học biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố hồ chí minh.

.PDF
164
773
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Yến Trâm BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TIẾT KIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Yến Trâm BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TIẾT KIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ NGỌC CHÚC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, bài tập và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Quý Thầy Cô trường Đại học Sư Phạm Thành phồ Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sài Gòn đã giảng dạy tôi trong suốt những năm học đại học, đặc biệt là trong hai năm học cao học. Quý Thầy Cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu suốt thời gian qua và hoàn thành luận văn này. TS. Trần Thị Ngọc Chúc, Người thầy kính mến luôn hỗ trợ, tôn trọng, động viên, khuyến khích tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn, tiếp thêm sức mạnh và rèn tác phong nghiên cứu khoa học cho tôi tiếp tục trên con đường học tập, nghiên cứu khoa học hôm nay và mai sau. Gia đình, bè bạn, đặc biệt là bạn học cùng lớp cao học khóa 23 đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu và luôn ở bên cạnh giúp đỡ, chia sẻ. Cảm ơn các Ban Giám hiệu ở các trường mầm non, giáo viên mầm non và trẻ lớp 5-6 tuổi đã nhiệt tình tham gia vào khảo sát, phỏng vấn…để tôi có thể hoàn thành luận văn. Và cuối cùng là tôi xin chân thành cảm ơn Quý hội đồng chấm đề cương và luận văn đã dành thời gian đọc và đưa ra những ý kiến nhận xét để giúp tôi càng hiểu rõ và điều chỉnh luận văn hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở nước ngoài ................................................. 6 1.1.2. Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở trong nước ................................................. 8 1.2. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 10 1.2.1. Tiết kiệm ........................................................................................... 10 1.2.2. Thói quen, đặc điểm, phân loại và cơ chế hình thành thói quen ...... 11 1.2.3. Thói quen tiết kiệm ........................................................................... 17 1.2.4. Giáo dục thói quen tiết kiệm ............................................................. 18 1.3. Những vấn đề chung của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ........ 18 1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến thói quen tiết kiệm. ................................................................................... 18 1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............................................................................................. 22 1.3.3. Nội dung căn bản về giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ..................................................................................... 24 1.3.4. Nước, Thực phẩm ............................................................................. 26 1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ................................................................................................ 30 1.3.6. Biện pháp .......................................................................................... 34 Tiểu kết chương 1...................................................................................................37 Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC THÓI QUEN TIẾT KIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................38 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 38 2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng ........................................................ 38 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 38 2.2. Thực trạng về giáo dục thói quen tiết kiệm và thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...................................................................... 42 2.2.1. Thực trạng về giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................................................... 42 2.2.2 Thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.................. 63 Tiểu kết chương 2...................................................................................................69 Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN TIẾT KIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI TPHCM ............................................................................70 3.1. Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh .............................. 70 3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp........................................................ 70 3.1.2. Nội dung các biện pháp ..................................................................... 72 3.1.3. Bảng quan sát trẻ, bài tập đánh giá trẻ trước và sau thử nghiệm ...... 87 3.1.4. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................... 89 3.2. Tổ chức thử nghiệm biện pháp................................................................. 90 3.2.1. Thử nghiệm ....................................................................................... 90 3.2.2. Khảo sát tính cần thiết, khả thi và mức độ thực hiện thực tế tại nhóm lớp ........................................................................................... 99 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TB : Trung bình ĐTB : Điểm trung bình GDMN : Giáo dục mầm non MN : Mầm non TL : Tỷ lệ % : Phần trăm BP : Biện pháp (1) : Ít khi (2) : Thường xuyên (3) : Rất thường xuyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cách quy điểm trung bình bảng có 3 mức độ ............................. 41 Bảng 2.2. Cách quy điểm trung bình bảng có 4 mức độ ............................. 41 Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ thói quen tiết kiệm của trẻ .................... 42 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tiết kiệm nước của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................................ 42 Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về biểu hiện tiết kiệm thực phẩm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................ 44 Bảng 2.6. Đối tượng dùng để tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................................... 46 Bảng 2.7. Mức độ tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm của giáo viên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các đối tượng ............................. 46 Bảng 2.8. Cơ hội tổ chức giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các thời điểm trong ngày .................................. 48 Bảng 2.9. Mức độ khó khăn khi thực hiện các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................... 50 Bảng 2.10. Nguyên nhân gây khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ................................... 52 Bảng 2.11. Mức độ khó khăn khi thực hiện các chỉ số liên quan đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...... 53 Bảng 2.12. Mức độ quan trọng của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............. 55 Bảng 2.13. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................................... 57 Bảng 2.14. Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (sử dụng bảng tính điểm 4 mức độ) .... 58 Bảng 2.15. Nhận định của giáo viên về hiệu quả của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................... 60 Bảng 2.16. Mức độ nhận thức về thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 56 tuổi ........................................................................................... 63 Bảng 2.17. Mức độ thái độ đối với thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................................................................ 64 Bảng 2.18. Mức độ kỹ năng của thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 56 tuổi ........................................................................................... 66 Bảng 3.1. Phân chia thời gian và thứ tự thực hiện các biện pháp ............... 85 Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm tranh vẽ .......................................... 90 Bảng 3.3. Bảng quy mức độ thói quen tiết kiệm (thử nghiệm)................... 90 Bảng 3.4. Cách quy điểm mức độ cần thiết, khả thi và mức độ thực hiện ..... 91 Bảng 3.5. So sánh kết quả trung bình tổng điểm trước và sau thử nghiệm......................................................................................... 97 Bảng 3.6. So sánh mức độ trước và sau thử nghiệm ................................... 98 Bảng 3.7. Bảng khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp .................. 100 Bảng 3.8. Bảng khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp ..................... 102 Bảng 3.9. Bảng khảo sát mức độ thực hiện khi áp dụng vào thực tế của các biện pháp............................................................................. 104 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đổ 1.1. Vòng lặp thói quen.................................................................... 13 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ trung bình tổng điểm trước và sau thử nghiệm ........... 97 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh mức độ thói quen tiết kiệm của trẻ trước và sau thử nghiệm ..................................................................... 98 Biểu đồ 3.3. Biểu đổ tương quan giữa mức độ cần thiết, khả thi và mức độ thực hiện .................................................................... 105 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống hằng ngày của con người diễn ra rất nhiều hoạt động, có hoạt động cần sự tập trung chú ý, sự tham gia cao độ của ý thức và cũng có hoạt động diễn ra một cách tự động và không cần sự kiểm soát của ý thức. Đó là những thói quen. Thói quen là những điều một người làm một cách tự động, không cần phải tập trung suy nghĩ cho lắm [7]. Nhờ có thói quen mà con người hoàn thành một công việc nào đó một cách dễ dàng mà không cần sự tập trung của bộ não, nó giúp giảm tải bớt mức độ làm việc quá căng thẳng của bộ não mà công việc vẫn hiệu quả như tập thể dục, thức dậy sớm, đánh răng, ăn uống … nhờ đó mà con người có nhiều thời gian và hướng sự tập trung trí não của mình cho những công việc phức tạp khác. Những thói quen tốt giúp nâng cao giá trị cuộc sống con người, giữ cho sự phát triển vững trong hiện tại và cả tương lai. Và một trong những thói quen quan trọng mà một đứa trẻ cần có là thói quen tiết kiệm. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng sinh sôi nhiều hơn nhưng những nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn. Sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khắp thế giới rất khác nhau, nơi thừa, nơi thiếu. Cộng vào đó là việc con người khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên quá lãng phí, điều đó dẫn đến sự mất cân bằng, một bộ phận lớn người dân không được hưởng những quyền lợi chính đáng mà đáng lẽ ra họ đương nhiên phải được. Chính vì vậy mà bên cạnh việc phát triển xã hội con người cần chú ý đến việc rèn luyện thói quen tiết kiệm cho chính mình để việc phát triển thật sự bền vững cho các quốc gia và cho các thế hệ tương lai. Nếu ở nhà trẻ nhiệm vụ hàng đầu là giáo dục sức khỏe và thể chất cho trẻ thì vào lứa tuổi mẫu giáo nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ được đặt lên hàng đầu. Nhà giáo dục cần quan tâm đặc biệt đến việc hình thành cho trẻ một 2 số chuẩn mực về hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội, trường lớp mẫu giáo và cộng đồng. Trẻ mầm non có đặc điểm bắt chước mọi người xung quanh, ham học hỏi, thích khám phá, ấn tượng đầu đời là những ấn tượng mạnh mẽ và lưu giữ suốt đời, …đây là khoảng thời gian tốt nhất để hình thành thói quen cho trẻ. Thói quen tiết kiệm là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ làm hành trang bước vào trường phổ thông và cuộc sống sau này. Tuy nhiên, Về phía xã hội thời gian qua đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tuyên truyền, vận động thực hành tiết kiệm nhưng đa phần thì những công việc đó thuộc về trách nhiệm của người lớn mà họ đã lãng quên vai trò vô cùng to lớn của trẻ: trẻ em là những người chủ tương lai của đất nước. Về phía nhà trường, một ngày trẻ có đến gần 10 tiếng đồng hồ là ở trường mầm non, nhiệm vụ giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở đây. Vì vậy vai trò của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ở trường mầm non là to lớn và không nơi nào thay thế được. Chương trình GDMN được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 có vai trò như kim chỉ nam định hướng cho hoạt động giáo dục ở cấp học MN, trong nội dung chương trình đã có đề cập đến việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức tiết kiệm điện, nước và chỉ là một nội dung nhỏ, khá sơ sài. Hiện nay việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế vì trẻ không được có cơ hội thực hiện, thực hiện không thường xuyên, chưa tới nơi tới chốn, chưa thấy được lợi ích và niềm vui từ thói quen tiết kiệm. Trường MN, cụ thể là khối lớp lá 5-6 tuổi thì lại tập trung chủ yếu cho việc thực hiện Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi và những chỉ số liên quan đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Thêm vào đó là trong các biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ở còn rất chung chung, thiếu tính đặc trưng và không có nhiều biện pháp hoạt động, cung cấp kiến thức một chiều, không chú ý việc hình thành kỹ năng và thái độ đối với việc thực hành tiết kiệm cho trẻ. 3 Xuất phát từ những lý do trên đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực trạng của việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ ở một số trường mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.1.1. Mục đích: Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.1.2. Yêu cầu: đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp quan sát 4.1.1.1. Mục đích: Ghi nhận những biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong khi sinh hoạt tại trường cũng như quan sát biểu hiện của trẻ về thói quen tiết kiệm trong khi trả lời các câu hỏi làm rõ vấn đề của người nghiên cứu. 4 4.1.1.2 Yêu cầu: người nghiên cứu quan sát trực tiếp các thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ và đánh dấu vào bảng quan sát được thiết kế sẵn. 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.1.2.1. Mục đích: bảng hỏi được xây dựng dành cho hai đối tượng là giáo viên đang giảng dạy lớp 5-6 tuổi và phụ huynh có con đang theo học lớp 5-6 tuổi. Hai bảng hỏi này mục đích là tìm hiểu về mức độ nhận thức, các phương pháp tổ chức và những khó khăn trong quá trình rèn luyện thói quen tiết kiệm cho trẻ. 4.1.2.2. Yêu cầu: dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp mục đích. 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn 4.2.3.1. Mục đích: để làm rõ những vấn đề mà trong quá trình quan sát chưa thể hiện được. 4.2.3.2. Yêu cầu: tiến hành phỏng vấn sau khi quan sát trực tiếp trẻ, người nghiên cứu sẽ phỏng vấn trẻ những vấn đề chưa rõ trong quá trình quan sát dựa trên bảng hỏi đã được soạn sẵn. 4.2.4. Phương pháp thử nghiệm: 4.2.4.1. Mục đích: Kiểm tra tính khả thi của các biện pháp. 4.2.4.2. Yêu cầu: các biện pháp đưa vào thử nghiệm phải đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc khả thi, mục đích, … 4.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 4.2.5.1. Mục đích: Thu thập thông tin về thói quen tiết kiệm của trẻ thể hiện trong sản phẩm do trẻ làm ra. 4.2.5.2. Yêu cầu: trước và sau khi thử nghiệm, người nghiên cứu cho trẻ làm các bài tập, tạo hình về chủ đề tiết kiệm, sau đó người nghiên cứu đánh giá, so sánh kết quả về thói quen tiết kiệm của trẻ thể hiện trong sản phẩm. 4.2.6. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ 5 phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T- Test các kết quả của quá trình điều tra thực trạng và thử nghiệm làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn. 5. Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục thì trẻ sẽ có được thói quen tiết kiệm. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thói quen tiết kiệm của trẻ 5-6 tuổi với các đối tượng là nước và thực phẩm. - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên bốn trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là trường mầm non Nam Sài Gòn – Quận 7, trường mầm non Hoa Lan- Quận Tân Phú và trường mầm non Cẩm Tú- Quận Bình Tân và trường mầm non Hoa Cúc Quận Bình Tân trong thời gian dự kiến là 10 tuần ( tháng 2/2014 đến hết tháng 5/2014). 7. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . - Thực trạng thói quen tiết kiệm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường MN tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở nước ngoài Khi nhắc đến thói quen không thể nào không nhắc đến Thuyết hành vi nổi bật với thuyết hành vi tạo tác của B.F.Skinner. Công trình nghiên cứu về hành vi tạo tác của ông đã phát hiện ra rằng bất kỳ hành vi nào tạo nên một kết quả thỏa mãn trong một tình huống sẽ có xu hướng được lặp lại với tần số cao hơn khi tình huống đó xuất hiện. Kết quả quy định rất lớn sự lặp lại của hành vi đó. Quá trình củng cố được ông minh họa thành sơ đồ: hành vi  vật củng cố hành vi được lặp lại hay được củng cố [24]. Kết quả công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn cho các nhà giáo dục ứng dụng vào để giáo dục hình thành hành vi, thói quen cho người học. Năm 2012, nhà báo Charles Duhigg đã cho xuất bản quyển sách The power of habit. Tạm dịch là Sức mạnh của thói quen. Qua nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra kết luận bất kỳ thói quen nào muốn được hình thành đều trải qua một quá trình, quá trình này được tác giả gọi là “Vòng lặp thói quen” gồm 3 bước: Gợi ý, hành động và cuối cùng là phần thưởng. Qua thời gian, vòng lặp đó trở nên tự động hóa và thói quen cũng được tạo ra. Tác giả cho rằng thói quen có một vai trò to lớn đối với cuộc sống con người [8]. Năm 2013, tác giả Stephen Guise đã cho ra đời quyển sách Mini habits: Smaller habit, Bigger result. Quyển sách của ông cho rằng những thói quen nhỏ là những hành vi tích cực rất nhỏ mà nó ép buộc con người phải thực hiện mỗi ngày. Những thói quen này nhỏ đến mức tưởng chừng như nó không trọng lượng, không cần có ý định trước khi thực hiện. Tuy nhỏ như vậy nhưng nó mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống cho đến 99% con người trên trái đất [42]. 7 Nghiên cứu của tác giả Benjamin Gardner thì cho rằng thói quen chính là sự tự động chứ không phải là sự thường xuyên. Có nghĩa là thói quen đã đạt mức độ cao, việc thực hiện thường xuyên chỉ là công cụ để biến hành vi thành tự động [43]. Năm 2005, tác giả Jen Green cho phát hành quyển sách giáo dục thói quen tiết kiệm dành cho thiếu nhi có tên Why should I save water? Quyển sách nói về các cách thức mà đứa trẻ và gia đình có thể làm để tiết kiệm nước, đồng thời tác giả tập trung trả lời những câu hỏi mà đứa trẻ đặt ra trong quá trình trẻ thực hành tiết kiệm nước. Những thắc mắc và cách thức trả lời câu hỏi phù hợp với lứa tuổi của trẻ [11]. Có một vài nghiên cứu của tác giả Philippa Lally về thói quen đã được đăng trên tạp chí European journal of social psychology. Tác giả Philippa Lally cùng nhóm cộng sự của mình tại trường đại học Luân Đôn vào năm 2010 tiến hành nghiên cứu trên 96 tình nguyện viên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng để biến một hành động nào đó thành một thói quen cần mất trung bình khoảng 66 ngày thực hiện hành động đó liên tục, và tùy thuộc vào tính chất, độ phức tạp của thói quen thì thời gian hình thành có thể dao động từ 18 đến 254 ngày hoặc hơn. Bà nhấn mạnh vai trò của tình huống hay là ngữ cảnh thực hiện hành động. Tình huống hay ngữ cảnh có vai trò như gợi ý nhắc nhở thực hiện hành động để dần biến hành động đó thành thói quen [40]. Một nghiên cứu khẳng định rằng cần ít nhất 21 ngày để hình thành nên một thói quen. Con số 21 ngày có thể đến từ một cuốn sách xuất bản năm 1960 bởi bác sỹ Maxwell Maltz. Ông để ý thấy rằng những người cụt chân/tay, trung bình cần khoảng 21 ngày để điều chỉnh với việc mất 1 chi và bác sỹ Maxwell cho rằng con người cần 21 ngày để điều chỉnh, thích nghi với một vài thay đổi quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh 21 ngày là thiếu căn cứ. 8 1.1.2. Những nghiên cứu về việc giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ và các vấn đề liên quan ở trong nước Nội dung GD bảo vệ môi trường cho trẻ MG 5 tuổi, Trung tâm Nghiên cứu GDMN, năm 2002 đã đưa ra nội dung các HĐ thực tiễn của trẻ góp phần bảo vệ môi trường: tiết kiệm trong sinh hoạt (tiết kiệm điện, nước, đồ dùng đồ chơi). Chương trình GDMN thí điểm 2005-2006 GD trẻ quan tâm đến môi trường, tiết kiệm điện, nước. Trong quyển sách Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non của tác giả Nguyễn Thị Hòa có đề cập đến việc giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm trong sinh hoạt. Cụ thể là tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng và không để thừa thức ăn. Như vậy là tác giả xác định có ba đối tượng gần gũi mà trẻ có thể thực hành tiết kiệm là điện, nước và thực phẩm[14]. Trong Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thanh Duyên năm 2013 đã nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” trong đó có nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm nước cho trẻ[10]. Chương trình giáo dục mầm non mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009 đã đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thành một nội dung quan trọng, để phục vụ cho điều đó, nhóm tác giả Hoàng Thị Thu Hương – Trần Thị Thu Hòa – Trần Thị Thanh đã biên soạn quyển sách Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non dành cho giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và những người quan tâm đến môi trường. Bên cạnh một số phương pháp, hình thức để tổ chức GD trẻ sử dụng tiết kiệm điện, nước, thức ăn, đồ dùng đồ chơi theo quan điểm tích hợp chủ đề thì quyển sách còn chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ tiêt kiệm ở một số nước tiên tiến như Hàn 9 Quốc, Nga, Australia. Trong đó vấn đề giáo dục trẻ tiết kiệm cũng được quan tâm [19]. Đứng trước các vấn đề khó khăn của giáo viên mầm non trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, Tác giả Trần Lan Hương đã biên soạn quyển: Sổ tay giáo viên mầm non Hỏi đáp về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non nhằm cung cấp cho giáo viên mầm non phương pháp tổ chức hoạt động, mô tả một số thực nghiệm cho giáo viên tham khảo. Tác giả cho rằng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cần phải GD ý thức tiết kiệm lâu bền, trách nhiệm, trong quá trình sử dụng phải biết cách tiêt giảm, tái sử dụng, tái chế [18]. Tác giả Hoàng Thị Thu Hương và Trần Thị Thu Hòa đã viết quyển sách: Hình thành hành vi thân thiện với môi trường. Quyển sách đề cập đến các nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động thu hút sự tham gia của trẻ. Trong đó việc sử dụng điện nước tiết kiệm là một trong những kỹ năng bảo vệ môi trường….[20]. Năm 2013, đứng trước nguy cơ nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt, tác giả Kim Phụng đã biên soạn quyển sách “Tiết kiệm nước” nằm trong loạt sách những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường. Quyển sách đề cập đến chính sách tiết kiệm nước của một số nước trên thế giới, tác dụng của nguồn nước đối với con người và các cách tiết kiệm nước trong gia đình. Tuy nhiên, những cách này chỉ phù hợp và đối tượng chủ yếu là dành cho người lớn [27]. Năm 2007, tác giả Kay Burnham đã viết quyển sách Save water nói về nguồn gốc của nguồn nước và những nguyên nhân khiến nguồn nước sạch trên thế giới đang càng giảm đi, cùng với đó tác giả đưa ra một số cách giúp người đọc tiết kiệm nước[5]. Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thì chủ yếu 10 nghiên cứu về quá trình, cơ chế hình thành thói quen trên góc độ tâm lý, lý giải các hiện tượng, trên cơ sở đó giải thích các vấn đề về tâm lý và y học. Các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên người trưởng thành và chưa thấy một kết luận rõ ràng nào về cơ chế, cách thức hình thành thói quen cho trẻ. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước đều có đề cập đến vấn đề giáo dục tiết kiệm cho trẻ, tuy nhiên, việc giáo dục, luyện tập sao cho tiết kiệm trở thành thói quen cho trẻ thì chưa thấy rõ mà chỉ dừng lại ở việc giáo dục xen kẽ, rời rạc, thiếu liên tục. Chính vì vậy mà tiết kiệm chưa thể chuyển thành thói quen của trẻ. Qua đó ta thấy việc nghiên cứu quá trình và cách thức áp dụng biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ là hết sức cần thiết. 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Tiết kiệm Theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005: Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Định nghĩa ở đây nêu một cách khái quát về việc thực hành tiết kiệm trên phương diện là hoạt động sản xuất[15]. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính quan trọng mà một người cần có. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Và tiết kiệm ở không không phải là bủn xỉn. Tiết kiệm là giảm bớt việc sử dụng, tuy nhiên, Người nhấn mạnh rất cần thiết phải phân biệt được tiết kiệm và bủn xỉn, hay còn gọi là sự keo kiệt [29]. Theo từ điển Tiếng Việt thì “Tiết kiệm là giảm bớt hao phí sức lực, của cải, thời gian,…trong sản xuất hoặc sinh hoạt” [26,tr.1266]. Theo đại từ điển của Nguyễn Như Ý có nêu tiết kiệm là giảm bớt hao phí không cần thiết, tránh lãng phí trong sản xuất, sinh hoạt [39,tr.1579].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan