Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ lịch sử vấn đề alsace và lorraine trong quan hệ đức pháp từ 187...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử vấn đề alsace và lorraine trong quan hệ đức pháp từ 1871 đến 1919.

.PDF
131
711
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Hoa VẤN ĐỀ ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ 1871 ĐẾN 1919 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố HồChí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Hoa VẤN ĐỀ ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ 1871 ĐẾN 1919 Chuyên ngành Mã số : Lịch sử thế giới : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thựchiện. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Hoa LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng, Người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu để hoàn thành luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2014 Trần Thị Thanh Hoa MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................6 6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................7 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................................7 Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ ............................................ 8 1.1 . Alsace ....................................................................................................................8 1.1.1. Tên gọi .............................................................................................................8 1.1.2. Thời kì thuộc xứ Gaul, La Mã và một số dân tộc khác ...................................8 1.1.3. Hòa ước Verdun và các hòa ước khác ảnh hưởng đến Alsace ......................14 1.1.4. Giấc mơ về một “Middle Kingdom” .............................................................15 1.1.5. Chiến tranh Ba mươi năm và Hiệp ước Hòa bình Westphalia ......................19 1.2. Lorraine .................................................................................................................29 1.2.1. Tên gọi ...........................................................................................................29 1.2.2. Quá trình hình thành vùng đất Lorraine ........................................................30 1.2.3. Lorraine trong tham vọng của xứ Burgundy .................................................33 1.2.4. Lorraine ở châu Âu ........................................................................................36 1.3. Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Hiệp ước Frankfort ..........41 1.3.1. Alsace và Lorraine trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ ...................................41 1.3.2. Hiệp ước Frankfort. .......................................................................................44 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 45 Chương 2. ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP SAU CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ ĐẾN NĂM 1910 ................................ 47 2.1. Quan hệ quốc tế ở châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ................................47 2.2. Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910 ..........50 2.2.1. Tình hình Alsace và Lorraine sau chiến tranh Pháp – Phổ ...............................50 2.2.2. Nguyên nhân Đức sáp nhập Alsace và Lorraine ...............................................53 2.2.3. Hoạt động của Đức ở Alsace và Lorraine 1871-1910 ......................................62 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 80 Chương 3. ALSACE VÀ LORRAINE TRONG QUAN HỆ ĐỨC-PHÁP TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1919 ......................................................................... 82 3.1. Alsace và Lorraine trước chiến tranh thế giới thứ nhất ..........................................82 3.1.1. Hiến pháp năm 1911 .........................................................................................82 3.1.2. Sự cố ở xưởng đúc gang Graffenstaden ............................................................86 3.1.3. Sự cố vật kỉ niệm của Alsace và Lorraine ........................................................88 3.1.4. Khủng hoảng Zabern năm 1913 ........................................................................89 3.2. Alsace và Lorraine trong chiến tranh thế giới thứ nhất ..........................................93 3.2.1. Pháp, Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ..................................................93 3.2.2. Alsace và Lorraine trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ...................................95 3.3. Alsace và Lorraine sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ..........................................102 3.3.1. Alsace và Lorraine từ năm 1919 đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai .......102 3.3.2. Alsace và Lorraine trong Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ......................107 TIỂU KẾT ........................................................................................................ 110 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 115 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 118 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lục địa châu Âu đã trải qua quá trình hình thành và phát triển với nhiều biến cố và sự kiện lịch sử. Nó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới. Trong quá trình hình thành và phát triển, Đức và Pháp dần dần trở thành hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối quan hệ quốc tế ở khu vực này. Và mối quan hệ giữa hai đại cường cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lục địa châu Âu. Cuộc đấu tranh giành quyền thống trị ở châu Âu hay tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là hai trong những nguyên nhân dẫn đến những mối quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia. Trong đó, quan hệ giữa Đức và Pháp tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được lời nói chung cho một mối quan hệ hòa bình.Mối quan hệ của hai nước chịu sự chi phối từ cuộc tranh chấp các vùng đất Alsace và Lorraine.Đây là một cuộc tranh chấp lâu dài trong lịch sử hình thành hai quốc gia này cũng như quá trình hình thành các quốc gia khác ở châu Âu. Vùng đất luôn là điểm nóng trong mối quan hệ Đức – Pháp được nhắc đến ở đây là vùng đất Alsace và Lorraine. Sau nhiều lần đổi chủ thông qua hàng loạt các hiệp ước trong lịch sử, đến năm 1871, hai vùng đất này được sáp nhập vào vương quốc Đức. Sự tranh chấp hai vùng đất Alsace và Lorraine không chỉ vì vấn đề lịch sử của nó mà cả hai nước muốn chiếm lấy một vùng đất được trời phú cho tài nguyên thiên đa dạng, đặc biệt là sắt cũng như vì nó có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với cả hai quốc gia. Ngoài ra, vấn đề dân cư ở đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tranh chấp. Vùng đất này đều có người Pháp và người Đức sinh sống. Đặc biệt 2 hơn, cả hai quốc gia đều muốn hướng đến khẳng định chủ quyền dân tộc đối với khu vực này. Mối quan hệ giữa nước Đức và nước Pháp xoay quanh hai vùng đất Alsace và Lorraine có thể được đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Mặt khác, vấn đề Alsace và Lorraine lại được đề cập khá nhiều trong lịch sử phổ thông thời kì cận đại về lịch sử của nước Pháp và nước Đức. Việc nghiên cứu đề tài này phần nào sẽ giúp thấy rõ chủ quyền dân tộc của Pháp và Đức đối với hai vùng đất này. Ngoài ra, đề tài còn phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu về quan hệ hai nước và giảng dạy chương trình phổ thông. Do đó, nghiên cứu vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1919 để nhằm thấy rõ vùng lãnh thổ Alsace và Lorraine có vai trò quan trọng như thế nào đối với quan hệ hai nước. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Quan hệ Đức – Pháp là một trong những mối quan hệ chi phối cục diện chính trị châu Âu thời cận đại lúc bấy giờ. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ chấm dứt, Pháp bại trận và phải nhường tỉnh Alsace và một phần của tỉnh Lorraine cho Phổ, sau này là vương quốc Đức. Chính sự kiện này làm cho mối quan hệ của Đức – Pháp từ năm 1871 đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu xoay quanh hai vùng đất này. Ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu về quan hệ Đức – Pháp giai đoạn 18711919 tương đối ít nên tài liệu nghiên cứu về vấn đề này càng ít hơn. Ngược lại, vấn đề này lại được các sử gia Âu – Mĩ nghiên cứu khá nhiều, có thể kể đến một số công trình sau đây. 3 Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Alsace and Lorraine from Caesar to Kaiser 58 B.C-1871 A.D của Ruth Putnam tái bản lần hai vào năm 1915. Tác phẩm là một công trình đồ sộ nghiên cứu về hai tỉnh Alsace và Lorraine dưới thời đại của Đại đế Caesar đến sự cai trị của các vị vua Đức. Đó là một khoảng thời gian khá dài, kéo dài từ đầu thời Trung đại đến bước sang thời Cận đại của lịch sử châu Âu lục địa. Tác giả đã tách Alsace và Lorraine thành hai phần riêng biệt để nghiên cứu. Tác phẩm đã dựng lại bức tranh tổng thể về Alsace và Lorraine qua các hiệp ước phân chia khu vực ảnh hưởng ở lục địa châu Âu. Do đó, chủ nhân của hai vùng đất này cũng thay đổi liên tục theo các hiệp ước đó. Vì mốc thời gian dừng lại vào năm 1871 nên tác phẩm này là một tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu lịch sử vấn đề Alsace và Lorraine trong giai đoạn sau đó. Nghiên cứu về hai vùng đất Alsace và Lorraine trong giai đoạn 1871 – 1919 có tác phẩm cần phải kể đến đó là Alsace và Lorraine under German rule do Charles Downer Hazen, Giáo sư Lịch sử Trường Đại học Columbia viết và được xuất bản vào năm 1917 và The True Story of Alsace – Lorraine của Ernest Alfred Vizetelly, xuất bản năm 1918. Cả hai tác phẩm này nói đến hai vùng đất Alsace và Lorraine dưới sự cai trị của Đức. Tác phẩm cũng trình bày tóm lược lịch sử Alsace và Lorraine trước khi sáp nhập vào Đức. Không giống với tác phẩm vừa kể ở trên, quyển sách này trình bày lịch sử Alsace và Lorraine như là một vùng lãnh thổ và những chính sách nhằm Đức hóa vùng đất này từ năm 1871 đến 1911. Bên cạnh đó, tác phẩm Alsace và Lorraine under German rule cũng trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Đức, những giá trị kinh tế cũng như về quân sự mà vùng lãnh thổ này mang lại. Một tác phẩm khác cũng nhắc đến vùng lãnh thổ này đó là Alsace – Lorraine since 1870 được viết bởi Barry Cerf, xuất bản năm 1919. Tác phẩm 4 này cũng là một tài liệu quý giá đối với người nghiên cứu Alsace và Lorraine giai đoạn này. Tác phẩm đề cập rất chi tiết đối với những chính sách của Đức thực hiện ở khu vực này sau năm 1871. Barry Cerf đã đề cập khá chi tiết những hoạt động của Đức ở vùng lãnh thổ này từ việc tuyên bố chủ quyền của Đức ở khu vực này là hợp lí và đúng về mặt lịch sử. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra những phản ứng của dân cư ở khu vực này và sự thất bại của các chính sách Đức hóa đối với vùng lãnh thổ mới được sáp nhập. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số vấn đề về kinh tế như việc khai thác tài nguyên và một số thành phố công nghiệp quan trọng ở đây. Cùng bàn về sự thất bại của chính sách Đức hóa đối với vùng đất Alsace và Lorraine, tác phẩm The annexation of Alsace – Lorraine and its recovery của Marshal Joffrecũng đã đề cập một phần nhỏ về vấn đề này.Ngoài ra, tác phẩm còn nhắc đến Alsace và Lorraine trong giai đoạn trước và sau xảy ra chiến tranh Pháp – Phổ cũng như trong Chiến tranh thế giới thứ I. Một tác phẩm khác cũng nghiên cứu vấn đề Alsace và Lorraine lại cho ta thấy một bức tranh chân thật về vùng đất này. Đó là tác phẩm Question of Alsace – Lorraine của Thomas Willing Balch được tái bản lần thứ hai tại Philadenphia vào năm 1918. Quyển sách này viết về những điều mà chính ông nhìn và nghe thấy tại Alsace và Lorraine về con người, sinh hoạt, ngôn ngữ giao tiếp cũng như những cảm nhận của người dân nơi đây. Tác phẩm này có thể được ví như một chuyến phiêu du của ông sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Harvard. Đây cũng là nơi ông muốn đến thăm và trả lời cho các câu hỏi được đặt ra cho khu vực này sau khi được sáp nhập vào Đức năm 1871. Tác phẩm này được ông viết ra cũng dựa trên một tác phẩm khác của ông – Some facts about Alsace – Lorraine được xuất bản trước đó vào tháng 3 – 1895. 5 Quyển Alsace – Lorraine, A Study in Conquest 1913 của ông David Starr Jordan xuất bản năm 1916 lại cho thấy một số khía cạnh khác của vấn đề. Đây là một bản tổng hợp về chuyến đi của chính tác giả đến những thị trấn thủ phủ của vùng đất này vào năm 1913. Ông cho biết tác phẩm sẽ đề cập đến sự hi vọng và nỗi sợ hãi của những người đại diện cho quan điểm tích cực ở khu vực này. Tác phẩm đề cập đến một số vấn đề về trước thềm chiến tranh ở khu vực này. Những quan điểm của Đức và Pháp đối với Alsace và Lorraine và cách giải quyết vấn đề cũng được nêu ra là thông tin vô cùng quý giá đối với người nghiên cứu. A manual of Alsace – Lorraineđược biên soạn bởi Khoa Địa lý thuộc Bộ Hải quân của Anh xuất bản năm 1920. Tác phẩm là một công trình nghiên cứu đồ sộ về hai vùng đất này mà nội dung của nó bao gồm cả về địa chất, khoáng sản, hệ thống sông ngòi, khí hậu, dân số, kinh tế và lược sử của khu vực này. Tác phẩm nghiên cứu chi tiết đến từng con sông, từng loại cây trồng, khoáng sản và thế mạnh kinh tế của vùng. Do đó, đây là một tài liệu phục vụ đắc lực cho đề tài, đặc biệt là về nguyên nhân mà Đức sáp nhập hai vùng đất Alsace và Lorraine. Bên cạnh những quyển sách viết về Alsace và Lorraine người nghiên cứu còn tham khảo thêm một số bài báo phục rất đắc lực cho đề tài. Đầu tiên là Alsace – Lorraine and Europe được viết bởi Lucien Gallois, Giáo sư Địa lí Trường Đại học Pari đăng trên Tạp chí Geographical Review, Vol 6, No.2 vào tháng 8-1918, cung cấp những thông tin một cô đọng và ngắn gọn. Do là một bài báo mang tính chất địa lí nên ngoài những yếu tố về lịch sử, tác phẩm cung cấp những thông tin về vị trí thuận lợi của vùng đất này vốn có từ trong lịch sử và đặc điểm nền kinh tế ở đây, vai trò về mặt tài nguyên đối với ngành khai thác tài nguyên của cả Pháp và Đức. Do tác giả là Giáo sư người Pháp nên phần nhiều trong bài báo viết về sự sáp nhập Alsace và Lorraine vào Pháp. 6 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm là làm rõ mối quan hệ Đức-Pháp trong giai đoạn 1871-1919 thông qua vấn đề Alsace và Lorraine. Mặt khác, luận văn cũng muốn làm rõ vấn đề Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức-Pháp không chỉ là vấn đề thị trường, nhân công hay nguyên nhiên liệu mà còn là vấn đề chủ quyền dân tộc. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lịch sử cuộc tranh chấp giữa Đức và Pháp quanh chủ quyền đối với hai vùng đất Alsace và Lorraine trong lịch sử từ năm 1871 đến 1919. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung ở hai vùng đất Alsace và Lorraine, Pháp và Đức - Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn 1871-1919, giai đoạn sau khi Đức giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp-Phổ, Alsace và Lorraine rơi vào tay nước Đức. Bên cạnh đó, các giai đoạn trước và sau giai đoạn này cũng được đề cập đến, đặc biệt là giai đoạn trước năm 1871 để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành giữa sử học với địa lý học, dân tộc học, văn học. 7 6. Đóng góp của đề tài Alsace và Lorraine là vấn đề nổi bật trong quan hệ Đức-Pháp thời cận đại, được nhắc đến nhiều trong lịch sử nhưng ở Việt Nam lại chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể. Đề tài được nghiên cứu nhằm tập hợp tài liệu và góp phần cung cấp thêm thông tin về vùng đất này cũng như mối quan hệ Đức-Pháp trong giai đoạn 1871-1919. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có ba chương nội dung chính: • Chương I: Lịch sử Alsace và Lorraine từ năm 58 trước công nguyên đến chiến tranh Pháp – Phổ • Chương II: Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1871 đến năm 1910 • Chương III: Alsace và Lorraine trong quan hệ Đức – Pháp từ năm 1911 đến năm 1919 8 Chương 1.ALSACE VÀ LORRAINE TỪ NĂM 58 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ 1.1. Alsace 1.1.1. Tên gọi Alsace được cho rằng là khu vực nằm giữa dãy núi Vosge ở phía Tây và sông Rhine ở phía Đông, nằm ở giữa khoảng 47 độ 30 vĩ độ bắc và 49 độ 15. Chiều rộng của Alsace thì không thay đổi nhưng chiều dài thì có sự khác biệt. Khu vực này rộng khoảng 3350 dặm vuông, có kích thước tương đương với vùng Lancashire, rộng hơn Delaware và nhỏ hơn Connecticut. Alsace là một thung lũng nằm giữa dãy núi Vosge và sông Rhine nên khá màu mỡ. Ở đây có con sông Ill, một nhánh của sông Rhine chảy qua. Do đó các tên gọi như IllSass, Ellsass hay Elsass cũng bắt nguồn từ con sông này vàtên gọi theo con sông này được nhiều người chấp nhận nhất.Từ năm 1870, một số tác giả đã đọc cụm từ “Herzoge der Elisassen” có nghĩa là “các công tước ở nước ngoài”, còn tên gọi Elisassen được người Pháp tiếp thu từ những người sống ở khu vực dãy núi Vosge – những người đã vượt qua từ bờ bên kia của sông Rhine hay tiếp thu từ người German ở bờ hữu ngạn sông Rhine. Edelsass có nghĩa là vùng đất của quý tộc hay nơi ở quý tộc. 1.1.2. Thời kì thuộc xứ Gaul, La Mã và một số dân tộc khác Vào giữa thế kỉ I TCN, khi vua Caesar đến xứ Gaul ông nhận thấy sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người Gallic ở khu vực lân cận dãy núi Vosge và những người nhập cư từ bên kia sông Rhine. Người German vượt sông Rhine đến xứ Gaul ngày càng nhiều.Lúc đầu, con số ấy khoảng 15.000 người, theo báo cáo của Divitiacus người AEduan. “Nhưng những người man rợ German đã bị sự trù phú và màu mỡ của vùng đất này thu hút nên càng ngày càng có nhiều 9 người di cư đến đây, khoảng 120.000 người” [16, tr.5].Các bộ lạc ở đây đã phải chịu đựng sự xâm lược đầy man rợ của người German. Trước tình hình đó, người Sequania đã báo cáo tình trạng đó cho Caesar.Caesar đã rất bực bội trước những hành động của vua người German là Ariovistus. Ariovistus đã định cư trên một phần ba lãnh thổ của người Sequania, phần đất tốt nhất của xứ Gaul. Và bây giờ, vua người German lại còn yêu cầu họ nên từ bỏ vùng đất này đến một nơi khác sinh sống với lí do hết sức ngạo mạn. Đó là có khoảng 24.000 người Harude đã đồng ý gia nhập cùng ông và ông phải có nghĩa vụ phải tìm nơi ở cho họ. Chỉ trong vòng vài năm, người German ào ạt tràn qua sông Rhine và toàn bộ người dân xứ Gaul đều phải bỏ xứ ra đi. Vua Ariovistus được biết như là một người rất ngạo mạn và kiêu căng.Caesar đại đế tỏ ra rất đồng cảm với những người Celt bị chìm ngập trong cơn sóng di cư của người German và rất tức giận trước thái độ của vua Ariovistus. Lí do là bởi người German đã xâm lược vùng đất của người AEduan mà La Mã xem như là anh em. Do đó, hành động của vua German như là sự xúc phạm đối với chính Caesar và La Mã. Mặt khác, ngoài sự đồng cảm với người anh em của mình, Caesar còn nhận thấy rằng, nếu người German xem việc vượt qua sông Rhine là một sự quen thuộc và số lượng người German ngày càng lớn mạnh ở xứ Gaul thì sẽ là một mối nguy hiểm đối với La Mã. Caesar nhận thấy rằng bọn người German man rợ sẽ không dừng lại khi chiếm được xứ Gaul mà sẽ tràn ngập các Tỉnh thuộc quyền quản lí của ông như Cimbri và Teuton mà chúng đã làm trước đó và rồi chúng sẽ đến Italia. Những người sông Rhine đã chia tách Sequania khỏi Tỉnh của chúng ta. Do đó, ông nhận thấy cần phải đẩy lùi mối nguy hiểm này càng sớm càng tốt. Ariovistus đã biết đến Caesar và muốn thiết lập tình hữu nghị với ông khi đó Caesar là quan chấp chính tối cao mà những vua sau Ariovistus lại dám từ bỏ sự trung thành với Caesar một cách bừa bãi như vậy. Caesar nhận thấy không thể tin vào Ariovistus và phải dạy cho vị vua này một bài học khi ông ta đã dám 10 có ý đồ với thành phố lớn nhất của người Sequania – Vesontio (sau này là Besangon). Đứng trước một lực lượng hùng hậu và thiện chiến cùng với sự trợ giúp của người Suevi, Caesar đã đọc một bài diễn văn hùng hồn khích lệ tinh thần quân đội. Trong bài diễn văn đọc trước quân đội của mình, ông đã kêu gọi các đồng minh thực hiện nghĩa vụ như AEduan đã làm. Ông kết thúc bài diễn văn bằng cách tuyên bố rằng nếu các cơ quan chính yếu trong nhà nước không tin tưởng ông (vì nội bộ lúc bấy giờ đã có sự nghi ngờ) thì “ông sẽ lãnh đạo một mình đạo quân thứ mười và chiến đấu mà không hề sợ đạo quân man rợ German kia” [16, tr.9]. Thông qua bài phát biểu này, tinh thần quân đội thay đổi bất ngờ, chuyển sang háo hức và tinh thần chiến đấu tăng cao. Trước khi quân đội hai bên chạm trán nhau, Ariovistus đã đề nghị một cuộc hội đàm với Caesar đại đế. Điều này làm cho Caesar nghĩ rằng Ariovistus đã suy nghĩ lại về những hành động của mình. Nhưng đó chỉ là suy tính của Caesar mà thôi. Ariovistus sẽ không thừa nhận La Mã là quan chấp chính tối cao cũng như người German sẽ không là một công dân La Mã để góp phần tạo nên một Đế quốc cộng hòa rộng lớn mà yếu ớt [16, tr.10]. Ariovistus khẳng định rằng người German vẫn sẽ vượt qua sông Rhine như để đáp lại sự mời gọi của xứ Gaul, như là cơ hội đang đến với người German và các khu định cư của họ cũng là do người xứ Gaul cấp cho họ. Ông ấy tiến hành việc cống nạp đối với vùng đất này giống như những kẻ đi chính phục vẫn thường làm với những vùng đất bị chinh phục. Ông còn cho rằng ông không muốn gây chiến tranh với người xứ Gaul mà ngược lại, ông còn nói thêm rằng các nhà nước liên kết lại với nhau bị ông đánh bại một cách dễ dàng trong những trận chiến lẻ tẻ và ông sẵn sàng cho họ thêm một cơ hội khác. Nhưng nếu họ nghĩ rằng họ chọn hòa bình, không chiến tranh sẽ thoát khỏi sự cống nạp thì thật là ngu ngốc. 11 Ông còn cho biết thêm việc kết thân với La Mã là một việc tốt lành nhưng về sau sẽ bất lợi vì những ông vua La Mã sau này có thể sẽ hỗ trợ cho người AEduan từ chối cống nạp cho ông ấy. Nhưng mặt khác, người AEduan cũng dần nghi ngờ Caesar, cho rằng bên dưới bộ mặt thân thiện đó là sự chà đạp đồng minh, Caesar đang cố gắng gìn giữ lực lượng nhằm đối đầu với người German.Bởi vì trong các cuộc tranh chấp giữa người AEduan và Sequania, người AEduan không nhận được sự giúp đỡ nào từ Caesar. Ariovistus còn biết được một số bất đồng chính trị trong nội bộ của La Mã và ông cho biết rằng nếu ông ấy giết chết Caesar thì một số quý tộc và người đứng đầu sẽ hài lòng. Ông đang cố gắng chỉ ra mối quan hệ tốt đẹp của ông đối với những thế lực thù địch với Caesar nhưng điều đó không làm cho người La Mã có cảm tình với người German. Còn về phía Caesar, ông cho rằng không thể thuyết phục Ariovistus từ bỏ vùng đất Vesontio và chính ông cũng không thể từ bỏ đồng minh của mình. Cuộc hội đàm giữa Caesar và Ariovistus diễn ra trên đồng bằng Alsace, nằm giữa hai khu vực đóng quân của hai bên. Vì vậy, có thể tính sự tồn tại của Alsace từ sự kiện này cho đến bây giờ. Từ hội đàm trở về, Caesar nhận thấy tinh thần quân lính đã thay đổi.Họ sẵn sàng tham gia quân đội để chiến đấu với kẻ thù mà họ đã từng lo sợ. Đó là do những tuyên bố ngạo mạn của Ariovistus khiến họ hết sức phấn khích, tự nguyện tham gia chống lại kẻ thù đến từ bên kia sông Rhine. Khi cuộc chiến diễn ra, quân đội của Ariovistus bị thất bại thảm hại, bỏ chạy về phía sông Rhine. Ariovistus thoát chết, vượt qua sông Rhine bỏ lại hai bà vợ của mình. Lực lượng hỗ trợ của Ariovistus là người Suevi vừa mới lên đường sang phía Tây để tiếp ứng thì nhận được tin Ariovistus đã bại trận nên liền quay về. Alsace chính là nơi trận chiến diễn ra và mâu thuẫn giữa German-La Mã cũng được giải quyết tại đây. Vị trí đóng quân của hai bên được các học giả xác 12 định nằm giữa dòng sông Fetch và chân đồi của dãy núi Vosge, tức là giữa Zellenberg và Ostheim vào đầu thế kỉ XX, quân German ở phía Tây và quân La Mã ở phía Đông và đường rút lui của Ariovistus theo hướng Đông Bắc đến một nơi trên sông Rhine gần với Schlettstadt vào thế kỉ XX [16, tr.14]. Và Caesar cũng cho biết thêm đây không phải là lần đầu tiên nơi đây diễn ra các cuộc tranh chấp. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng trọt đã thu hút những người bên kia sông đến đây sinh sống. Có thể nói sông Ill đã quyết định số phận của vùng đất này. Trong số các bộ lạc sống ở thung lũng các con sông này, có thể nói Belgae là bộ lạc dũng cảm nhất bởi họ đã được tôi luyện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ khi sống gần những người German khi mà những cuộc tranh chấp diễn ra liên tục. Do đó, đối với La Mã, việc chinh phục bộ lạc này là một nhiệm vụ khó khăn. Và khi chinh phục được vùng đất này, người La Mã đã cho xây dựng các công trình ở đây nhưng các di tích cổ xưa nhất đã không tìm thấy ở Alsace. Các nhà hát Latinh, cửa vòm, cống dẫn nước nở rộ trên khắp xứ Gaul nhưng lại không tìm thấy bất cứ gì ở Alsace. “Ở đây chỉ còn lại những con đường và các công sự chứng tỏ người La Mã đã không bỏ qua khu vực này mà tiêu biểu là Argentoratum sau này là Strasbourg là thành lũy kiên cố nhất của La Mã” [26, tr.16]. Như chúng ta đã biết, các con đường của người La mã là những công trình tốt nhất của họ. Những con đường này có thể được nhìn thấy từ bản đồ của Peutinger có niên đại khoảng năm 200 SCN. Vài con đường chính yếu từ Besancon đến Strasbourg, Mayence, Ell, Breisach và đến sông Rhine, từ Brumath đến Saveme và Metz, từ Alsace đến Lorraine đi qua thũng lũng Schirmeck, thũng lũng Villi và nhiều hướng khác. 13 Giai đoạn cai trị liên minh Gaul-La Mã kết thúc rất bất ngờ. Sự cai trị của người La Mã đã không còn tồn tại. Các viên quan của các tộc người phía Bắc tiếp tục cai trị dưới danh nghĩa La Mã mà không tôn trọng các thế lực xứ Alps. Đầu tiên là những khu định cư của Frankish và Teutonic, sau là của German ở núi Vosge phía Tây sông Rhine không phải là một cuộc chinh phục như trước đây. Các cuộc di cư này diễn ra dần dần không mang tính chất xâm lược như cuộc di cư trước đây của Ariovistus. Các cư dân Celt không bị cướp bóc và xâm lược nên đã dần dần chấp nhận những người di cư này. Có thể nói ở Alsace tồn tại ba sắc tộc chủ yếu là người Gallic, Frank và German. Sau người Burgundy, Attila đã đến đây và phá hủy Argentoratum – tức Strasbourg sau này. “Sau này, thành thị này được xây dựng lại với tên gọi Strateburgum – thành phố của những con đường - the city of roadways” [16, tr.17]. Năm 451, Attila bị liên minh La Mã – German đánh bại ở Châlon. Khi Attila đi về Italia, người Alsace đã từ cao nguyên tràn xuống đồng bằng sinh sống nơi mà nền văn minh La Mã đã đổ nát nhưng vẫn còn để lại những ấn tượng khó phai lên vùng đất giữa dãy núi Vosge và sông Rhine. “Khi vua Pháp của xứ Gaul công nhận tính riêng biệt của tỉnh thuộc Pháp để tạo ra công tước xứ Alsace mà cái tên Ettich hay Attich xuất hiện trước công nguyên. Truyền thuyết kể rằng, khi Ettich muốn có một người con trai để kế vị thì ông lại có một người con gái tên Odilia và bị mù. Điều này làm ông vô cùng thất vọng. Giọt nước thánh cuối cùng đã làm cho Odilia sáng mắt và vùng đất nơi cô lớn lên tránh khỏi người cha lạnh nhạt của cô mang tên Odilienberg. Chính điều kì diệu đó đã cho ra đời giám mục Strasbourg và Alsace trở thành công 14 quốc và có một giám mục Kito giáo và làm trưởng địa phận nơi đây” [16, tr.21]. 1.1.3. Hòa ước Verdun và các hòa ước khác ảnh hưởng đến Alsace Hòa ước Verdun năm 843 đã chia vương quốc của Charles Đại đế thành ba phần cho Charles de Bald (Charles Hói) vùng đất thuộc nước Pháp ngày nay, cho Louis người German khu vực xuyên qua sông Rhine đến sông Elbe, trong khi đó, Lothair người cháu lớn nhất và là quốc vương lại được khu vực nằm giữa hai khu vực trên. Khu vực ở giữa này mang tên Lotharii regnum truyền lại cho con cháu sau này cái tên Lotharingia, Lotharingen, Lorraine và một cái tên khác ảo tưởng của một quốc gia lí tưởng. Lãnh thổ của Lothair bao gồm Lorraine, Alsace, Burgundy và Italia ngoại trừ vùng đất của Giáo hội đứng đầu mỗi vùng đất là hoàng đế. Sự phân chia này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi vua Lothair mất, con trai ông lên ngôi là vua Lothair II. Hai người chú của ông là Charles de Bald và Louis German đã nắm quyền phân chia lại vương quốc của Charlemagne thành hai phần đến tận vùng Bắc Âu hướng về dãy núi Alps. Người con của Lothair II được phép giữ lại Italia thuộc về “Middle Kingdom” của vua Lothair I, trong khi đó các vùng đất khác được phân chia cho hai người chú của ông và do đó tạo nên đường biên giới giữa Pháp, Đức và Italia hay đúng hơn là chỉ ra vị trí địa lí của ba quốc gia đó. Trước khi Hòa ước Verdun được kí kết một năm, năm 842 hai người em là Charles de Bald và Louis German đã gặp nhau tại Strasbourg và cam kết sẽ hỗ trợ nhau chống lại người anh cả Lothair. Trong bầu không khí trang trọng, họ cùng nói với quân đội của mình bằng tiếng mẹ đẻ, giải thích lí do thù hằn với Lothair và tiến hành tuyên thệ chính thức trước những người trung thành với hai ông. Louis German nói bằng tiếng La Mã với bài phát biểu về xứ Gaul bị La Mã hóa còn Charles thì nói bằng tiếng Teudisca được sử dụng rộng rãi ở vùng sông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan