Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ lịch sử vùng đất an giang trong chính sách quốc phòng của chính...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử vùng đất an giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa nguyễn và vua nguyễn thời kì 1757 1867.

.PDF
216
1089
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thế Hiền VÙNG ĐẤT AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN THỜI KÌ 1757 - 1867 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thế Hiền VÙNG ĐẤT AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN THỜI KÌ 1757 - 1867 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 66 22 02 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô Khoa Sử cùng tất cả các anh chị em học viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, Người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng tri ân ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Hội Sử học tỉnh An Giang, Thư viện tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu để hoàn thành luận văn này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014 Dương Thế Hiền MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 6 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 6 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN................................................................................................. 8 Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG ................ 10 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên An Giang .................................................................. 10 1.2. Đặc điểm hành chính - dân cư An Giang trước năm 1867 ..................................... 19 1.3. Vùng đất An Giang trong bối cảnh lịch sử trước năm 1757 .................................. 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 50 Chương 2. AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN THỜI KÌ 1757 – 1777 ............................ 52 2.1. Vùng đất An Giang trong quá trình các chúa Nguyễn làm chủ, củng cố và bảo vệ vùng lãnh thổ từ Tầm Phong Long đến Hà Tiên và quan hệ đối ngoại Đàng Trong - Chân Lạp - Xiêm La ...................................................................... 52 2.2. Thế trận quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn tại vùng đất An Giang trong quá trình xác lập chủ quyền và quan hệ đối ngoại với Xiêm La và Chân Lạp ............................................................................................................... 73 2.2.1. Lực lượng quốc phòng – tổ chức và phiên chế của quân đội chúa Nguyễn trên vùng đất An Giang................................................ ....................................................... .73 2.2.2. Căn cứ quốc phòng - hệ thống phòng thủ trên vùng đất An Giang trước nguy cơ xâm lấn từ phía Xiêm La và Chân Lạp. ........................................................................ 90 2.2.3. Hoạt động quốc phòng – những đặc điểm của quá trình thực thi nhiệm vụ chiến lược trên vùng đất An Giang ........................................................................................ 94 2.3. Vùng đất An Giang trong quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn từ 1777 đến trước khi nhà Nguyễn thành lập (1802) ........... 101 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 107 Chương 3. AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA NHÀ NGUYỄN THỜI KÌ 1802 – 1867 ..................................................................... 110 3.1. Vùng đất An Giang trong thời kì đầu triều Nguyễn từ 1802 đến 1867 ................ 110 3.2. Chính sách quốc phòng và hoạt động thực thi trên vùng đất An Giang của vương triều Nguyễn trong thời kì 1802 - 1867 ................................................... 117 3.2.1. Mối quan hệ Việt Nam - Chân Lạp - Xiêm La từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và những chính sách quốc phòng mới trên vùng đất An Giang của chính quyền nhà Nguyễn..................................... ....................................................... 117 3.2.2. Tổ chức hoạt động của quân đội thời các vua Nguyễn trên vùng đất An Giang. ......... 133 3.2.3. Những hoạt động thực thi chính sách quốc phòng của chính quyền triều Nguyễn trên vùng đất An Giang giai đoạn 1802 đến 1867............................................. ......... 154 3.3. Ý nghĩa chiến lược của vùng đất An Giang trong thế trận quốc phòng biên giới Tây Nam của chính quyền vua Nguyễn giai đoạn 1802 - 1867. ................. 180 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................ 188 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 201 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 207 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc trước giặc ngoại xâm. Tổ chức và hoạt động quốc phòng luôn được nhà nước Việt Nam đề cao, nhất là chính sách quốc phòng tại những vùng biên cương, quan yếu. Trong thời kì các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, vấn đề quốc phòng trên vùng biên giới Tây Nam Bộ, trong đó có An Giang bao gồm cả yếu tố an ninh, trật tự. Để thực chiến lược đó, lực lượng quân đội đồn trú trở thành nhân tố quan trọng nhất, vừa bảo vệ quốc gia trước các cuộc xâm lược từ phía Chân lạp và Xiêm La, vừa đảm nhiệm công tác giữ gìn an ninh, trật tự cho công cuộc khai phá của các lưu dân, di dân, góp phần to lớn vào sự hưng khởi của vùng đất này trong giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược (1867). Trên vùng đất Nam Bộ, An Giang có vị trí khá quan trọng với đường biên giới án ngữ phía Tây Nam của tổ quốc tiếp giáp với Chân Lạp (Campuchia) dài khoảng 100 km, lại là nơi thường xuyên xảy ra tình hình bất ổn về chính trị và quân sự với các nước láng giềng (Chân Lạp, Xiêm La) trong lịch sử. Vì vậy, ngay từ khi thụ đắc vùng đất An Giang dưới tên gọi Tầm Phong Long, các chúa Nguyễn và sau này là triều Nguyễn đã ra sức củng cố quốc phòng, bảo vệ vùng đất này nhằm tạo ra sự che chắn cho cả vùng Nam Bộ ở phía sau. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận ra sự thiết yếu của chính sách quốc phòng trên vùng đất này của các vương triều Việt Nam ngay từ khi tiếp nhận chủ quyền trong lịch sử. Với tình cảm của một người sinh ra và lớn lên trên vùng biên địa An Giang, lại vừa làm công tác giảng dạy lịch sử tại địa phương, tôi mong muốn được nghiên cứu lịch sử vùng đất quê hương trong tiến trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, góp phần làm phong phú thêm những trang sử về vùng đất này. Từ những phân tích trên, chúng tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867” với mong muốn góp phần bổ sung tư liệu và nhận định trong việc nghiên cứu lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và lịch sử An Giang nói 2 riêng, cũng như mở rộng và nâng cao nhận thức cho người học trong quá trình giảng dạy về nội dung này ở bậc đại học, cao đẳng và các trường trung học phổ thông. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu vấn đề “Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867” nhằm làm rõ và đóng góp những nội dung sau: - Phân tích đầy đủ những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của sự ra đời chính sách quốc phòng trên vùng đất An Giang - Chính sách quốc phòng và những hoạt động thực thi của chính quyền chúa Nguyễn trên vùng đất An Giang từ 1757 đến 1777 - Đóng góp những tư liệu, phân tích về quá trình phục nghiệp của Nguyễn Ánh trên vùng đất An Giang từ 1777 – 1802. - Chính sách quốc phòng và những hoạt động thực thi của chính quyền triều Nguyễn trên vùng đất An Giang từ 1802 đến 1867 - Góp thêm nhận định, đánh giá và kiến giải khoa học về vấn đề quốc phòng trên vùng đất An Giang của thời kì chúa Nguyễn, triều Nguyễn. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho việc nhận thức và hoạch định chính sách quốc phòng của nhà nước ta trên vùng đất An Giang giai đoạn hiện nay. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Các nguồn tài liệu có liên quan đến vùng đất An Giang trong thời kì 1757 1867 khá phong phú. Đầu tiên phải kể đến là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825) được viết vào khoảng thế kỉ XIX dưới triều Gia Long (1802–1820) và được hiến vào năm Minh Mạng thứ nhất (Canh Thìn, 1820) sau khi triều Nguyễn có chiếu tìm kiếm và thu thập thư tịch cũ. Đây là một sử liệu quan trọng về Nam Bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn dưới hình thức địa phương chí. Vùng đất An Giang được đề cập đến trong các mục về “Trấn Vĩnh Thanh”. Trong tác phẩm, những vấn đề về địa giới, khí hậu, sông ngòi, núi non, thành quách, con người,... của trấn Vĩnh Thanh là nguồn tư liệu đầu tiên về An Giang, mặc dù trấn Vĩnh Thanh có địa giới rộng gấp 5 lần tỉnh An 3 Giang hiện nay. Chính sách quốc phòng an ninh trên vùng đất An Giang được đề cập thông qua các tư liệu về sự kiện, địa danh, công trình... trong tác phẩm nhưng chưa được hệ thống hóa. Bộ Đại Nam thực lục được vua Minh Mạng lệnh cho Quốc sử quán biên soạn vào năm 1821. Đây là bộ sử chính thống được viết theo lối biên niên, gồm hai phần Tiền biên và Chính biên. Đại Nam thục lục Tiền biên ghi chép lại giai đoạn lịch sử từ năm 1558 (Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa) đến năm 1777 (đời chúa Nguyễn Phúc Thuần – Nguyễn Huệ dẫn quân chiếm Gia Định). Đại Nam thực lục Chính biên chép sự kiện từ năm 1777 (Nguyễn Ánh tìm cách khôi phục quyền lực) đến 1889 (vua Đồng Khánh mất), sau này được soạn thêm đến năm 1925 (đời vua Khải Định). Bộ Đại Nam thực lục ghi chép khá tường tận về tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, khí tượng,... Trong các nguồn tư liệu trên, có thể tìm thấy những tư liệu về chính sách, hoạt động quốc phòng an ninh của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn tại vùng đất An Giang ở giai đoạn này, nhưng ở dạng liệt kê và lẻ tẻ, chưa có sự phân tích, đánh giá, tổng hợp....để thấy rõ dưới góc độ một chiến lược hoàn chỉnh. Bộ Minh Mệnh chính yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1837, chủ yếu gồm những chỉ dụ của nhà vua và những sự kiện xảy ra trong triều Minh Mệnh (1820-1840). Qua bộ sách, tài liệu gốc về cuộc chiến đấu giữ nước chống lại quân Xiêm, cuộc đấu tranh chống cường quyền của nhân dân An Giang được viết lại ở quyển XX, từ năm Minh Mệnh thứ năm (1824) đến năm Minh Mệnh thứ mười tám (1837). Địa bạ An Giang lần đầu tiên được lập vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1836 dưới triều Minh Mệnh thứ mười bảy (1836). Địa bạ An Giang có 43 tập, gồm địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang ngày nay. Đây là nguồn tư liệu quý báu để tác giả luận văn có thể so sánh, đối chiếu những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa giới, biên giới... Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lý – lịch sử, được biên soạn vào năm Tự Đức thứ hai mươi chín (1875) và hoàn thành vào khoảng năm 1881. Tỉnh An Giang được viết trong quyển XXX, chia ra các mục như: ranh giới, hình thể tỉnh An Giang, 4 ranh giới các huyện, phủ, các cơ quan tấn sở trong bộ máy hành chính, thành trì, khí hậu, núi sông, phong tục, hộ khẩu, thuế ruộng, nhà trạm, chợ quán, thổ sản, đê đập, chùa miễu, nhân vật lịch sử... Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhưng tỉnh An Giang ngày xưa địa giới không trùng khớp với ngày nay nên trong nội dung luận văn, người viết phải giải quyết những chi tiết phức tạp về địa danh, số liệu thống kê, xác định địa bàn đang tìm hiểu thuộc hay không thuộc địa phận tỉnh An Giang hiện nay. Các tài liệu cổ về vùng đất An Giang tuy phong phú song sự ghi chép còn quá rời rạc, nội dung cần khai thác được xen lẫn với nhiều sự kiện khác, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong nghiên cứu vấn đề. Trong thời hiện đại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử vùng đất An Giang hoặc đề cập đến tỉnh An Giang đã được công bố. Thất Sơn mầu nhiệm của Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1955, đây là quyển địa phương chí viết về vùng đất An Giang trong đó đi sâu nghiên cứu về lịch sư vùng Thất Sơn (Bảy Núi), các tôn giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương, Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Hạn chế lớn nhất của tác phẩm này là mang màu sắc tôn giáo. Tìm hiểu đất Hậu Giang của Sơn Nam xuất bản năm 1959, tác phẩm cung cấp cái nhìn tổng quát về địa lý, lịch sử, văn hóa,... của vùng đất miền Hậu Giang trong đó có An Giang từ thời Mạc Cửu khai phá đất Hà Tiên cuối thế kỉ XVII đến thời thực dân Pháp sang xâm lược và đô hộ cuối thế kỉ XIX. Tuy nhiên, tác phẩm chưa trình bày rõ ràng và có hệ thống chiến lược quốc phòng an ninh trên vùng đất này nói chung và An Giang nói riêng. Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh, xuất bản năm 1964. Tác phẩm đề cập đến vùng đất cù lao nổi tiếng Tân Châu, nơi định cư sớm của người Việt, nơi chúa Nguyễn đặt đạo Tân Châu để quản lí vùng đất mới tiếp quản này. Tác phẩm trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu qua các mặt lịch sử, kinh tế, văn hóa,... từ năm 1757 đến 1963, tuy nhiên phần dành cho giai đoạn lịch sử 1757 đến 1867 rất ít. Việt sử xứ Đàng Trong 1558 – 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam) của Phan Khoang, xuất bản năm 1967. Tác phẩm tập trung nghiên cứu quá trình Nam tiến của dân tộc từ thời các chúa Nguyễn, tiến trình xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ trong đó có An Giang. 5 Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang miền Hậu Giang của Nguyễn văn Hầu được xuất bản năm 1973. Tác giả đã viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu, trong đó dành một phần khá lớn viết về những công trình đào kênh, mở đường, lập ấp ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối đời Gia Long đến đầu thời Minh Mệnh. Qua tư liệu lịch sử này cho ta có cái nhìn chi tiết về những sự đột phá trong chiến lược quốc phòng của chính quyền nhà Nguyễn trong giai đoạn này. Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam được xuất bản năm 1973, là tác phẩm nghiên cứu sâu về lịch sử Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII đến thực dân Pháp đô hộ những năm đầu thế kỉ XX, trong đó có những phần liên quan đến An Giang, cũng như chiến lược quốc phòng an ninh của các chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trên vùng đất này. Lịch sử An Giang của Sơn Nam xuất bản năm 1988, đây là tác phẩm mang tính chất lịch sử địa phương trình bày lịch sử vùng đất An Giang từ khi mới sát nhập vào lãnh thổ nước ta cho đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm trình bày khá tốt về những hoạt động, chính sách quốc phòng an ninh của chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trong giai đoạn 1757 đến 1867. Luận văn Vùng đất An Giang thời kì 1757 – 1867 của Nguyễn Ngọc Thủy năm 2004, tác phẩm trình bày tổng quát về lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa,... ở vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867. Trong đó, tác giả có trình bày khái quát về chính sách và công tác thực thi quốc phòng an ninh trên vùng đất này. Địa chí An Giang do Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2013, bộ sách đã thể hiện diện mạo của vùng đất An Giang một cách tổng quát trên tất cả các lĩnh vực từ quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Trong đó, những sử liệu về chiến lược quốc phòng an ninh của chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn cũng được thể hiện rải rác qua các sự kiện, nhân vật được đề cập trong tác phẩm. Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng của Choi Byung Wook được xuất bản năm 2011, tác giả đã trình bày khá sâu sắc về những hoạt động của chính quyền từ thời Nguyễn sơ đến thời Minh Mạng trên đất Nam Bộ trong đó có An Giang. Trong đó, Choi Byung Wook đã đi sâu vào phân tích những chính sách cai trị của vua Minh 6 Mạng ở vùng đất Nam Bộ. Ở phần I của tác phẩm có những chính sách mang tính liên đới đến vùng đất An Giang trong đó có lĩnh vực quốc phòng an ninh. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về vùng đất Nam Bộ trong đó có An Giang phải kể đến như: “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỉ XVII, XVIII, XIX” và “Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ của giáo sư Huỳnh Lứu, Lược sử vùng đất Nam Bộ của Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại của Hội khoa học lịch sử Việt Nam kết hợp với UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh An Giang năm 2009, Hội thảo Lịch sử An Giang, Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung bộ thế kỷ XVII-XIX của Trường Đại học Sư phạm.... Xét quá trình nghiên cứu vấn đề qua các công trình kể trên, người viết nhận thấy chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp đến lĩnh vực của đề tài hoặc nghiên cứu chuyên sâu về chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn, vua Nguyễn trên vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867, như tên đề tài của luận văn này. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Như được chỉ rõ trong tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867. Trong thư tịch và duyên cách hành chính, vùng đất An Giang từ thời chúa Nguyễn đến thời thực dân Pháp đô hộ có diện tích rất rộng, bao trùm lên các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay (khoảng 15.000 km²). Phạm vi không gian của vấn đề nghiên cứu chỉ trong địa giới tỉnh An Giang ngày nay (khoảng 3.406 km²). Khoảng thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 1757 khi vùng đất An Giang chính thức trở thành một phần lãnh thổ nước ta đến năm 1867 khi thực dân Pháp chiếm được trọn Nam Kỳ trong đó có tỉnh An Giang. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp mới sau: 1. Qua sự phân tích, đánh giá, tổng hợp các nguồn sử liệu, luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược của vùng đất An Giang trong thế 7 trận quốc phòng biên giới Tây Nam, nội dung và hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trong chiến lược quốc phòng an ninh trên vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867. 2. Luận văn góp phần bổ sung tư liệu, nhận định và kiến giải khoa học cho việc nhận thức những kinh nghiệm và bài học lịch sử về chiến lược quốc phòng an ninh của vùng đất phía nam nói chung và An Giang nói riêng, là nguồn tham khảo và là cơ sở khoa học cho công tác quốc phòng an ninh của chính quyền địa phương An Giang trong việc củng cố, bảo vệ biên giới Tây Nam của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 3. Việc so sánh, đối chiếu giữa địa danh An Giang xưa và nay cũng là một đóng góp của đề tài vào việc tìm hiểu quá trình lịch sử hình thành vùng đất An Giang, bổ sung cho địa phương chí An Giang. 4. Luận văn là một tài liệu có ích phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương An Giang cũng như lịch sử Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng từ khâu chọn đề tài, xây dựng đề cương và trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tác giả tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt trong những tài liệu được công bố những nội dung liên quan đến vấn đề của luận văn, xem xét vấn đề được đề cập, trình bày hoặc giải quyết đến đâu, để xác định “điểm mới” và “những đóng góp mới” của đề tài, viết phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, lịch sử vấn đề của luận văn... Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic được tác giả luận văn sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để có thể tìm hiểu các sự kiện, sự việc một cách chi tiết, cụ thể trong sự ra đời, phát triển và kết thúc, trong hoàn cảnh, không gian, thời gian xác định, làm cơ sở cho việc lựa chọn, xử lý, sắp xếp tư liệu theo tiến trình thời gian, không gian một cách khoa học, để nhận định và khái quát quá trình lịch sử của vấn đề, làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của vùng đất An Giang, nội dung và hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn trong chiến lược quốc phòng an ninh trên vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867. 8 Phương pháp liên ngành được thực hiện trong quá trình khai thác nguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau như quân sự, địa lý học và địa lý học lịch sử, khu vực học trong quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại… Các phương pháp trên được tác giả cố gắng vận dụng hợp lí trong luận văn để đảm bảo được tính khoa học và góc độ nghiên cứu sử học của vấn đề. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ Lục, có 3 chương: Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên An Giang 1.2. Đặc điểm hành chính - dân cư An Giang trước năm 1867 1.3. Vùng đất An Giang trong bối cảnh lịch sử trước năm 1757 Chương 2. AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN THỜI KÌ 1757 – 1777 2.1. Vùng đất An Giang trong quá trình các chúa Nguyễn làm chủ, củng cố và bảo vệ vùng lãnh thổ từ Tầm Phong Long đến Hà Tiên và quan hệ đối ngoại Đàng Trong Chân Lạp - Xiêm La 2.2. Thế trận quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn tại vùng đất An Giang trong quá trình xác lập chủ quyền và quan hệ đối ngoại với Xiêm La và Chân Lạp 2.2.1. Lực lượng quốc phòng – tổ chức và phiên chế của quân đội chúa Nguyễn trên vùng đất An Giang 2.2.2. Căn cứ quốc phòng – hệ thống phòng thủ tại An Giang trước nguy cơ xâm lấn từ phía Xiêm La và Chân Lạp 2.2.3. Hoạt động quốc phòng – những đặc điểm của quá trình thực thi nhiệm vụ chiến lược trên vùng đất An Giang 2.3. Vùng đất An Giang trong quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn Chương 3. AN GIANG TRONG CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA NHÀ NGUYỄN THỜI KÌ 1802 – 1867 3.1. Vùng đất An Giang trong thời kì đầu triều Nguyễn từ 1802 đến 1867 9 3.2. Chính sách quốc phòng và hoạt động thực thi trên vùng đất An Giang của vương triều Nguyễn trong thời kì 1802-1867 3.2.1. Mối quan hệ Việt Nam - Chân Lạp - Xiêm La từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX và những chính sách quốc phòng mới trên vùng đất An Giang của chính quyền nhà Nguyễn 3.2.2. Tổ chức hoạt động của quân đội thời các vua Nguyễn trên vùng đất An Giang 3.2.3. Những hoạt động thực thi của chính quyền triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức trên vùng đất An Giang giai đoạn 1802 đến 1867 3.3. Ý nghĩa chiến lược của vùng đất An Giang trong thế trận quốc phòng biên giới Tây Nam của chính quyền vua Nguyễn giai đoạn 1802 - 1867 10 Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên An Giang * Về vị trí địa lý: An Giang có diện tích tự nhiên 3.424km2. Phía Bắc, Tây Bắc giáp Campuchia dài 104km (1), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69km, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44km, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107km [60, tr.25]. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10°12 (nay thuộc xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (nay thuộc xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (nay thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc - Nam 86km và Đông - Tây 87,2km [60, tr.25]. Theo vị trí hiện nay, phía Đông tỉnh An Giang giáp với tỉnh Đồng Tháp, giới hạn bởi sông Tiền, kéo dài từ biên giới đến hết huyện Chợ Mới, theo sông Cái Tàu Thượng (xã Hội An) từ Vàm ở sông Tiền thông qua sông Hậu quanh co 113km. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ theo đường ranh quận Thốt Nốt dọc theo kênh Cái Sắn dài 68km. Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Kiên Giang từ đoạn giữa kênh Vĩnh Tế ở biên giới xuyên qua vùng Tứ giác Long Xuyên đến kênh Cái Sắn, dài trên 70km. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia kéo dài từ đoạn giáp với Kiên Giang đến giáp giới tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 100km, qua khu vực hành chính là Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú và Tân Châu. Chính vì vị trí này cho nên trước TK XX, vùng đất An Giang là địa bàn có vai trò đặc biệt trong hoạt động giao thông vận chuyển và liên hệ nội vùng trong khắp khu vực Nam Bộ cũng như trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng liên quan đến các cửa ngõ thông suốt sang Chân Lạp, Xiêm La và Biển Tây. * Về địa hình: An Giang có 2 dạng chính: đồng bằng (do phù sa sông Mê Kông tạo nên) và đồi núi (vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên – Thoại Sơn). Theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27/12/1985. (Tổng cục Địa chính khảo sát năm 1993 dài 94,8 km) (1) 11 - Địa hình đồng bằng: có 2 loại chính là đồng bằng phù sa (chủ yếu là do sông Tiền và sông Hậu tạo nên) và đồng bằng ven núi (kiểu sườn tích và kiểu đồng bằng phù sa cổ). - Địa hình đồi núi: gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. So với ngày nay thì dạng địa hình đồi núi này khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) kéo dài qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam (thành phố Châu Đốc), bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và xã Vọng Đông rồi kết thúc ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại sơn). Núi ở An Giang có thể chia ra làm 6 cụm và 2 núi độc lập: - Sáu cụm núi của An Giang bao gồm: Cụm núi Sập (bao gồm 4 núi là Núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc huyện Thoại Sơn ngày nay); cụm núi Ba Thê (bao gồm 4 núi là núi Ba Thê, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc cùng trên địa bàn huyện Thoại Sơn ngày nay); cụm núi Phú Cường (bao gồm 13 núi là núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng (hay núi Dài nhỏ), núi Két, núi Rô, núi Đất Nhỏ, núi Đất Lớn, núi Mo Tấu, núi Chùa, núi Trà Sư, núi Bà Vải, núi Bà Đắt, núi Cậu và núi Tà Nung phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn ngày nay); cụm núi Cấm (bao gồm 7 núi là núi Cấm, núi Bà Đội, núi Nam Qui, núi Bà Khẹt, núi Tà Lọt, núi Ba Xoài và núi Cà Lanh phân bố trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn ngày nay); cụm núi Dài (bao gồm 4 núi là núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lon đều thuộc huyện Tri Tôn ngày nay); cụm núi Cô Tô (bao gồm 2 núi là núi Cô Tô và núi Tà Pạ đều thuộc huyện Tri Tôn ngày nay) [60, tr.111]. - Hai núi độc lập là núi Nổi (nằm độc lập thuộc thị xã Tân Châu với độ cao khoảng 10m và chu vi 320m) và núi Sam (đứng độc lập thuộc thành phố Châu Đốc với độ cao 228m và chu vi 5.200m). Ngoài đặc điểm trong mỗi cụm núi bao gồm nhiều núi liên kết hoặc đứng độc lập, còn thấy ngay mỗi núi có nhiều đỉnh với độ cao thấp khác nhau. Núi Cấm là núi có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m, núi Dài là núi lớn thứ hai với 8 đỉnh cao từ 134 đến 554m, núi Dài Năm Giếng có 5 đỉnh cao từ 135m đến 282m, núi Tượng có 2 đỉnh cao lần lượt là 112m và 266m [60, tr.111]. 12 Các cụm núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường, núi Cô Tô liên kết nhau thành một dãy liên tục trải dài trên 35km và rộng 17km với diện tích gần 600km2, tạo thành vùng Thất Sơn (Bảy Núi) với 7 ngọn núi đã đi vào lịch sử và huyền thoại là: - Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), - Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) - Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), - Núi Dài (Ngọa Long Sơn), - Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) - Núi Két (Anh Vũ Sơn) - Núi Nước (Thủy Đài Sơn) (2) Sự đa dạng bề mặt địa hình với những đồi núi khá hiểm trở xen giữa vùng đồng bằng phù sa phì nhiêu màu mỡ đã tạo nên nét đặc thù của vùng đất An Giang như một vùng bán sơn địa với nhiều ưu thế trong thiết lập hệ thống phòng thủ, căn cứ quốc phòng, củng cố biên giới quốc gia. * Về các con sông: Trên lãnh thổ An Giang tương ứng với ngày nay có 5 con sông: Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông lớn của hạ lưu sông Mê Kông được phân lưu khi vào lãnh thổ Việt Nam. Sau Phnom Pênh về phía hạ lưu một ít, sông Mê Kông chia thành hai nhánh, nhánh phía Đông chảy qua lãnh thổ Campuchia rồi vào Việt Nam gọi là sông Tiền, nhánh phía Tây gọi là sông Hậu. Sông Tiền chảy theo hướng tây bắc – đông nam, chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, đổ ra Biển Đông theo 6 cửa là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Đoạn chảy qua An Giang dài khoảng 80km. Gia Định thành thông chí chép: “Sông Tiền (sông trước) ở phía tây trấn, nguồn sông nầy ở phía bắc từ Ai Lao xuống Cao Miên đến Nam Vang, theo hướng đông chảy đến Cầu Nôm, Tân Châu qua sông Đại Tuần trước trấn Vĩnh Thanh đến Ba Lai, Mỹ Tho rồi chảy về nam ra hai cửa biển Đại, Tiểu, ấy là dòng chính của sông lớn ban đầu. Ở sông Đại Tuần chảy xuống bến bờ chia ra 3 nhánh: một nhánh qua phía đông trấn làm sông lớn Long Hồ, xuống phía nam ra cửa biển Cổ (2) Theo Võ Thành Phương (1984), Những Trang Sử Về An Giang, Nxb Văn Nghệ An Giang, An Giang. 13 Chiên; một nhánh là sông lớn Hàm Luông, về phía nam đến hai cửa biển Băng Côn và Ngao Châu; một nhánh qua sông dưới Ba Lai đến Tiên Thủy, xuống phía nam ra cửa biển Ba Lai. Thế nước ôm quanh cồn nọ, dựa vào bãi kia, có tới tám ngã ba sông, nhiều nhánh đan xuyên qua Hậu Giang, trông xuống trấn Vĩnh Thanh như là một biển sao, các ngôi sao đan xen nhau.” [4, tr.70]. Sông Tiền là ranh giới tự nhiên giữa An Giang là tỉnh Đồng Tháp ngày nay, có độ uốn khúc lớn, được chia dòng rẽ nhánh ở nhiều vị trí bởi các cù lao Cái Vừng, Cồn Cỏ, cù lao Long Khánh, cù lao Tây, cù lao Ma và cù lao Giêng. Đối với An Giang, sông Tiền vừa là trục giao thông quan trọng, con đường thủy ngắn nhất sang Campuchia, Thái Lan, cũng như là ngõ thủy lộ trung tâm đến các vùng khác trong khu vực Nam Bộ, vừa là nguồn cung cấp nước và phù sa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo cho các hoạt động dân sinh và quân sự nhất là trong buổi đầu mở và giữ đất, đồng thời cũng là con sông có chế độ dòng chảy và diễn biến lòng sông phức tạp nhất [60, tr.121]. Sông Hậu có hướng chảy song song với sông Tiền, đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, đổ ra biển theo 3 cửa là Định An, Ba Thắc và Tranh Đề. Gia Định thành thông chí chép: “Hậu Giang (sông sau) ở phía tây nam trấn. Thượng lưu sông từ phía đông thành Nam Vang (Cao Miên), chảy xuống Châu Đốc, qua Mạt Cần Đăng; đổ xuống đồn Cường Oai ở Lấp Vò rồi qua đồn thủ Trấn Giang, đến đạo Trấn Di, ra cửa biển Ba Thắc; nước dầm thấm khắp cả ruộng vườn, bao hàm cả cồn bãi bờ bến, là nguồn thủy lợi rất lớn, lúa gạo cá tôm dùng ăn không hết.”[4, tr.71]. Đoạn sông Hậu chảy qua trung tâm địa bàn tỉnh An Giang cũng có độ uốn khúc lớn, lòng sông rộng, phân dòng rẽ nhánh ở nhiều chỗ bởi các cù lao Vĩnh Trường, Khánh Hòa, Cồn Tiên, Bình Thủy, Bà Hòa, Mỹ Hòa Hưng và Phó Ba, điều này tạo ra rất nhiều ngõ thủy lộ có mối liên hệ nhau tạo ra sự linh hoạt trong di chuyển nội vùng. Đối với An Giang, sông Hậu là trục giao thông thủy xuyên suốt trung tâm của tỉnh từ thượng nguồn về hạ lưu, là nguồn cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho vùng trũng Tứ giác Long Xuyên (3) [60, tr.121], vừa mang giá trị kinh tế lớn, vừa thuận lợi cho công tác quốc phòng nơi biên giới với Chân Lạp. Tứ giác Long Xuyên là khu vực được định vị trong nội vùng của bốn địa điểm Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá và Hà Tiên. (3) 14 Sông Vàm Nao chảy ven thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) và xã Kiến An (Chợ Mới) ngày nay, nối liền sông Tiền và sông Hậu. Trong cuốn địa chí “Tân Châu xưa”, có viết về Vàm Nao như sau: “Đúng theo cổ sử thì sông Vàm Nao xưa kia gọi “Hồi Oa thủy” (nước xoáy tròn). Sở dĩ hiện trạng nầy mà có, thường khởi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, khi sông Cửu Long bắt đầu dâng lên, nước cuồn cuộn chảy như thác lũ; những dòng nước xoáy to lớn nơi Vàm Nao ồ ạt đảo lộn liên tục làm cho sự lưu thông trở nên khó khăn: người chưa từng kinh nghiệm trên dòng nước xoáy nguy hiểm lắm lúc bị đắm thuyền.”[13, tr.149 -150]. Trải qua quá trình diễn biến đào xói để tự phát triển, ngày nay sông Vàm Nao nằm gọn trong địa phận tỉnh An Giang, chảy theo hướng đông bắc – tây nam, có chiều dài khoảng 6km, chiều rộng trung bình khoảng 700m với độ sâu trên 17m, có tác dụng cân bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu [60, tr.122]. Chính những diễn biến phức tạp của dòng chảy trên sông Vàm Nao đã tạo ưu thế rõ nét trong tác chiến của thủy quân trong các thời kì giữ nước đã qua. Sông Bình Di và sông Châu Đốc: Tại xã Khánh Bình, huyện An Phú ngày nay, sông Hậu chia dòng, nhánh hữu ngạn hẹp có độ rộng khoảng ¼ dòng chính gọi là sông Bình Di. Sau một đoạn dài trên 10km, sông Bình Di chảy đến Vĩnh Hội Đông ngày nay thì gặp sông Tà Keo và sông Châu Đốc. Bắc đầu từ ngã ba sông này, sông Châu Đốc chảy đến địa phận thành phố Châu Đốc ngày nay thì nhập lưu trở lại sông Hậu, dài 18km [60, tr.122]. Đây là đặc điểm khá đặc biệt tạo ra sự đặc trưng của hai con sông, rất thích hợp cho công tác bố trí, tập kích quân giặc khi mới vừa vào lãnh thổ nước ta trên tuyến sông Hậu. Hệ thống sông ngòi trên vùng đất An Giang với hai nhánh chính là Tiền Giang và Hậu Giang đã trở thành những thủy lộ huyết mạch kết nối An Giang với những vùng đất khác của đất Nam Bộ cũng như thông tuyến dễ dàng đến vùng đất Chân Lạp ở ngoài cương giới quốc gia, chính đặc điểm nổi bật ấy đã tạo ra ý thức phòng thủ và hình thành nên những chiến lược quốc phòng trên vùng đất này góp phần quan trọng trong chính sách quốc phòng của các chính quyền trước thế kỉ XX trên vùng biên giới Tây Nam. * Về các con rạch:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan