Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch sinh thái tỉnh đồng tháp

.PDF
103
2465
159

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Nguyện PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Nguyện PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành :Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bài viết này là thành công mà tôi có được sau thời gian dài học tập và nghiên cứu. Đây là đề tài nghiên cứu về phát triển Du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp và là đề tài nghiên cứu kết hợp Du lịch sinh thái của một Vườn quốc gia, một khu căn cứ cách mạng và một hệ thống rừng tràm sản xuất. Trong quá trình viết tôi có tham khảo tư liệu từ các thế hệ đi trước. Nhưng tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu riêng của tôi. 1 LỜI CẢM ƠN Trải qua hơn 02 năm học tập và nghiên cứu đề tài. Để hoàn thiện được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến phòng Sau đại học – Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Địa Lý đã giúp tôi trong việc giới thiệu nguồn tài liệu và liên hệ công tác tại các điểm tham quan nghiên cứu. Lời tri ân sâu sắc xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Văn Thông, Khoa Địa Lý Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm bài nghiên cứu này. Xin được gửi đến các cấp, các ngành và các anh chị trong các cơ quan của Tỉnh uỷ Đồng Tháp bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập thông tin. Xin được cảm ơn Ban quản lý các Khu du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu căn cứ Xẻo Quýt đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá trong quá trình tôi nghiên cứu tại đây. Xin được gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, các anh chị đã giúp đỡ tôi rất nhiều về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Xin được tri ân và thành tâm cảm tạ. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Nguyện 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 6 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................8 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................9 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................................9 6. Những đóng góp của đề tài ..........................................................................................11 7. Bố cục của luận văn ......................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................... 13 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .............................................................................13 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái .............................................................................. 13 1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái .................................................................................. 14 1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái .............................................................................. 14 1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái..................................................................... 16 1.1.5. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái .............................................................. 18 1.2. Khái niệm về du khách du lịch sinh thái .................................................................21 1.2.1. Định nghĩa khách du lịch sinh thái ....................................................................... 21 1.2.2. Phân loại du khách du lịch sinh thái ..................................................................... 21 1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ...............................................................21 1.3.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 21 1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái. ................................................................ 22 1.4. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái ...............................................................24 1.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 24 1.4.2. Phân loại đối tượng quy hoạch du lịch sinh thái................................................... 24 1.5. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam........................28 1.5.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam ............................................. 28 1.5.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam .............................................. 32 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................ 36 3 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp ..........................36 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 36 2.1.2. Các đơn vị hành chính .......................................................................................... 36 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 38 2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 42 2.1.5. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006 – 2011 ........ 47 2.2. Một số điểm du lịch sinh thái điển hình của tỉnh Đồng Tháp. ..............................57 2.2.1. Vườn quốc gia Tràm Chim ................................................................................... 57 2.2.2. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng .......................................................................... 59 2.2.3. Khu căn cứ di tích Xẻo Quýt ................................................................................ 61 2.2.4. Một số điểm tài nguyên du lịch sinh thái khác ..................................................... 62 2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ...................................................................63 2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái hiện đang khai thác .................................................... 63 2.3.2. Thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái .................................................................. 65 2.3.3. Thị trường du khách du lịch sinh thái ................................................................... 67 2.3.4. Lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái ............................................................. 70 2.3.5. Doanh thu du lịch sinh thái ................................................................................... 72 2.3.6. Thực trạng bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ................................................... 74 2.4. Những thành tựu và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp ...................................................................................................................................75 2.4.1. Những thành tựu đạt được .................................................................................... 75 2.4.2. Những khó khăn hạn chế ...................................................................................... 76 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 ......................................................... 79 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển du lịch sinh tháicủa tỉnh Đồng Tháp ............79 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ........................... 79 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020 ............................... 80 3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................................................ 81 3.2. Các định hướng phát triển cụ thể ............................................................................82 3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ................................................ 82 3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái ..................................................... 83 3.2.3. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch sinh thái ..................................................... 84 3.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái .............................................. 84 3.2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch sinh thái ............................................ 85 4 3.2.6. Định hướng về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái ............................................. 86 3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp ...................................87 3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái.................................................... 87 3.3.2. Giải pháp tăng cường nguồn vốn và hiệu quả đầu tư ........................................... 87 3.3.3. Giải pháp đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch sinh thái có chất lượng88 3.3.4. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái .................................................. 89 3.3.5. Giải pháp tổ chức không gian du lịch sinh thái .................................................... 89 3.3.6. Giải pháp bảo tồn tài nguyên Du lịch sinh thái .................................................... 90 3.4. Kiến nghị.....................................................................................................................91 3.4.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp .................................................. 91 3.4.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp ......................... 92 3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái ................. 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 98 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANQP : An ninh quốc phòng BQL : Ban quản lý Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn DL : Du lịch DLST : Du lịch sinh thái ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KDL : Khu du lịch KDLST : Khu du lịch sinh thái Khu BTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên QL : Quốc lộ TNDL : Tài nguyên du lịch TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND : Uỷ ban nhân dân VQG : Vườn quốc gia Sở VH – TT&DL : Sở Văn hoá – Thể Thao và Du lịch. 6 MỞ ĐẦU Ngày nay, trên toàn Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì du lịch đã và đang là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội – văn hóa. Và du lịch cũng là ngành đang có bước chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về vui chơi giải trí cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng, loại hình du lịch và những sản phẩm du lịch kèm theo. Tuy chỉ mới phát triển trong hơn hai thập kỉ vừa qua nhưng loại hình du lịch sinh thái (DLST) ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng. DLST sẽ mang lại cho du khách sự gần gũi với thiên nhiên để hòa mình vào đó mà con người có thể quên đi cuộc sống bộn bề ngoài xã hôi. Bên cạnh sự hưởng thụ không khí mát lành, những gì thân thuộc gần gũi từ thiên nhiên mang lại thì DLST cũng còn hướng con người đến trách nhiệm bảo vệ giư gìn và phát triển hơn nữa những gì thiên nhiên đang có. DLST không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần cho du khách mà nó còn đóng góp giá trị kinh tế không hề nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế so với các loại hình du lịch truyền thống khác. Nằm trong hệ thống nguồn tài nguyên DLST quốc gia, Đồng Tháp lại là tỉnh được thiên nhiên ưu ái hơn bởi vùng đất này có sự hiền hòa của vạn vật để tạo cho chính mình những tiềm năng du lịch có giá trị kinh tế lơn. Đến với Đồng Tháp không chỉ có hoa sen của Tháp Mười, mà ngày nay còn có cả vườn Quốc gia Tràm Chim, khu căn cứ Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng “lá phổi xanh” của Đồng Tháp Mười…,tất cả đủ để tạo nên thương hiệu du lịch cho Đồng Tháp để ngày càng thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du lịch về với mình. Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị kinh tế của DLST đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch này là vấn đề mang tính cấp thiết nhằm đi đến hướng phát triển toàn diện hơn nữa cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Không chỉ dừng lại ở việc tìm ra những tiềm năng đã có, mà bên cạnh đó phải nhìn nhận tình hình phát triển thực tế để đưa ra được những đinh hướng cụ thể nhằm phát triển hơn nữa tiềm năng kinh tế này góp phần phát triển kinh tế Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung là vấn đề cấp thiết cần có sự nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa học. 1. Lý do chọn đề tài Mặc dù chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng ngành du lịch sinh thái đã và đang nhận sự quan tâm của toàn xã hội rất nhiều so với các loại hình du lịch khác bởi 7 trách nhiệm về con người, thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái đã và đang trở hướng phát triển quan trọng trong hệ thống du lịch. Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng đang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái góp phần tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua du lịch sinh thái Đồng Tháp đã có những bước tiến nhất định và hướng tới sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn nữa cả về mở rộng quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chỉ tiêu cơ bản về khách, doanh thu,…Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Sự phát triển đó còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng tài nguyên du lịch địa phương và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, còn bất cập trong quản lý, sử dụng, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan, môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, việc tiến hành nghiên cứu những tài nguyên du lịch để phát triển du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, người viết lựa chọ đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Du lịch sinh thái đã và đang là vấn đề nghiên cứu phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp với các đề án, luận án và bài nghiên cứu của các cá nhân, tập thể và cả những công ty du lịch. Trong lịch sử các đề tài đã nghiên cứu về du lịch sinh thái chúng ta có thể nhận thấy một điểm chung ở đây là sự nghiên cứu riêng lẻ về từng địa điểm, hoặc nghiên cứu chung về sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Ví dụ như bài viết “ Tiềm năng, thực trạng, và định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” (tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Đại học Sư phạm Hà Nội - luận án thạc sĩ Địa Lý, 2008); đây là đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp nhưng chỉ dừng lại ở việc điều tra nghiên cứu tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Một nội dung nhỏ trong bài nghiên cứu với đề tài “ Định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái “Mùa nước nổi” ở các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020” (tác giả Trần Văn Của, Đại học Cửu Long – khoá luận tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh, 2007). Trong đề tài này, người viết tìm hiểu về du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp nhưng lại chỉ giới hạn ở việc đánh giá loại hình du lịch này trong mùa nước nổi. 8 Các bài viết về tiềm năng du lịch sinh thái của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cũng dừng lại ở việc giới thiệu về tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn mà không đi sâu vào nghiên cứu một điểm, tuyến du lịch cụ thể. Dựa trên những kết quả của các đề tài đã nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin, tham khảo các bài viết đã được công bố và đi sâu tìm hiểu ngoài thực tế, để nhận thấy rằng Du lịch sinh thái của Đồng Tháp không chỉ có ở Tràm Chim mà nó còn có ở rừng tràm Gáo Giồng hay khu căn cứ Xẻo Quýt. Độc đáo hơn là cả sự kết hợp giữa du lịch tham quan với du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống với du lịch sinh thái,..Từ đó, tác giả đã đi đến việc nghiên cứu về sự “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp” định hướng đến năm 2020 để làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn, luận văn thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thu thập và phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu mà đề tài đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển du lịch sinh thái để vận dụng vào địa bàn tỉnh Đồng Tháp. - Kiểm kê, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp ngày càng đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và phát triển. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu a. Quan điểm hệ thống. 9 Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này thì mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống được cấu thành bởi nhiêu yếu tố và có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một đối tượng thì phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác với các đối tượng khác trong hệ thống cao hơn và cả ở các phân vị thấp hơn. Với ý nghĩa đó thì khi nghiên cứu vấn đề về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thì xét về mặt lãnh thổ nó có mối quan hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long; xét về khía cạnh ngành thì nó là một bộ phận của ngành của du lịch trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. b. Quan điểm tổng hợp Xuất phát từ quan điểm du lịch sinh thái cũng là ngành được tạo thành bởi các thành tố như: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau. Do đó, khi đánh giá về nguồn tài nguyên này thì tát nhiên phải được xem xét một cách tổng hợp kể cả tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và nhân văn. Từ qaun điểm tổng hợp này ta có thể nhìn nhận, đánh giá các đối tượng du lịch một cách đồng bộ, hình thành nên những khu du lịch sinh thái hoạt động một cách hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. c. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm này nhận định rằng các đối tượng nghiên cứu được phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng. Xem xét các hoạt động du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát đặc trưng trên từng địa bàn nghiên cứu để mang lại hiệu quả tổ chức kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó tạo ra được các sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, khai thác thế mạnh mà tỉnh đang có để phát huy một cách tối đa nhằm hạn chế mức thấp nhất những khó khăn sẽ gặp phải. d. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Đồng Tháp luôn gắn liền với địa danh Đồng Tháp Mười với cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến với Đồng Tháp Mười hay Đồng Tháp ta sẽ gặp ở đó những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm súng, những vườn cò, sân chim mênh mông hoang sơ mà không phải ở đâu cũng có. Đặc biệt với Đồng Tháp nổi tiếng với vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới quan tâm. Tràm Chim còn được coi là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam. Bên cạnh đó, Đồng Tháp con nổi tiếng hơn với các khu sinh thái tự nhiên khác như: rừng tràm Gáo Giồng, khu căn cứ Xẻo Quýt hay đây còn là nơi mà thân sinh Bác Hồ 10 sinh sống và mất,…Với đầy đủ các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đặc sắc như vậy, Đồng Tháp có đầy đủ điều kiện để đưa du lịch nói chung và hướng tới phát triển hơn nữa du lịch sinh thái thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. e. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững về cả 3 mặt gồm: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, việc khai thác nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động du lịch đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa. Cần có những biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những hình ảnh tiêu cực đến môi trường tự nhiên, và văn hóa – xã hội của địa bàn tỉnh từ hoạt động du lịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu Phương pháp này cho phép người viết kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như thường xuyên trong suốt đề tài, bao gồm hai giai đoạn thu thập và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng bao gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định, số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành liên quan, một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, một số trang tạp trí, báo điện tử. b. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp mà nguời viết sẽ có cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về vấn đề để từ đó tránh đưa ra các kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đồng thời, qua phương pháp thực địa thì người viết con có cơ hội so sánh, kiểm tra được độ chính xác của các tài liệu thu thập từ sách vở, tài liệu. Quá trình thực hiện đề tài này đòi hỏi người viết phải có nhiều đợt thực địa đến các điểm du lịch sinh thái đã định sẵn. Đồng thời qua đó sẽ trực tiếp thu thập thông tin, kiến thức không có trên sách vở từ người dân bản địa, các cơ quan ban ngành. c. Phương pháp bản đồ - GIS Với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ đối tượng của các đối tượng du lịch, phương pháp bản đồ cho ta thấy sự phân bố không gian của các đối tượng. Bản đồ là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của các hoạt động nghiên cứu, cho phép khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng. 6. Những đóng góp của đề tài 11 Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, hiện trạng phát triển ngành du lịch từ giai đoạn 2006 đến nay. Từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành kinh tế này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đưa ra một số đinh hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp đinh hướng bền vững đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn - Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái - Chường 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011. - Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái Khái niệm về du lịch: Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union of Offcial Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống..” Tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italya (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định là cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh tế, du lịch có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Khái niệm về DLST: DLST là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đây là loại hình du lịch thiên nhiên, môi trường và phát triển cộng đồng. ngoài ra, sự phát triển của DLST, các tiềm năng tự nhiên và văn hoá bản địa và đang mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “ Xây dựng chiến lược phát triển DLSTở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại 13 hình du lịch thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái Sinh thái (ecologi) thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Hi Lạp (eco có nghĩa là nhà ở, nơi ở; logos là khoa học) sinh thái là khoa học nghiên cứu về nơi cư trú của sinh vật. Định nghĩa của Haeckel đề xướng năm 1868, sinh thái học là khoa học về mối quan hệ tổng hoà giữa sinh vật với tất cả môi trường vô cơ và hữu cơ. Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về DLST, bởi vì đây là một khái niệm tương đối mới và được hiểu khác nhau, xuất phát từ các góc độ nghiên cứu của các cá nhân. Thuật ngữ DLST eco-tourism bắt nguồn từ cụm từ ecologically Responsyble Tourism, có nghĩa là DLST có trách nhiệm và DLST hiểu theo đúng nghĩa của nó bao gồm hai bộ phận: bộ phận sinh thái tự nhiên (ecology natural) và bộ phận sinh thái nhân văn (human ecology). Hội DLST Thế Giới (1992): DLST là sự du hành có mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết về lịch sử tự nhiên và văn hoá môi trường không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển du lịch kinh tế và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương. Theo định nghĩa của Việt Nam: DLST là loại du lịch dựa vào thiên nhiên, văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Qua đó ta thấy, DLST là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên không làm biến đổi hệ sinh thái, gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường và sự an bình của cộng đồng địa phương. Và DLST luôn mang tính bền vững, một phần thu nhập của hoạt động du lịch sẽ được tái đầu tư trực tiếp và việc bảo vệ các đối tượng du lịch cũng như nâng cao được mức sống của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia một cách có tổ chức của họ. 1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái Tính đa ngành: Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử, văn hoá cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,..) thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế 14 khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá,…). Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng và bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, lịch sử - văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội. Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một phần quần thể các điểm du lịch trong khu vực của một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ biểu hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa ( theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục tiêu kiếm tiền. Tính xã hội hoá: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động. Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng bao gồm: - Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa tới các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên những tác lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. 15 - Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học. Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương chính là chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết, chính người dân địa phương tại đây hiểu rõ hết các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có giá trị to lớn trong việc giáo dục khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. 1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 1.1.4.1.Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Khi khách du lịch rời khỏi nơi mình tham quan sẽ có cái nhìn mới, có được sự hiểu biết cao hơn về môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của khách du lịch sẽ thay đổi, được thay thế bằng sự tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển về giá trị tự nhiên, khu vực và sinh thái. 1.1.4.2. Nguyên tắc hoà nhập. Nguyên tắc hoà nhập là nguyên tắc mà người tham gia du lịch phải có sự hoà nhập tự nguyện vào môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá xã hội theo đúng nghĩa của nó. Có nghĩa là, khi tham gia vào hoạt động của du lịch sinh thái thì du khách phải chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là cải tạo, biến đổi nó theo ý muốn của mình. Đồng thời cũng cần phải biết đó là những kinh nghiệm để hoà đồng, để tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm, có thái độ tích cực và trách nhiệm hơn là đi tìm một cảm giác mới lạ hay thoả mãn những sở thích nhất thời. 1.1.4.3. Nguyên tắc quy mô. Là nguyên tắc mà khi tham gia du lịch sinh thái không phá huỷ môi trường và làm tổn hại cuộc sống sinh vật cũng như cư dân của môi trường đó. Do đó, khi khai thác chúng ta 16 cần chú ý đến những yếu tố để bảo vệ tính bền vững của môi trường đến những giá trị nhỏ nhất. Bất cứ tại một điểm du lịch nhất định cũng đòi hỏi một sự giới hạn cụ thể về số lượng về lượng khách tham quan nhằm đảm bảo cho sự tổn hại đến môi trường, sự sống của những sinh vật tồn tại ở đó. Khi lượng khí thải cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái tạo của hệ sinh thái, đồng thời khi lượng khách đông thì nó sẽ không kiểm soát được những hành vi tiêu cực dù là có ý thức hay vô ý huỷ hoại đến môi trường. 1.1.4.4. Khai thác tài nguyên và sử dụng một cách hợp lý Bố cục và tỉ lệ giữa diện tích sử dụng và diện tích tự nhiên phải hết sức hợp lý, ngay cả kiến trúc, cấu trúc, vật liệu các trang thiết bị của các công trình xây dựng cũng phải hợp lý với cảnh quan thiên nhiên, đó là điều ý nghĩa và cần thiết cho việc bảo vệ môi trường và mỹ quan quang cảnh. 1.1.4.5. Tránh sử dụng tài nguyên một cách quá mức và làm ô nhiễm tới môi trường Đây là nguyên tắc nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm giảm sức ép do việc khai thác quá mức đặc biệt là các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu vực bảo tồn tự nhiên, hạn chế sự lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực. Tối ưu hoá việc khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và kéo dài thêm được vòng đời sản phẩm du lịch. 1.1.4.6. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Cũng giống như các hoạt động du lịch khác thì DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Vì thế, DLST luôn coi việc bảo vệ môi trường và tự nhiên. Vì thế DLST luôn coi việc bảo vệ môi trường là nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ vì: - Bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu của hoạt động DLST. - Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và cá hệ sinh thái điển hình, sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái hệ sinh thái đồng nghĩa với việc đi xuống của hoạt động sinh thái. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động của du lịch sinh thái sẽ được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, và một phần của hoạt động du lịch sẽ được đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của hệ sinh thái. 1.1.4.7. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động du lịch sinh trái, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tác rời các giá trị môi 17 trường xã hội đối với hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục sinh hoạt, văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và làm thay đổi hệ sinh thái đó. Và hậu quả của quá trình này là làm thay đổi và tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì thế mà việc phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST. 1.1.4.8. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho kinh tế cộng đồng Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của việc phát triển DLST, bởi vì: - Nếu như các hoạt động du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và tất cả các lợi nhuận từ hoạt động du lịch đều thuộc về công ty điều hành thì DLST ngược lại sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận của mình từ việc hoạt động du lịch cho việc cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. - DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhận vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách,…Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương. Điều này sẽ giúp cho cuộc sống của người dân địa phương ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ cũng cảm nhận được lợi ích từ việc tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST. Chính người dân sẽ là những người chủ thực sự của các tài nguyên du lịch và họ luôn trung thành với các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động DLST. 1.1.5. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). - Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan