Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh đồng nai...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh đồng nai

.PDF
154
792
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Đức Thọ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Đức Thọ Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Để hoàn thành chương trình cao học và bài luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của qúy thầy cô, gia đình, bạn bè. Trước hết tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Văn Phan đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình làm đề tài. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng với tất cả sự nhiệt tình và năng lực, song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn! Học viên Hoàng Đức Thọ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu là kết quả của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục bản đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP ................................. 8 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 8 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ ........................................................................................ 8 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ................................................................. 12 1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp ............................ 14 1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp ...................................... 15 1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ............... 23 1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong .......................................................................... 23 1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ......................................................................... 25 1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................................... 25 1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan .............................................. 25 1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan .............................................. 26 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia ............................................... 27 1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam ............................................. 28 1.4. Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 28 Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 ...................................................... 29 2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai ............................................................................... 29 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai ............................... 30 2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong .......................................................................... 30 2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ......................................................................... 41 2.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 42 2.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010 .......................................................................................................... 43 2.4. Thực trạng tổ chức lãnh thổ KCN tỉnh Đồng Nai ......................................... 45 2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai ................... 45 2.4.2. Bản chất của các KCN tỉnh Đồng Nai ..................................................... 46 2.4.3. Tình hình phân bố các KCN trên lãnh thổ .............................................. 54 2.4.4. Tình hình quản lý các KCN ..................................................................... 56 2.4.5. Tình hình sử dụng đất của các KCN ....................................................... 56 2.4.6. Lao động sản xuất trong KCN ................................................................ 59 2.4.8. Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN ......................................... 70 2.4.9. Tình hình xử lý nước thải tại các KCN ................................................... 72 2.4.10. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ................................................................................................................... 73 2.5. Đánh giá chung .............................................................................................. 75 2.5.1. Vai trò của các KCN ............................................................................... 75 2.5.2. Khó khăn, hạn chế ................................................................................... 81 2.6. Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 87 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 ...................................... 88 3.1. Định hướng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai đến 2020 ........................................ 88 3.2. Các dự báo ................................................................................................... 106 3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Nai ................. 110 3.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 122 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 126 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BVMT : Bảo vệ môi trường CNCBNSTP : Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNPT : Công nghiệp phụ trợ CNTT : Công nghệ thông tin CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật DMG : dệt may, giày dép DN : doanh nghiệp GTDSTN : gia tăng dân số tự nhiên GTSXCN : giá trị sản xuất công nghiệp GTCH : gia tăng cơ học KCN, KCX, KCNC : Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao KT : Kinh tế KTXH : Kinh tế - xã hội NK : Nhập khẩu NQD : Ngoài quốc doanh SXCN : Sản xuất công nghiệp TTCN : Trung tâm công nghiệp TNDN : thu nhập doanh nghiệp TCLTCN : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLT KTXH : Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội TTHC : Thủ tục hành chính VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam UBND : Ủy ban nhân dân XK : Xuất khẩu XLNTTT : Xử lý nước thải tập trung DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 : Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010 ................................... 35 Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng đất KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2000 - 2010 ................ 56 Bảng 2.3 : Tình hình sử dụng đất tại các KCN tỉnh Đồng Nai năm 2010 ............... 57 Bảng 2.4 : Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai qua các năm ........................... 59 Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển KCN ..... 70 Bảng 3.1 : Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 ............... 96 Bảng 3.2 : Dự báo về cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực giai đoạn 2011-2020 ............................................................................................. 108 Bảng 3.3 : Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành công nghiệp .................. 109 Bảng 3.4 : Cơ cấu các ngành công nghiệp chủ yếu trong các KCN ...................... 110 DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục bản đồ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 2010..................................................32 Hình 2.2: Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Đồng Nai ....................................................37 Hình 2.3: Bản đồ phân bố KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..................................55 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lao động trong các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2011 .......59 Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010 .......65 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2011 ...................74 Biểu đồ 3.1: Dự báo đóng góp của các KCN vào GDP của tỉnh..........................107 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc thành lập các KCN đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đặc biệt là các địa phương khó khăn, thông qua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư khá cởi mở đối với các khu công nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó, kinh tế của các địa phương có bước phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển, đồng thời góp phần thu ngân sách, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng Nai là một trong các tỉnh dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam, là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên tại vùng Nam bộ Việt Nam, và đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực quy hoạch phát triển khu công nghiệp, do có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ, Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển hơn 11.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 30 KCN với diện tích 4805 ha, trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong việc xây dựng phát triển Khu công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng từ 70 - 95%. Các khu công nghiệp này, cơ sở hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí trên 57% diện tích đất và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên nhiều KCN ra đời nhưng không thể nhận đủ lượng vốn ngân sách, dẫn tới tình trạng đầu tư hạ tầng không theo kịp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù các KCN có xác định tính chất nhưng chưa thực sự làm rõ được việc hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ. Công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong các KCN theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt. Các quy hoạch ngành và quy hoạch các KCN chưa gắn kết chặt chẽ nên việc kêu gọi đầu tư cũng như giám sát đầu tư theo quy hoạch chung vào các KCN chưa hoàn chỉnh, còn 2 chồng chéo. Đặc biệt, sự phối hợp và liên kết, hợp tác kinh tế giữa các địa phương chưa được phát huy. Là một công dân của tỉnh, tôi chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” để: - Nghiên cứu chuyên môn hóa các ngành, lĩnh vực và lợi thế của từng địa phương, tạo bước đột phá phát triển ở một số KCN, tránh gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN. - Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất. Việc phát triển các KCN trong thời gian tới cần gắn với quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển của địa phương - Rà soát tình hình thu hút các dự án đầu tư và tình hình đầu tư phát triển của từng khu để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển trong thời kỳ mới, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư và nguồn lực đất đai. Và từ đó hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: + Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu sự phân bố, hoạt động khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. + Qua thực trạng đánh giá và phân tích để thấy được những thành tựu và tìm ra những bất hợp lý trong tổ chức, phân bố các khu công nghiệp của tỉnh. + Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển, tổ chức các khu công nghiệp theo hướng bền vững. Nhiệm vụ: - Lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu sự phân bố, hoạt động các khu công nghiệp tại Đồng Nai. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010. 3 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tổ chức hợp lý các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020. Giới hạn nghiên cứu  Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phân bố, phát triển và đề xuất giải pháp trong việc tổ chức, quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.  Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế nói chung, vấn đề tổ chức các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận và cả nước. Do đó trong quá trình nghiên cứu, tác giả đi sâu phân tích thực trạng tổ chức, phát triển các khu công nghiệp của Đồng Nai trong mối quan hệ với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và VKTTĐPN.  Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2010, giải pháp tổ chức, phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2011 -2020. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu của tác giả thì hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về KCN tỉnh Đồng Nai. Vấn đề này mới chỉ được một số tác giả nghiên cứu như: Phan Văn Hết (2006), Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo môi trường cho các KCN tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Võ Văn Một (2006), Phát triển các KCN trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia về xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2006), Báo cáo tổng hợp ‘‘Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020, trong đó có nghiên cứu quy hoạch các KCN. 4 Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này, hi vọng có thể đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu  Quan điểm hệ thống: Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã hội,… Nghiên cứu vấn đề tổ chức khu công nghiệp thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Khi nghiên cứu khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan hệ với vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phân bố, phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội chung của tỉnh.  Quan điểm lãnh thổ: Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng và là quan điểm của khoa học Địa lý. Tổ chức, quy hoạch khu công nghiệp là một hiện tượng và cũng là một quy luật tất yếu của nền kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài: “Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai” được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa là vùng Đông Nam Bộ, thậm chí trên phạm vi cả nước qua các giai đoạn nhất định. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ giữa các huyện trong nội bộ tỉnh Đồng Nai.  Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động công nghiệp trên một không gian và thời gian nhất định. 5 Mặt khác hiệu quả của tổ chức khu công nghiệp đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.  Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp. Hiện nay các khu công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng tổ chức, phát triển khu công nghiệp của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp để tổ chức hợp lý các khu công nghiệp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức, quy hoạch, phát triển khu công nghiệp từ những năm 2000 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.  Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Việc phát triển các khu công nghiệp chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,…Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án tổ chức, phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về sự hình thành, tình hình tổ chức phát triển,…của các KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2010 từ Cục thống kê, Ban quản lý các KCN và các ban ngành có liên quan tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho đề tài. 6 4.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về tổ chức phát triển các KCN của tỉnh. Trong đó có so sánh với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ để rút ra được những luận điểm sắc bén hơn. 4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ, bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển các KCN của tỉnh. Đồng thời, bản đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các KCN trên lãnh thổ. Đó chính là cơ sở để tác đánh giá và đưa ra dự báo về sự tổ chức phát triển các KCN trong thời gian tới. 4.2.4. Phương pháp dự báo Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong quá khứ và hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và bối cảnh xu thế toàn cầu hóa, từ đó đưa ra dự báo sự biến đổi của TCLTCN trong tương lai. Phương pháp dự báo trên nguồn lực và thực trạng phát triển, phân bố công nghiệp chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm 2020. 5. Những đóng góp chính của đề tài - Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức, phát triển KCN tỉnh Đồng Nai. - Tìm hiểu thực trạng tổ chức, phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2010. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tổ chức, phát triển KCN của tỉnh. - Đưa ra định hướng và giải pháp tổ chức hợp lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020. 7 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 4 phần chính: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Chương 2: Thực trạng TCLT KCN tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2010 + Chương 3: Định hướng và giải pháp TCLT KCN tỉnh Đồng Nai GĐ 2011 - 2020 - Phần kết luận và phần phụ lục, tài liệu tham khảo. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ 1.1.1.1. Khái niệm không gian Các Mác đã khẳng định: “Với trình độ phát triển nhất định của năng suất lao động bao giờ cũng cần một không gian nào đó”. Theo từ điển Địa Lý của Oxford Universiry Press, 1997, không gian (space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt Trái Đất. Các mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong Địa Lý học. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt không gian tuyết đối và không gian tương đối. Không gian tuyệt đối là một không gian tuyệt đối khách quan. Không gian tuyệt đối là một không gian nhận thức bởi con người hay xã hội có liên quan tới các mối liên hệ giữa những đối tượng và khuynh hướng của đối tượng đó. Thuật ngữ lãnh thổ: “Territory” là thuật ngữ mà trường phái các nhà khoa học Xô Viết thường dùng trong TCLT. Ở nước ta, lãnh thổ cũng được hiểu theo nghĩa không gian bao gồm: Vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng dưới lòng đất. Do vậy, tổ chức lãnh thổ ở đây bao hàm nghĩa không gian. TCLTCN là một bộ phận quy hoạch tổng thể về tổ chức không gian kinh tế - xã hội được cụ thể hóa. [Theo nghị định 92 của Chính phủ] 1.1.1.2. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội • Nhận thức về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Theo quan điểm của các nhà Địa lý phương Tây: TCLT được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp lý vế sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng lớn hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối quan hệ giữa các quốc gia để tạo nên giá trị mới Theo quan điểm của các nhà Địa lý Xô Viết: TCLT KTXH là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa 9 các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là toàn bộ quá trình hoạt động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên có liên quan đến các mối liên hệ, các phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hoạt động này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động trong hình thái xã hội tương ứng. Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là đạt đến cơ cấu sản xuất năng động hợp lý, phát triển bền vững của đất nước hay từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cho nền sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, nâng cao đời sống nhân. Như vậy, tổ chức lãnh thổ KTXH góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Tổ chức lãnh thổ KT-XH còn được hiểu là sự kết hợp của các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất,…Tổ chức lãnh thổ (không gian) chính là hướng tới quy luật phát triển khách quan trên con đường phát triển tối ưu của một lãnh thổ. • Không gian KT - XH Không gian kinh tế - xã hội là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp các nguồn lực phát triển, chứa đựng các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua những quan hệ phân bố, những liên kết kinh tế ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ chức không gian, người ta thường xem không gian KT - XH là một trường lực với 3 thành phần sau đây: + Trung tâm KT - XH (còn gọi là cực hay nút phát triển): Là nơi có nhiều nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế - xã hội, hay còn được gọi là bộ phận tạo lực. + Hành lang phát triển: Là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế - xã hội giữa các trung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm: đường sá, bến bãi, điện, thông tin liên lạc qua hành lang, sức phát triển trung tâm sẽ dẫn truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển. 10 + Bề mặt: là những “Vùng trống” của không gian kinh tế - xã hội, nơi dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hay công nghiệp khai thác đơn thuần. Bề mặt là bộ phận chịu tác động chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành lang, những nơi nào gần trung tâm hay hành lang thì sẽ có trình độ phát triển cao hơn, càng xa trung tâm hay hành lang thì càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh hưởng của trung tâm trở nên không đáng kể thì nơi đó chính là ranh giới của bề mặt. • Vùng phân cực Vùng phân cực là một không gian không đồng nhất, các bộ phận khác nhau của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối và trao đổi với cực này nhiều hơn bất kỳ một cực nào khác có cùng quy mô tầm cỡ chi phối một vùng kế bên. “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc, tồn tại giữa các cực kinh tế, tùy theo các dòng nối liền chúng với nhau” (J.R.Boundeville). Hai yếu tố đặc trưng của vùng phân cực là khái niệm liên hệ (liên kết) và khái niệm thang bậc (phi đối xứng). Sự phân cực là tổng thể một mạng lưới những giao lưu, những liên hệ.Chính vì các đơn vị kinh tế tồn tại trên lãnh thổ (ngành, khu vực, thành phố) giao lưu với nhau mà hình thành những tổng thể phân cực. Các liên hệ được quan tâm xem xét: + Liên hệ vị trí – địa lý. + Liên hệ kỹ thuật – công nghệ. + Liên hệ kinh tế, thị trường song phương, đa phương. • Quan niệm về “cực” Cực là một phức hợp tổng thể những hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả tạo nên sức hút, trên cơ sở những liên hệ bổ sung lẫn nhau đa chiều, nhờ đó mà duy trì được sức hút. Đó là lý do tồn tại cực. + Cực phát triển: Khi tổng thể các hoạt động của cực có một hoạt động có tính động lực thì đó là cực phát triển. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực xoay quanh nó, nhờ đó có những tác động lôi cuốn mạnh mẽ đối với các khu vực xung quanh, các vệ tinh và toàn bộ nền kinh tế vùng. Tác động ấy 11 rất đa dạng và thể hiện khác nhau tùy theo tình hình cụ thể, nhưng bản chất là năng động, đổi mới, dẫn đến tiến bộ kinh tế có thể thúc đẩy tạo lập những ngành hoạt động mới, có thể làm cho tổng quy mô của ngành hiện có thay đổi cơ cấu, đổi mới kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức. + Cực tăng trưởng: Là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy của cực phat triển. Các cực tăng trưởng là vệ tinh của các cực phát triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh – cực tăng trưởng, thường là mạnh bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những thúc đẩy lôi cuốn từ cực phát triển. + Cực liên kết: Là một cực phát triển gắn liền hai hệ thống đô thị từ khi chưa có mối liên kết nào cho đến lúc nó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, nhờ đó không chỉ tác dụng lôi cuốn của nó tăng lên mà các cực tăng trưởng vệ tinh cũng tăng lên. - Thang bậc (tính phi đối xứng): Hiện tượng phân cực dựa trên sự tồn tại của các liên hệ, mà sau đó các liên hệ này thay đổi tăng, giảm trong quá trình phát triển, dẫn đến các thay đổi theo tiêu chuẩn thang bậc. Thang bậc là yếu tố chìa khóa của “sự phân cực”. • Sức hút Những thang bậc thể hiện sự lôi cuốn, sức hút của một ngành, một xí nghiệp hay một cực phát triển. Những ảnh hưởng lôi cuốn có nhiều loại: + Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất. + Sức lôi cuốn về mặt đầu tư thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất xã hội, đầu tư phát triển đô thị. + Sự lan truyền đổi mới công nghệ, kỹ thuật, thúc đẩy những nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học – kỹ thuật. + Lan truyền đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, nhưng đổi mới về tư tưởng và tâm lý, thị hiếu của người sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến đổi mới nhu cầu về lượng và chất. Vậy, “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội là quá trình lựa chọn có tính chiến lược các cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan