Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “ly hôn ở đô thị thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (nghiên cứu trường hợp thành...

Tài liệu “ly hôn ở đô thị thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (nghiên cứu trường hợp thành phố tây ninh, tỉnh tây ninh)

.PDF
87
542
104

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ KIM ANH LY HÔN Ở ĐÔ THỊ: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ NGỌC VĂN HÀ NỘI, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, cơ sở học viện tại thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức mới về chuyên ngành Xã hội học và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. Lê Ngọc Văn, một người thầy chân thành, trách nhiệm đã hướng dẫn tôi với tất cả lòng nhiệt tình của người thầy giáo trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh, Toà án nhân dân thành phố Tây Ninh và Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thành phố Tây Ninh đã hỗ trợ cung cấp số liệu, thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tây Ninh, tháng 7 năm 2016 PHẠM THỊ KIM ANH LỜI CAM ĐOAN Học viên cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Phạm Thị Kim Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 Chương 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.................................................12 1.1. Các khái niệm công cụ.............................................................................12 1.2. Lý thuyết áp dụng.....................................................................................17 1.3. Một vài đặc điểm và địa bàn nghiên cứu..................................................21 Chương 2. Thực trạng ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh....25 2.1. Tỷ lệ ly hôn...............................................................................................25 2.2. Nguyên đơn ly hôn...................................................................................27 2.3. Tuổi ly hôn của phụ nữ và năm giới.........................................................36 2.4. Nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn...............................................40 2.5. Độ dài của hôn nhân.................................................................................40 Chương 3: Nguyên nhân và hậu quả ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.........................................................................................................48 3.1. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn.........................................................48 3.2. Hậu quả của ly hông.................................................................................64 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................81 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu bảng, biểu Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Số vụ ly hôn trong án hôn nhân và gia đình tại thành phố Tây Ninh. Số vụ ly hôn và dân số trung bình của thành phố Tây Ninh từ năm 2011 đến 2015. Nguyên đơn trong hồ sơ ly hôn tại thành phố Tây Ninh. Trang 25 26 28 Biểu đồ 2.4 Khoảng cách tuổi của vợ và chồng. 43 Biểu đồ 3.1 Các nguyên nhân ly hôn tại thành phố Tây Ninh. 48 Bảng 2.1 Tuổi ly hôn của vợ và chồng. 36 Bảng 2.2 Độ dài của hôn nhân. 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi giáo dục, đào tạo nguồn lao động của đất nước và hôn nhân là sợi dây gắn kết tạo nên gia đình. Tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất quan tâm đến vấn đề gia đình. Hôn nhân bền vững sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc. Ngược lại, nếu hôn nhân không bền vững thì sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến gia đình, xã hội và cộng đồng. Ly hôn là hiện tượng xã hội tiêu biểu cho hôn nhân không bền vững. Ở phương Tây trong những thập kỷ gần đây, gia đình đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao và nhiều hình thức thay đổi của gia đình. Theo bảng số liệu “Ly hôn và tỉ lệ ly hôn thô” năm 2011 do Bộ phận thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSTAT) tổng hợp cho thấy tỷ lệ ly hôn trên toàn thế giới rất cao, những nước có tỷ lệ ly hôn thô cao nhất thế giới là Belarus 4,1%, Nga 4,8%, Moldova 3,1%, Mỹ 3,6% [20]. Và hiện nay, một số nước ở Châu Á cũng được chú ý vì tỉ lệ ly hôn tăng đáng kể như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…. Theo thống kê ở Mỹ năm 2014: có 813.862 vụ ly hôn và huỷ bỏ hôn ước so với 2.140.272 vụ kết hôn, tỉ lệ ly hôn thô ở Mỹ năm 2014 là 3,2% so với tỉ lệ kết hôn thô là 6,9%. Như vậy tỉ lệ ly hôn chiếm gần phân nửa tỉ lệ kết hôn [19]. Việt Nam là nước có nền văn hoá với nhiều điểm khác biệt so với các nước phương Tây, tuy đi sau cả trăm năm về sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá nhưng cũng đối diện với các vấn đề của một xã hội đang phát triển theo xu hướng của các nước phương Tây do ảnh hưởng văn hoá du nhập qua sự phát triển hội nhập và mạng Internet,... Ở Việt Nam, ly hôn đang là một thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây. Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề hôn nhân 1 và gia đình ở nước ta, tình trạng ly hôn có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước đổi mới. Nếu năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn thì con số này tăng dần và đến năm 2006 là 69.523 vụ. Ly hôn, một hiện tượng xã hội phức tạp, nó làm biến đổi hệ giá trị của gia đình, làm cho xã hội nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Ly hôn được nhiều ngành quan tâm, nghiên cứu, trong đó có ngành Xã hội học. Hiện tượng ly hôn là mặt trái của hôn nhân một khi quan hệ hôn nhân tan vỡ. Tuy vậy, nó cũng có tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Mặt tích cực là giải phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân thật sự tan vỡ, là cách giải thoát tốt nhất cho mỗi cá nhân. Nhưng mặt tiêu cực thì lúc nào cũng nặng nề và để lại di chứng theo thời gian cho cá nhân trong cuộc và quan trọng hơn hết là sự ảnh hưởng của nó đối với cả một xã hội đang phát triển. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay. Bên cạnh đó, hiện tượng ly hôn đang là một thực trạng bức xúc của xã hội vì ly hôn là sự chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng, sự phân chia tài sản, nuôi dưỡng con cái,….và một loạt vấn đề xảy ra sau ly hôn mà xã hội phải giải quyết cho các thế hệ thứ hai như xu hướng không kết hôn của những cá nhân sống trong gia đình đổ vỡ, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh, trẻ bỏ học, nghiện hút,… Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tiến lên Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cả nước trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001, tỷ lệ ly hôn thô (CDR) ở Việt Nam là 0,69, đến năm 2005 tỷ lệ này là 0,80 và năm 2010 là 1,12, tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm [18, pg. 114]. 2 Hiện tượng ly hôn đang diễn ra ngày càng gia tăng không chỉ ở các thành phố lớn mà nó còn diễn ra ở các tỉnh đang trên đà đô thị hoá. Trong quá trình phát triển và đổi mới của đất nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hiện tượng ly hôn ở đô thị, nông thôn, vùng cao và thực tế trong quá trình nghiên cứu xã hội học cho thấy, mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi giai đoạn lịch sử làm nảy sinh những nguyên nhân chính yếu khác nhau. Thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh - một tỉnh nằm sát biên giới phía Tây của Việt Nam, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại đây. Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình này như tăng trưởng kinh tế, các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống của người dân tăng lên, thành phố Tây Ninh cũng đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tội phạm gia tăng, ly hôn, … Từ thực tế những vấn đề xã hội đang gia tăng tại địa phương, bản thân học viên muốn tìm hiểu vấn đề ly hôn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh diễn ra theo chiều hướng nào, những nguyên nhân chính nào dẫn đến ly hôn và hậu quả của ly hôn ra sao. Học viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Ly hôn ở đô thị: thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (nghiên cứu trường hợp thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh)” nhằm tìm hiểu rõ hơn về một khía cạnh xã hội tại địa phương học viên đang sống. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài “Ly hôn” là một chủ đề không phải là mới mà đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết. Ở phương Tây, với sự phát triển về kinh tế, chính trị và xã hội thì những nghiên cứu về xã hội cũng rất được chú ý với những hình thức mới xảy ra trong xã hội. Tỉ lệ ly hôn cao và những hình thức biến tướng của gia đình thu hút nhiều sự nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội. Ở Mỹ, tính đến năm 3 2009, có tới 1.980 bài viết đăng trên tạp chí khoa học xã hội có liên quan đến chủ đề ly hôn [6]. Năm 1977, Robert Chester tập hợp số liệu ly hôn trên 11 nước Châu Âu và phân tích nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Ông nhấn mạnh các lý do dẫn đến ly hôn rất đặc biệt và không giống nhau ở nước này so với nước khác, nhưng có giá trị chung. Trong số những yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ ly hôn, có những yếu tố rất dễ nhận biết như có thai trước hôn nhân, tuổi kết hôn quá sớm. Có yếu tố khó đo đếm nhưng có giá trị như: khác tôn giáo, khác nguồn gốc gia đình tác động đến lối sống khác nhau, chưa tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn. Trong cuốn sách của 02 nhà khoa học nữ Judith S.Wallerstein và Joan B. Kelly (Mỹ), “Surviving the Breakup: How Children and Parents Cope with Divorce”, Nxb Basic Books, 1980, tạm dịch “Còn sống sót sau cuộc chia tay: Làm thế nào trẻ em và cha mẹ đối phó với ly hôn” đã đưa ra một phân tích sắc sảo dưới góc độ xã hội học, tâm lý học về ly hôn, đó là: những khó khăn, hạnh phúc sau ly hôn của từng trường hợp ly hôn điển hình, khả năng tái hôn, thu nhập của vợ chồng sau ly hôn, nhất là thái độ, cuộc sống của những đứa con sau ly hôn. Nhìn chung, ly hôn ở các nước phát triển rất được quan tâm nghiên cứu và hiện nay họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lý giải cho những hậu quả ảnh hưởng đến xã hội hiện đại. Ở Việt Nam, từ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập thì các vấn đề của gia đình ngày càng bức thiết, trong đó có ly hôn đã được các nhà Xã hội học quan tâm nghiên cứu từ những năm 90, đã có nhiều công trình được tiến hành và công bố, cụ thể: Nghiên cứu “Những gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 1989. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng đời sống kinh tế và tình cảm của người phụ nữ ly hôn, ly thân 4 ở nông thôn miền núi phía Bắc. Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu này đã chỉ ra những khó khăn về kinh tế như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn. Nghiên cứu tiếp theo là “Nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và việc thực hiện quyền đó” do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 1994. Nghiên cứu này thống kê tình hình ly hôn ở Việt Nam qua các số liệu của Toà án nhân dân tối cao; đồng thời phân tích nguyên nhân ly hôn dựa trên 517 bộ hồ sơ ly hôn lưu trữ tại toà án thuộc 04 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phú, Quảng Nam – Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) thời gian 02 năm 1993 – 1994. Dựa trên các hồ sơ này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ly hôn do tính tình không hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (20,51%), tiếp đến là do khác biệt về nghề nghiệp và lý do ngoại tình chiếm tỉ lệ rất thấp. Năm 1998 – 1999, công trình “Nghiên cứu ly hôn – trường hợp Hà Nội” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện, đã khắc phục được hạn chế của những nghiên cứu trước. Lần đầu tiên nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu như thu thập các tài liệu thống kê, lập bảng hỏi, chọn mẫu và tiến hành thu thập thông tin từ những đối tượng có liên quan đến ly hôn. Chính vì vậy, những nguyên nhân thực tế được làm sáng rõ hơn. Tháng 6/2008, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã công bố kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006. Theo kết quả này thì hiện tượng ly hôn đang tăng lên, chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18 – 60 và cao hơn ở thành thị (thành thị là 3,3%, nông thôn là 2,6%) và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 02 lần so với nam giới. Hầu hết trẻ em sau khi cha mẹ ly 5 hôn đều sống với mẹ. Trong số những người đã ly hôn, 27,7% cho biết lý do ly hôn là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết nguyên nhân ly hôn là do ngoại tình, còn lại là do kinh tế (13%) và bạo lực gia đình (6,7%) [2]. Trong các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân ly hôn và tiến hành phân tích trên diện rộng, chưa phân tích sâu tới đặc điểm của ly hôn (như: tuổi ly hôn, thời gian sống chung, sự khác biệt giữa nghề nghiệp của vợ và chồng) và chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm ly hôn ở các khu vực đô thị nói riêng. Vì thế, trong luận văn này, tôi muốn tập trung phân tích những đặc điểm khác biệt giữa vợ và chồng dẫn đến ly hôn ở khu vực đô thị để thấy rõ hơn bức tranh ly hôn đang diễn ra ở đô thị như thế nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng ly hôn; trên cơ sở đó, nêu lên một số khuyến nghị nhằm củng cố sự bền vững của gia đình, giảm thiểu ly hôn ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến đề tài nhằm biết được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có, từ đó học viên có cơ sở xây dựng mục tiêu, nội dung, câu hỏi, giả thuyết, phương pháp, lựa chọn lý thuyết nghiên cứu. 2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. 3. Điều tra khảo sát thực tế, lấy số liệu thống kê liên quan đến đề tài. 4. Phân tích, đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả ly hôn trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 6 5. Đưa ra một số khuyến nghị củng cố sự bền vững của gia đình, giảm tỷ lệ ly hôn. 4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng, những nguyên nhân thực tế và hậu quả của ly hôn ở đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 1. Phạm vi không gian Luận văn nghiên cứu về các trường hợp ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 2. Phạm vi thời gian Hiện tượng ly hôn được quan sát trong khoảng thời gian là 05 năm, từ năm 2011 đến năm 2015. 3. Phạm vi nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả ly hôn tại thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh. 4.3. Khách thể nghiên cứu Các hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh và những đối tượng (cán bộ tòa án; hang xóm, người thân của người ly hôn; đối tượng đã ly hôn) tham gia vào cuộc phỏng vấn sâu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận chung Trong luận văn này, tôi sử dụng Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Hiện tượng ly hôn trong gia đình cần phải được xem xét trong mối quan hệ với các hiện tượng khác như quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhóm 7 xã hội, truyền thông đại chúng và đồng thời cần phải xem xét từng trường hợp về điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội của từng gia đình ở đô thị. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lịch sử cụ thể như tác động của truyền thống văn hoá. Việc giải thích các hiện tượng xã hội mang tính khách quan có nghĩa là khi nghiên cứu hiện tượng ly hôn, chúng ta không nên áp đặt ý chủ quan của mình để kết luận mà phải nghiên cứu, tìm hiểu bản chất bên trong của hiện tượng này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin sau: - Phương pháp phân tích tài liệu. Phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin và số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng làm phương pháp chính nhằm làm luận chứng cho lập luận đề ra. Tài liệu phân tích gồm các hồ sơ ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong 05 năm (từ 2011 đến 2015). Cụ thể, tôi tiến hành đọc và phân tích toàn bộ hồ sơ ly hôn trong vòng 01 tháng để: + Thống kê và phân tích về số liệu ly hôn của từng năm; về nguyên đơn ly hơn; về tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giới; về nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn và về độ dài của hôn nhân để nhằm tìm hiểu thực trạng ly hôn đang diễn ra như thế nào và thực trạng này bị tác động từ đâu. + Đọc từng hồ sơ (trong Đơn xin ly hôn, trong Biên bản hoà giải, trong lời khai của nguyên đơn và bị đơn, trong kết quả xác minh,…) để thống kê những nguyên nhân thực sự dẫn đến ly hôn nhằm tìm ra những nguyên nhân nào tác động nhiều nhất đến ly hôn. 8 + Cũng qua hồ sơ ly hôn, tôi tiến hành phân tích những vấn đề có thể đặt ra sau ly hôn cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực nhằm giúp chúng ta thấy được những hậu quả của gia đình sau ly hôn. - Phương pháp phỏng vấn sâu. Cùng với việc phân tích các lý do mà các cặp ly hôn khai tại toà, tôi còn tham khảo thêm ý kiến của người có quan hệ gần gũi với đối tượng ly hôn để thấy rõ hơn nguyên nhân ly hôn và hậu quả sau ly hôn. Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng đã ly hôn (trong đó có 05 nam và 05 nữ) nhằm thu thập thêm về nguyên nhân dẫn đến ly hôn để phục vụ cho mục đích của luận văn này. 5.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Ly hôn ở thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 đến năm 2015 diễn ra như thế nào? 2. Những nguyên nhân nào dẫn đến ly hôn? 3. Ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên gia đình? 5.4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Ly hôn có chiều hướng gia tăng theo thời gian và xảy ra nhiều hơn ở các cặp vợ chồng trẻ từ 25 đến 35 tuổi. Giả thuyết 2: Khó khăn kinh tế, ngoại tình và bạo lực gia đình là những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Giả thuyết 3: Phụ nữ và trẻ em là những người chịu hậu quả nặng nề của ly hôn. 5.5. Khung phân tích 9 Yếu tố chủ quan: nghề nghiệp, tuổi, giới tính, trình độ học vấn,.... Yếu tố khách quan: môi trường sống, dư luận xã hội, phong tục, luật pháp,.... Gia đình Ly hôn Hậu quả pháp lý của ly hôn Hậu quả cá nhân và xã hội của ly hôn Các nguyên nhân của ly hôn xảy ra trong gia đình nảy sinh dưới tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Từ đó tạo ra hậu quả sau ly hôn (gồm hậu quả pháp lý và hậu quả xã hội) và chúng tác động trở lại tới xã hội và đời sống của mỗi cá nhân trong gia đình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ khái niệm “Ly hôn ở đô thị” và kiểm chứng tính đúng đắn của các lý thuyết xung đột và lý thuyết hiện đại hoá liên quan đến ly hôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn mang lại một sự hiểu biết tương đối có hệ thống về thực trạng, xu hướng, nguyên nhân và hậu quả của ly hôn diễn ra trong các gia đình đô thị ở Tây Ninh; cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quan chức năng trong việc củng cố sự bền vững của gia đình, giảm thiểu ly hôn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Chương 2: Thực trạng ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Nguyên nhân và hậu quả ly hôn tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Gia đình Gia đình là một khái niệm phức hợp gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hoá, kinh tế,… khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội và cho đến nay, gia đình đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, song tựu chung lại, các định nghĩa về gia đình thường được xác định theo một trong hai cách tiếp cận: tiếp cận vĩ mô hoặc tiếp cận vi mô. Theo cách tiếp cận vĩ mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là một thiết chế xã hội, một đơn vị cơ sở của xã hội, thực hiện những chức năng xã hội nhất định, trước hết là chức năng tái sinh sản ra con người: “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”[17, pg. 306]. Theo cách tiếp cận vi mô, gia đình được định nghĩa với tư cách là một nhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể để nhận diện nó (có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung). Nhưng để phù hợp với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay thì định nghĩa sau đây thể hiện tất cả những đặc trưng của gia đình Việt: “Gia đình là một nhóm người, có quan 12 hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung”[15, tr. 25-31]. Với những khái niệm trên, ta có thể hình dung được gia đình, nơi mà con người sinh ra, lớn lên, là nơi bắt đầu hình thành nhân cách sống trong xã hội. Gia đình là mối liên hệ giữa vợ chồng, con cái. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Ở đề tài này, tôi xin được định nghĩa gia đình như sau: Gia đình là một đơn vị xã hội vi mô, được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại hai bên). Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ một cách hợp pháp. 1.1.2. Hôn nhân Nhìn nhận từ góc độ xã hội, hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất: ở chung cùng một mái nhà, ăn chung cùng một mâm cơm, hưởng chung những sung sướng vật chất, cùng đồng lao cộng khổ để có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống đáp ứng cho hạnh phúc hôn nhân. Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi cá nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội. Từ phía luật pháp hiện nay: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn [10, tr. 2]. Ở một số nước phương Tây, hôn nhân đồng giới đã được công nhận, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn chịu sự phản đối của rất nhiều người, về phía Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định “Nhà 13 nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). 1.1.3. Kết hôn “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” [10, tr. 2]. Trong Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. 1.1.4. Ly hôn 14 Nếu như kết hôn là chuyện bình thường, là bước khởi đầu cho việc tạo lập gia đình, thì ly hôn là sự bất bình thường – là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án” [10, tr. 3]. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, kết hôn hay ly hôn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và những luật lệ của xã hội. Còn trong xã hội hiện nay, mỗi cá nhân có quyền tự do kết hôn cũng như quyền tự do ly hôn và họ được pháp luật hiện hành bảo vệ quyền lợi chính đáng. Điều 54, 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn. 1.1.5. Thao tác hoá khái niệm Ly hôn Thao tác hoá khái niệm Ly hôn nhằm làm rõ những vấn đề đang xảy ra từ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến ly hôn. Thực trạng ly hôn: ở đô thị, chất lượng cuộc sống người dân thay đổi, làm cho gia đình ở đô thị cũng biến đổi về quy mô, cơ cấu, chức năng. Gia đình ở đô thị có xu hướng vươn tới cái mới, cái luôn thay đổi; đề cao tính tự do cá nhân, mối quan hệ chiều ngang và đề cao mặt pháp lý; mỗi thành viên đến tuổi lao động trong gia đình đều có nghề nghiệp khác nhau. Ngược lại với đô thị, ở nông thôn các thành viên trong gia đình đa phần cùng làm chung một công việc; truyền thống gia đình được đặt trên lợi ích cá nhân, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với cha mẹ; đề cao lòng hiếu thảo, sự biết ơn 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan