Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tiểu thuyết sống đọa thác đầy của mạc ngôn...

Tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết sống đọa thác đầy của mạc ngôn

.PDF
82
1332
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐẦY CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Hà Nội - 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ NHUNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT SỐNG ĐỌA THÁC ĐẦY CỦA MẠC NGÔN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài Mã số: 602230 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Huy Tiêu Hà Nội - 2012 PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................5 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài .............12 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................14 5. Cấu trúc luận văn .............................................................................................14 B. NỘI DUNG CHÍNH ...........................................................................................15 CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM .............................................15 1.1 Khái niệm kết cấu ...........................................................................................15 1.2. Kết cấu đặc trưng trong Sống đọa thác đầy .................................................17 1.2.1 Kết cấu mô phỏng theo phương thức tự sự truyền thống .........................17 1.2.2. Kết cấu đồng hiện, lồng ghép ..................................................................22 1.2.3. Kết cấu vòng tròn ....................................................................................27 CHƯƠNG 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN ......................................30 2.1. Người kể chuyện ............................................................................................30 2.1.1. Khái niệm người kể chuyện .....................................................................30 2.1.2. Sự đa dạng của ngôi kể ...........................................................................32 2.1.2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất ......................................................33 2.1.2.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ hai ........................................................36 2.1.2.3. Người kể chuyện đặc biệt Mạc Ngôn ................................................39 2.2 Điểm nhìn ........................................................................................................43 2.2.1 Khái niệm điểm nhìn.................................................................................43 2.2.2. Các kiểu điểm nhìn ..................................................................................43 PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn 2.2.2.1. Điểm nhìn trẻ thơ .............................................................................43 2.2.2.2. Điểm nhìn hư ảo ...............................................................................45 2.2.2.3. Điểm nhìn súc vật ............................................................................47 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG NHÂN VẬT ...............................................................53 3.1 Khái niệm nhân vật.........................................................................................53 3.2. Đặc điểm nhân vật .........................................................................................55 3.2.1. Nhân vật của Mạc Ngôn xuất hiện với cá tính rất riêng biệt. .................55 3.2.2. Nhân vật luôn đấu tranh cương quyết cho quyền riêng của mình. .........57 3.2.3. Nhân vật là những người dân bình thường nhất. ....................................58 3.2.4. Nhân vật mang những nét kì ảo...............................................................58 3.3 Một số loại hình nhân vật...............................................................................60 3.3.1. Tây Môn Náo - Kiếp luân hồi thể hiện nỗi đau khổ của con người ........60 3.3.2. Mặt Xanh - Kẻ chống đối “cách mạng” mang khát vọng con người. .............63 3.3.3. Hồng Thái Nhạc - Người lãnh đạo hẹp hòi, tàn ác. ................................65 3.3.4. Một số nhân vật khác...............................................................................66 3.4 Giọng điệu nhân vật .......................................................................................68 3.4.1. Giọng điệu bỡn cợt ..................................................................................68 3.4.2. Giọng điệu tâm tình .................................................................................72 C. KẾT LUẬN .........................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78 PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết và lâu dài. Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, ở các mức độ khác nhau văn học Trung Quốc luôn có những ảnh hưởng nhất định tới nền văn học Việt Nam. Xuất phát từ lý do đó, trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi có sự lưu ý đặc biệt tới hiện tượng này. Bởi xét đến cùng việc nghiên cứu văn học nước ngoài, một mặt nào đó cũng là để hiểu hơn nền văn học nước nhà trong mối tương quan so sánh khách quan. Nền văn học Trung Quốc vừa gần gũi vừa có nét tương đồng, lại vừa có những thành tựu vượt xa chúng ta. Tìm hiểu hiện tượng này hứa hẹn nhiều điều lý thú và hấp dẫn. Nếu như trong nền văn học cổ điển Trung Quốc chúng ta thường nhắc đến những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như: Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am hay Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… thì trong nền văn học đương đại, chúng ta lại bắt gặp rất nhiều tên tuổi các nhà văn được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như: Vương Mông, Giả Bình Ao, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công…. Đặc biệt, trong số đó không thể không nhắc tới nhà văn Mạc Ngôn - Nhà văn của vùng đất Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi đương đại thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Mạc Ngôn đã làm thay đổi diện mạo của nền văn học đương đại. Được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất hiện nay ở Trung Quốc, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XX” ở Châu Á, Mạc Ngôn đã và đang trở thành một hiện tượng trên văn đàn Trung Quốc và Thế giới. Mới đây, ông đã được trao giải thưởng Nobel văn học 2012. Giải thưởng đó là sự ghi nhận và đánh giá chính xác nhất về những gì Mạc Ngôn đã cống hiến cho nền văn học Trung Quốc và thế giới. Lựa chọn Mạc Ngôn để nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi muốn thông qua một cây bút xuất sắc để có cái nhìn khách quan về quá trình đổi mới nền văn học của Trung Quốc, cũng như thấy được nét đặc sắc của cây bút này. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn Mạc Ngôn thành công ở cả trên ba thể loại là tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn. Đặc biệt, ở thể loại tiểu thuyết, không ít các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được giới nghiên cứu đánh giá cao như: Báu vật của đời, Đàn hương hình, Gia tộc cao lương đỏ…. Ở Việt Nam, các tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã được xuất bản khá đầy đủ, được đông đảo bạn đọc quan tâm, được các nhà nghiên cứu phê bình chú ý và đánh giá cao. Một tác phẩm gần đây nhất của ông cũng được bạn đọc trong nước và thế giới quan tâm là Sống đọa thác đầy. Đây được coi là cuốn tiểu thuyết khẳng định thêm một lần nữa sức mạnh tài năng và ngòi bút phi thường của nhà văn vùng đất Cao Mật này. Sống đọa thác đầy (生死疲劳) là tác phẩm mới của Mạc Ngôn, được xuất bản năm 2007. Tác phẩm đánh dấu sự thành công đỉnh cao của ông cả về nội dung và hình thức: thể hiện được cuộc sống và những bước đi lên của lịch sử đất nước Trung Quốc; nghệ thuật thể hiện mang đậm tính hiện đại phương Tây, cách tiếp cận mới mẻ, tạo ấn tượng đối với độc giả khiến họ muốn tìm tòi và khám phá. Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự và các nhân tố cấu thành nghệ thuật tự sự trong tác phẩm. Từ kết cấu câu chuyện, người tự sự, điểm nhìn, nhân vật, không – thời gian… Tất cả những yếu tố mới lạ và độc đáo này được bắt gặp trong hầu hết các tiểu thuyết của ông và độc giả sẽ càng thấy mới lạ hơn trong Sống đọa thác đầy. Trước đây, ông từng nói nếu chưa đọc Báu vật của đời sẽ không thể hiểu được Mạc Ngôn. Ông cũng đã từng nói tác phẩm Tứ thập nhất pháo là “nhành cây xanh trên cái cây già nua màu đen”. Và khi Sống đọa thác đầy ra đời thì ông tiếp tục đưa ra thông điệp của tác phẩm này chính là “nhánh mới trên cái cây già nua” đó. Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất nhiều so với các cuốn tiểu thuyết trước của Mạc Ngôn. Nội dung được kể trong đó cũng khác với nội dung của Tứ thập nhất pháo hay Báu vật của đời. Ông cũng đã từng nói, điều kiện tiên quyết để mỗi nhà văn cầm bút sáng tác là khi nhận thấy cuốn sách mình đang viết là mới, có phát triển trên cơ sở cũ và không hề lặp lại. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 4 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn Trên hành trình của sáng tạo nghệ thuật, Mạc Ngôn đã sớm khẳng định cho mình một phong cách riêng không giống với bất kỳ con đường sáng tác của một nhà văn nào. Ông luôn mong muốn viết ra những cái gì thuộc về riêng mình, nó khác với nhà văn phương Tây và cũng khác với các nhà văn của đất nước ông. Đó là động lực khiến ông hăng say tìm tòi để đổi mới, không ngừng sáng tạo phong cách độc đáo cho riêng mình. Theo ông, sự sáng tạo “không phải là sự chen nhau chạy theo mốt mà là cách viết về những gì mà mình đã quen thuộc, dùng ngòi bút tả thực, đồng thời dựa vào sức tưởng tượng để tạo ra những mùi vị không tồn tại và thực sự không có thực để làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống” [27]. Ở Việt Nam, ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có các công trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Tuy nhiên, trên thực tế cũng chưa có nhiều. Đặc biệt, để có một công trình nghiên cứu riêng về tiểu thuyết nổi tiếng Sống đọa thác đầy thì rất hiếm thấy. Vì thế, đề tài này được thực hiện sẽ hết sức cần thiết, góp phần tìm hiểu thêm về nghệ thuật và phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn vùng Đông Bắc Cao Mật. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chinh phục được nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Đó là bởi không những ông đã đi sâu miêu tả đời sống chân thực của con người, phong tục tập quán ở nông thôn, những xung đột ý thức mới và cũ trong cuộc cải cách… mà quan trọng hơn là phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. Phong cách đó không giống với bất cứ của một nhà văn nào trên thế giới. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung và cụ thể là yếu tố nghệ thuật tự sự về kết cấu và người kể chuyện, nhân vật trong tiểu thuyết Sống đọa thác đầy, chúng tôi muốn khám phá sâu hơn về khía cạnh nghệ thuật, phong cách viết truyện để thấy được cái “không giống một ai” của ông. 2. Lịch sử vấn đề: Trên thực tế, các tác phẩm của Mạc Ngôn đã trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Họ tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn này trên nhiều phương diện khác nhau như: đề tài, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… Trong đó, vấn đề về nghệ thuật tự sự và tìm hiểu yếu tố mới lạ vẫn được nhiều nhà PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao. Những tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn trên cơ sở liên quan tới vấn đề kết cấu và người kể chuyện trong một số tác phẩm của ông, chúng tôi đã sưu tầm và thấy được có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu. 2.1. Tài liệu Tiếng Việt 2.1.1. Tài liệu do Mạc Ngôn viết Phần tài liệu này bao gồm những bài trả lời phỏng vấn và những diễn thuyết của Mạc Ngôn ở trong và ngoài nước được dịch giả Nguyễn Thị Thại dịch ra tiếng Việt trong 2 cuốn sách là: Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Lâm Kiến Phát Vương Nghiêu, NXB Văn học, 2004 và Chuyện văn chuyện đời, Mạc Ngôn, NXB Lao Động, 2004. Ngoài ra, còn có một số tờ báo và các bài phỏng vấn trên nhiều trang mạng điện tử. Các tài liệu này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương diện như: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập trường và phong cách sáng tác. 2.1.2 Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn Những năm gần đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các tác phẩm của Mạc Ngôn. Chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu dưới đây: Nhà văn và văn đàn Trung Quốc những năm 90 của tác giả Trần Tuấn Đào, Tạp chí Văn học 1/2000. Bài viết tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đổi mới nghệ thuật trong phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn của Trung Quốc những năm 90, trong đó có Mạc Ngôn. Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của tác giả Nguyễn Khắc Phê, tạp chí Sông Hương số 166, 12/2002. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu vào việc tìm hiểu thế giới “lạ hóa” trong hai tác phẩm. Trong bài viết, tác giả có đề cập đến tài nghệ sử dụng ngôn ngữ của Mạc Ngôn, nhưng còn hạn chế là chưa đi sâu tìm hiểu và chứng minh cụ thể qua hai tác phẩm. Bài viết vẫn chỉ dừng lại ở dạng bài điểm sách. Tuy nhiên, bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Phê cũng giúp chúng tôi nhận rõ nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Phong cách này cũng được thể hiện rất rõ trong khi ông viết Sống đọa thác đầy. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 6 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn PGS.TS Lê Huy Tiêu trong tạp chí Văn học nước ngoài số 4/2003 và trong cuốn sách Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới (1976 - 2000) đã có hai bài nghiên cứu sâu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn và Mạc Ngôn và tiểu thuyết Đàn hương hình. Bằng hướng nghiên cứu thi pháp học và tự sự học, tác giả đã phát hiện những cái “lạ” trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Cốt truyện không còn là cốt truyện giống hệt như tiểu thuyết truyền thống nhưng nó vẫn mang vẻ cổ điển. Trong cái cổ điển ấy lại chứa đầy cảm giác mới lạ. Và đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Qua cuốn sách của PGS.TS Lê Huy Tiêu, người đọc nhận thấy, nghệ thuật tự sự độc đáo của Mạc Ngôn luôn có sự biến hóa. Kết cấu cốt truyện, cách xử lý tình huống, nghệ thuật sắp xếp không gian và thời gian đều được xây dựng mới lạ và độc đáo. Những yếu tố đó càng khiến độc giả nhận rõ hơn điểm rất riêng của nhà văn này. Đó là yếu tố không giống với bất cứ một nhà văn nào. Có thể coi, đây là công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn có giá trị khoa học rất cao. Các bài viết của PGS.TS Lê Huy Tiêu đã gợi ý, giúp ích rất nhiều cho chúng tôi thực hiện luận văn này. Sống đọa thác đầy là sự thể hiện đỉnh cao thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Từ cách tiếp cận và nghiên cứu theo hướng thi pháp học và tự sự học trong bài viết trên, có thể thấy ở Sống đọa thác đầy là một sự “lạ hóa” độc đáo. Từ cốt truyện vừa mang nét truyền thống, vừa mang vẻ hiện, rồi đến cách thể hiện, nghệ thuật sắp xếp tình tiết trong câu chuyện đã đưa ngòi bút thần của Mạc Ngôn đạt đến đỉnh cao. Ngoài ra, nhiều cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn là đề tài khóa luận, luận văn của nhiều sinh viên các trường đại học. Tiêu biểu phải kể đến : Khảo sát Báu vật của đời trên phương diện cốt truyện và kết cấu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Huế, 2004 của Cao Thúy Hà. Phát hiện về điểm nhìn trẻ thơ là đóng góp đáng nghi nhận của khóa luận này. Điểm nhìn này cũng được thể hiện rất rõ trong Sống đọa thác đầy. Nhưng có điều khác với các tác phẩm trước của ông là trong tác phẩm này, điểm nhìn trẻ thơ được thể hiện một cách tinh tế, đa dạng và độc đáo hơn rất nhiều. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 7 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn So sánh nghệ thuật trần thuật trong Trăm năm cô đơn và Báu vật của đời, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế, 2005 của Trần Thị Năm. Việc so sánh người kể truyện và điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, không gian – thời gian nghệ thuật giữa hai tác phẩm là điểm thành công của luận văn. Từ phạm vi và góc độ nghiên cứu của luận văn, có thể ứng dụng và tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật điểm nhìn và giọng điệu của Mạc Ngôn trong Sống đọa thác đầy. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006 của Nguyễn Thị Minh Quân. Luận văn đã đi sâu phân tích những thành công của tác phẩm qua các vấn đề như: người tự sự, thời gian tự sự và không gian tự sự. Luận văn cũng nhấn mạnh đến sự kết hợp của các yếu tố thực và ảo trong không gian – thời gian nghệ thuật. Bằng cách đó, tác giả đã có cách đánh giá và cảm nhận mới về lịch sử xã hội một thời đã qua. Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2007 của Nguyễn Thị Khánh Linh. Luận văn đã nghiên cứu yếu tố kỳ ảo của tác phẩm qua hệ thống nhân vật với kiểu nhân vật dị thường (Kim Đồng), kiểu nhân vật hóa thân (Lãnh Đệ). Đặc biệt, luận văn chú ý đến bầu vú như một biểu tượng của huyền thoại và nâng biểu tượng này lên “giá trị ca ngợi sự hy sinh, sự nuôi dưỡng và tình thương yêu che chở của người mẹ” Đây là bài viết có tính phát hiện rất tốt. Tác giả nhìn nhận vấn đề nghệ thuật thông qua cách thể hiện nhân vật trong mỗi tác phẩm. Vận dụng từ luận văn này, trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi cũng sẽ làm rõ hơn yếu tố kỳ ảo, lạ hóa trong Sống đọa thác đầy. Đây cũng là yếu tố làm nên thành công rất lớn trong nhiều tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên, phần nào đã đi sâu phân tích những thành công trong các tác phẩm của Mạc Ngôn qua các vấn đề về người tự sự, điểm nhìn, không - thời gian… Đồng thời, bước đầu đã có sự tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố “lạ hóa” trong tiểu thuyết của nhà văn này. Cũng trên báo văn nghệ số 46 (11/2008), PGS.TS Lê Huy Tiêu đã có bài Thử phản biện Mạc Ngôn được xem như là một cách bổ sung cho sự khiếm khuyết của PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 8 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn cái nhìn phiến diện trong tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn hiện nay. Bài viết đã tổng hợp những ý kiến phê phán Mạc Ngôn được đăng tải trên rất nhiều sách báo khác nhau. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đáng cũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và bạo lực. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một dấu hiệu đáng mừng đó là Mạc Ngôn đã có sự điều chỉnh trong tiểu thuyết Sống đọa thác đầy. Trên cơ sở những nhận định từ bài viết này, khi khảo sát và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong Sống đọa thác đầy, chúng tôi cũng đã nhận ra sự cân đối đó trong cách viết của nhà văn. Như vậy, có thể nói, nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và trong Sống đọa thác đầy nói riêng đã và đang thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở giới hạn một hoặc một vài cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Còn cuốn tiểu thuyết được xuất bản gần đây nhất và được độc giả trên thế giới đánh giá cao là Sống đọa thác đầy thì ít có một công trình nghiên cứu nào viết về tác phẩm này một cách hoàn thiện. Nếu có thì chỉ đi sâu tìm hiểu chi tiết về một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật tự sự của tác phẩm. Gần đây nhất, có Luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn mang tên Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, Viện văn học, 2009. Công trình này đã được tác giả nghiên cứu khái quát chín bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là : Gia tộc cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận, Thập tam bộ, Tửu quốc, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ, Đàn hương hình, Bồn mươi mốt truyện tầm phào, Sống đọa thác đầy. Tại sao lại lựa chọn chín cuốn tiểu thuyết này? Có lẽ đó là các tác phẩm trường thiên tiểu thuyết của Mạc Ngôn thể hiện rõ nhất văn tài của ông. Trọng tâm của luận án này là đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn thông qua những phương diện chủ yếu như: người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó, tác giả xác định phong cách sáng tác và vị trí của nhà văn trong dòng chảy của thể loại tiểu thuyết Trung Quốc. Đối với những công trình nghiên cứu có tính quy mô lớn như thế này, việc đi sâu nghiên cứu chi tiết yếu tố nghệ thuật trong từng tác phẩm là rất khó. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng ít có một công trình nào khảo sát trọn vẹn chín cuốn tiểu thuyết trên. Trong quá trình thực hiện đề tài, ở một vài yếu tố cần thiết, chúng tôi cũng có tham khảo và đối chiếu với nguyên tác của từng tác phẩm. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 9 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng cố gắng phân tích và đưa ra điểm mới lạ trong từng tác phẩm của Mạc Ngôn, trong đó có Sống đọa thác đầy. Lần đầu tiên, tác phẩm Sống đọa thác đầy có mặt trong một công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết, gồm nhiều tác phẩm khá thành công của Mạc Ngôn từ trước tới nay. Từ luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, chúng tôi đã học tập được nhiều điều và có thể ứng dụng được vào trong luận văn này. Từ cách phân tích điểm nhìn và người kể chuyện; thời gian và kết cấu; ngôn ngữ và giọng điệu đều có so sánh và phân tích từ Sống đọa thác đầy. Tuy nhiên, do tiếp cận ở 9 cuốn tiểu thuyết khác nhau nên ở mỗi tác phẩm, khi nhìn nhận trên một phương diện nghệ thuật, tác giả Tịnh Thy cũng chỉ đưa ra được một vài điểm nổi bật nhất mà chưa có sự phân tích chi tiết, tỷ mỉ trong luận án của mình. Có thể thấy rằng, ở Sống đọa thác đầy chúng ta bắt gặp một cây bút hoàn hảo nhất. Văn tài của Mạc Ngôn đã đạt đến đỉnh cao khi ông thể hiện nghệ thuật tự sự trong cuốn tiểu thuyết này. 2.2. Tài liệu Tiếng Trung 2.2.1. Tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn Trong cuốn Phong vị của tiểu thuyết (小说的气味) của Mạc Ngôn, NXB Văn nghệ Xuân Phong, 2003 có nhiều bài đối thoại và tự bạch miêu tả thế giới văn nghệ của Mạc Ngôn. Phần lớn những nội dung quan trọng mà Mạc Ngôn tự bạch trong các tác phẩm này cũng đã được dịch giả Nguyễn Thị Thại dịch ra Tiếng Việt trong 02 cuốn sách là: Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Lâm Kiến Phát - Vương Nghiêu, NXB Văn học, 2004 và Chuyện văn chuyện đời, Mạc Ngôn, NXB Lao Động, 2004. Nội dung được dịch trong 02 cuốn sách này đã đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều phương diện như: động cơ sáng tác, quan điểm, lập trường và phong cách sáng tác. Ngoài ra, trong nhiều bài trả lời phỏng vấn báo giới được đăng tải trên các trang mạng điện tử của Trung Quốc hay tham luận trong một số diễn đàn về văn học Trung Quốc, Mạc Ngôn cũng bày tỏ quan điểm của mình rất quan tâm đến vấn đề tự sự học tiểu thuyết. Ông đã từng khẳng định trong một bài trả lời phỏng vấn trên PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn trang mạng tushucheng (http://www.tushucheng.com): “điểm nhìn chính là kết cấu, ngôi kể chính là kết cấu. Sau khi xác định được ngôi kể, bạn sẽ không phải đang kể chuyện mà đang trải qua câu chuyện”. Mạc Ngôn cũng chỉ ra được những đặc điểm chung trong nghệ thuật tự sự của mình như: Điểm nhìn trẻ thơ, ngôn ngữ thô tục, kết cấu dân gian… 2.2.2 Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn Tài liệu nghiên cứu về Mạc Ngôn rất nhiều, nội dung nghiên cứu cũng rất sâu rộng và phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi và định hướng của đề tài, chúng tôi chỉ điểm lại một vài bài viết trong một số tác phẩm được coi là tiêu biểu khi đánh giá về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của ông. Trong cuốn Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu (莫言研究资料、中国当代作 家研究资料丛书、 天津人民出版社、 2005) của tác giả Dương Dương đã đề cập nhiều đến những đổi mới trong phong cách sáng tác của Mạc Ngôn. Đồng thời, nêu ra được những yếu tố nghệ thuật sự tự trong một số tác phẩm nổi tiếng của ông. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Trần Tư Hòa trong bài viết Trần thuật dân gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn những năm gần đây (莫言近年小说的民间是叙 述) thì cho rằng: “ký ức, làng quê, trẻ thơ là 3 điểm tựa tự sự của Mạc Ngôn”. Trần Tư Hòa cũng cho rằng, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã “mở ra một không gian của sự sống và số mệnh một cách to lớn nhất trong tự sự lịch sử”, hình thành nên “thi pháp lịch sử” đặc hữu và đó cũng là “đóng góp quan trọng nhất của Mạc Ngôn đối với sự phát trển của nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết đương đại” [43, 337]. Trong trang điện tử Baidu 百度, tìm kiếm về các bài viết nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn, có thể thấy một số bài viết có tính phát hiện vấn đề rất tốt. Trong đó, có luận văn thạc sĩ Giá trị tự sự học trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (莫 言小说的叙事学价值) của tác giả Tô Quốc Bình, Đại học Tô Châu, 2004. Trong luận văn này, tác giả đã nhấn mạnh đến sự chuyển đổi một cách tự do giữa người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, giọng điệu chủ quan và khách quan… Từ cách tiếp cận và nghiên cứu đó, Tô Quốc Bình đã khái quát được đặc điểm của phương PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 11 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn thức tự sự Mạc Ngôn. Cũng trong hệ thống tư liệu của trang điện tử Baidu 百度, có luận văn thạc sĩ của tác giả Lý Cương ở Đại học Liêu Thành, 2006 với nhan đề Nghiên cứu tự sự học trong phong cách mỹ học sáng tác của Mạc Ngôn (莫言创作美学品格的叙 事学研). Sự phân tích người kể chuyện ngôi thứ nhất của Mạc Ngôn, người kể chuyện toàn tri là những đóng góp rất lớn của luận văn này. Cả hai bản luận văn của hai tác giả trên đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và chi tiết hơn khi phân tích về nghệ thuật ngôi kể và điểm nhìn trong Sống đọa thác đầy. Khi triển khai đề tài của mình, chúng tôi đã kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước để ứng dụng vào trong luận văn. Với các phương diện nghệ thuật đã được nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích trước đó như: các ngôi kể, điểm nhìn trẻ thơ, điểm nhìn hư ảo, điểm nhìn súc vật, các cách kết cấu, các kiểu xây dựng nhân vật và giọng điệu nhân vật thể hiện trong tác phẩm… đều có trong Sống đọa thác đày. Chính những yếu tố nghệ thuật đỉnh cao này đã tạo ra sự “lạ hóa” cho tác phẩm. Đồng thời, những mảng trống còn thiếu sót trong các phần nghiên cứu của những người đi trước chính là những gợi ý quý báu, đáng lưu tâm khi chúng tôi triển khai luận văn. 3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài: 3.1 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trọn vẹn yếu tố trên qua cuốn tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn. Cuốn sách được xuất bản năm 2007, được dịch bởi tác giả Trần Trung Hỷ, nhà xuất bản Phụ nữ. Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu về kết cấu và người kể chuyện trong Sống đọa thác đầy. Để làm nổi bật vấn đề, những tài liệu lý luận về tự sự học liên quan cũng được quan tâm khai thác. Đồng thời, sẽ đưa ra sự so sánh với các tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn ở một vài khía cạnh nghệ thuật tự sự. Mục đích hơn hết là để thấy rõ ở Sống đọa thác đầy thể hiện đầy đủ phong cách vừa cổ điển, vừa hiện đại, và là tác phẩm thể hiện văn tài vượt bậc của Mạc Ngôn. Trả lời nhân viên của Ủy ban Nobel khi ông nhận giải Nobel Văn học năm PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn 2012, Mạc Ngôn có nói: Có ba tác phẩm quy tụ phong cách nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông và cũng là ba tác phẩm đáng đọc nhất, đó là: Cao lương đỏ, Đàn hương hình và Sống đọa thác đầy. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu sẽ hướng trọng tâm vào việc tìm hiểu vấn đề kết cấu và người kể chuyện trong tiểu thuyết Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn. Sống đọa thác đầy là tiểu thuyết quy tụ rất nhiều thành công về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn nhưng luận văn chỉ nghiên cứu phương diện về kết cấu, người kể chuyện và nhân vật. Thiết nghĩ, đó là những yếu tố quan trọng và đánh dấu thành công lớn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết này. Đây là ba thành tố chính cấu tạo nên một tác phẩm. Khi tập trung làm rõ các vấn đề đó chúng tôi cũng sẽ làm rõ một số yếu tố khác như ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ sở đó, luận văn xác định phong cách sáng tác và vị trí của Mạc Ngôn trên văn đàn Trung Quốc nói chung và các nhà văn đương đại nói riêng. 3.3 Mục đích nghiên cứu: Trong thế kỷ 20 vừa qua, lý luận văn học đã thu được những thành tựu đáng tự hào ở trên nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt, vấn đề lý thuyết tự sự đang ngày càng được quan tâm rộng rãi. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã từng khẳng định: “lý thuyết tự sự sẽ cho ta thấy không chỉ là kỹ thuật trần thuật của các thể loại, các nhà văn, mà còn cho tất cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó” [37,86]. Cũng chính vì thế mà nghiên cứu tự sự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong đó, các yếu tố về kết cấu, người kể chuyện và nhân vật được xem như điểm nhấn của mỗi nhà văn trong tác phẩm của mình. Vì vậy, với đề tài Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu và khám phá chi tiết hơn về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm này của nhà văn. Công trình hy vọng sẽ góp thêm nhận định và quan điểm mới trong việc nghiên cứu Mạc Ngôn cũng như những tác phẩm của ông, để một lần nữa khẳng định thêm tài năng của nhà văn vùng Đông Bắc Cao Mật. PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 13 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn 4. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu. Phương pháp cấu trúc Phương pháp hệ thống tài liệu. Phương pháp so sánh. Phương pháp tiếp cận thi pháp học 5. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổ chức kết cấu tác phẩm Chương 2: Người kể chuyện và điểm nhìn Chương 3: Xây dựng nhân vật PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn B. NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM Ở chương đầu tiên này, chúng tôi tập trung làm rõ vấn đề kết cấu ở hai góc độ chính. Thứ nhất, giải quyết khái niệm kết cấu, làm rõ thuật ngữ để có một cách hiểu thống nhất cho quá trình nghiên cứu của mình. Thứ hai, chúng tôi khảo sát các kiểu kết cấu đặc trưng của tác phẩm, trong đó chỉ ra 3 loại kết cấu chính đó là: kết cấu truyền thống, kết cấu lồng ghép và kết cấu vòng tròn. Từ những gì khảo sát được chúng tôi sẽ có những đánh giá nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện của Mạc Ngôn. Ở một số luận văn hay bài nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy người viết thường đi khái thác các vấn đề về nhân vật, người kể chuyện trước rồi mới đến vấn đề kết cấu tác phẩm. Ở đây, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu kết cấu tiểu thuyết trước bởi trong quan niệm của chúng tôi kết cấu chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, tạo nên không gian cho nhân vật, và các thành tố nghệ thuật khác hình thành. 1.1 Khái niệm kết cấu: Văn học là sự sáng tạo ngôn từ. Trong sự sáng tạo đó, vai trò của hình thức tự sự là rất lớn, đặc biệt là kết cấu của tác phẩm. Sở dĩ như vậy bởi tất cả những yếu tố nội dung bao giờ cũng được thể hiện bằng một hình thức nhất định. Để tạo ra được sự khác lạ của tác phẩm, mỗi nhà văn đã tìm riêng cho mình một hình thức kết cấu khác nhau cho từng tác phẩm cụ thể. Chính nét đặc trưng đó đã tạo sắc thái riêng của nhà văn đối với mỗi cuốn tiểu thuyết của mình. Hay nói cách khác, kết cấu của một tác phẩm thể hiện rất rõ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn. Các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại khi cách tân tiểu thuyết của mình đã rất tập trung vào vấn đề này. Bởi, kết cấu giống như một bộ khung xương định hình nên hình hài của một con người. Không sáng tạo ở bộ khung, không thay đổi từ trong cốt lõi thì khó có được sự sáng tạo thực sự. Như vậy, có thể thấy kết cấu có vai trò rất đặc biệt đối với mỗi tác phẩm. Đó là cơ sở để chuyển tải tư tưởng chủ đề tác phẩm, là không gian để nhân vật vẫy vùng và cũng là nền tảng để tạo nên các yếu tố hình thức khác. Vì vậy, PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 15 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn khi tìm hiểu Sống đọa thác đầy chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề này trước. Trước khi tìm hiểu các kiểu kết cấu cụ thể, chúng tôi muốn làm rõ khái niệm thuật ngữ này. Từ đó, thống nhất cách hiểu về kết cấu, đồng thời ứng dụng tìm hiểu vào trong tác phẩm. Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kết cấu tiểu thuyết. Trong giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, có định nghĩa một cách hiểu khá đơn giản. Kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định”. [10,143] Trong Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: “Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ phận” [11,52]. Nói như vậy, có nghĩa kết cấu sẽ tạo điều kiện để độc giả có thể khái quát một cách đơn giản chủ đề tư tưởng, nắm bắt được tính cách của nhân vật theo quy luật và sự phát triển về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. Trần Đình Sử lại cho rằng: Kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động của tác phẩm, phục tùng đối tượng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình. Như vậy, kết cấu không tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng nghệ thuật. Trên cơ sở đó, ông đã đưa ra hai phương diện kết cấu cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật. Ở cấp độ hình tượng, khi nghiên cứu kết cấu, người ta chú ý đến việc tổ chức các quan hệ nhân vật, thành phần của cốt truyện… Ở cấp độ trần thuật, kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành phần khác nhau của trần thuật như sự thay đổi của điểm nhìn, sự luân phiên, xen kẽ các sự kiện và các đoạn tả cảnh, tả tình khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, kết cấu chính là kiến trúc của một tác phẩm bất kỳ nào đó. Nó gắn với cốt truyện, là cách tổ chức cốt truyện, đồng thời làm nhiệm vụ chuyển tải quan niệm của nhà văn về đời sống, tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bởi mỗi cuốn tiểu thuyết là một cuộc sống thu nhỏ, nhà văn nhìn cuộc sống như thế nào sẽ tổ chức kết cấu tác phẩm của mình theo lối ấy. Do vậy, không sai khi nói nó là một tổ PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn chức sinh động nhưng cũng rất phức tạp. Trong tác phẩm văn học, kết cấu đóng một vai trò quan trọng, bởi nó khiến tác phẩm trở nên mạch lạc và có “vẻ duyên dáng của sự trật tự” (Horatius). Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng hàm chứa một kiểu kết cấu chủ yếu nhất định. Nó có chức năng đa dạng. Không chỉ bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, triển khai, trình bày cốt truyện, cấu trúc hợp lý tính cách nhân vật, tổ chức điểm nhìn của tác giả mà còn tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ. Một cuốn tiểu thuyết thành công không thể có một kết cấu lỏng lẻo. Do vậy, kết cấu chặt chẽ thể hiện rõ tư duy nghệ thuật của tác giả là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả các nhà văn. Có những tác phẩm rất đồ sộ về dung lượng nhưng lại có kết cấu hết sức đơn giản, song cũng có những tác phẩm tuy không quá quy mô nhưng lại có lối kết cấu phức tạp nhiều tầng. Các dạng kết cấu chính thường là kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu đan xen, đồng hiện, lồng ghép, kết cấu theo dòng ý thức ... Trong Sống đọa thác đầy, chúng ta dễ dàng nhận ra không chỉ có một cách kết cấu duy nhất mà còn có thể khám phá kết cấu của tác phẩm này ở nhiều góc độ. Tác phẩm này là sự tổng hợp rất nhiều bút pháp nghệ thuật khác nhau: cổ điển mà hiện đại, hiện đại mà cổ điển, đúng theo quan niệm rất biện chứng của người Trung Quốc nói riêng và người Phương Đông nói chung. Là một cuốn tiểu thuyết khá dày dặn về dung lượng, kể một câu chuyện gắn với nhiều biến cố lớn của lịch sử, trong một quãng thời gian tương đối dài (khoảng 50 năm), với nhiều nhân vật từ con người tới súc vật. Sống đọa thác đầy đã có một kết cấu chặt chẽ và sáng tạo, vừa cổ điển vừa cách tân. Tìm hiểu về tổ chức kết cấu trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn, một lần nữa chúng ta khẳng định tài năng nghệ thuật với những đổi mới không ngừng của nhà văn này. 1.2. Kết cấu đặc trưng trong Sống đọa thác đầy 1.2.1 Kết cấu mô phỏng theo phương thức tự sự truyền thống Trong văn học hiện đại, hậu hiện đại và trào lưu "tiểu thuyết mới", các nhà văn đã tìm mọi cách để đổi mới tiểu thuyết, một trong các cách đó là sự tấn công vào kết PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 17 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghệ thuật tự sự trong Sống đọa thác đầy của Mạc Ngôn cấu cốt truyện, dẫn đến sự phân rã đến rời rạc của kết cấu, thậm chí họ chủ trưởng tiểu thuyết phản tiểu thuyết, xóa mờ nhân vật và kết cấu. Các nhà văn phương Tây đã đem đến cho người đọc các câu chuyện bằng dòng ý thức. Mạch truyện trở nên mơ hồ, kết cấu hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý nhân vật. Tiếp cận những tiểu thuyết này bạn đọc truyền thống sẽ gặp không ít khó khăn. Là một nhà văn hiện đại của Trung Quốc, có nhiều sáng tạo nhưng Mạc Ngôn không đi theo hướng đó. Ông tìm cho mình một cách riêng, đó là xây dựng kết cấu theo kiểu kết cấu truyền thống của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Kiểu kết cấu truyền thống có một ưu điểm là cốt truyện rành mạch, đi theo một trật tự thời gian khách quan (ít bị lệ thuộc vào dòng ý thức của nhân vật), rất dễ theo dõi đối với bạn đọc. Vì thế, rất thích hợp để kể câu chuyện dài mang nhiều biến cố. Sống đọa thác đầy có hình thức thể tài tự sự của văn học truyền thống Trung Quốc. Đó chính là việc coi trọng cốt truyện, coi trọng người kể chuyện. Thời gian tự sự chủ yếu được tổ chức theo biên niên, theo trật tự tuyến tính. Thời gian sự kiện được xác định bằng ngày, tháng, năm, thậm chí đến từng giờ, phút, giây. Địa điểm và hoạt cảnh xảy ra sự kiện, vấn đề cũng được thể hiện rõ ràng đến minh bạch. Người đọc có thể nhìn nhận và liên tưởng vấn đề một cách sinh động theo chiều hướng tổ chức và cách miêu tả, trần thuật của nhà văn. Cách kết cấu này thường đưa ra nhiều sự kiện, thiên về kể mà ít tả, đặc biệt ít tập trung vào tâm lý nhân vật mà thường tập trung vào hành động của nhân vật. Lấy kiểu kết cấu truyền thống, Mạc Ngôn một mặt khai thác ưu điểm là tập trung vào các sự kiện phản ánh được vô số những biến cố trong 50 năm lịch sử của biết bao con người, mặt khác ông khéo léo đan xen việc tả từ thiên nhiên đến tâm lý con người. Do đó, dù sử dụng phương thức kết cấu truyền thống có dấu ấn của tiểu thuyết chương hồi nhưng kết cấu của Sống đọa thác đầy vẫn mang một hơi thở mới, ghi dấu ấn cá nhân mang màu sắc sáng tạo của Mạc Ngôn. Đầu mỗi chương của Sống đọa thác đầy đều có hai câu đối làm chức năng tóm tắt nội dung sẽ được kể ra trong chương đó. Người đọc có thể nhìn nhận, thông hiểu vấn đề thông qua hai câu đối Mạc Ngôn đặt ở đầu mỗi chương truyện. Cách làm PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan