Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong đại học q...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong đại học quốc gia hà nội

.PDF
89
593
85

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60.34.04.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Long Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………….. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI………………………………………. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài………………………… 1.2. Kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng và phát triển các 1 11 11 18 nhóm nghiên cứu mạnh 1.3. Thực tiễn tại Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các 28 nhóm nghiên cứu mạnh 1.4. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới.. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ……………………………………………………………….. 2.1. Chủ trương, chính sách của Đại học Quốc gia Hà Nội với các nhóm nghiên cứu mạnh……………………………………………. 2.2. Thực tiễn hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội………………………………………………. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ………………………………………………………………... 3.1. Về mục tiêu phát triển nhóm nghiên cứu mạnh………………. 3.2. Về định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh…… 3.3. Các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh…………………………………………………… 3.4. Các giải pháp phát triển nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội …………………………………………………... KẾT LUẬN……………………………………………………….. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………... PHỤ LỤC…………………………………………………………. 35 38 38 42 63 63 64 64 65 76 77 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội KH&CN : Khoa học và Công nghệ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Bảng 1.2. Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát Tổng hợp các sáng kiến xuất sắc của các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới Danh sách các nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN tính đến năm 2015 Trình độ của các nhóm nghiên cứu mạnh Kết quả nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu mạnh trong 5 năm gần đây 8 30 44 48 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Chính phủ đã có những đầu tư mạnh mẽ nhằm phát triển khoa học và công nghệ. Là một quốc gia có tiềm lực lớn về khoa học công nghệ song chất lượng và hiệu quả của nền khoa học công nghệ còn chưa cao. Vì vậy, làm thế nào để nền khoa học nước nhà nhanh chóng xây dựng được năng lực nghiên cứu khoa học cũng như phát triển công nghệ để tăng nhanh sự đóng góp của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một vấn đề đang đặt ra cấp thiết. Có thể nói, lực lượng nghiên cứu chính là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng tới sự phát triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. Trong đó, việc hình thành nên các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên nghiên cứu các đề tài có tính hệ thống, đồng bộ nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội được nhiều quốc gia chú trọng, đầu tư. Nhóm/tập thể nghiên cứu khoa học là yếu tố quyết định chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, tại nước ta, dường như việc hình thành nên các nhóm nghiên cứu mạnh này vẫn chưa có được một sự quan tâm đúng mức. Việc đầu tư cho khoa học công nghệ về cơ bản mới chỉ dừng lại ở việc cấp kinh phí cho các hoạt động khoa học mà ít lưu ý đến việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh – mô hình vốn được coi là linh hồn của một nền khoa học. Vì thế, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh với kinh phí nghiên cứu dồi dào, cơ sở vật chất đồng bộ được lãnh đạo bởi các nhà nghiên cứu có trình độ và có quyền tự chủ sẽ là giải pháp thúc đẩy nền khoa học phát triển. Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định: “Đổi mới hệ thống tổ chức KH&CN. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KH&CN, 1 các trường đại học, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển KH&CN trong từng giai đoạn. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN ở các lĩnh vực được ưu tiên”. Chủ trương rất cần thiết này cũng đã được đề ra trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012: “Tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế”; “Thu hút các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu, đào tạo nhân lực KH&CN, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến các nhóm nghiên cứu khoa học trẻ”; “Hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học xuất sắc trên cơ sở hợp tác dài hạn giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học của Việt Nam và của nước ngoài”. Đại học Quốc gia Hà Nội là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có các đặc thù. Để thuận lợi cho việc xác định các nhóm sản phẩm đặc thù, tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, đầu tư và việc đánh giá kết quả, các nhóm nghiên cứu được phân loại theo lĩnh vực như sau: Nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội và kinh tế mũi nhọn (bao gồm khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngôn ngữ và nghiên cứu quốc tế); Nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên và y dược; nhóm lĩnh vực Công nghệ và kỹ thuật; Nhóm lĩnh vực Khoa học liên ngành. Việc hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh chính là đẩy mạnh việc chuyên môn hóa và tập trung hóa, tạo ra một lợi thế cho một số các giảng viên có thiên hướng nghiên cứu. Trên cơ sở đó mở rộng hợp tác và thúc đẩy chuyên môn, chất lượng nghiên cứu có thể cạnh tranh trên thị trường khoa học. Nếu phát huy được điều này, Đại học 2 Quốc gia Hà Nội có thể khai thác được nguồn lực chất xám, thời gian cũng như chuyên môn của tập thể giảng viên, nhà khoa học; Đội ngũ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Việc hình thành các tổ chức nghiên cứu mạnh, tích hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học và hợp tác đại học – viện nghiên cứu – công nghiệp là những giải pháp hàng đầu để thực hiện lộ trình đưa Đại học Quốc gia Hà Nội lên ngang tầm các đại học tiên tiến của khu vực, từng bước tiến tới trình độ quốc tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại các trường đại học, viện nghiên cứu, nhất là tại Đại học Quốc gia Hà Nội lại chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội làm đề tài Luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh trong hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ta vẫn còn mới. Vì vậy, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, nhất là các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số công trình, bài viết có liên quan có thể kể đến như: Đào Minh Quân (2009) với công trình “Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học” đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong trường đại học. Nghiên cứu quan điểm của nhà khoa học về cơ sở hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu, những yếu tố thúc đẩy cũng như ảnh hưởng đến sự hình thành, duy trì và phát triển nhóm, làm rõ vai trò của nhóm nghiên cứu trong việc gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học. Tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, làm rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây, đồng thời đánh giá 3 về hoạt động khoa học của một số nhóm nghiên cứu của trường. Đưa ra một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu: định hướng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn liền với các nhóm nghiên cứu; Khai thác và đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học mạnh cả về số lượng, trình độ và năng lực; Xây dựng cơ chế và các chính sách đồng bộ, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngô Tùng Lâm (2010 đã thực hiện đề tài “Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ kết quả phân tích của công trình này có thể nhận thấy những đề tài trễ hạn lâu (đặc biệt là những đề tài phải hoàn trả kinh phí) thường thuộc về loại đề tài thiên về lí luận, không gắn với thực nghiệm, không tiếp cận với thực tiễn xã hội, những chủ nhiệm đề tài này thực hiện nghiên cứu một cách độc lập, không theo nhóm. Việc kết hợp các hoạt động nghiên cứu và đào tạo có thể giúp cho các giảng viên vừa có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, vừa lồng ghép các hoạt động đào tạo và tạo ra những sản phẩm khoa học. Nhóm nghiên cứu và hoạt động của nó không những giúp khoa và trường hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà còn có ý nghĩa trong việc đào tạo cán bộ, tạo tính liên tục và sự kế thừa về năng lực chuyên môn cho đội ngũ nghiên cứu viên và giảng viên. Tác giả Nguyễn Thu Quỳnh có bài viết: “Tự xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh” đăng trên Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 16/5/2016. Bài viết nói về Nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Văn Hiếu được tôn vinh tại Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015 là một công trình có ý nghĩa khoa học rộng và đóng góp lớn về phương pháp, được quốc tế đánh giá rất cao với hơn 70 trích dẫn. Đây là một trong những thành quả ý nghĩa của một 4 nhà khoa học với quyết tâm chứng minh năng lực của mình khi miệt mài từ con số không, tự tay xây dựng nên một nhóm nghiên cứu mạnh". Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Khoa học và Công nghệ của TS. Phạm Xuân Thảo chủ trì năm 2009 về: “Nghiên cứu phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá lựa chọn và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam”. Đề tài đã đề xuất một số phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá lựa chọn và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, áp dụng triển khai thực hiện nội dung“hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức nghiên cứu và giải quyết những hoạt động khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia ở trình độ quốc tế” trong quyết định số 67/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tác giả Phạm Hùng Việt có bài viết: “Xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học” đăng trên Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 09/7/2015. Tác giả muốn nhấn mạnh Các nhóm nghiên cứu mạnh là hạt nhân phát triển của những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc, qua đó thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước để cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ KH&CN trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế và tạo ra những sản phẩm KH&CN xuất sắc. Như vậy, có thể thấy, số công trình, đề tài, bài báo về nhóm nghiên cứu mạnh nói chung cũng như việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nói riêng tại Đại học Quốc gia Hà Nội còn chưa được nghiên cứu nhiều, những nghiên cứu đã được thực hiện tính đến thời điểm hiện tại cho thấy những đặc điểm sau: - Các nghiên cứu thường tập trung vào thực trạng hoạt động và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhóm nghiên cứu thông thường mà chưa có những đặc thù đối với các nhóm nghiên cứu mạnh. 5 - Chưa có đề tài nào khảo sát thực trạng và nghiên cứu các giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội với những cơ chế và đặc điểm đặc thù của đơn vị này. Do đó, tác giả thấy việc triển khai luận văn này là điều cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn to lớn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về nhóm nghiên cứu mạnh và việc xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học. Nghiên cứu kinh nghiệm về nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới - Đánh giá thực trạng hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các nhóm nghiên cứu mạnh đã có và đề xuất xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội 4.2. Khách thể nghiên cứu - Thành viên của các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội. - Cán bộ phụ trách Khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội. 6 - Lãnh đạo phụ trách hoạt động khoa học công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi về nội dung Đề tài sẽ nghiên cứu hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường thành viên, khoa thành viên trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội. 4.3.2. Phạm vi về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh tại ĐHQGHN trong 5 năm trở lại đây (2010-2015); Đề xuất giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh giai đoạn 2016-2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu về tình hình nghiên cứu vấn đề thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, thao tác hoá, khái quát hoá, đưa ra các kết luận. Trên cơ sở đó xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lý luận cơ bản của đề tài. 5.1.2. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện Luận văn, dựa vào mục tiêu của từng giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi sẽ xin ý kiến tư vấn, góp ý của một số chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu của Luận văn về các kết quả nghiên cứu và các nhận định được trình bày trong luận văn. Trong quá trình xây dựng, đề xuất hệ thống các giải pháp, ý kiến trao đổi, định hướng từ phía các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu là vô cùng cần thiết và quan trọng. 7 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của Luận văn, giúp chúng tôi thu thập được một lượng lớn thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nội dung chúng tôi tìm hiểu trong phần này nhằm tìm hiểu cơ chế, cách thức hoạt động của các nhóm nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà các nhóm nghiên cứu tại ĐHQGHN đang gặp phải. Số lượng khách thể được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài là 200 người thuộc 21 nhóm nghiên cứu mạnh trong ĐHQGHN được công nhận đến thời điểm hiện tại. Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Stt Đặc điểm Phân loại 1 Nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Y - Dược Khoa học xã hội và kinh tế Công nghệ và Kỹ thuật Liên ngành Tổng 2 Học hàm, học vị Tổng 3 Thâm niên công tác trong lĩnh vực nghiên cứu Tỉ lệ Số lượng phần trăm (%) 106 53 56 28,0 28 10 200 8 31 106 47 0 200 14,0 5,0 100 4,0 19,5 53,0 23,5 0 100 Từ 1 -3 năm 52 26,0 Từ 4 -6 năm Từ 7-10 năm 72 31 36,0 15,5 Giáo sư, Tiến sĩ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 8 Stt Đặc điểm Phân loại Trên 10 năm Tổng 4 Thời gian hoạt động trong nhóm nghiên cứu Tỉ lệ Số lượng phần trăm (%) 45 22,5 200 100 Từ 1 -3 năm 31 15,5 Từ 4 -6 năm Từ 7-10 năm Trên 10 năm 103 52 14 200 51,5 26,0 7,0 100 Tổng 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: Phương pháp này nhằm chỉ rõ và làm phong phú kết quả thu được từ điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Bên cạnh đó, thu thập được các ý kiến đánh giá về thực trạng cũng như định hướng phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Quốc gia Hà Nội dưới góc độ quản lý, lãnh đạo. Nguyên tắc: Thiết lập mối quan hệ tin cậy với khách thể nghiên cứu, sử dụng các câu hỏi mở để làm sâu kết quả thu được bằng phương pháp điều tra. Người phỏng vấn cần mềm dẻo, linh hoạt đi theo mạch suy nghĩ của người được phỏng vấn. 5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Số liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0 for Windows. Mục đích: Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung: Xác định các tần số tuyệt đối (số đếm); tần số tương đối (%); điểm trung bình chung; độ lệch chuẩn, kiểm tra mức độ phân tán hay tập trung của các phương án; phân tích tương quan giữa các biến… 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn sẽ đóng góp vào luận giải vai trò quan trọng và tất yếu của việc cần phải hình thành hệ thống các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, luận văn cũng góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về các nhóm nghiên cứu mạnh tại Việt Nam bởi đây là vấn đề còn khá mới. Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội thấy được cơ chế vận hành của các nhóm nghiên cứu mạnh; những khó khăn, vướng mắc, cũng như mong muốn, nguyện vọng của đội ngũ làm nghiên cứu khoa học trong các nhóm nghiên cứu mạnh để có thể có những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các nhóm này, từ đó nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu; Nội dung; Kết luận; Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương, 6 tiết. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRONG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm “Nhóm” - Tác giả Sercovin cho rằng: “Nhóm” có thể được định nghĩa như là “cộng đồng những cá nhân tác động qua lại vì mục đích đã được ý thức, cộng đồng như là chủ thể của hành động”. - J.P.Chaplin: “Nhóm là sự tập hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một số mục đích giống nhau”. - Theo John.C. Bringham, R. Schlenker: “Nhóm là một tập hợp của hai hoặc nhiều người, giữa các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. Nhóm là một đơn vị tồn tại một cách có tổ chức, các thành viên nhóm có cùng chung những lợi ích và các mục đích”[16]. 1.1.2. Khái niệm “Nhóm nghiên cứu” 1.1.2.1. Định nghĩa Khái niệm về nhóm nghiên cứu, hay nhóm nghiên cứu khoa học được nhiều người sử dụng là khái niệm của tác giả Joseph S. Fruton: “Nhóm nghiên cứu khoa học là một tập thể nghiên cứu định hướng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định tại một đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu, được dẫn dắt bởi một nhà khoa học có uy tín khoa học đủ để có thể tiến hành một chương trình nghiên cứu độc lập. Thông qua tương tác với lãnh đạo chuyên môn của nhóm (trưởng nhóm) và với các thành viên khác, các thành viên trong nhóm có cơ hội học hỏi các kỹ thuật thực nghiệm, nắm bắt kiến thức lý thuyết và tham gia tích cực vào chương trình nghiên cứu của nhóm để tạo ra những thành tựu khoa học mới, những ý tưởng mới, những sản phẩm khoa học công nghệ mới” [27]. 11 Khái niệm về nhóm nghiên cứu mở rộng – các nhóm nghiên cứu là tập hợp của nhiều nhóm nghiên cứu nhỏ và có thể rất nhiều thành viên - được Valerie I. Sessa đưa ra là “tập hợp các nhà khoa học hay các trung tâm, phòng thí nghiệm liên kết với nhau trên một hay một số lĩnh vực nhằm nghiên cứu và phát triển những hoạt động khoa học và công nghệ ở trình độ cao trong những lĩnh vực khoa học khác nhau” [27] Các nhóm nghiên cứu sẽ đóng vai trò trung gian trong hệ thống tổ chức trung tâm, viện, trường. Các nhóm sẽ liên kết các cá nhân lại với nhau trong khoảng thời gian cố định và liên kết với nhau dưới dạng hệ thống hoàn chỉnh. Nói cách khác, các nhóm nghiên cứu đóng vai trò là tổ chức nhỏ tập hợp các cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các trung tâm, viện, trường là nơi tổ chức tập hợp các nhóm nghiên cứu lại theo hướng tương hỗ hoặc song song với nhau. Từ các định nghĩa nêu trên và qua tìm hiểu thực tế nhiều nhóm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, ở nhiều nước thuộc các vùng địa lý khác nhau, chúng ta có thể diễn đạt lại khái niệm về nhóm nghiên cứu như sau: “Nhóm nghiên cứu là một tập thể những người làm công tác nghiên cứu được dẫn dắt bởi một nhà khoa học có uy tín và năng lực đủ để có thể tiến hành một hướng nghiên cứu trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định tại một đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ mới" 1.1.2.2. Đặc trưng của nhóm nghiên cứu Một nhóm nghiên cứu có các đặc trưng cơ bản sau: - Có người đứng đầu, có trình độ khoa học, năng lực tổ chức và nhiệt huyết trong khoa học. Có lẽ đây là tiêu chí quan trọng nhất. 12 - Có định hướng khoa học đúng, phù hợp với xu hướng quốc tế và phục vụ thiết thực cho sự phát triển. - Có điều kiện nghiên cứu phù hợp gồm trang thiết bị (và điều kiện để vận hành) và nguồn thông tin, tư liệu đầy đủ, cập nhật. - Tập hợp được đội ngũ cán bộ có nhiệt huyết và hoài bão khoa học, nhất là các cán bộ khoa học trẻ, các thực tập sinh sau tiến sĩ và nhất là nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên làm khóa luận; Xây dựng và phát huy năng lực của tập thể, tạo sự đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt động. - Kiên trì theo đuổi hướng chuyên môn đã lựa chọn, quyết tâm vượt qua các khó khăn về điều kiện làm việc, thậm chí sức ép về mặt xã hội để đạt được mục tiêu khoa học của mình. Các kết quả khoa học được tích lũy, phát triển và được công bố rộng rãi trên các tạp chí trong nước và quốc tế. - Có quan hệ hợp tác tốt (hợp tác trong nội bộ, với các cơ quan ngoài và đặc biệt là hợp tác quốc tế). 1.1.2.3. Quy mô của nhóm nghiên cứu Có 5 mô hình phổ biến của nhóm nghiên cứu là: - Nhóm nghiên cứu nhỏ (dưới 10 người) thường xuất phát từ các ý tưởng của các cá nhân hoặc nhu cầu hợp tác của một số cá nhân hoặc các nhóm nghiên cứu nhỏ hơn từ các chuyên ngành khác nhau. Chức năng chính là nghiên cứu và tham gia đào tạo. Cấu trúc quản lý đơn giản, linh động. Bản thân các thành viên cũng có các nhiệm vụ nghiên cứu đơn ngành, riêng biệt. - Trung tâm nghiên cứu lớn hình thành theo nhu cầu của cơ sở hoặc theo mô hình các vườn ươm công nghệ, có chức năng nghiên cứu và đào tạo. Được tổ chức và quản lý bởi một Ban lãnh đạo mà Giám đốc là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên. Trung tâm có thể có nhân sự, cơ sở vật chất, địa điểm cố định hoặc chia sẻ với các đơn vị. 13 - Phòng thí nghiệm quốc gia được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, nghiên cứu theo các nhiệm vụ được đề xuất từ dưới lên, có tính kế hoạch cao và có tổ chức với cấu trúc chặt chẽ. Cán bộ nghiên cứu có thể linh động chuyển đổi giữa các nhóm nghiên cứu tham gia. - Mô hình công nghiệp hình thành do nhu cầu của cơ sở, định hướng nghiên cứu theo sản phẩm, mang tính kế hoạch cao và không tham gia đào tạo. Cán bộ nghiên cứu cũng có thể linh động chuyển đổi giữa các nhóm nghiên cứu tham gia. - Mô hình liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – khối công nghiệp thường được khởi tạo với các dự án đầu tư nghiên cứu lớn, có thể có hội đồng tư vấn, thực hiện các nghiên cứu theo nhu cầu kinh tế - xã hội và có chức năng nghiên cứu và đào tạo. Trong nghiên cứu này, các nhóm nghiên cứu được hướng tới là mô hình thứ nhất, các nhóm nghiên cứu nhỏ. 1.1.3. Khái niệm “Nhóm nghiên cứu mạnh” Nhóm nghiên cứu mạnh là nhóm nghiên cứu có các thành viên xuất sắc, điều kiện làm việc đầy đủ và những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, phục vụ thực tiễn lớn và được quốc tế thừa nhận [32]. Hiện chưa có định nghĩa chính xác về nhóm nghiên cứu mạnh. Tuy nhiên, trong một công bố của mình, Thomas L. Greenbaun đã thể hiện một cách khái quát về các nhóm nghiên cứu có những ưu điểm nổi trội có thể coi như các nhóm nghiên cứu mạnh và được cộng đồng nghiên cứu ghi nhận. Theo ông, các nhóm nghiên cứu này là “Một tập thể những người làm công tác nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, do một nhà khoa học có uy tín (hoặc có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp) đứng đầu, tổ chức và điều phối hoạt động. Nhóm có hoạt động hợp tác tích cực, năng động và hiệu quả. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các phương tiện và phương pháp nghiên cứu 14 khác nhau nhằm giải quyết một cách tập trung, hoàn chỉnh một hay một số vấn đề hoặc chương trình, đề tài/dự án quan trọng có qui mô đủ lớn trong một thời gian đủ dài theo định hướng nghiên cứu xác định. Những kết quả nghiên cứu của nhóm là quan trọng, đột phá và nhất quán trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển thực nghiệm nhằm tạo nên những phát triển khoa học và công nghệ” [dẫn theo 27]. Ở một số nước, tùy thuộc vào mục tiêu, điều kiện tài trợ cụ thể, “Nhóm nghiên cứu mạnh” được định nghĩa như sau: - Theo định nghĩa của Phần Lan “Nhóm nghiên cứu mạnh là các đơn vị nghiên cứu và đào tạo cán bộ nghiên cứu chất lượng cao, có tiềm năng trở thành tổ chức dẫn dầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của nhóm. Nó có thể là một hoặc một số nhóm ở trình độ quốc tế cao và có chung tính mục đích. Những đơn vị và các cán bộ nghiên cứu hàng đầu có thể cùng nhau làm việc trong cùng đề tài hoặc vấn đề nghiên cứu, và thực hiện dưới sự chỉ đạo của một tổ chức” [dẫn theo 27]. - Theo định nghĩa của Liên minh châu Âu: “Nhóm nghiên cứu mạnh là một đơn vị mà ở đó nghiên cứu và phát triển công nghệ được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm khoa học và/hoặc đổi mới công nghệ (bao gồm cả đào tạo) phải đo lường được” [22]. Sự xuất sắc của nhóm nghiên cứu được đo lường qua các chỉ số: Các công bố khoa học; Các sáng chế; Các chức vụ được đề bạt sau tiến sỹ; Số lượng cán bộ nghiên cứu và các nhà khoa học; Số lượng và quy mô của các hợp đồng thương mại; Số lượng các công ty khởi nghiệp; Sự tham gia vào Hệ thống đào tạo của các nước trong Liên minh Châu Âu. - Theo định nghĩa của Quỹ Nghiên cứu quốc gia Nam Phi “Nhóm nghiên cứu mạnh là những nhóm nghiên cứu hữu hình (nhóm, khoa, trường, viện) hoặc vô hình (các mạng lưới) nơi tập trung nguồn lực và khả năng hiện 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan